Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Bài tập lớn đầu tư môn thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.95 KB, 38 trang )

1
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………… 2
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT……….3
2. HOẠT ĐỘNG MỞ TÀI KHOẢN VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN… 4
3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LỰA CHỌN CỔ
PHIẾU ĐẦU TƯ………………………………………………………….5
3.1. Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013…………5
3.2. Lựa chọn cổ phiếu đầu tư………………………………………….7
3.2.1. Các mã nhóm ngành Tài chính Ngân hàng……………………8
3.2.2. Các mã ngành Dầu khí…………………………………………10
3.2.3. Các mã lĩnh vực Bất động sản…………………………………11
4. GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG……………………………………….12
4.1. Phiếu lệnh………………………………………………………… 12
4.2. Quá trình đầu tư………………………………………………… 17
4.3. Các nghiệp vụ khác…………………………………………………26
4.3.1. Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán…………………………………26
4.3.2. Nghiệp vụ ứng trước tiền bán chứng khoán………………… 28
4.4. Tất toán tài khoản…………………………………………………32
5. KẾ HOẠCH TĂNG VỐN ……………………………………………… 32
5.1. Thông tin cơ bản……………………………………………………32
5.2. Tính giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền……33
6. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT……………………………………………… 35
6.1. Đường trung bình cộng giản đơn SMA………………………… 35
6.2. Đường chỉ báo MACD…………………………………………….36
6.3. Đường Bollinger Band…………………………………………….36
6.4. Chỉ số sức mạnh tương đối SRI………………………………… 37
6.5. Kết luận……………………………………………………………37
6.6. Nhận định xu hướng giá trong thời gian tới…………………….38
LỜI NÓI ĐẦU
2


Nhà đầu tư người Mỹ Robert Kiyosaki có nói : “Điều quan trọng không phải là bạn
kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ được bao nhiêu tiền, số tiền ấy đã sinh sôi nảy
nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ”. Thị
trường chứng khoán quả nhiên là mảnh đất màu mỡ sản sinh nên nhiều và rất nhiều
tiền nếu nhà đầu tư biết cách đầu tư một cách thông minh.
Nhóm chúng tôi gồm ba bạn trẻ ưa phiêu lưu mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro
cùng với sự mong muốn hiểu biết thêm về thị trường chứng khoán của Việt Nam
ngoài những kiến thức sách vở đã được học. Chính vì thế nhóm quyết định đầu tư
thật trên thị trường chứng khoán từ một số vốn ít ỏi ban đầu là 450.000 đồng.
Mua cổ phiếu mà không hiểu biết gì về công ty thì cũng giống như đọc chữ mà
không hiểu gì. Vì vậy mà trong quá trình đầu tư, nhóm luôn tích cực tìm hiểu về
những biến động trên thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty
mà nhóm đang đầu tư. Cũng có những khó khăn đặt ra cho nhóm khi là chỉ là nhà
đầu tư nhỏ nên không thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, còn thiếu kiến thức và
phản ứng chưa kịp thời, còn do dự với những biến động xảy ra. Qua hơn một tháng
đầu tư nhóm đã được trải nghiệm cảm giác vui sướng khi cổ phiếu mà nhóm đầu tư
lên giá, hay chứng kiến cảnh tiền đang trong túi bỗng dưng ra đi vì sử dụng những
nghiệp vụ có thu phí của công ty chứng khoán. Đồng thời nhóm cũng đã bỏ túi cho
mình được nhiều kinh nghiệm đầu tư và có dự định sẽ tiếp tục đầu tư trong tương
lai khi đã tích lũy được số vốn lớn hơn.
Sau đây nhóm xin được trình bày về quá trình đầu tư đã diễn ra trong hơn một
tháng vừa qua của nhóm.
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT.
3
 Lịch sử hình thành và phát triển:
- Công ty cổ phần chứng khoán FPT được thành lập vào ngày 13 tháng 7
năm 2007 do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép hoạt động Số
59/UBCK - GP của UBCKNN.
- Ngày 09/06/2008, theo quyết định số 581/QĐ-UBCK của UBCKNN,
công ty được chấp thuận về việc lập chi nhánh Hồ Chí Minh - tòa nhà

Citilight số 45 Võ Thị Sáu, Q1, TP HCM.
- Ngày 13/04/2011 bổ sung nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành, tăng vốn điều lệ
từ 440.000.000.000 đồng lên 550.000.000.000 VNĐ
- Thành lập chi nhánh Đà nẵng, tại Số 09 Nguyễn Văn Linh, P. Nam
Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà nẵng theo quyết định số 392/QD-UBCK.
- Ngày 18/06/2012 tăng vốn điều lệ 550.000.000.000 VNĐ lên
733.323.900.000 VNĐ theo quyết định số 94/UBCK
 Vốn điều lệ: Tính đến thời điểm cuối năm 2012 là 733.323.900.000 đồng
 Trụ sở chính: Tầng 2 - số 71 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội;
Chi nhánh TP.HCM : 29-31 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình Quận
1, TP.HCM ; Chi nhánh Đà Nẵng: 124 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải
Châu TP. Đà Nẵng.
 Ngành nghề kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Hoạt động tự doanh chứng
khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Lưu
ký và quản lý cổ đông
 Mô hình quản trị: Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Ban giám đốc và các trung tâm và phòng ban chức năng.
 Mục tiêu và định hướng trong tương lai: Công ty tiếp tục phát huy thế mạnh
về con người và công nghệ, lường trước khó khăn, mở rộng phát triển khách
hàng, tiếp tục triển khai các dịch vụ, sản phẩm tiện ích khác phục vụ khách
hàng, hướng tới mục tiêu là sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp, nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
4
 Lý do lựa chọn công ty cổ phần chứng khoán FPT để mở tài khoản: ở Việt
Nam FPTS được đánh giá là một công ty chứng khoán uy tín, hệ thống công
nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thế mạnh về giao dịch trực tuyến
phù hợp với việc đầu tư của sinh viên.
2. HOẠT ĐỘNG MỞ TÀI KHOẢN VÀ CÁC LOẠI GIẤY TỜ LIÊN QUAN.
Các bước mở tài khoản:
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán

Ngày 19/8/2013, một đại diện của nhóm đã đến công ty chứng khoán FPT ở tầng 2,
71 Nguyễn Chí Thanh Q. Đống Đa, Hà Nội để thực hiện các thủ tục mở 1 tài
khoản.
Tại đó nhân viên quầy sẽ hướng dẫn điền vào các thông tin vào tờ đơn ( số CMND,
địa chỉ, tên, ngày sinh, quốc tịch, SĐT, mail…). Đặc biệt, số tài khoản do khách
hàng được lựa chọn, nhóm đã chọn số TK: 058C127721- chủ tài khoản là bạn Phan
Thị Thanh Thảo, một thành viên trong nhóm. Sau vài phút kí kết hợp đồng, nhân
viên đã giao bàn giao cho nhóm Thẻ khách hàng. Do mở tài khoản trong đợt
khuyến mãi nên công ty tặng mỗi khách hàng 1 thiết bị xác thực người dùng –
Token Card ( cung cấp cho người dùng mật khẩu động để giao dịch chứng khoán,
trong quá trình đầu tư nhóm đã để mất Token, nên đã báo lại với công ty chứng
khoán để họ khoán Token lại và được cung cấp mật khẩu tĩnh).
Hồ sơ kèm theo gồm có (các giấy tờ này là bản photo) :
 Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán
 Hợp đồng giao dịch trược tuyến
5
 Hợp đồng giao dịch lô lẻ trực tuyến
 Biên bản bàn giao thiết bị xác thực người dùng –Token Card
 Bản công bố rủi ro
Bước hai: Nộp tiền
Nộp trực tiếp tại quầy giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát
triển (BIDV) bên cạnh công ty chứng khoán FPT số tiền là 450.000 đồng
Hồ sơ : Giấy nộp tiền mặt được đính kèm.
3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LỰA CHỌN LOẠI
CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ
3.1. Phân tích TTCK Việt Nam
Năm 2013 đánh dấu những tín hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán Việt
Nam. Đây cũng được xem là kênh đầu tư mang lại lợi nhuân cao nhất hiện nay.
Một số đặc điểm nổi bật của thị trường chứng khoán trong 9 tháng đã qua của năm
2013 là :

Số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên thị trường đã tăng trưởng khá
nhanh trong những năm vừa qua và hiện có 825, bao gồm 304 trên HOSE, 383 trên
HNX và 138 trên UPCOM. Tuy nhiên so với con số khoảng 70000 công ty cổ phần
đang hoạt động và còn nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả, có sức hấp dẫn
vẫn chưa lên sàn thì con số 825 là khá khiêm tốn.
Giá trị vốn hóa thị trường/GDP tính đến hết tháng 9/2013 đạt khoảng 27,9%GDP
năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với một số năm trước.
6
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường trong 9 tháng năm 2013 đạt 1342 tỷ đồng,
cùng với việc NHNN đang thúc đẩy chính sách tiền tệ nới lỏng thì lượng tiền tệ
vào thị trường chứng khoán tăng lên là điều dễ hiểu.
Điểm số của VN-Index cuối tháng 9 đạt trên 492 điểm, cao gấp trên 4,9 lần khi thị
trường chứng khoán ra đời, với tốc độ tăng bình quân 1 năm đạt 13%/năm; so cuối
tháng 9/2013 với cuối năm trước đã tăng trên 19%, HNX tăng 6,8%, UPCOM tăng
0,2%;
Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu và cổ phần hoá 6 tháng 2013 đạt 5
nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước; vốn huy động qua phát hành
trái phiếu Chính phủ đạt 123 nghìn tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước;
dòng vốn FII vào thuần trên thị trường chứng khoán đạt 404 triệu USD.
Ngoài những thông số cụ thể trên về thị trường chứng khoán Việt Nam thì trong
thời gian qua cũng đã xảy ra khá nhiều sự kiện ảnh hưởng đến sự biến động của thị
trường chứng khoán.
Thứ nhất, cuối năm 2012 là thời điểm đánh dấu sự ra đời của những quỹ mở đầu
tiên ở Việt Nam như Quỹ đầu tư Bảo Thịnh Vinawealth (VFF), Quỹ Đầu tư trái
phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF). Trong năm 2013, nhiều quỹ đóng cũng đóng
cửa và chuyển sang dạng quỹ mở như Quỹ đầu tư năng động Việt Nam
(VFMVFA). Có thể nói, việc các quỹ mở ra đời là nền tảng cơ bản để các tổ chức
thiết kế các sản phẩm đầu tư khác nhau phù hợp với tình hình của thị trường và thu
hút các nhà đầu tư, đồng thời giúp gia tăng dòng vốn một các mạnh mẽ vào thị
trường chứng khoán khi mà quỹ mở có thể phát hành lien tục chứng chỉ quỹ. Hơn

nữa trong diễn biến lãi suất giảm mạnh nên tiền gửi ngân hàng không còn là một
kênh đầu tư hấp dẫn, nhất là đối với các nhà đầu tư dài hạn thì việc đầu tư vào thị
trường chứng khoán và nhất là các quỹ mở là một sự lựa chọn khá hấp dẫn
7
Thứ hai là mặc dù đã có những nỗ lực trong việc tái cấu trúc công ty chứng khoán
trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Kết quả
kinh doanh của các công ty chứng khoán vẫn rất khó khăn với 65/95 công ty chứng
khoán có lỗ lũy kế theo Báo cáo tài chính năm 2012. Cũng trong 6 tháng đầu năm
2013, trên cơ sở đó thực hiện việc sắp xếp, phân loại các công ty chứng khoán theo
3 nhóm được quy định tại Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, UBCKNN
đã đặt 5 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, 9 công ty chứng khoán vào diện
kiểm soát đặc biệt. Việc có quá nhiều công ty chứng khoán trên một thị trường
chứng khoán nhỏ như ở Việt Nam , nhưng lại hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh
hưởng đến tính minh bạch của thị trường và quyền lợi của người đầu tư.
3.2. Lựa chọn loại cổ phiếu đầu tư
Các mã chứng khoán trên thị trường trên trang web của FPTS được sắp xếp thành
từng nhóm ngành như Bluechip, bất động sản, tài chính, chứng khoán ngân hàng,
thủy sản, dầu khí, cao su, thép… nên khá dễ dàng cho các nhà đầu tư theo dõi, so
sánh giá của các công ty khác trong ngành. Thực ra trước khi vào đầu tư nhóm
cũng chưa có ý định là đầu tư vào lĩnh vực nào, vào cổ phiếu nào để có thể sinh lời
được nhiều. Đến khi tiếp cận với thị trường đã nãy ra những ý định đầu tư vào cổ
phiếu này cố phiếu kia, dần dần trong quá trình đầu tư, cũng có cả sự thử vận may,
cũng có sự nghiên cứu, tìm tòi nghe ngóng để đặt lệnh, để đến khi sau 1 tháng mới
được một danh sách dài các mã mà nhóm muốn đầu tư vào. Những mã chứng
khoán mà nhóm có ý định đầu tư, đã đầu tư được: ACB, PVS. PVG, SHB, SSI,
MBB, OGC,PGC…
3.2.1. Các mã nhóm Tài chính ngân hàng
8
ACB: Đầu tiên, phải nói là ngành học Tài chính Ngân hàng đã ảnh hưởng đến việc
lựa chọn mã cổ phiếu đầu tiên để mua của nhóm: ACB ( Ngân hàng thương mại cổ

phần Á Châu), và ý nghĩ trong tư duy là cổ phiếu ngân hàng sẽ ổn định, sẽ có lãi,
vì cũng vì đây là một ngân hàng lớn, nổi tiếng…
SHB: Việc chọn lựa SHB nằm trong giai đoạn cuối của việc đầu tư, nhóm đã tập
trung phân tích, rồi sau đó đem ra quyết định mua một cổ phiếu có giá thấp nhất và
hơi có phần mạo hiểm trong rổ Tài chính Ngân hàng. Sự mạo hiểm được thể hiện
trong báo cáo hoạt động kinh doanh quí II năm 2013 của SHB lợi nhuận giảm trên
30%, nợ xấu trên 9%, tổng tài sản giảm 12000 tỷ, huy động vốn trong khách hàng
âm 0,95%. Cơ cấu tổ chức của SHB có nhiều biến động kể từ tháng 8 năm 2012
Habubank chính thức sát nhập với SHB, cái tên Habubank chính thức mất và
chuyển thành SHB. Sự thay đổi lớn nữa là Qũy ETF Market Vector Vietnam ETF
(gọi tắt là quỹ VNM), đã chi khá nhiều để mua cổ phiếu của SHB và đã trở thành
cổ đông lớn của SHB. Các thông tin thu thập được tuy có phần mạo hiểm cho việc
đầu tư, song nhóm vẫn muốn nắm giữ cổ phiếu SHB vì nó rẻ, hợp với số tiền của
nhóm. Dưới đây là diễn biến giá cổ phiếu của SHB từ đầu năm đến nay :

9
MBB: Mặc dù nhóm không mua được MBB, nhưng khi đặt mua thì chắc hẳn ai
cũng có động cơ để mua. Khi tìm hiểu về MBB nhóm có thu thập một số thông tin
để có quyết định đặt mua. Kể từ khi thành lập năm 1994, MB là ngân hàng có tốc
độ tăng trưởng không ngừng. Năm 2012 MB dẫn đầu lợi nhuận trong khối ngân
hàng cổ phần, kết thúc năm 2012 MB đạt 3000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng
trưởng tín dụng lên đến 27%. Mục tiêu trong 5 năm 2010-2015 lợi nhuận trước
thuế tăng trưởng bình quân đạt 30%. Trong năm 2013 đã có 2 lần phát hành cổ
phiếu để huy động vốn, điều đó cho thấy MB có nhu cầu phát triển,mở rộng kinh
doanh. Báo cáo quí II/2013 lợi nhuận trước thuế đạt 1700 tỷ đồng trong bối cảnh
nhiều ngân hàng không có lợi nhuận, có thể là âm.
Tại thời điểm tìm nhóm đặt mua, thì UBCK đưa ra thông báo MB trả cổ tức 8%, và
phát hành thêm 63 triệu cổ phiếu, đó là dấu hiệu tốt để các nhà đầu tư mua cổ
phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền để có thể thu được lợi tức và có
quyền mua cổ phiếu. Kỳ vọng của nhóm là nếu mua được thì giá sẽ tăng lên trong

thời gian tới. Bên cạnh đó nhìn vào bảng giá trong thời gian vừa qua có thể thấy,
đã có sự tăng trở lại sau một thời kì sụt giảm.

3.2.2. Các mã ngành Dầu khí
10
Các mã mà nhóm đã đầu tư là PVS (Công ty cổ phần Dịch vụ kí thuật Dầu khí),
PGC ( CTCP Gas Petrolimex), PVG (CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc).
Nhóm đã phải mò mẫn, hỏi dò một người anh làm ở công ty dầu khí, anh ấy bảo cổ
phiếu dầu khí thuộc nhóm có thể đầu tư được và giới thiệu cho nhóm cổ phiếu
PVS. Nhóm quyết định mua vì không chỉ là có người hướng dẫn cho mà hơn nữa
là giá PVS hợp lí với khoản tiền 450nghìn và thật may là mấy ngày sau cổ phiếu
tăng giá. Kể từ đó nhóm quyết định tìm hiểu, cổ phiếu của ngành dầu khí, tiếc là
chỉ mua được mỗi PVS, còn các mã khác mà nhóm nhắm mua thì đặt lệnh mãi mà
không mua được. Dẫu sao mỗi lựa chọn đều cũng có lí do của nó, nhóm xin trình
bày như sau:
Thứ nhất ngành dầu khí trong những năm vừa qua làm khá tốt, điển hình như PVS
năm 2012 đạt tổng lợi nhuận trước thuế trên 1700 tỷ, GAS đạt12350 tỷ, PGD đạt
trên 300 tỷ, PGC đạt gần 100 tỷ ….
Thứ hai hầu như các mã chứng khoán của ngành dầu khí, đều có giá cao điển hình
như (GAS, PVD ( >60000d/cp); CNG,PGD (>30000d/cp) thì những mã cổ phiếu
như PVS, PVG, PGC… mức giá chỉ giao động từ (8000d-15000d), các mã này sẽ
phù hợp với khoản tiền ít ỏi của nhóm thời điểm đó, và nếu đầu tư vào các mã này
thì có khả năng đa dạng hóa được danh mục đầu tư, còn nếu mà mua các mã có giá
cao thì khả năng sẽ không mua được thêm nữa.
Thứ 3 là nhìn chung, các mã này mấy phiên liên tiếp đều tăng, mặc dù độ tăng
không mạnh nhưng nhiều, nhưng vẫn kì vọng là sẽ tiếp tục tăng và mang lại được
một khoản lời nhỏ.
11

PVS PVG PGC

3.2.3. Các mã của nhóm bất động sản.
OGC: Với mục tiêu thử sức, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhóm đã lựa chọn mã
này để đầu tư. Tình hình của bên các mã BĐS cũng chẳng khác gì thị trường bất
động sản của Việt Nam hiện giờ, luôn tràn ngập màu đỏ,vàng, giá chứng khoán
thấp, chỉ có đôi ba cổ phiếu có giá cao. Thực ra, lệnh đặt mua OGC là do thời điểm
ngày hôm đó, tất cả các mã Bất động sản đều màu đỏ, chỉ lác đác một vài mã tăng
trong đó có OGC, nên nhóm làm liều đặt mua OCG, nhưng mà không được khớp
lệnh, sau đó thì không đặt mua nữa vì sau khi nhóm tìm hiểu thấy rằng, giá cổ
phiếu của OGC có sự sụt giảm nhiều từ đầu năm đến thời điểm đặt mua. Ngoài ra
thì tăng trưởng lợi nhuận của năm 2012 giảm mạnh, sự thay đổi nhân sự, thay đổi
cổ đông lớn, là một dấu hiệu không tốt về việc đầu tư vào OGC. Nhưng nhận định
này không đúng, vì sau đó giá của OGC đã tăng nhẹ so với thời điểm đặt mua, do
có thông báo về việc chi trả cổ tức. Dưới đây là biểu đồ giá của OGC :
12
4. GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG
4.1. Phiếu lệnh
Như đã trình bày ở trên thì nhóm chọn phương án: giao dịch thật trên TTCK và đặt
lệnh trực tuyến. Khối lượng đặt lệnh lớn, liên tục nên nhóm không thể chụp được
hết lệnh để trình bày trong bài báo cáo này, dưới đây xin trinh bày các lệnh mẫu,
tất cả đều là thật.
Sau khi đăng nhập vào tài khoản thì sẽ ra màn hình đặt lệnh như sau.
13
 Lệnh mua/ bán
- Chọn LỆNH THƯỜNG, chọn MUA/BÁN đồng thời lúc đó thì màn hình sẽ
hiện ra số tiền còn dư bao nhiêu tiền để bạn có thể mua.
- Chọn MÃ CK
- Chọn SỐ LƯỢNG (số ck bạn muốn mua hay bán, đối với sàn HNX thì có thể
đặt số lượng lẻ như 1,2, 10, 15…, còn sàn HOSE thì số lượng có thể đặt là bội
của 10)
- Chọn LOẠI LỆNH ( LO, ATC, ATO, MP)

- Chọn GHI ( nếu bạn thấy các chỉ tiêu trên đã đúng thấy hợp lí), chọn Làm lại
( nếu bạn thấy cần sửa lại). Nếu đã chọn GHI rồi thì bạn phải nhập mật khẩu
giao dịch ( khác với mật khẩu tài khoản) , mật khẩu tĩnh là công ty chứng khoán
cấp cho bạn nếu bạn lựa chọn loại mật khẩu tĩnh. Nếu là mật khẩu động bạn
điền 6 chữ số hiện ở Token Card. Sau đó nhấn thực hiện.
Ví dụ thực, về đặt lệnh mua, SHB
Sau khi nhập hết các thông số cần thiết, chọn Ghi, màn hình sẽ hiện ra.
14
Sau đó nhập “mật khẩu giao dịch”, màn hình sẽ có dạng như hình dưới đây, như
vậy là lệnh đã được nhập vào hệ thống
Ví dụ thực về đặt lệnh bán SHB
Sau khi nhập hết các thông số cần thiết, chọn Ghi, màn hình sẽ hiện ra
Sau đó nhập “mật khẩu giao dịch”, màn hình sẽ có dạng như hình dưới đây, như
vậy là lệnh đã được nhập vào hệ thống
15
 Sửa lệnh:
Sửa lệnh là khi mà bạn muốn thay đổi Khối lượng, Gía của lệnh trước đó, bạn nhấp
vào Lệnh chờ khớp, chọn lệnh cần sửa, nhấp vào Sửa…
Sau đó màn hình hiện lên một trang khác có nội dung như hình ảnh, bạn thay đổi
các giá trị cần sửa…
Các thông giá trị đã được thay đổi, sau đó chọn Sửa…Màn hình hiện lên tín hiệu,
bạn chọn OK – nếu chắc chắn muốn sửa, Hủy nếu không muốn sửa

Sau đó bạn muốn xem đã được hủy chưa thì di chuột vào ô Lệnh chờ khớp sẽ xem
được lệnh đã được sửa chưa, nhưng do khi nhóm sửa lại lệnh thì lệnh được khớp
ngay, và chụp được màn hình lệnh khớp như sau.
16

 Hủy lệnh:
Nếu việc đặt lệnh của bạn đã được nhập vào hệ thống rồi nhưng bạn không

muốn khớp lệnh nữa, bạn có thể hủy lệnh đó, bạn có thể thao tac, chọn Lệnh
chờ khớp, chọn lệnh muốn hủy, tích vào Hủy, sau đó chọn Hủy…
Màn hình sẽ hiện ra, bạn chọn OK nếu chắc chắn hủy lệnh, Hủy nếu bạn không
muốn hủy nữa…Sau đó máy chủ sẽ báo về lệnh đã được hủy, để kiểm tra lệnh đã
được hủy chưa, bạn chọn Lệnh chờ khớp, màn hình sẽ hiện ra.
4.2. Quá trình đầu tư
Quá trình đầu tư diễn ra trong vòng hơn 1 tháng từ ngày 11/9-15/10/2013
17
Ngày 11/9: Theo lời cô giáo khuyên nên đến công ty chứng khoán xem các nhà
đầu tư thảo luận như thế nào về thị trường nhóm đã mục kích ở đây một vài
hôm. Nhóm đã được nghe các bác đầu tư chứng khoán nói chuyện thời sự,
chuyện thị trường, dự đoán biến động lên xuống của giá cả chứng khoán trong
nay mai. Một số người khuyên nên mua các mã “ xây dựng, bất động sản” vừa
rẻ (có mã chỉ 700d, 1000d…) sinh viên thì nên đầu tư vào cái đó, mua được
nhiều, tuy lời không được nhiều. Nhiều người bàn luận rằng nửa đầu tháng 9 là
thời điểm nên mua vì cuối tháng 9 là các doanh nghiệp, tập đoàn, quĩ… báo
cáo hoạt động quí III, những doanh nghiệp nào mà làm ăn được thì giá sẽ lên,
và chắc chắn cuối tháng 9 thị trường sẽ có đợt tăng mới. Quả nhiên là đúng,
cuối tháng 9 có một đợt thị trường liên tục tăng liên tiếp trong nhiều phiên
mặc dù tăng không nhiều.
Chiều cùng ngày, lần đầu tiên lên sàn đặt mua nên chưa biết gì nhiều, cứ tưởng
là lúc đặt lệnh “ khối lượng :1” thì sẽ mua được 10cp. Nhưng điều này chỉ
đúng với cổ phiếu thuộc sàn HOSE, sàn HNX có thể đặt với số lượng lẻ như
1,2… cổ phiếu. Đặt mua 1 cp, với giá 15100d, giá TC 15500 và thấp hơn giá
thị trường 300d mà ngay lập tức mua được.
Ngày 16/9: 5 ngày sau đó, vì thấy ACB còn lẻ chỉ mới được 1 cp, đặt mua
thêm 9cp, với mức giá 15200 nhưng không được khớp lệnh.
Ngày 17/9 : Tiếp tục đặt lệnh mua 9cp ACB với giá 15100, nhưng vẫn không
được khớp lệnh.
Cũng trong ngày hôm đó đặt lệnh mua 10cp PVS giá 14700d và được khớp

lệnh ngay lập tức.
Ngày 18/9: Cũng là mục tiêu mua cho tròn chục ACB , lại tiếp tục đặt mua 9
ACB với giá 15200d, nhưng không được khớp lệnh.
Ngày 23/9: Vì chưa mua được nên cố mua cho bằng được 9 mã ACB với giá
15200d, thực ra ở đây cũng có chỗ tâm lý của con gái, lúc nào cũng muốn mua
rẻ, nên cứ chờ ai đó bán rẻ cho mình, nên cứ chần chừ đặt một mức giá như
thế.
18
Sau đó đặt mua 10 cp của SSI với giá 15500d, nhưng vì số dư tài khoản lúc còn
hơn 151000đ, vì không chú ý nên máy chủ báo về là “Client Cash is not
available for this order!” Tức là tài khoản không đủ tiền để thực hiện giao
dịch. Việc chọn SSI cũng chỉ có 1 lí do đơn giản là vì SSI là một công ty chứng
khoán nổi tiếng ở Việt Nam và giá chứng khoán hợp với túi tiền hiện tại có.
Vì lệnh mua SSI không thành công, tính toán và xem thử loại cổ phiếu nào là
hợp tiền nhất, thực ra trong giai đoạn này thì đầu tư kiểu mò kim đáy bể, mỗi
cái thử một tí, chứ nhóm cũng chưa thực sự tính toán, xem xét cái nào là hợp lí,
hầu như là những lí do đơn giản. Quyết định đặt mua 10 cp OGC với giá
8500đ, nhưng cũng không thành công.
Chần chừ mãi với mã ACB, 15200d chờ mãi chẳng thấy khớp lệnh. Sau đó
nhóm đã thống nhất tăng thêm 100đ/cp 15300đ. Sửa lại lệnh ban đầu, nhưng
sửa lệnh xong lại được thông báo là “Can not place order type oddlot with this
scrip!” .
Đến ngày hôm nay thì cổ phiếu PVS mua đã về đến tài khoản được 3 ngày rồi,
và giá của PVS lên liên tục mấy phiên, hôm nay giá tham chiếu ở 15300đ, giá
giao dịch ở thời điểm đó là 15600đ/cp tính ra một cp đã lời được 900đ/cp. Một
niềm vui nhỏ nhỏ, khi đầu tư bắt đầu có lời, nhưng nhóm vẫn chưa muốn bán,
vì vẫn muốn chờ những ngày tiếp theo nó lên nữa rồi bán.
Một phiên giao dịch chẳng mua được gì, nhưng nhóm thấy rằng mình biết thêm
được nhiều thứ mới, hiểu được khi mua bán thật mới biết quí từng đồng một.
Ngày 24/9. Chiến lược thay đổi giá mua mã ACB đã thành công khi đặt mua 9

cp ACB với giá 15300đ như ngày hôm qua, nhưng hệ thống báo về chỉ mua
được 7cp, còn 2 cp còn lại không khớp được lệnh. Tức là thời điểm hiện tại đã
mua được 8cp ACB , 10cp PVS.
Giá tham chiếu của PVS ngày hôm đó là 15600, giá thị trường tại thời điểm đó
cũng bằng giá tham chiếu, nhóm quyết định đặt bán 10cp PVS với giá
15700đ/cp, sau đó lại hủy lệnh đó. Đặt lại lệnh mới với giá 15600đ/cp, sau đó
lại hủy tiếp, để đặt lại lệnh 15700đ. Vẫn chưa bán được, chưa hài lòng và cũng
19
có tâm lí sợ mai nó sẽ rớt giá, thế là nhóm lại quyết định sửa lệnh đó xuống
mức giá 15600đ. Cuối cùng thì vẫn không bán được .
Một phiên giao dịch hồi hộp, lo lắng, đầy cảm xúc, nghĩ đến cảm giác giá thị
trường của PVS cứ lên lên xuống xuông quanh mức 15700đ, 15600đ, làm cả
nhóm chao đảo, vì mới đầu tư mà đã lời được 1000đ/cp tính ra là lãi được
10000đ rồi. Quả đúng là tâm lí của các bạn nữ khi kinh doanh, khi thị trường
lên 100đ thì cũng cố bán cho bằng được 100đ, lúc giá xuống 100đ sợ đặt giá
cao hơn một chút không ai mua.
Ngày 25/9: Kết thúc phiên ngày hôm qua, giá đóng cửa của PVS đạt 15600đ,
cả phiên ngày hôm đó PVS tăng liên tục, khi nhóm lên sàn thì giá thị trường
đang giao dịch ở mức giá tốt nhất 16000đ. Cả nhóm ai cũng vui mừng, phấn
chấn, nếu tính ra một cp PVS mua về bây giờ đã lãi được 1300đ/cp. Nhóm
quyết tâm bán ngay trong ngày hôm nay, đặt lệnh bán 10cp PVS 16000đ/cp.
Lệnh đã nhập, ai cũng ngóng chờ là lệnh mình sẽ được khớp. Nghĩ đến ngày
hôm qua, cứ mãi mê đặt lệnh theo giá thị trường cuối cùng cũng chẳng bán
được, mọi người lại thống nhất giảm 100đ/cp sửa lệnh mức 15900đ/cp.
Ngày 26/9: Lại là một phiên hồi hộp, lúc vào thị trường là phiên khớp lệnh
buổi chiều. Một tin chẳng vui gì cả, giá cổ phiếu của PVS đang giảm 200đ/cp.
Nhóm vẫn quyết đinh bán 10cp PVS với giá 15800, dù giá giảm so với ngày
hôm qua nhưng so với lúc mua thì 1cp vẫn lời 1100đ. 20 phút sau đó nhóm lại
quyết định sửa lệnh xuống giá 15700đ, mặc dù đặt lệnh thấp hơn mức thị
trường 100đ/cp, bên dư mua vẫn có người đặt ở mức 15700đ, nhưng vẫn không

được khớp lênh, điều này có thể là thứ tự đặt chậm, khối lượng đặt bán quá ít
nên việc khớp lệnh không thành công. Kết thúc phiên ngày hôm đó PVS đóng
cửa ở mức giá 15900đ.
Cùng ngày hôm đó nhóm cũng đặt lệnh mua 10cp PGC với mức giá
10500đ/cp, giá tham chiếu ngày 26 là 10900đ/cp giá giao dịch tại thời điểm đó
là 10800đ/cp. Qủa nhiên đặt lệnh ở mức giá đó không được khớp lệnh cũng
20
đúng. Sở dĩ nhóm lại đặt mua cổ phiếu của ngành Dầu khí nữa, cũng có lí do,
đến lúc đó thì nhóm đã có sự tìm hiểu nên đầu tư vào đâu vào loại chứng khoán
nào, sự có lãi của PVS cũng có một tác động đến việc lựa chọn, ở thời điểm đó
các mã của ngành dầu khí đều tăng, tính đến ngày 26/9 PGC đã có 4 phiên tăng
liên tiếp, trong đó có 1 phiên kịch trần. Thứ nữa để nhóm chọn đầu tư vì theo
dự báo quí III của toàn ngành dầu khí là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra,
cũng có thể kì vọng giá sẽ tăng trong thời gian tới. Báo cáo qúi II /2013 PGC
đã hoàn thành gần 70% lợi nhuận của cả năm, từ đó cũng có thể suy ra rằng,
doanh nghiệp sẽ hoàn thành được chỉ tiêu của quí 3, cho nên đầu tư vào PGC
sẽ có khả năng sinh lời cao.
Ngày 1/10: Vì lí do bận kiểm tra, bận học ở trường nên mãi đến mấy ngày sau
mới quay lại được thị trường nhưng sau mỗi phiên nhóm vẫn xem xét sự biến
động của thị trường trong mấy ngày qua, xem cổ phiếu của mình mua có bị
giảm giá không…
Kể từ hôm mua được 1 cp ACB, rồi sau đó mua được 7cp nữa, tổng cộng là
8cp, hằng ngày nhóm vẫn thường xuyên cập nhật giá của ACB, nhưng nhìn
chung không có sự biến động gì nhiều. Minh họa bằng hình ảnh dưới đây:

21
Đến ngày hôm nay, giá cổ phiếu của ACB giao động ở khoảng 15600-15800đ, tính
ra 8 cổ phiếu mỗi cổ phiếu cũng lời 400đ/cp, khoản lời đó không nhiều, nếu để
thêm nữa sợ sẽ có rủi ro, vậy là nhóm đã quyết định bán 8 cp với giá 15700đ,
nhưng sau đó giá thị trường lại giảm xuống còn 15600đ, nên nhóm lại quyết định

sửa lệnh 15700đ xuống còn 15600đ. Chờ mãi đến cuối phiên vẫn không được khớp
lệnh.
Đồng thời trong phiên ngày hôm đó, nhóm lại tiếp tục đặt bán PVS, giá tham chiếu
ngày hôm đó là 16200đ/cp. Thời điểm bán giá đang được giao dịch là 16000đ.
Nhóm quyết định đặt bán 10cp PVS với giá 16100đ, 15 phút sau lệnh đã khớp
thành công. Ngày hôm đó thực sự là một ngày vui, sau bao nhiêu phiên đặt bán, giá
thay đổi giá bán không biết bao nhiêu lần, cuối cùng thì cũng đã bán được, lại có
lãi 1400đ/cp. Thực sự khi bán được xong, nhóm cảm thấy thở phào nhẹ nhõm xen
lẫn cảm giác vui sướng vì sau bao nhiêu lần đặt bán vì chỉ sợ giá PVS sẽ xuống
cuối cùng cũng đã khớp lệnh thành công.
Trong ngày hôm đó, nhóm cũng có đặt mua 10 cp PVG ở mức giá 8300đ/cp.
nhưng sau đó so sánh lại mức giá mình đặt với mức giá dư mua khác là thấp hơn
nên đã quyết định sử lệnh đó và nâng mức giá lên 8500đ là mức giá đặt mua tốt
nhất, nhưng đến cuối phiên lệnh vẫn không được khớp lệnh.
Với chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư và đầu tư vào các cổ phiếu của ngành
dầu khí nhóm kì vọng cao vào các cổ phiếu ở ngành này. Mặc dù PVG tình hình
hoạt động kinh doanh quí II bị lỗ, doanh thu thuần quí II giảm gần 20%, lợi nhuận
sau thuế giảm 20% đạt mức 7,8 tỷ đồng. Giá cổ phiếu của PVG trong vòng hơn
tháng vừa qua giảm , có nhiều phiên giảm liên tục, nhìn vào bảng lịch sử giá cổ
phiếu này tràn ngập màu vàng và màu đỏ. Nhưng nhóm vẫn hy vọng sau khi chạm
đáy thì giá của PVG sẽ tăng trở lại nếu như PVG báo cáo hoạt động kinh doanh quí
22
III có lãi. Sẽ có sự thắc mắc ở đây là tại sao ngày 26/9 đang có ý định đầu tư vào
PGC mà bây giờ lại đầu tư PVG, lí do là vì nếu đầu tư PVG thì mình sẽ mua hết
đồng 85000đ thì số dư còn lại trong tài khoản sẽ 95000đ đủ để mua thêm 10 cổ
phiếu của mã có giá tương tự như PVG, còn nếu mua10cp PGC tổng sẽ hết trên
110000 đồng, nếu mua được số dư tài khoản sẽ chỉ còn gần 70000đ, với chừng ấy
tiền sẽ khó mua được một mã tốt.
Ngày 2/10: tham gia thị trường vào phiên buổi chiều ngày hôm đó.
Đầu tiên nhóm tiếp tục đặt bán 10 cổ phiếu ACB với mức giá bằng với mức giá thị

trường hiện tại 15600đ/cp, giá tham chiếu 15700đ, toàn phiên hôm đó ACB giảm
0,1, các giao dịch khớp lệnh hầu như dưới mức giá tham chiếu. Lệnh được khớp,
với mức 15600đ, thế là vẫn có lãi tổng 2600đ. Ban đầu nhóm dự định đầu tư vào
ACB là để thử xem việc đặt lệnh mua, lệnh bán có giống như trong sách được học
hay không và thật không ngờ là lại có lãi.
Với chiến lược của ngày hôm qua mua PVG, cộng thêm việc đa dạng hóa danh
mục đầu tư. Nhóm lại đặt lệnh mua 10cp PVG với mức giá 8900đ/cp, giá thị
trường tai thời điểm đó là 9000đ/cp, giá TC 8900đ/cp. Phiên giao dịch ngày 1/10
PVG tăng 300đ/cp, đó là một dấu hiệu đáng mừng để hi vọng kiếm lãi.
Đồng thời ngày hôm đó, nhóm đã chuyển hướng đầu tư sang mã khác thuộc ngành
tài chính ngân hàng là SHB. Quyết định đặt mua 10cp SHB với mức giá 6700đ, đã
gây ra nhiều tranh cãi trong nhóm. Thứ nhất giá cổ phiếu của SHB thấp hơn, sợ
đầu tư vào đó sẽ không an toàn. Thứ hai là vì trong 1 tháng qua số phiên màu xanh,
số phiên màu vàng, màu đỏ chiếm đa phần. Ngoài ra, SHB cũng có nhiều thông tin
về vụ việc VAMC sẽ mua nợ cho SHB, quĩ VNM đang thâu tóm cổ phiếu của SHB
để trở thành cổ đông lớn nhất của SHB, chính vì vậy các cổ đông cũng lo sợ giá sẽ
sụt giảm trong những ngày tới, mà thời gian giao dịch là 30 ngày sắp kết thúc.
23
Nhưng đây là việc đầu tư để học hỏi, lấy kinh nghiệm, thử mạo hiểm, lần trước thử
sức với PVG mua mãi chẳng thấy mua được nên bây giờ quyết định mua nhóm
cũng khá lo lắng. May mắn đã mỉm cười khi không giống như PVG, đặt lệnh SHB
xong, lệnh khớp ngay lập tức.

Với số tiền ít ỏi 450000đ, sự ham học hỏi, tìm tòi, nhưng vẫn muốn có lãi, mua
được nhiều cổ phiếu sinh lời cao. Vừa đặt mua đặt bán thành công, mọi người ai
cũng vui cả, vì đã có lãi. Niềm vui chỉ trong phút chốc, khi sử dụng dịch vụ “ ứng
trước tiền bán chứng khoán” ( phần này sẽ được trình bày rõ ở mục sau). Do không
đọc kĩ và hướng dẫn phần phí ứng trước tiền bán của FPTS không rõ ràng. Nhóm
đã ứng trước 100000 với mã PVS, 80000 với mã ACB, ngoài tiền lãi mất hằng
ngày, mỗi lần ứng sẽ mất 30000đ tiền phí ứng trước (mức phí tối thiểu). Tổng

cộng là mất 60000đ tiền phí, chưa tính lãi. Tiền đã về tài khoản ngay lập tức, nhóm
đã quyết định đặt mua 10cp PGC với mức giá 11500đ/cp. Tâm lí từ việc vừa bị
mất 60000đ tiền phí, dẫn tới khoản đầu tư có lãi thành lỗ nặng, ai cũng hoang
mang lo lắng, tranh cãi. Lúc thì hủy lệnh , rồi đặt trở lại, rồi hủy, rồi đặt lại, 4 lần
như thế mọi ngưới mới thông nhất là không hủy lệnh đó nữa. Nhưng lệnh đó vẫn
không khớp với thị trường. Sở dĩ quay lại mua PGC, vì số dư tài khoản vẫn còn
nhờ việc ứng trước tiền bán nên tiền đã về tài khoản, PGC tăng liên tục trong nhiều
24
phiên liên tục, do vậy kì vọng sẽ mang lại khoản lời tương tự như PVS. Kết cục
vẫn không mua được PGC và PVG. Đó là một phiên đầy cảm xúc trong cả nhóm.

Ngày 8/10: Một tuần cả 3 thành viên trong nhóm đều bận việc, mặc dù biết thị
trường diễn biến tốt, nhưng thời gian giao dịch hầu như trùng vào buổi học của
mọi người nên việc xếp lịch sao cho hợp lí để cùng thảo luận là khó khăn, cũng
trong thời gian này, ai cũng kiểm tra giữa kì, nên việc tập trung vào thị trường có
phần sao nhãng, nhưng buổi tối mọi người đều cố gắng theo dõi thông tin, các chỉ
số, giá các loại cổ phiếu…
Ngày hôm đó, khi vào thị trường cũng là 14h30p, sắp kết thúc phiên giao dịch
chiều, cũng là kết thúc phiên ngày, nhóm quyết định bán 10cp SHB với giá
6900đ/cp, bằng với mức giá thị trường và mức giá tham chiếu, lệnh được nhập lúc
14h40, nhưng không hiểu sao máy chủ báo về “Can not place oddlot order in close
session” nghĩa là không thể đặt lệnh lẻ trong giờ đóng cửa
Ngày 9/10: Tiếp tục đặt bán 10 cổ phiếu SHB vẫn với mức giá 6900đ/cp, bằng với
giá tham chiếu,và thấp cao hơn giá hiện tại 100đ. Nhưng không bán được, suốt cả
phiên ấy giá cổ phiếu SHB giảm so với hôm qua.
25
Thời hạn giao dịch 30 ngày đã sắp kết thúc, mọi người cũng không cố gắng theo
đuổi mua các cổ phiếu có ý định mua từ trước đó nữa. Hôm đó cũng tình cờ đọc
báo trên CafeF.vn Ngân hàng Quân đội thông qua tỷ lệ cổ tức 8% bằng tiền mặt và
phát hành thêm 63 triệu cổ phiếu, ngày chốt danh sách cổ đông là 18/10/2013. Đó

là cơ sở để giá tăng trước ngày giao dịch không hưởng quyền vì mục tiêu của
nhóm là mua ngay bán ngay để kiếm lời. Đặt lệnh mua 10cp MBB giá 13600đ/cp
thấp hơn giá tham chiếu 300đ (13900đ/cp), giá thị trường thời điểm đó là
13800đ/cp. Lệnh không được khớp.
Ngày 11/10: vẫn với hai lệnh mua MBB 10cp giá 13600đ/cp. Bán SHB 10cp với
giá thấp hơn hôm qua 6800đ/cp. Lệnh vẫn không được khớp.
Ngày 14/10: Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, một tuần mới lại bắt đầu, thời hạn 30
ngày cũng đã hết, chỉ còn mỗi mã SHB chưa bán hết. Nhóm đã đặt lệnh bán 10cp
SHB ở giá 6800đ/cp, giá đang được khớp là 6700đ/cp bằng với mức giá TC. Chờ
một lúc lệnh chưa được khớp, mọi người lại thống nhất sửa lệnh, giảm giá xuống
còn 6600đ, lệnh được khớp ngay. Với 10cp SHB, mỗi cổ phiếu bị lỗ 100đ, sự mạo
hiểm, để hi vọng giá tăng lên đã không thành công. Bán xong cp SHB, nhóm phải
dừng hết hoạt động mua bán trên TTCK, một tháng vừa qua, quả nhiên cho cả
nhóm nhiều trải nghiệm thú vị, được cọ xát thực tế, được theo dõi đồng tiền mình
bỏ ra đa bị mất đi hay đang bị sinh lời, dù nó nhỏ bé, chỉ vài nghìn đồng bằng cốc
nước, nhưng qua việc đầu tư mới thấy kiếm một đồng tiền không phải dễ, tất cả
thành công, đều phải có chiến lược, có sự tìm hiểu, rút ra qui luật cho riêng bản
thân mỗi người đầu tư. Việc đầu tư, tuy đã có thặng dư, nhưng do sai sót khi không
đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng nghiệp vụ ứng trước đã dẫn tới lỗ, đó cũng sẽ
là một bài học cho những người cẩu thả!
4.3. Các nghiệp vụ khác
4.3.1. Lưu kí chứng khoán

×