Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Men tiêu hóa: Nhập viện vì dùng kiểu truyền miệng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.38 KB, 5 trang )

Men tiêu hóa: Nhập viện vì dùng kiểu truyền
miệng
Nhiều người mẹ đã lạm dụng men tiêu hoá đến
mức con gần như "nghiện" và có nhiều tác dụng
phụ như: Trẻ bị táo bón hoặc bị đi ngoài, bị nhiễm
khuẩn đường ruột và biến chứng sang một số
bệnh khác.
Sử dụng vô tội vạ
"Bệnh án" của cháu Hoài được mẹ là Trần Thị Minh
Thu (ở Phủ Lý, Hà Nam) "khai" tại Bệnh viện Nhi
TW như sau: Cháu Hoài biếng ăn tới mức cả nhà phải
"làm xiếc" khi cho cháu ăn mà mỗi bữa cũng chỉ
"nhồi" được nửa bát cháo con. Có người mách, chị
Thu đi mua men tiêu hoá về cho con uống. Vài hôm
đầu, cháu Hoài ăn nhiều hơn. Sau đó, bé lại biếng ăn
như cũ.

Nhiều người mẹ đã lạm dụng men tiêu hoá đến mức
con gần như "nghiện"
Chị Thu lại đổi thuốc, ai mách có men tiêu hoá tốt cỡ
nào, ở đâu chị cũng cố tìm mua bằng được về cho
con uống. Sau mỗi lần đổi thuốc, con chị ăn không
nhiều mà còn có triệu chứng rất lạ. Lúc thì bị táo bón
đến cả tuần không đi ngoài, lúc thì đi ngoài toàn
nước, rồi sốt ốm. Chị Thu đành phải cho con đi khám
ở bệnh viện tỉnh. Không tìm được nguyên nhân, chị
buộc phải đưa con đến Bệnh viện Nhi TW.
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Nga, khoa Dinh dưỡng, Bệnh
viện Nhi TW cho biết: Mỗi ngày có ít nhất 50 lượt trẻ
khám liên quan đến dinh dưỡng. Các bà mẹ khi đến
khám đều nói rằng: Thấy con không ăn, ăn ít, họ đều


mua men tiêu hoá về cho con uống để kích thích ăn.
Các bà mẹ cho con uống rất nhiều loại men tiêu hoá
khác nhau và phần lớn là không theo chỉ định của bác
sỹ. Họ nghĩ rằng: Men tiêu hoá không gây hại, nên
cho con uống thoải mái.
Phải sử dụng theo chỉ định
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi -
Bệnh viện Bạch Mai giải thích: Men là một loại
thuốc thì phải có chỉ định, nếu không sẽ bất lợi cho
sức khỏe. Chỉ dùng men tiêu hóa khi có bệnh về
đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày, bị tiêu chảy
Những trường hợp uống theo chỉ định cũng phải có
liều lượng, thời gian cụ thể theo hướng dẫn của bác
sỹ.
Hiện nay, trên thị trường thuốc có hơn 20 loại men
tiêu hoá được bày bán không cần đơn thuốc. Theo
bác sỹ Nguyễn Hồng Việt - Bệnh viện Nhi TW thì
trong số đó có gần 1/2 tên biệt dược không phải men
tiêu hóa chính thống. Họ gọi chung là men tiêu hóa
nhưng thực chất nguồn gốc của chúng không giống
nhau, cơ chế sử dụng và chỉ định cũng hoàn toàn
khác nhau.
Lạm dụng men tiêu hoá sẽ dẫn tới quần thể vi khuẩn
bị biến đổi như sự biến mất của một cơ số vi khuẩn
tốt hoặc sự gia tăng của một số vi khuẩn xấu sẽ dẫn
tới nguy hiểm về sức khỏe cho các cháu, đặc biệt là
viêm ruột, tiêu chảy và đau bụng. Nguyên tắc cơ bản
là phải có cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn gây hại trong
đường ruột.
(Theo Đời sống Pháp luật)



×