KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY
NGỌC VIỆT
NHÓM THỰC HIỆN : 3
GVHD: BÙI THÀNH KHOA
Danh sách thành viên N3
1. Phạm Thị Cẩm Tú
2. Phan Thị Lệ Hằng
3. Lê Thị Ngọc
4. Phạm Ngọc Xuyên
5. Nguyễn Thị Diễm
6. Trần Minh Phong
TP.HCM , Tháng 3 năm 2012
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………… ….4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ………………6
1.1 Khái niệm thương mại điện tử …………………………………………………6
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử………………………7
1.3. An ninh và bảo mật trong thương mại điện tử, những rủi ro có thể gặp phải và
giải pháp……………………………………………………………………… …12
1.4. Thanh toán điện tử……………………………………………………………22
1.5. E-marketing ……………………………………………………………… 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TMDT NGỌC VIỆT………………………………… 26
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thương mại điện tử Ngọc Việt…………… …26
2.2 Phân tích thực trạng ứng dụng TMDT của Ngọc Việt……………………… 28
2.2.1 Giới thiệu về hoạt động TMDT tại Ngọc Việt…………………………… 28
2.2.2 Phân tích website của công ty cổ phần thương mại điện tử Ngọc Việt…… 29
2.2.3 Phân tích quy trình đặt hàng của khách hàng…………………………….…33
2.2.4 Phân tích quy trình thanh toán của doanh nghiệp………………………… 35
2.2.5 Phân tích về E-marketing của doanh nghiệp…………………………….….36
2.26 Phân tích về việc hỗ trợ khách hàng…………………………………… 37
2.2.7 Những đặc điểm nổi bật của website………………………………….…….37
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ……39
3
3.1 Những điểm đạt được và chưa đạt được trong hoạt động thương mại điện tử
của công ty Ngọc Việt……………………………………………………………39
3.1.1 Những điểm đạt được…………………………………………………… 39
3.1.2 Những điểm chưa đạt được……………………………………………….44
3.2 Định hướng trong phát triển thương mại điện tử của công ty Ngọc Việt…….44
3.3 Giải pháp cho hoạt động thương mại điện tử của công ty Ngọc Việt
3.3.1 Những giải pháp…………………………………………………………….46
3.3.2 Kiến nghị và đề xuất cho doanh nghiệp……………………………………49
3.4 Bài học kinh nghiệm và những hạn chế của đề tài……………………………53
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển cùng với những tiến bộ to lớn của công
nghệđặc biệt là “công nghệ thông tin” đã tạo nên bước ngoặc mới cho sự phát triển
của nền kinh tế toàn cầu. Chính từ nền tảngđó một phương thức thương mại mớiđã
phát triển và phát triển một cách nhanh chóngđó là “thương mạiđiện tử”. Thương
mạiđiện tử sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp và con người có thể
thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và
chính xác hơn.
Ngoài ra, thương mại điện tử còn có vai trò quan trọng đối với các doanh
nghiệp. TMĐT giúp quảng bá thông tin cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực
thấp, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng (vì ngày nay thời gian là vàng và không ai
kiên nhẫn chờ đợi thông tin trong nhiều ngày…), tăng doanh thu (vì đối tượng
khách hàng đã không còn bị giới hạn về mọi mặt…) nhưng điều kiện quan trọng để
thương mại điện tử đem lạị doanh thu cho doanh nghiệp của bạn là “chất lượng, giá
cả và dịch vụ phải tốt”, giảm chi phí hoạt động (không cần phải đầu tư nhiều cho
kho chứa hàng, nhân viên…), lợi thế cạnh tranh (khi kinh doanh trên mạng thì ai
sáng tạo và có nét đặc trưng hơn thì sẽ thu hút được khách hàng….).
Tóm lại “thương mại điện tử” thật sự là một cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp Việt Nam.Nhận thức được tầm quan trọng ấy, công ty cổ phần Thương Mại
Điện Tử Ngọc Việt ra đờivà đã đề ra khẩu hiệu là “tâm sáng - tầm cao” cho doanh
nghiệp mình. Chỉ sau 9 tháng hoạt động công ty đã có trên 2000 đại lý với hơn
1000 sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới được quảng bá qua website Vipecom.vn.
Vậy công ty đã ứng dụng hoạt động thương mại điện tử như thế nào để đạt được
những thành tích ấy?
Để tìm hiểu thêm về thương mại điện tử cũng như cách thức mà công ty Cổ
Phần Thương Mại Điện Tử Ngọc Việt đã ứng dụng, nhóm chúng em đã quyết định
chọn “Phân tích hoạt động ứng dụng thương mại điện tử của Công Ty Cổ
Phần Thương Mại Điện Tử Ngọc Việt” làm đề tài tiểu luận cho mình. Chúng em
mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để bài tiểu luận có
thể hoàn chỉnh hơn.
5
2.Tính cấp thiết của đề tài:
Với sự phát triển như vũ bảo của “thương mạiđiện tử” trong xã hội ngày nay
vàđểđápứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Việc tìm hiểu về “thương
mạiđiện tử” là một nhu cầu rất cần thiết cho sinh viên trong việc học cũng như nhu
cầu trong công việc sau này.
Đặc biệt ngày nay công nghệ thông tin là một trong những vấn đề then chốt hàng
đầu để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và “thương mại điện tử” trong tương
lai là một trong những giải pháp hàng đầu cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng.
3.Mục đích nghiên cứu:
Thứ nhất: tìm hiểuđược một số khái niệm về thương mạiđiện tửđể có thể nhận thức
toàn diện hơn về thương mạiđiện tử.
Thứ hai: Tìm hiểu tình hình ứng dụng thương mại điện tử của công ty Ngọc Việt.
Tìm ra những điểm mạnh và yếu từ đó đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: công ty Ngọc Việt, thu thập thông tin qua sách, báo, internet.
Thời gian: 5 tuần
5.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp.
6.Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mởđầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì bố cục củađề tài bao gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mạiđiện tử
Chương 2: Thực trạngứng dụng thương mạiđiện tử tại Công ty Ngọc Việt
Chương 3: Giải pháp phát triển vàđề xuất kiến nghị.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2 Khái niệm thương mại điện tử
Theo nghĩa hẹp: là hoạtđộng thương mạiđối với hàng hoá và dịch vụ thông qua các
phương tiệnđiện tử và mạng Internet.
Theo nghĩa rộng: là toàn bộ hoạtđộng thương mại và cá hoạtđộng liên quan được
thực hiện một phần hay toàn phần thông qua các phương tiệnđiện tử và Internet.
Hay thương mạiđiện tử là việcứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và
truyền thông vào các hoạtđộng quản lý và kinh doanh.
-Một số khái niệm khác về thương mại điện tử:
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): “Thương mạiđiện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bánhàng và phân phối sản phẩmđược mua bán và thanh toán trên
mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao
nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á_Thái Bình
Dương (APEC): “Thương mạiđiện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.
Theo Ủy ban Châu Âu: “Thương mạiđiện tửđược hiểu là việc thực hiện hoạtđộng
kinh doanh qua các phương tiệnđiện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền
dữliệuđiện tử dưới dạng text, âm thanh và hìnhảnh”.
-Vai trò của thương mại điện tử:
Giúp cho các doanh nghiệp nắmđược thông tin phong phú về thị trường vàđối tác.
Giảm chi phí sản xuất.
Giúp người tiêu dùng tiết kiệmđược thời gian.
Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm giảmđáng kể
thời gian và chi phí giao dịch.
7
Thiết lập và cũng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình
thương mại
Tạođiều kiện tiếp cận nền kinh tế số hoálà xu thế phát triển tất yếu của nền kinh
tế toàn cầu hiện nay.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử:
Mạng thương mại điện tử thật sự ra đời đầu tiên vào năm 1940 khi 15 người bán
hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đường điện báo những đơn
hàng đặt mua từ ngoại thành. Những tổ hợp điện báo giao nhận của những người
bán hoa nói trên ngày nay là công ty FTD Inc…
Tuy nhiên hệ thống thương mại điện tử được kết hợp với máy tính một yêu cầu
quan trọng là cần có những tài liệu kinh doanh đã được chuẩn hóa để các máy tính
ở mỗi đầu dây đều có thể hiểu được nhau. Cội nguồn của loại hình thương mại
điện tử này cũng bắt đầu rất sớm từ năm 1948 khi Liên Bang Xô Viết kiểm soát
Đông Đức cắt đức đường thủy, đường sắt, đường bộ giữa Tây Đức và Berlin phần
lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát.
Để giải quyết vấn đề đó một sĩ quan quân đội Mỹ Edward A. Guilbert và các chiến
sĩ hậu cần khác đã phát triển ra một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền bằng
telex máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại.
Thương mại điện tử - con đường hình thành và phát triển Guilbert đã không quên
giá trị của những kê khai chuẩn. Đầu những năm 1960 trong khi đang làm việc tại
công ty Du Pont ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử
đểthông tin hàng hóa giữa công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical
Leahman Tank Lines. 1965 hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một
hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu cho hãng vận chuyển Atlantic
những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau đó có
thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính.
Đến năm 1968 rất nhiều công ty vận chuyển đường sắt, hàng không, đường bộ và
vận chuyển đường biểnđã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do Uỷ
ban phối hợp truyền dữ liệu (Transportation Data Coordnating Committee –
TDCC) của Mỹ khởi xướng năm 1975 TCCD sản xuất bản tài tiệu tả kỹ thuật trao
đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình.
8
Tóm lại quá trình phát triển của thương mại điện tử gồm:
-1965 hãng vận chuyển Steamship Line những bản kê khai hàng dưới dạng những
tin nhắn qua telex và được tự động chuyển thành dữ liệu trong máy tính.
-1968 Uỷ ban phân phối truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn kê khai
hàng hóa cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường thủy và
đường sắt.
-1969 chính phủ Mỹ sử dụng Internet trong các cơ quan chính phủ, các viện nghiên
cứu và trong các ngành khoa học.
-1970 có sự thay đổiđáng kể trong công nghệ:
Electronic funds transfer (EFT): khối lượng tiền trong các quỹ tài chínhđược thực
hiện một cáchđiện tử từ tổ chức này tới tổ chức khác công nghệđượcứng
dụngđầu tiên.
Electronic data interchange (EDI): thực hiện chuyểnđổi tài liệu bằng phương
phápđiện tử.
Inter_organizational system (IOS): hệ thốngđặt chỗ du lịch và kho hàng điện tử.
-1977 ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử nghiệm.
-1982 GM và Ford yêu cầu những đại lí cung cấp sử dụng EDI.
-1990s Internet được thương mại hoá và hàng loạt các công ty “.com” ra đời. Hầu
hết các công ty lớn và vừađều cóWebsite và hầu hết các công ty lớn của Mỹđều có
cổng giao tiếpđiện tử.
-1991 Mỹ bãi bỏ những hạn chế về thương mại sử dụng Internet.
-1995 Amazon.com do Jeff Bezos thành lập, khai trương của hàng bán sách và âm
nhạc trực tuyến.
-1999 American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích hợp thanh toán
trên mạng và vi tính trực tuyến và đánh dấu thương mạiđiện tử chuyển từ B2C tơi
B2B mang lại doanh thu lớn nhất cho thương mạiđiện tử.
9
-2003: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ ( Ford, GM, Daimler Chrysler) thiết
lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint.
-2010 chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn (ebXML là phiên bản mới nhất của
XML).
-Các phương tiện được sử dụng trong thương mại điện tử:
Máyđiện thoại, máy fax, truyền hình
Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toánđiện tử.
Các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet)
Mạng toàn cầu Internet. Công cụ Internet vàWebsite ngày càng phổ biến giao dịch
thương mạiđiện tử với nước ngoài hầu nhưđiều qua Internet, các mạng nội bộ và
ngoại bộ nay cũng thường sử dụng Internet.
-Các hình thức hoạt động chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử:
Thưđiện tử (email); thanh toánđiện tử (electronic payment)
Trao đổi dữ liệuđiện tử (electronic data interchange_EDI)
Giao gửi số hoá các dữ liệu (digital delivery of content) tức việc mua bán, trao đổi
các sản phẩm mà người ta cần nội dụng (chính nội dung là hang hoá), mà hkông
cần tới vật mang hàng hoá.
Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods)
Trong các hình thức trên thì việc “trao đổi dữ liệuđiện tử” (các dạng dữ liệu có
cấu trúc) là hình thức chủ yếu.
-Các hình thức giao tiếp trong thương mại điện tử:
Người và người (qua điện thoại, thưđiện tử, fax)
Người với máy tínhđiện tử (qua các biểu mẫuđiện tử, qua Website)
Máy tínhđiện tử với người (qua fax, thưđiện tử)
10
Máy tínhđiện tử với máy tínhđiện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông
minh, mã vạch).
-Cách thức giao dịch thương mại điện tử:
Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng
Giữa các doanh nghiệp với nhau
Giữa doanh nghiệp với chính phủ
Giữa người tiêu thụ với chính phủ
Giữa các cơ quan chính phủ
Giữa con người với con người thong qua công cụ máy tính.
Trong các giao dịch nói trên thì giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là
quan hệ chủ yếu.
-Các tiêu chuẫn kỹ thuật của thương mại điện tử:
eBXML_XML: cho quy trình kinh doanh điện tử
XBEL_XML: dùng cho kế toán
BMECat_XML: dùng trong trao đổi dữ liệu danh mục hàng hoá, thông tin giá cả.
WClass: hệ thống nhóm hàng hoá của công nghiệpđiện
UNSPSC: tiêu chuẫn phân loại hàng hoá
Shopinfo.xml: cung cấp dữ liệu sản phẩm và cửa hàng.
-Các loại thị trường thương mại điện tử:
Tuỳ thuộc vàođối tác kinh doanh mà người ta gọiđó là thị trường B2B, B2C, C2B
hay C2C.
Thị trường mở: là thị trường mà tất cả mọi người có thểđăng ký và tham gia.
Thị trường đóng: là thị trường mà tạiđó chỉ có một số thành viên nhấtđịnhđược
mời hay cho phép tham gia.
11
Thị trường ngang: là thị trường tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ
nhấtđịnh.
Thị trường dọc: là thị trường mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của
một ngành duy nhất hay một nhóm người dung duy nhất.
-Thương mại điện tử được phân loại dựa vào tính cách của người tham gia:
Người tiêu dùng:
C2C (Consumer to Consumer): người tiêudùng với người tiêu dùng.
C2B (Consumer to Business): người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer to Government): người tiêu dùng với chính phủ.
Doanh nghiệp:
B2C (Business to Consumer): doanh nghiệp với người tiêu dùng.
B2B (Business to Business): doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business to Government): doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business to Employee): doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ:
G2C (Government to Consumer): chính phủ và người tiêu dùng
G2B (Government to Business): chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government to Government): chính phủ với chính phủ.
1.2. Khái niệm cơ bản về internet
Internet còn gọi là Nét: là một ma trận các máy tính liên kết với nhau trên toàn cầu
nhằm mục đích trao đổi thông tin với nhau.
12
Internet là một hệ thống các mạng thông tin máy tính được liên kết thông tin với
nhau trên phạm vi toàn thế giới theo giao thức TCP/IP thông qua toàn hệ thống
kênh viễn thông.
Internet là mạng toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu
máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông.
1.3. An ninh và bảo mật trong thương mại điện tử, những rủi ro có thể gặp phải và
giải pháp
1.3.1. An ninh và bảo mật trong thương mại điện tử
Hiện nay vấn đề Bảo mật và an toàn thông tin trong TMĐT đã và đang được
áp dụng phổ biến và rộng rãi ở Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. Vì thế vấn đề
Bảo mật và an toàn đang được nhiều người tập trung nghiên cứu và tìm mọi giải
pháp để đảm bảo Bảo mật và an toàn cho các hệ thống thôngtin trên mạng. Tuy
nhiên cũng cần phải hiểu rằng không có một hệ thống thông tin nào được bảo mật
100%, bất kỳ một hệ thống thông tin nào cũng có những lỗ hổng về bảo mật và an
toàn mà chưa được phát hiện ra. Vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trong TMĐT
phải đảm bảo bốn yêu cầu sau đây:
Đảm bảo tin cậy : Các nội dung thông tin không bị theo dõi hoặc sao chép bởi
những thực thể không được uỷ thác.
Đảm bảo toàn vẹn : Các nội dung thông tin không bị thay đổi bởi những thực thể
không được uỷ thác.
Sự chứng minh xác thực : Không ai có thể tự trá hình như là bên hợp pháp trong
quá trình trao đổi thông tin.
13
Không thể thoái thác trách nhiệm : người gửi tin không thể thoái thác về những sự
việc và những nội dung thông tin thực tế đã gửi đi
• Một số giao thức bảo mật ứng dụng trong TMĐT
-Cơ chế bảo mật SSL.
SSL là một chương trình an toàn cho việc truyền thông web. Chương trình này
bảo vệ các kênh thông tin trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và các
trình duyệt web thay vì phải bảo vệ từng mẫu tin. SSL là giao thức web dùng để
thiết lập bảo mật giữa máy chủ và khách.
-Cơ chế bảo mật SET
Được thiết kế đặc biệt để bảo vệ cá giao dịch thanh toán trong TMĐT_SET sử
dụng các chứng thực điện tử để xác thực mỗi bên tham gia trong một giao dịch
thương mại điện tử bao gồm người mua, người bán, và ngân hàng của người
bán trong quá trình giao dịch người bán hàng không thể trực tiếp xem được
thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng và các thông in không được lưu trữ
trên máy chủ của người bán.
• An toàn đối với hệ thống mạng
-Bức tường lửa: Trong kho chứa vũ khí bảo mật, Bức tường lửa là một trong những
công cụ quan trọng nhất. Nó kết hợp phần cứng và phần mềm, là hàng rào giữa tài
nguyên Internet của công ty với thế giới bên ngoài. Công nghệ có hai hình thức cơ
bản: phần mềm cài đặt vào server Internet, hoặc một "ngăn" độc lập trước server
Internet và bảo vệ cho mạng nội bộ trước thế giới bên ngoài. Theo các chuyên gia,
một Bức tường lửa chỉ gồm phần mềm cũng đủ đảm bảo an toàn cho dự án TMĐT
cỡ nhỏ, kiểu một Web site hiện đại, còn loại "ngăn" thì có thể bảo toàn dữ liệu cho
qui mô xí nghiệp.
14
Bức tường lửa tiêu biểu gồm hai thành phần chính: cổng và van. Cổng cho phép
dữ liệu lưu thông giữa hai mạng thông tin, còn van thì ngăn các gói dữ liệu ra vào
không đúng cổng. Nói cách khác, bất kỳ gói dữ liệu nào không có địa chỉ nguồn
hay địa chỉ đến thì đều bị khóa lại ở Bức tường lửa. Van cũng có thể được thiết lập
để khóa lại trước những gói dữ liệu đặc biệt nào đó, chẳng hạn dữ liệu của một tay
hacker đang cố xâm nhập vào hệ thống. Cổng thường do máy tính đảm nhiệm, còn
van thì có thể là một router thông minh đặt giữa cổng và mạng bên ngoài.
-Phòng chóng virus
-Sử dụng password mạnh
-An ninh nguồn nhân lực
-Trang thiết bị an ninh manh: kiểm soát việc ra vào trụ sở làm việc
1.3.2. Rủi ro có thể gặp phải trong thương mai điện và giải pháp
Thực tiễn cho thấy những rủi ro thường gặp nhất trong thương mại điện tử đó là
sự xâm nhập của các tin tặc, sự nguy hiểm của các dạng virus máy tính, tình trạng
bị chặn thông tin về thẻ tín dụng. Tuy nhiên, trình độ công nghệ cao có thể giải
quyết được những vấn đề này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động thương
mại điện tử cũng còn khá nhiều rủi ro khác. Có thể chia thành các nhóm rủi ro như
sau:
• Nhóm rủi ro về số liệu
• Nhóm rủi ro về công nghệ
• Nhóm rủi ro về thủ tục qui trình giao dịch của công ty
15
• Nhóm rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghiệp
Nhóm rủi ro về dữ liệu
Dữ liệu lưu trữ (website thong tin thẻ tín dụng)
Người bán đã thay đổi website, cơ sở dữ liệu, nhận được đơn hang giả mạo
Người mua: thông tin cá nhân, nhận email giả tạo
Rủi ro thông tin bắt nguồn từ những thông tin được công bố và chứa đựng trong
các website có liên quan đến hoạt động thông tin, bị đánh cắp thông tin hoặc những
khó khăn trong quản lý thông tin.
Nhóm rủi ro về công nghệ
Rủi ro xảy ra do bị tấn công bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, các hình
thức tấn công chủ yếu:
• Spam : là các thư điện tử vô bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi
một cách vô tội vạ và nơi nhận là một danh sách rất dài gửi từ các cá nhân
hay các nhóm người và chất lượng của loại thư này thường thấp. Đôi khi, nó
dẫn dụ người nhẹ dạ, tìm cách đọc số thẻ tín dụng và các tin tức cá nhân của
họ.
• Virus: Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1983, nó có khả năng tự nhân tỏa
Mức độ nghiêm trọng của virus dao động khác nhau tùy vào chủ ý của người
viết ra virus. Ít nhất virus cũng chiếm tài nguyên trong máy tính làm cho tốc độ
xử lý chậm đi.
16
Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình
muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho
một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng, hoặc
gây ra những trò đùa khó chịu.
Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các
trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa
phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín
dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành
động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus. Những virus mới được viết
trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối
máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp
các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc
đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho
người phát tán virus.v
• Worm (sâu máy tính): khác với virus ở chỗ sâu máy tính không thâm
nhập vào file mà là hệ thống
Là các chương trình cũng có khả năng tự nhân bản tự tìm cách lan truyền
qua hệ thống mạng (thường là qua hệ thống thư điện tử). Điểm cần lưu ý ở đây,
ngoài tác hại thẳng lên máy bị nhiễm, nhiệm vụ chính của worm là phá các
mạng (network) thông tin, làm giảm khả năng hoạt động hay ngay cả hủy hoại
các mạng này. Nhiều nhà phân tích cho rằng worm khác với virus, họ nhấn
mạnh vào đặc tính phá hoại mạng nhưng ở đây worm được là một loại virus đặc
biệt.
• Trojan: đặt tên theo truyền thuyết con ngựa.
17
Là một chương trình nguy hiểm được dùng để thâm nhập vào máy tính mà người
sử dụng máy tính không hay biết.
Không giống như virus hay worm, Trojan không thể tự nhân bản
Các kiểu gây hại rất nhiều điển hình bao gồm:
• Xoá hay viết lại các dữ liệu trên máy tính
• Làm hỏng chức năng của các tệp
• Lây nhiễm các phần mềm ác tính khác như là virus
• Cài đặt mạng để máy có thể bị điều khiển bởi máy khác hay dùng máy
nhiễm để gửi thư
• Đọc lén các thông tin cần thiết và gửi báo cáo đến nơi khác
• Ăn cắp thông tin như là mật khẩu và số thẻ tín dụng
• Đọc các chi tiết tài khoản ngân hàng và dùng vào các mục tiêu phạm tội
• Cài đặt lén các phần mềm chưa được cho phép
• Phishing : tác hại là đánh cắp thong tin của khách hang
Hình thức tấn công đó là tạo ra website giống như website thật. sau đó gởi email
khuyến cáo khách hàng nên truy cập vào thông tin. Nếu khách hàng truy cập vào
sthì đó chỉ là website giả dẫn đến khách hàng bị mất thông tin ngay.
• Rủi ro về công nghệ: các hình thức tấn công chủ yếu như: khước từ dịch
vụ (dos, đó), kẻ trộm trên mạng (sniffer)
18
Dos : denial-of-service. Tấn công bằng cách sử dụng những giao thông vô ích làm
tràn ngập dẫn đến tắc ngẽn mạng truyền thông
Ddos: distributed denial-of-service: sử dụng số lượng lớn các máy tính tấn công
vào mạng từ nhiều điểm khác nhau, gây nên sự quá tải về khả năng cung cấp dịch
vụ
Sniffer: kẻ trộm trên mạng (sniffer) là một dạng của chương trình theo dõi nghe
trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng . ngoài ra nó còn lấy cắp thông
tin có giá trị như thư điện tử, dữ liệu kinh doanh của các doanh nghiệp, các báo cáo
mật… từ bất cứ nơi nào trên mạng
• Nhóm rủi ro về thủ tục qui trình giao dịch của công ty
Có một số rủi ro như: Do không kiểm tra kỹ đối tác, do thiếu kỹ năng ký hợp đồng,
rủi ro không nhận hàng hoặc không thaanh toán.
• Nhóm rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghiệp
Về hiệu lực pháp lý của giao dịch điện tử : trên qui mô quốc tế, các nước đối tác có
thừa nhận giao dịch điện tử
Về tiêu chuẩn công nghệ: chưa tiêu chuẩn hóa trong một lĩnh vực của TMĐT
Các giải pháp tránh những rủi ro trong thương mại điện tử
Bảo mật trong giao dịch
Trong giao dịch thương mại nói chung, và giao dịch thương mại điện tử nói riêng,
việc bảo đảm tuyệt đối sự bí mật của giao dịch luôn phải được đặt lên hàng đầu.
19
Bằng không, doanh nghiệp có thể gặp những nguy cơ như nghe trộm, giả mạo,
mạo danh hay chối cãi nguồn gốc…
Để đảm bảo sự bí mật trong giao dịch, người ta thường dùng những biện pháp sau:
o Mã hoá dữ liệu
- Mã hoá khoá bí mật (Secret key Crytography): Mã hoá khoá bí mật hay còn gọi là
mã hoá đối xứng, nghĩa là dùng một khoá cho cả hai quá trình “mã hoá” và “giải
mã”. Khoá này phải được giữ bí mật.
- Mã hoá công khai (Public key Crytography): Mã hoá công khai hay còn gọi là mã
hoá không đối xứng. Phương pháp này người ta sử dụng hai khoá khác nhau, khoá
công khai (Public key) và khoá bí mật (Private key). Khoá công khai được công
bố, khoá bí mật được giữ kín.
o Chữ ký điện tử
Sử dụng chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và không bị sửa đổi
bởi người khác của dữ liệu trong giao dịch. Chữ ký điện tử là một công cụ bảo mật
an toàn nhất hiện nay. Nó là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác giả của
thông điệp mà không phải là một ai khác.
Không những thế, khi chữ ký điện tử được gắn với một thông điệp điện tử thì đảm
bảo rằng thông tin trên đường chuyển đi sẽ không bị thay đổi bởi bất kỳ một người
nào ngoài người ký ban đầu. Mọi sự thay đổi dù nhỏ nhất sẽ đều bị phát hiện một
cách dễ dàng.
20
Chữ ký điện tử có thể là chữ ký tự đánh từ bàn phím, một bản quét của chữ viết
tay; một âm thanh, biểu tượng; một thông điệp được mã hoá hay dấu vân tay, giọng
nói…
o Phong bì số (Digital Envelope)
Tạo lập một phong bì số là một quá trình mã hoá một chìa khoá bí mật (chìa khoá
DES) bằng khoá công khai của người nhận. Chìa khoá bí mật này được dùng để
mã hoá toàn bộ thông tin mà người gửi muốn gửi cho người nhận và phải được
chuyển cho người nhận để người nhận dùng giải mã những thông tin.
o Cơ quan chứng thực (Certificate Authority- CA)
Cơ quan chứng thực là một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò là người
thứ 3 đáng tin cậy trong thương mại điện tử để xác định nhân thân của người sử
dụng khoá công khai. Sự xác nhận của CA về chữ ký điện tử, về lai lịch của người
ký, thông điệp của người ký và tính toàn vẹn của nó là rất quan trọng trong giao
dịch điện tử.
Cơ quan chứng thực có vai trò quan trọng, bởi trong thương mại điện tử, các bên
tham gia không gặp mặt trực tiếp nhau và đôi khi không quen biết nhau nên rất cần
có sự đảm bảo của người thứ 3.
Hệ thống bảo mật hiện nay đảm bảo độ an toàn rất cao, gần như là tuyệt đối, song
việc thực hiện phụ thuộc vào trình độ cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng tin học
của các bên.
Kiểm tra tính đúng đắn và chân thực của thông tin trong giao dịch
21
Mặc dù đã sử dụng những biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tin trong giao dịch,
song khi nhận được các thông tin người sử dụng vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn,
chân thật của thông tin.
Giao dịch trên mạng là loại hình giao dịch không biên giới có tính chất toàn cầu.
Các bên giao dịch không gặp nhau, thậm chí không hề quen biết nhau, và đây cũng
chính là cơ hội để cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện mục đích của mình.
Vì vậy, việc kiểm tra tính đúng đắn và chân thật của thông tin trong giao dịch cần
phải được thực hiện thường xuyên để phòng tránh những rủi ro như thông tin gây
nhiễu, giả mạo hay lừa đảo. Các biện pháp kiểm tra cần tuỳ theo tình huống cụ thể
mà áp dụng. Có thể dùng các phương pháp kỹ thuật hoặc phương pháp điều tra
mang tính xã hội…
Lưu trữ dữ liệu nhiều nơi với nhiều hình thức
Để đề phòng những rủi ro hiểm hoạ do thiên tai, sự cố bất ngờ hay những hành
động chiến tranh, khủng bố… thì việc lưu trữ dữ liệu trong thương mại điện tử ở
nhiều nơi với nhiều hình thức là việc làm rất có ý nghĩa. Việc làm này tạo sự an
toàn và liên tục trong hoạt động kinh doanh trên mạng.
Cài đặt các phần mềm chống Virus tấn công
Virus luôn là hiểm hoạ đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng. Sự phá
hoại của virus là không thể lường hết được.
Virus máy tính là những đoạn mã được lập trình ra, do sự vô ý hay bất cẩn của
người sử dụng mà virus được cài vào hệ thống. Khi đã được cài đặt vào hệ thống,
nó sẽ tiến hành phá huỷ, đảo lộn toàn bộ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp được lưu
trữ trong máy tính hay ăn cắp những thông tin và chuyển những thông tin đó cho
22
người gửi virus… Virus máy tính có độ phát tán nhanh và ảnh hưởng trong một
phạm vi rộng. Các virút có cấu tạo ngày càng phức tạp và sự phá hoại ngày càng
lớn với mức độ nghiêm trọng.
Vì vậy để chống sự tấn công của virus máy tính các doanh nghiệp kinh doanh trên
mạng cần cài đặt những phần mềm chống virus có hiệu quả và thường xuyên cập
nhật để chống những virus mới.
Tham gia bảo hiểm
Các biện pháp nêu trên đều là những biện pháp cần thiết để phòng tránh những rủi
ro bất trắc trong thương mại điện tử. Song cho dù có áp dụng biện pháp nào đi
chăng nữa cũng không thể đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối bởi có rất nhiều rủi
ro mang tính khách quan. Rủi ro có thể xảy ra hoặc không, lúc này hay lúc khác,
mang lại tai hoạ lớn, vừa hay nhỏ… con người đều hoàn toàn không lường trước
được.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình giao dịch trên mạng, ngoài áp dụng
các biện pháp nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh nên tham gia bảo hiểm các
rủi ro trong kinh doanh trên mạng. Hiện nay, một số công ty bảo hiểm nước ngoài
đã tung ra thị trường một loại dịch vụ bảo hiểm mới là “Bảo hiểm Internet –
Internet insurance” cũng ở ngay trên mạng Internet.
1.4. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường
internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến
hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền,
23
Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các
siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy
chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.
1.5. E-marketing
Tiếp thị điện tử (e-marketing): là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng
của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay
dịch vụ đến thị trường tiêu thụ
Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng
của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay
dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.
Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi
trường kinh doanh truyền thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm –
Giá thành - Xúc tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ.
E-marketing là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời
chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến
người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.
Các hình thức của E-marketing:
• E-mail marketing: e-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng. Chi
phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại.
Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến mười ngàn người khác
nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để không
quấy rầy khách hàng như các spam, e-mail marketing nên xác nhận yêu cầu
được cung cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách hàng. Nếu không, các
24
thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị cho vào thùng rác. Để tránh điều này,
mọi thông tin do doanh nghiệp gởi đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với
khách hàng.
• Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản
phẩm ( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ) được hiển thị 24, 365,
sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản
phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo
dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng
nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Ví dụ, áp dụng chương trình khuyến mãi
miễn phí địa chỉ e-mail, hộp thư, server, dung lượng hoặc không gian web.
Mặt khác, website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng,
dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố
an toàn, độ tin cậy và tiện dụng. Hoạt động mua bán phải rõ ràng, dễ dàng, ,
kiểm tra dễ dàng số lượng hàng hóa mua được, sử dụng thẻ điện tử để thanh
toán. Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một website tiếp
thị.
E-marketing: là sự sẵn sàng của lượng lớn thông tin. Người tiêu dùng có
thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi.
Doanh nghiệp sử dụng e-makerting có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi
phí thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên bán hàng, E-marketing còn giúp
doanh nghiệp tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu.
Ngoài ra, so sánh với các phương tiện khác như in ấn, báo đài, truyền hình, e-
marketing có lơi thế rất lớn về chi phí thấp.
Tuy nhiên, E-marketing vẫn có một số hạn chế. Thứ nhất, về phương diện kỹ
thuật, E-marketing đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không
25