Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ XUÂN QUANG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY CỐI XAY (ABUTILON INDICUM (L) SWEET)
Ở TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ XUÂN QUANG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY CỐI XAY (ABUTILON INDICUM (L) SWEET)
Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ
Mã số: 60.44.27
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN THỈNH
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
NGÔ XUÂN QUANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn
Thỉnh - Người thầy khoa học, mẫu mực đã hết lòng tận tình hướng dẫn,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Tiến, TS. Phạm Thị
Hồng Minh, Th.S Vũ Anh Tuấn những người thầy đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu trong
nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hoá - Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, các thầy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và đưa ra nhiều ý kiến quý báu về mặt chuyên môn
trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô
trường trung học phổ thong Hòa Phú và gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả
Ngô Xuân Quang
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các phƣơng pháp sắc ký
CC : Column Chromatography (Sắc ký cột)
TLC : Thin-layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng)
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
HPLC : High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu
năng cao)
Các phƣơng pháp phổ
MS : Mass Spectrometry (Phổ khối lượng)
FT-IR : Fourier Transform Infrared Spectroscopy
(Phổ hồng ngoại biến đổi Fourie)
NMR : Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)
1
H-NMR : Proton Magnetic Resonance Spectrometry
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton)
13
C-NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
HSQC : Heteronuclear Single - Quantum Coherence
HMBC : Heteronuclear multiple - Bond Correlation
Các lĩnh vực khác
MIC : Minimum inhibitory concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Khối lượng chất tổng số được chiết từng phân đoạn thân cây Cối
xay(Abutilon indicum(L)Sweet) 20
Bảng 2.2. Phát hiện các nhóm chất trong thân cây Cối xay (Abutilon
indicum(L) Sweet) 24
Bảng 3.1: Hàm lượng chất hoà tan trong cây Cối xay 32
Bảng 3.2 : Một số nhóm chất hữu cơ trong cây Cối xay 33
Bảng 3.3. Số liệu phổ
13
C-NMR (MeOD, 500MHz) của chất HA-1 và EA-
1 trong lá và thân cây Cối xay Abutilon indicum. 35
Bảng 3.4 : Số liệu phổ
1
H và
13
C-NMR (500MHz, MeOD) của HA-2 38
Bảng 3.5: Số liệu phổ
1
H và
13
C-NMR (500MHz, MeOD) của HA-3 43
Bảng 3.6 : Số liệu phổ
1
H và
13
C-NMR (500MHz, MeOD) của EA-2 50
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hình ảnh về cây Cối xay 4
Hình 3.1 : Phổ FT-IR của HA2 38
Hình 3.2 : Phổ
1
H-NMR của HA2 39
Hình 3.3: Phổ
13
C-NMR của HA2 39
Hình 3.4 : Phổ DEPT của HA2 40
Hình 3.5: Phổ HMBC của HA2 40
Hình 3.6 : Phổ HSQC của HA2 41
Hình 3.7: Phổ FT-IR của HA3 44
Hình 3.8: Phổ
1
H-NMR của HA3 45
Hình 3.9: Phổ
13
C-NMR của HA3 45
Hình 3.10: Phổ DEPT của HA3 46
Hình 3.11: Phổ HMBC của HA3 46
Hình 3.12: Phổ HSQC của HA3 47
Hình 3.13: Phổ FT-IR của EA2 51
Hình 3.14: Phổ
1
H của EA2 51
Hình 3.15: Phổ
13
C của EA2 52
Hình 3.16: Phổ DEPT của EA2 52
Hình 3.17: Phổ HMBC của EA2 53
Hình 3.18: Phổ HSQC của EA2 53
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình iii
Mục lục iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Đặc điểm thực vật của cây Cối xay. 2
1.2. Công dụng của cây Cối xay. 4
1.3. Tình hình nghiên cứu hóa học cây Cối xay ở nước ngoài và ở Việt Nam 8
1.3.1 Những hợp chất tecpenoit 9
1.3.2 Những hợp chất steroid 11
1.3.3. Các hợp chất flavonoit 11
1.3.4 Các hợp chất poliphenol 14
1.3.5 Các hợp chất Ancaloit 15
1.3.6 Các hợp chất khác 16
Chƣơng 2. PHẦN THỰC NGHIỆM 17
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17
2.1.1. Thu mẫu lá cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lí mẫu 17
2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết 17
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 18
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu 18
2.2.1. Dụng cụ và hoá chất 18
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu 19
v
2.3. Các dịch chiết từ thân cây Cối xay (Abutilon indicum (L) Sweet) 19
2.3.1. Các dịch chiết 19
2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết 20
2.3.4. Thử hoạt tính sinh học 25
2.4. Chiết suất, phân lập và tinh chế các chất từ thân cây Cối xay 26
2.4.1. Cặn dịch chiết n-hexan 26
2.4.2. Cặn dịch chiết etyl axetat 29
Chƣơng 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Nguyên tắc chung 31
3.2. Xác định hàm lượng chất hoà tan trong cây Cối xay trong dung
môi nước. 31
3.3. Xác định định tính các nhóm chất thiên nhiên. 32
3.4. Phân lập và nhận dạng các hợp chất có trong các dịch chiết khác
nhau của lá và thân cây Cối xay. 34
3.4.1. Chất HA-1: -sitosterol. 34
3.4.2. Chất HA-2 36
3.4.3. Chất HA-3 41
3.4.4. Chất EA-1 : β-Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosit. 47
3.4.5. Chất EA-2 48
3.5. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của dịch chiết tổng số 54
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC - 60 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Việt nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài
thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam là 10500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt
Nam có khoảng 12000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc
chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam
giai đoạn 2001-2005 của viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948
loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Những cây
thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những
cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y
tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm
206 loài cây thuốc có khả năng khai thác.
Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có
nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác
động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược
liệu thảo mộc. Để phù hợp với xu hướng cần thiết ấy các nhà khoa học đã và
đang đẩy nhanh các nghiên cứu hoá học thực vật. Ở nước ta, rất nhiều các
dược phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được nhiều người ưa chuộng bởi nó
đem lại hiệu quả trị bệnh cao và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Chính vì
vậy nhiều loài cây có giá trị sử dụng đã được khai thác và mang lại nguồn lợi
kinh tế đáng kể.
Cây cối xay là một loại thực vật có nhiều ứng dụng được nhân dân
dùng với các mục đích phòng và chữa bệnh, nhưng số đề tài hóa học nghiên
cứu về cây Cối xay chưa nhiều. Để góp phần nghiên cứu thành phần hoá học
của cây cối xay ở Việt Nam chúng tôi chọn đề tài: ―Nghiên cứu thành phần
hóa học của cây Cối xay ‖. Nội dung chính của luận văn là xác định rõ cấu
trúc của một số hợp chất có trong thân cây Cối xay (Abutilon indicum (L)
sweet) nhằm góp phần hiểu biết thêm về thành phần hoá học của cây thuốc
dân gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật của cây Cối xay.
Cây Cối xay hay còn gọi Nhĩ hương thảo, Ma mảnh [6, 10, 14], Giăng
xay, Quýnh ma, Kim hoa thảo, Ma mảnh thảo, Ma bản thảo giàng xay, Co tó
ép (Thái), Phao tôn (Tày) [3], Cữu ma [6] , tên khoa học Abutilon indicum
(L) Sweet hay Sida indica L [4]. thuộc họ bông (Malvaceae ) [15], tên nước
ngoài: Indian abutilonn, Indian mallow, Twelve oclock flower [8],
Flowering maple, Country mallow, Moon flower [10, 11].
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Là loại cây thấy mọc hoang khắp các tỉnh đồng bằng và Trung bộ trên
các đồi núi thấp. Cây mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước, là loài cây của
vùng Ấn Độ, Malaysia. Cây ưa ẩm, ưa ánh sáng, chịu được bóng ở thời kì cây
còn nhỏ. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, lá rụng vào mùa đông hoặc mùa
khô. Mỗi quả có nhiều hạt, khi chín tự mở ra, hạt phát tán xung quanh, mùa
xuân hạt nảy mầm, cây con mọc xung quanh gốc cây mẹ (thường thấy nhiều
vào tháng 3–5). Người ta trồng làm thuốc bằng cách nhân giống từ hạt, gieo
vào đầu mùa mưa. Sau khi chặt, phần còn lại của cây vẫn có khả năng tái
sinh. [3, 7, 10]. Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6 [3, 4, 6, 8, 14].
Cây Cối xay là loại cây gỗ nhỏ, thân non màu xanh, có nhiều lông mịn,
một bên thân có màu tím, một bên màu xanh. Lá đơn, mọc cách, dài 8-9 cm,
rộng 8-11 cm. Phiến lá hình tim mũi nhọn, mép lá răng cưa không đều, màu
xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, có lông mịn ở cả hai mặt, gân
chân vịt có 8- 9 gân chính, có lông mịn. Cuống lá hình trụ, dài 8-9 cm, màu
xanh ở mặt lưng và màu tím ở mặt bụng, có nhiều lông mịn, lông dài hơn ở nơi
giáp giữa cuống và phiến lá, gốc cuống hơi phình, dài 3-5 mm, có màu xanh;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
có đốt gần ngọn cuống. Lá kèm: có lông, hình chỉ dài 3-5 mm, màu xanh, hơi
tím ở gốc, đỉnh có chấm màu tím đen. Hoa đơn độc ở nách lá gần ngọn, đều,
lưỡng tính. Cuống hoa hình trụ dài 5-7 cm, màu xanh, có lông mịn, có đốt gần
ngọn. Đế hoa màu xanh, lồi hình chén, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có lông
mịn. Đài hoa: 5 lá đài đều, màu xanh, dính nhau ở phần dưới tạo thành ống
hình chén cao 2-3 mm, trên chia 5 thùy hình tam giác dài 2-3 mm, đỉnh có mũi
nhọn dài 0,2-0,5 mm; nhiều lông mịn ngắn ở mặt ngoài và dài ở mặt trong; có 1
gân kéo dài từ gốc tới đỉnh lá đài; tiền khai van. Tràng hoa: 5 cánh hoa màu
vàng tươi, đều, rời, hình nêm thuôn nhỏ về phía gốc, móng ngắn hình tam giác
dính vào đáy ống chỉ nhị; nhiều gân dọc màu vàng; tiền khai vặn theo chiều
kim đồng hồ. Bộ nhị: nhiều, chỉ nhị có lông, màu vàng, dính nhau ở phần dưới
thành ống hình trụ dài 4,5-5,5 mm, bao lấy bầu và vòi nhụy, bên trên rời hình
sợi dài 2,5-3 mm; bao phấn màu vàng, hình thận, dài 0,5-1 mm, rộng 0,3-0,5
mm, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoại, đính giữa; hạt phấn rời, màu vàng, hình cầu
gai, đường kính 40-60 µm. Bộ nhụy: 16-20 lá noãn rời xếp cạnh nhau, 16-20 ô
mỗi ô có 3 noãn, bầu trên dài 3-4 mm, có lông màu trắng phủ kín mặt ngoài;
16-20 vòi nhụy đính đỉnh bầu, màu xanh nhạt, dài 4-5 mm, phía dưới dính nhau
thành 1 ống dài 1,5-2 mm nằm trong ống chỉ nhị, bên trên rời choãi ra mọi
hướng xen lẫn bao phấn; đầu nhụy hình khối tròn, màu trắng. Quả bé màu xanh
khi non, già có màu đen, gồm nhiều quả hình thận có một gai nhọn ở đỉnh, dài
8-10 mm. Hạt màu đen, dài 3-4 mm [19].
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản:
Toàn cây (rễ, thân, lá, hoa, quả) được dùng làm thuốc.
Vỏ thân cây cho một thứ sợi trắng bóng, có thể dùng làm dây buộc
hoặc bện thừng, làm giấy…[4, 12, 14].
Thu hái toàn cây vào hè thu, đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng
tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh mốc.
Hình 1.1: Hình ảnh về cây Cối xay
1.2. Công dụng của cây Cối xay.
Nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Cối xay, các nhà khoa học trên
thế giới đã phát hiện được nhiều đặc tính quý giá từ cây này:
Dịch chiết nước của cây Cối xay có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ
glucozo, kích thích tiết insulin trên các loài gặm nhấm [29, 38], bảo vệ tế bào
gan [33], tác dụng giảm đau [22].
Nghiên cứu khả năng làm giảm hàm lượng glucozo trong huyết tương
sau ăn trong một mô hình động vật mắc bệnh tiểu đường, tăng đường huyết
sau khi ăn kể từ khi là một trong những biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường
cho thấy cây cối xay kháng isnulin thông qua PPAR kích hoạt và tăng cường
hấp thụ glucozo [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Dịch chiết metanol từ lá cây Cối xay có tác động hạ glucozo máu ở
chuột mắc bệnh tiểu đường một cách hiệu quả do hiêu lực ức chế tăng đường
huyết sau khi ăn thông qua một glucosidasa ức chế [21].
Dịch chiết metanol các bộ phận khác nhau của cây Cối xay đã được thử
nghiệm cho khả năng ức chế tác nhân gây nấm da ở người. Việc sàng lọc cho
các hoạt đông kháng nấm được thực hiện bằng cách kiểm tra nồng độ tối thiểu
và phương pháp khuyếch tán đĩa. Dịch cây Cối xay có khả năng chống lại
C.utilis và A.fumigatus đặc biệt hiệu quả [35].
Dịch chiết thô của lá cây Cối xay trong metanol có tác dụng chống lại
các vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm và nấm [32].
Dịch chiết cồn – nước của cây Cối xay có lợi trong điều trị miễn dịch
kém và có thể kiểm soát hiệu quả hàm lượng mỡ trong máu bằng cách can thiệp
vào quá trình sinh tổng hợp của các cholesterol và sử dụng của lipit [36].
Dich chiết etanol của lá cây Cối xay có tác dụng hiệu quả trong hoạt
động chống co giật trên động vật thí nghiệm [24].
Dịch chiết từ cây Cối xay có khả năng diệt các ấu trùng gây bênh
sốt rét [20].
Dịch chiết bằng cồn của cây Cối xay có ảnh hưởng đến hệ thần kinh
trung ương, có tác dụng hạ nhiệt trên súc vật thí nghiệm [3, 8].
Hoạt chất gosypin có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột do caragenin
gây nên, đồng thời ức chế sự thẩm thấu của protein huyết tương ra ngoài
thành mạch [3].
Ở Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cán bộ quân dân y
Nghĩa Bình phát hiện cây Cối xay có tác dụng chống viêm mạnh và dùng chữa
đau khớp. Thử nghiệm trên chuột nhắt trắng gây viêm bằng tiêm dịch treo
kaolin vào gan bàn chân, thuốc đã ức chế phù nề được 84,4% sau 5h [3, 8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây Cối xay có tác dụng tốt
trong việc điều trị các bệnh về nội khoa, nó có tác dụng lớn trong chữa trị
bệnh viêm khớp do cây Cối xay có khả năng kiểm soát việc sản xuất tự động
kháng nguyên do biến tính của protein trong các bệnh thấp khớp, đồng thời có
tác dung khống chế các yếu tố gây ra ức chế hồng cầu được biết đến là một
chỉ số rất tốt chống viêm hoạt động của bất kì tác nhân nào [34].
Trong đông y, nó là một vị thuốc quý, có vị hơi ngọt, tính mát, có công
hiệu giảm đau do cảm gió, thanh huyết nhiệt, giải độc lọc máu, khai khiếu,
hoạt huyết, chữa mụn nhọt, thông tiểu tiện, chữa sốt, chữa tiểu đỏ… Thường
dùng chữa sổ mũi, sốt cao, nhức đầu do phong nhiệt, viêm tuyến mang tai
truyền nhiễm, đau tai, ù tai, giảm thính lực, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, tiểu
rắt, tiểu buốt [1].
Theo tài liệu Ấn Độ, Đằng xay được sử dụng làm giảm đau, kích thích
tình dục, nhuận tràng, lợi tiểu, tăng lực, chống viêm…: Vỏ cây có chất làm se
và lợi tiểu được dùng để giả nhiệt [4, 10] ; hạt có tác dụng kích dục, nhuận
tràng, tiêu viêm và làm bớt đau, hạt chữ xích bạch lỵ, mụn nhọt mắt có mộng
,viêm bàng quang mãn tính và bệnh lậu [3, 4, 8, 11, 28] ; lá Cối xay có chất
nhầy nên có tác dụng làm dịu kích thích, hạ sốt, thông tiểu tiện, thường dùng
chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, bí tiểu, hạt có tác dụng làm dịu và nhuận
trường [4, 8, 10]; hoa được dùng để làm tăng tinh dịch ở nam giới [1]. Rễ
giúp hạ sốt, nhức đầu, ho, viêm cuống phổi, bạch đới, kiết, di tinh, băng
huyết, trấn tĩnh tinh thần, trừ phong [10].
Kiêng kị: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chạy thì
không nên dùng; phụ nữ có thai phải dùng cẩn thận.
Một số bài thuốc của cây cối xay.
Theo lương y Phạm Ngọc (52_Hải Thượng lãn Ông_thị xã Ninh Bình)
thì cây Cối xay được dùng để chữa một số loại bệnh sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chữa cảm sốt (kể cả đau đầu, ù tai, bí tiểu tiện), bạch đới: Rễ hoặc lá
cây Đằng xay 4 - 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Chữa mụn nhọt, rắn cắn: Dùng lá tươi và hạt cây Đằng xay từ 8 - 12g,
giã nhỏ, thêm nước vắt lấy nước cốt uống (dùng trị cả lỵ), bã đắp lên mụn
nhọt hoặc nơi vết rắn cắn.
Chữa vàng da hậu sản: Lá Đằng xay 12 - 16g, nhân trần 15g, sắc lấy
nước uống thay nước trong ngày. Cần uống 5 - 7 ngày liền.
Làm tăng lƣợng tinh dịch: Hoa Đằng xay 15 - 20g, sắc hãm lấy nước
uống hằng ngày (theo tài liệu của Ấn Độ) [15]
Làm thông sữa, nhuận tràng (chữa phụ nữ tắc sữa, thiếu sữa, bệnh
đường niệu, ung nhọt): Dùng đông quỳ tử 10 - 15g, sắc uống, ngày 1 thang;
(đông quỳ tử tức là hạt già đã chế biến khô của cây Cối xay của Trung Quốc,
còn gọi là cây Thương ma tên khoa học Abutilon avicenae Gaertn, họ bông
Malvaceae, có vị ngọt, tính hàn, đi vào kinh đại tràng và tiểu tràng có công
năng lợi tiểu, thông sữa, nhuận tràng) [15].
Chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây Cối xay 12-16g, lá tre
8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g. Nấu với 750ml nước sắc còn
250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn [1].
Chữa sốt vàng da, phụ nữ sau khi sinh bị cảm phong nhiệt: Lá Cối
xay 12-16g, lá cách 16g, nhân trần 12-16g, nấu với 500ml nước. Sắc còn
250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn [1].
Chữa đau tai, ù tai, thính lực giảm: Quả Cối xay 30g (hoặc toàn cây)
tươi 60g, nấu canh với thịt heo nạc để ăn trong bữa cơm [1].
Chữa phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Lá Cối xay 20-30g, ích mẫu
12-16g, nấu với 300ml nước. Sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn [1].
Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g,
sắc uống [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây Cối xay 30g, bông mã đề
20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g, cỏ màn trầu 8g, rau má12g. Nấu với 650ml
nước. sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn [1].
Chữa đái tháo đƣờng: Cây Cối xay 20g, râu dê 20g, mua lông 20g, cây
đuôi chó 20g. Dùng tươi thái nhỏ, ngày 1 thân, sắc chia 3 – 4 lần uống trong
ngày. Thời gian dùng thuốc tùy theo bệnh nặng hay nhẹ [12].
Chữa đau viêm khớp: Lá và thân cây Cối xay 3g, trinh nữ 10g, rau
muống biển 3g, lá lạc tiêu 3g, rễ cỏ xước 3g, lá vòi voi 3g, lá lốt 3g, hãm
uống như nước chè trong ngày [3].
Chữa phong thấp, thấp khớp: Rễ đinh lăng 12g, Cối xay, hà thủ ô,
huyết rong, rễ cỏ xước 3g, thiên niên liện tất cả 8g, vỏ quýt, quế chi 4g (riêng
vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắc). Đổ 600ml nước, sắc còn 250ml chia làn 2
lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn nóng [7].
Chữa mụn nhọt ngoài da, rắn cắn: Lá tươi và hạt giã, thêm nước
uống, bã dùng để đắp vào chỗ mụn nhọt, rắn cắn [3, 4].
Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20- 30 g quả, nấu với thịt lợn
ăn. Đối với tật điếc, dung rễ Cối xay, mộc hương, vong giang nam, mỗi vị
60g, nấu với đuôi lợn ăn [4].
Kiết lị, mắt đỏ có màng mộng: Quả Cối xay, hoa mào gà mỗi vị 30g
sắc uống [3, 9].
Chữa mẩn ngứa: Lá đơn đỏ, lá xấu hổ, lá Cối xay mỗi vị 12g, rửa sạch
cho vào nồi đổ nửa lít nước, sắc còn 2/3 bát ăn cơm, ngày uống 1 đến 2 lần [7].
Kinh phong: Rễ ngâm giấm uống (40g rễ trong 1 lít giấm thành, mỗi
lần dùng 1 thìa xúp) [4].
1.3. Tình hình nghiên cứu hóa học cây Cối xay ở nước ngoài và ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về thực vật nói chung và thực vật Abutilon
indicum L nói riêng với mục đích chủ yếu là làm rõ về thành phần hóa học, để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
hiểu rõ các ứng dụng của nó nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Trên
thế giới cũng đã có nhiều công trình ghiên cứu về thực vật Abutilon indicum
L. Như là: Người ta đã phân lập và nhận dạng được chất thuộc các nhóm chất
khác nhau như tritecpenoit, flavonoit, chalcon, steroit, poliphenol, hợp chất
acid, amin…các đường glucozo, fructozo, glactozo [23, 28, 36, 37, 34].
1.3.1 Những hợp chất tecpenoit
Năm 1989, hai nhà khoa học Prem Vrata Shama và Ahmad Zafarul đã xác
định được 2 sesquiterpene lactones trong Abutilon indicum phân tích chi tiết các
phổ UV, IV, NMR và phổ MS của các chất được phân lập, các tác giả đã đưa ra
cấu trúc hóa học của chúng đó là Alantolactone và isoalantolactone [34].
CH
3
CH
3
O
CH
2
O
Alantolacton
CH
2
O
O
CH
2
CH
3
H
H
H
isoalantolactone
1 2
Gần đây người ta còn phát hiện thấy ở cây Cối xay ngoài các sesquiterpene
nêu trên, còn có sesquiterpene dưới dạng hihrocacbon chưa no đó là elemen và
sesquiterpene dưới dạng dẫn suất ancol là Farmesol [28].
Elemen
OH
Farnesol
3
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Jain PK còn tìm thấy trong cây Cối xay có chứa monotecpen, một chất khá
phổ biến là geraniol, geranylaxetat [27].
OH
Geraniol
O
O
Ganylaxetat
5
6
Không chỉ phát hiện được các mono, serquitecpen mà các tác giả trên còn
nhận biết sự có mặt của các tritecpen có trong thành phần hóa học của cây Cối
xay. Tại trường đại học Dược Thẩm Dương (Trung Quốc) 3 nhà khoa học là Liu
Na, jia Ling-yun và Sun Qi-shi [27] đã phân lập được hai tritecpen từ cây Cối xay,
các ông đã xác định được cấu trúc hóa học của nó là: Urenol và axit Oleanolic
HO
H
H
H
Urenol
7
HO
H
H
O
OH
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
H
3
C
H
3
C
H
Oleanaolic acid
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.3.2 Những hợp chất steroid
Khi nghiên cứu về cây Cối xay tiến sĩ Trần Đình Thắng cũng đã tìm
thấy được các hợp chất steroit và xác lập được công thức hóa học của nó là: β
– sitosterol, stigmasterol [16].
3
5
10
8
14
15
17
12
18
19
20
21
22
23
24
25
26
2728
29
HO
β – sitosterol
9
H
3
C
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
H
H
HO
H
Stigamasterol
10
1.3.3. Các hợp chất flavonoit
Trong những nghiên cứu về cây thuốc, các tác giả Liu Na, Jia Ling-
yun, Sun Qi-shi( đại học Dược Thẩm Dương Trung Quốc) đã phân lập được
bảy hợp chất flavonoid: Từ hoa của loài Abutilon indicum, các chất này đã
được các tác giả khảo sát chi tiết các đặc trưng phổ của chúng và quy kết công
thức cấu tạo của chúng là các chất: luteolin, chrysoeriol, luteolin 7-O-β-D -
glucopyranoside, 7-chrysoeriol-7-β-glucopyranoside, apigenin 7-O-β-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
glucopyranoside, quercetin 3-O-β-glucopyranoside, quercetin 3-O-α-
rhamnopyranosyl (1.6)-β-glucopyranoside [27].
OH
OH
O
HO
O
OH
Luteolin
O
OH
HO
O
OH
O
CH
3
Chrysoeriol
11 12
OO
OH
OH
O
OH
OH
HO
HO
O
OH
Luteolin-7-O-β-D-glucoside
13
OO
OOH
OH
O
CH
3
O
OH
OH
HO
HO
Chrysoeriol-O-β-D-glucoside
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
OO
OOH
O
OH
OH
HO
HO
OH
Apigenin-7-O-β-D-glucopyranosit
15
Bên cạnh các chất ở trên thì nhóm tác giả xác định Kaushik P., Kuashik D.,
Khokra S., Chaudhary B tìm thấy trong Anbutilon indicum có chứa gosypetin – 7-
O-β-D – glucosit, gossypetin – 8 – glucosit, cyanidin – 3 rutinosit, tocpherol và
một số flavonoit [28].
O
OH
OH
OH
O
OH
OH
O
OH
HO
HO
OH
O
Gosypectin-7-O-β-D-glucopyranosit
16
O
OH
OH
HO
O
O
Glu
OH
OH
Gossypetin-8-O-β-D-glucosit
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
O
O
HO
OH
OH
rurin
O
OH
Cyanidin-3-rutiosit
HO
O
O
OH
OH
OH
Fisetin
18 19
Năm 2002 Matlawska và M Sikorska khi nghiên cứu hoa của Abutilon
indicum đã xác định được các hợp chất thuộc nhóm flavonoit, đó là các chất:
luteolin, chrysoeril, cynaroside, apigetrin, hirsutrin, rutin [25].
O
O
O
OH
OH
O
OH
OH
OH
HO
Apigetrin
20
1.3.4 Các hợp chất poliphenol
Năm 2000, M Ahed, S Amin, Takahashi M, Okuvama E, Cf Hossain ở Ấn
Độ trong quá trình nghiên cứu Abutilon indicum đã phân lập được eugenol [31].
OH
OMe
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Năm 2009 Ravi Rajurkar và các cộng sự khi nghiên cứu Abutilon
indicum đã chứng minh được: Rễ cây có chứa nhiều axit béo khác nhau như:
axit linoleic, stearic, panmitic, galic, methylparaben và một số ancaloit [37].
OH
OH
HO
HO
O
Axit galic
O
OH
CH
3
O
22 Axit 4-hydroxy-2-metyl-benzoic
23
HO
OH
O
OH
OH
OH
Catechin
24
1.3.5 Các hợp chất Ancaloit
Khi nghiên cứu về Abutilon indicum rất nhiều tác giả cũng đã phân lập được
các ancaloit khác nhau như 1-mettetoxycacbonyl, N-feruloyltyrosin [16, 27, 28, 30].
N
N
COOCH
3
H
1-mettoxycacbonyl-cacbonin
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
N
H
OH
OH
HO
O
O
O
N-ferloyltyrosin
26
1.3.6 Các hợp chất khác
Ngoài các lớp chất đã trình bày ở trên, thì trong Từ điển cây thuốc Việt Nam
của Võ Văn Chi và Cây thuốc và động vật làm làm thuốc ở Việt Nam của Đỗ Huy
Bích cùng các tác giả [3, 4] cũng đã ghi nhận được chất Asparagin có trong cây;
Kaushik P cùng các cộng sự nghiên cứu và phân lập được Eudesmol [28], bên
cạnh đó trong cây còn có Vanilin, Scopolein [13].
HO
Eudesmol
25 26
O
HCO
OH
O
Abutilin A
27
O
HO
O
H
CH
3
Vanilin
O
O
HO
H
CO
3
Scopoletin
28 29
NH
2
O
O
HO
2
NH
Asparagin