Bánh tiêu - món quà vặt giản dị từ
miền Nam
Món bánh tiêu tuy giản dị, thậm chí còn chẳng có nhân như nhiều loại
bánh khác mà vẫn có sức thu hút lạ lùng bởi lớp vỏ giòn, dai mà xốp với
những hạt vừng thơm ngon.
Nguyên liệu:
160ml nước ấm
(b
ạn có thể cho ly
nước lạnh vào lò
vi sóng quay 15
giây, hoặc pha
100ml nước lạnh
với 60ml nước
sôi, lúc nào sờ
tay vào nước ấm
vừa là được)
70gr đường
7gr men khô làm
bánh mỳ (bạn có
thể mua men ở
siêu thị hay tại
các quầy bán gia
vị ở chợ hoặc tại
các lò bán bánh
mỳ)
7gr bột nổi (mua
tại chợ trong các
quầy bán gia vị)
5gr muối
250gr bột mỳ
20gr vừng trắng
Dầu để chiên.
Bước 1:
Trộn bột
mỳ,đường (để
dành lại 1 muỗng
cà phê để hòa
cùng men), mu
ối,
bột nổi vào nhau
được hỗn hợp A.
Nước ấm (lưu ý
nước ấm nếu
nước lạnh hoặc
nước nóng quá
men s
ẽ không nở)
hòa tan với 1
muỗng cà phê
đường, rắc đều
men lên bề mặt
rồi để yên 10
phút cho men tan.
Bước 2:
Sau 10 phút bạn
trộn hỗn hợp A
vào hỗn hợp
nước - men.
Dùng muỗng lớn
trộn hỗn hợp bột
và nước quyện
đều. Tùy theo
mức độ hút nước
của mỗi loại bột
mà bạn thêm
nước hay thêm
bột cho phù hợp.
Cho bột ra bàn
nhồi, nhớ rắc bột
áo vì hỗn hợp lúc
này sẽ rất ướt;
bạn cũng có thể
thêm bột nếu bột
ướt, dùng l
ực của
hai bàn tay nhồi
đều, vừa nhồi
vừa đập. Lấy tay
thoa đều cho bề
mặt bột được
bóng.
Nh
ồi bột từ 8 đến
15 phút, nhồi
càng lâu thì bột
càng dai, bánh
càng ngon. Nếu
bạn có máy làm
bánh mỳ thì
bạn có thể bỏ
bột vào máy cho
máy nhồi.
Thoa chút xíu
dầu ăn vào thố,
cho bột vào rồi
bọc kín bằng
màng bọc thực
phẩm, ủ bột nơi
kín gió khoảng 2
giờ đồng hồ nếu
mùa lạnh và 1
giờ đồng hồ nếu
mùa nóng, đến
khi bột nở gấp
đôi là được.
Bước 3:
Lấy ra đập bột
cho hết bọt khí,
dùng tay vo bột
thành hình thon
dài.
Dùng dao bén
hay dùng kéo cắt
bột thành từng
phần nhỏ đều
nhau.
Cán bột thành hình tròn.
Ở công
đoạn này bạn có thể cho bé làm
cùng, bé sẽ rất thích thú đấy!
Lăn bột qua vừng, dùng đồ cán
bột để cán đều vừng khắp bề
mặt bột là được. Bạn không nên
cán bánh quá mỏng hay quá d
ày
nhé!
Làm cho đến hết bột và v
ừng rồi
để từng miếng bột ra mâm hay
đĩa lớn có rắc ít bột áo chống
dính.
Bước 4:
Làm nóng chảo sâu lòng trên
bếp rồi đổ nhiều dầu ăn vào.
Bạn có thể dùng nồi nhỏ để
chiên cho tiết kiệm dầu.
Khi dầu thật nóng bạn mới thả
bánh vào chiên, chiên bánh
cũng là một công đoạn quyết
định bánh có nở hay không nên
bạn lưu ý công đoạn chiên này
nhé - lửa luôn luôn giữ ổn định,
không bật to lên và cũng không
chiên nhiều bánh trong 1 lần,
việc này sẽ khiến nhiệt độ của
dầu ăn bị tăng quá cao hoặc
giảm nhiều. Chiếc bánh đầu ti
ên
sẽ không nở bằng những chiếc
tiếp theo vì dầu chưa nóng đều.
Khi bánh nở vàng đều mặt thì
bạn dùng đũa lật mặt còn
lại chiên tiếp. Tốt nhất bạn nên
chiên từng chiếc một để dễ lật
bánh, lúc chiên nên để lửa vừa,
không nóng quá bánh sẽ dễ
cháy.
Bánh vàng bạn vớt bánh ra đĩa
có lót giấy thấm dầu là xong!
Ở miền Bắc thì có lẽ món bánh tiêu chưa được phổ biến lắm, tuy nhiên ở
miền Nam có lẽ ai cũng từng ít nhất một lần trong đời học trò đã ăn qua.
Mùa mưa trời lạnh lạnh ngồi bên cạnh chảo dầu chiên, bánh vớt ra cái nào là
hết cái đó.
Ký ức của mình về món bánh tiêu là mỗi lần tan trường khi mùa mưa kéo về
là cả nhóm bạn rủ nhau đi ăn quà vặt, chỉ là quán cóc ven đường bé xíu
nguyên cả nhóm người chen chúc nhau, từng cái bánh tiêu vừa được cô bán
hàng vớt ra khỏi chảo là bạn này giành, bạn kia kéo, nóng hổi chưa kịp
nguội đã hết vèo.
Giờ đây tất cả những bạn học cùng mình đều đã trưởng thành, lập gia đình,
có con; nhưng những kỷ niệm thời học trò với những món quà vặt bên lề
đường dường như luôn đi theo chúng mình, để một lần gặp nhau đều nhớ lại
một tuổi học trò thật trong sáng, hồn nhiên.
Món bánh tiêu thật giản dị, thậm chí chẳng có nhân như phần lớn các loại
bánh khác mà sao vẫn thơm ngon lạ lùng. Mỗi chiếc bánh vừa dai lại vừa
xốp với lớp vỏ thơm mùi những hạt vừng bé li ti, dù được chiên ngập dầu
mà không hề khiến bạn bị ngán, cứ muốn nhón hết chiếc nọ đến chiếc kia
mà không thể dừng lại.
Nếu chưa từng thử qua món bánh tiêu, mùa đông năm nay bạn đừng bỏ qua
nó nhé! Chắc chắn bạn sẽ rất thích món bánh này đấy!