Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CHĂM SÓC DƯỢC CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.95 KB, 9 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






TIỂU LUẬN
CHĂM SÓC DƯỢC CHO BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG










Hà nội, năm 2010
1

Mục lục
I. Đặt vấn đề 2
II. Bệnh đái tháo đường 3
1. Khái niệm 3
2. Phân loại 3


3. Biến chứng của bệnh 3
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (WHO, 2006) 4
5. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường 4
6. Thuốc điều trị đái tháo đường 4
III. Chăm sóc dược cho bệnh nhân đái tháo đường 5
1. Tư vấn sử dụng Insulin 5
2. Tư vấn về theo dõi điều trị 7
3. Tư vấn về dinh dưỡng 7















2

I. Đặt vấn đề
Bệnh đái tháo đường là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh nội tiết,
là 1 trong những bệnh có tốc độ phát triển nhất thế giới. Đặc biệt là ở những
nước đã và đang phát triển. Đái tháo đường là bệnh mang tính chất xã hội rõ rết
và có xu hướng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ đô

thị hóa nhanh, kèm theo lối sống tĩnh tại, ít vận động.
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ
tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người
tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54.
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)
lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng,
phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh
nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi
30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1%. Nếu không
được phòng chống và cứu chữa kịp thời, bệnh dễ biến chứng, 44% người bệnh
đái tháo đường bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến
chứng mắt.
Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường
và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu
người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân
số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các
nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
Cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi bệnh đái tháo đường và nếu
không điều trị, quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại hậu
quả nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội. Nếu được điều trị và tư vấn tốt,
bệnh nhân có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh.
Công tác chăm sóc dược cho bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò quan
trọng, góp phần điều trị tốt bệnh đái tháo đường và làm giảm gánh nặng y tế do
các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.
3

II. Bệnh đái tháo đường
1. Khái niệm
Là tình trạng rối loạn chuyển hoá glucid mãn tĩnh do thiếu insulin tương

đối (type 2) hoặc tuyệt đối (type 1).
2. Phân loại
- ĐTĐ phụ thuộc insulin (type 1): type 1a, type 1b.
+ Thường< 40 tuổi
+ Thể trạng gầy, hoặc bt
+ Khởi phát nhanh
+ Đường huyết nhạy cảm với những thay đổi nhỏ: chế độ ăn, insulin,
+ Nguyên nhân: tự miễn hay vô căn
- ĐTĐ không phụ thuộc insulin (type 2).
+ Thường> 40 tuổi
+ Béo phì
+ Khởi phát chậm
+ Nguyên nhân: di truyền, kháng insulin, thiếu insulin
- ĐTĐ thai nghén.
- ĐTĐ do các nguyên nhân khác: mắc bệnh di truyền, nội tiết (cushing, u
tuỵ ,), thuốc (hormon, lợi tiểu )
3. Biến chứng của bệnh
- Biến chứng cấp tính.
+ Hôn mê do nhiễm toan ceton
+ Tăng áp lực thẩm thấu
+ Hạ glucose huyết
+ Nhiễm trùng
- Biến chứng mạn tính
+ Biến chứng mạch máu lớn
 Bệnh tim mạch (đau tim)
4

 Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
+ Biến chứng mạch máu lớn
 Bệnh tim mạch (đau tim)

 Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
+ Biến chứng mạch máu nhỏ
 Mắt: bệnh võng mạc tăng sinh, phù gai thị (không tăng dinh)
 Bệnh lý bàn chân
 Bệnh thần kinh do ĐTĐ (viêm đa dây thần kinh, đơn dây thần
kinh, thần kinh tự động)
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (WHO, 2006)
- Glucose huyết lúc đói > 7mmol/l
- Glucose lúc đo thời điểm bất kỳ > 11 mmol/l
5. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường
- Cộng tác giữa BN và BS là rất quan trọng.
- Thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng ngang nhau.
- Tăng cường vận động thể lực, thể dục, thể thao.
- Thực hiện nghiêm túc chỉ định về thuốc và chế độ ăn uống quyết định sự
thành bại của điều trị.
6. Thuốc điều trị đái tháo đường
- Đái tháo đường type 1: Insulin
- Đái tháo đường type 2
+ Thuốc dùng đường uống
 Nhóm kích thích bài tiết insulin (sulfonylurea,meglinid)
 Nhóm tăng tác dụng của insulin tại cơ quan đích (metformin,
thiazolodinedion)
 Nhóm ức chế hấp thu glucose tại ruột: acarbose, miglitol)
- Insulin:
+ Tại sao phải dùng?
5

Bn giảm bài tiết insulin ở tụy do tế bào  của đảo tụy suy giảm
+ Dùng khi nào:
 Dùng thuốc đường uống xuất hiện td phụ: men gan tăng, suy gan,

suy thận
 Thất bại khi dùng sulfonylurea
 Có biến chứng cấp tính, biến chứng mạn tính nặng (bệnh lý thần
kinh, tim mạch, đột quỵ)
III. Chăm sóc dược cho bệnh nhân đái tháo đường
1. Tư vấn sử dụng Insulin
- Cơ chế: Insulin hoạt hóa hệ thống vận chuyển glucose ở màng tế bào ->
glucose đi vào trong TB (cơ, gan, ). Insulin thúc đẩy tiêu thụ glucose và
tăng tổng hợp glycogen ở gan. Insulin làm giảm sự phân hủy lipid, protid
nhưng làm tăng tổng hợp lipid, protid từ gan làm hạ glucose máu.
- Phân loại:
+ Theo màu sắc:
 Màu trong suốt: Insulin nhanh
 Màu trắng đục: Insulin bán chậm, Insulin chậm, Insulin hỗn hợp
+ Theo nguồn gốc: từ động vật (bò, lợn) và từ người
+ Theo tác dụng:
 Nhanh: xuất hiện tác dụng sau tiêm 25-60ph, tối đa trong 2-4h
 Bán chậm: xuất hiện tác dụng sau tiêm 1-2h, tối đa trong 4-10h
 Chậm:xuất hiện tác dụng sau tiêm 3-4h, tối đa trong 14-20h
 Hỗn hợp: insulin nhanh + insulin chậm, Insulin nhanh + Insulin
bán chậm
- Liều Insulin ở ĐTĐ type 1
+ 0,5-1 UI/Kg cân nặng
+ Liều thông thường là 0,6 UI/Kg cân nặng
- Phác đồ điều trị bằng Insulin
+ Phác đồ 1 mũi
6

 Chỉ tiêm 1 lần trong ngày
 Vẫn phối hợp với thuốc viên để điều trị

 Dễ sử dụng
 Hạn chế tăng cân
 Kiểm soát đường huyết sau ăn hạn chế nếu không dùng phối hợp
với các thuốc uống
+ Phác đồ 2 mũi
Đặc điểm:
 Chỉ định cho những bệnh nhân có chế độ ăn và luyện tập ổn định.
 Không phải tiêm quá nhiều lần trong ngày
 Không gây tăng cân quá nhiều
+ Phác đồ 3-4 mũi
+ Đặc điểm:
 Kiểm soát được ĐH trong 24h
 Kiểm soát ĐM tại nhiều thời điểm( đói, sau ăn 2h)
 Giống bài tiết Insulin sinh lý
 Thay đổi được liều tại mỗi thời điểm để đạt mục tiêu điều trị
 Gây tăng cân nhiều
 Phải tiêm nhiều lần trong ngày
- Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của Insulin
+ Loại insulin
+ Nồng độ Insulin
+ Sự tưới máu của tổ chức dưới da.
+ Mức độ nông sâu khi tiêm.
+ Vị trí tiêm.
+ Vận động sau khi tiêm Insulin
+ Quá sản, teo tổ chức mỡ nơi tiêm.
+ Xoa bóp khi tiêm.
- Tai biến khi sử dụng Insulin
7

+ Do người dùng

 Hạ đường huyết do tiêm quá liều insulin, do chậm ăn hay bỏ ăn, do
lao động luyện tập nhiều hơn.
 Tăng đường huyết do ăn quá nhiều hoặc quên dùng insulin.
-> Để tránh hai tai biến này, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều,
đúng giờ, giữ chế độ ăn, lao động luyện tập ổn định.
+ Do bệnh tật mang lại
 Bệnh tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên,
 Nhiễm khuẩn sẽ làm giảm đường huyết,
 Bị sốt cao sẽ làm tăng đường huyết.
-> Nhờ thầy thuốc theo dõi, điều chỉnh liều insulin.
- Một số tương tác bất lợi khi sử dụng Insulin
 Aspirin, sulfamid, thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc huyết áp ức chế
men chuyển, thuốc chống trầm cảm IMAO, thuốc ức chế chức
năng tuyến tụy, làm tăng hiệu lực insulin, gây hạ đường huyết.
 Thuốc ngừa thai, corticoid, hormon tuyến giáp, thuốc trị lao
isoniazid, thuốc chữa rối loạn mỡ máu niacin, các thuốc cường
giao cảm làm giảm hiệu lực của insulin, gây tăng đường huyết.
-> Cần tránh dùng cùng lúc insulin với các thuốc trên, nếu vì điều kiện
đặc biệt cần phải dùng thì báo cáo với thầy thuốc để điều chỉnh liều.

2. Tư vấn về theo dõi điều trị

3. Tư vấn về dinh dưỡng
 Chế độ ăn uống:
+ Bệnh nhân ĐTĐ type 1 cũng như bệnh nhân ĐTĐ nói chung phải tuân
theo chế độ ăn giảm glucid.
8

+ Bệnh nhân ĐTĐ type 1 cũng có nhu cầu năng lượng giống như người
bình thường, tùy theo độ tuổi, công việc và thể trạng. Tỷ lệ các loại thức

ăn được phân bổ 55 – 60% Glucid; 15 – 20% Protid; 30% Lipid.
+ Protein: lượng protein cho một ngày là 0,8g/kg/ngày đối với người lớn.
Trong một số trường hợp như: phẫu thuật, có thai, cho con bú, vận động
viên… nhu cầu protein có thể được tăng thêm.
+ Lipid: tỷ lệ lipid không vượt quá 30% tổng số calo, chất béo không bão
hòa ≤10%.
+ Carbonhydrat chiếm từ 50-55% tổng số năng lượng, kiêng hoặc hạn chế
tối đa các đường hấp thu nhanh như mứt, bánh ngọt, nước ngọt, trái cây
khô…
+ Trong bữa ăn đảm bảo các yếu tố vi lượng, vitamin, nhiều chất xơ.
- Chế độ luyện tập: Bệnh nhân có thế tham gia hầu hết các loại hoạt động
thể dục thể thao nhưng luyện tập phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và sở
thích cá nhân. Chú ý trước khi tập luyện phải đánh giá kiểm soát đường
huyết, có biến chứng kèm theo hay không, tình trạng tim mạch. Nếu
đường huyết <90mg% và >270mg% thì không nên tập thể dục. Không
được tập luyện khi đường huyết > 270mg% và có ceton niệu.

×