Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thành phần hoá học,công dụng của cây Chôm chôm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.47 KB, 2 trang )

Thành phần hoá học,công dụng của
cây Chôm chôm

Cây chôm chôm là cây có kích thước trung bình. Lá kép 1-4 cặp lá
chét. Hoa thành chùy thường lài hơn lá. Quả dạng bầu dục, áo hạt
dày bao trọn hạt, dính hay hơi tróc. Áo hạt có vị chua ngọt, thơm
dễ chịu. Có hoa tháng 3, có quả tháng 5-7.
Cây chôm chôm được phân bố ở nhiều nước: Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes, Việt Nam. Ở nước
ta cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Nam, chủ yếu ở các
tỉnh Nam bộ, ít trồng ở phía Bắc.

Ở Ninh Thuận, cây chôm chôm nhân dân còn ít trồng, chỉ có ở xã
Lâm Sơn (Ninh Sơn) đã trồng được 15-20 ha chôm chôm. Đặc biệt
do thổ nhưỡng và thời tiết nên chôm chôm Lâm Sơn giòn, ngọt
thanh, không dính. Vì vậy mà giá chôm chôm Lâm Sơn thường cao
hơn chôm chôm Nam bộ từ 1,5 đến 2 lần. Nếu chôm chôm Nam bộ
giá 2000đ/kg thì chôm chôm Lâm Sơn giá 3000đ - 4000đ.
[]>
Ở tỉnh ta ngoài xã Lâm Sơn, một số nơi khác có thể trồng được chôm
chôm.

Thành phần hóa học cây chôm chôm:

Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca
cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và
stearin. Vỏ quả chứa tanin và một saponin độc. Vỏ cây và quả xanh có
chứa tanin.

Công dụng của cây chôm chôm:


Người ta dùng áo hạt để ăn, bổ, giải nhiệt. Dầu hạt được dùng làm xà
phòng, làm nến thắp. Quả xanh và vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và kiết
lỵ. Cũng dùng trị sốt rét, trị giun. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Ở
Malaysia người ta dùng vỏ cây trị bệnh về lưỡi.

Trồng chôm chôm mỗi năm mỗi hecta có thể thu được 25 triệu đồng.

Quả chôm chôm thị trường đang cần. Hơn nữa thổ nhưỡng và khí hậu
Lâm Sơn tạo cho chôm chôm có chất lượng cao. Vì vậy chúng ta cần
nghiên cứu mở rộng trồng cây chôm chôm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
để góp phần nâng cao đời sống người nông dân.

×