Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp chọn lọc đối với đậu tương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.74 KB, 4 trang )

Phương pháp chọn lọc đối với đậu tương
Về cơ bản các phương pháp chọn lọc đối với cây đậu
tương được sử dụng
tương tự như các cây tự thụ phấn khác. Tuy nhiên các
phương pháp hay dùng cho
các thế hệ lai hữu tính là: phương pháp chọn lọc 1 hạt
(Single – Seed descent),
phương pháp chọn lọc phả hệ (Pedigree). Chọn lọc
đối với các giống địa phương,
quần thể tự nhiên, các giống mới đã phát triển trong
sản xuất để duy trì quần thể. Có
thể sử dụng phương pháp chọn lọc hỗn hợp hoặc
chọn lọc cá thể một lần hay nhiều
lần.
Trong phương pháp phả hệ (Pedigree) ở thế hệ F2
đơn vị đánh giá là từng cây,
sau khi đánh giá, chọn lọc phải thu hoạch, bảo quản
riêng. Thế hệ F3 nếu có các
dòng thể hiện, khả năng chống đổ và chống bệnh tốt
có thể thu hoạch cả dòng. Thế
hệ F4 đơn vị chọn lọc là dòng, các dòng tốt được thu
hoạch và bảo quản riêng, loại
bỏ các dòng xấu. Thế hệ F5, sơ bộ đánh giá các dòng
tốt, có thể bố trí 2 – 3 lần
nhắc lại, diện tích ô từ 2 – 3m2, có đối chứng để chọn
ra các dòng triển vọng. So
sánh các dòng tốt đã chọn ở F5. Thí nghiệm ở 4 lần
nhắc lại, diện tích ô từ 5 –
10m2. Các chỉ tiêu nông sinh học được đánh giá đầy
đủ. Thí nghiệm được lặp lại 2
– 3 vụ, nhằm chọn ra dòng tốt nhất đưa đi khảo


nghiệm giống Nhà nước.
Đối với phương pháp chọn lọc 1 hạt chú ý ở thế hệ
F2 vào thời kì chín ngọn
ngẫu nhiên ở tất cả các cây, mỗi cây 1 quả 3 hạt
(trường hợp cây không có quả 3
hạt, có thể ngẫu nhiên 2 quả, loại bỏ bớt số hạt, chỉ
giữ lại 1 mẫu 3 hạt).
Ưu điểm của phương pháp 1 hạt: giảm bớt được diện
tích gieo trồng và giảm
khối lượng công việc mà vẫn giữ được các biến dị di
truyền.
Nhược điểm: có thể bỏ sót một số kiểu gen tốt trong
quá trình chọn lọc, nếu
như một mẫu hạt nào đó bị chết đi trong các thế hệ
đầu. Ngược lại có những kiểu
14
gen không mong muốn nhưng vẫn giữ lại thế hệ F4
hoặc F6, đáng lẽ phải loại từ thế
hệ F2. Thời gian chọn tạo giống lâu, phải chờ đến F6.
Ngoài các phương pháp cơ bản đã trình bày ở trên.
Vấn đề ưu thế lai ở cây đậu
tương cũng được một số tác giả nêu ra, nhờ phát hiện
ra hiện tượng bất dục đực ở
cây đậu tương do 1 cặp gen lặn ms1s1. Song vấn đề
sản xuất hạt lai để phát triển các
giống đậu tương ưu thế lai có nhiều khó khăn, cho
đến nay chưa được áp dụng rộng
rãi.
Trong cải tiến quần thể nhằm làm tăng năng suất và
tăng hàm lượng protein

người ta đã sử dụng hiện tượng bất dục đực vào chọn
lọc chu kì, với mục đích tái tổ
hợp gen được tăng lên và sẽ thu được nguồn gen
phong phú.

×