Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.46 KB, 5 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D
MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009
CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM

NT có phong cách tự do, "ngông", phóng túng và ý thức sâu sắc về cái
tôi cá nhân. Điều này đã khiến NT tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất
yếu.
-Phong cách của NT có sự thay đổi trước và sau CMT8.

3- Những nét chính về sự nghiệp vhọc của NT

Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, NT đã để lại một sự nghiệp vhọc lớn.
-Trước CMT8 các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh 3 đề tài:

+ Một là về "Chủ nghĩa xê dịch" : nghĩa là ghi lại những cảnh thnhiên,
xhội, những cảm nghĩ tài hoa độc đáo của nhà văn trên đường"xê dịch"
khắp đất nước mình"một chuyến đi"," thiếu quê hương"

+ Hai là đề tài "Vang bóng một thời", ấy là thời phkiến đã qua, những
dư âm còn vọng lại. Ông viết về những phong tục đẹp, những thú chơi
tinh tế, tao nhã của người xưa (tphẩm tiêu biểu "Vang bóng một thời")

+ Ba là đề tài "Đời sống truỵ lạc": Viết về tình trạng khủng hoảng tinh
thần của một nhvật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn
hát, trong rượu và thuốc phiện (tphẩm" Chiếc lư đồng mắt cua")
 Giá trị của tphẩm viết về ba đề tài trên là những trang viết đầy tài hoa
và thấm nhuần lòng yêu nước, viết về phong cách thiên nhiên và những
vùng đất khác nhau trên quê hương mình, viết về những thú chơi tao nhã
thể hiện một khía cạnh của nền vhoá cổ truyền của dtộc và về những con
người tài hoa, nghĩa sĩ và tài năng nhân cách kết hợp với nhau.


- Sau CMT8, NT hăng hái dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc
khchiến chống Pháp và chống Mỹ và công cuộc xdựng đất nước. Ông
stác hàng loạt tphẩm, bút ký, tuỳ bút có gitrị nghệ thuật (tác phẩm tiêu
biểu: "Sông đà"," Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi") giá trị của những tác phẩm
này là ở những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu
và lao động. Qua những trang viết ấy, người ta thấy dân tộc Việt Nam
không chỉ cần cù, dũng cảm, có chính nghĩa mà còn rất mực tài hoa.

- NT có đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn học dân tộc. Thể bút ký, tuỳ
bút, tuỳ bút văn học đạt trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong
phú ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho văn xuôi VN một phong
cách viết đặc biệt tài hoa và độc đáo.


NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH(1890-1969)
•1.Con người:


NAQ-HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người anh hùng giải
phóng dân tộc VN, đồng thời người cũng là một nhà văn hoá lớn.

HCM tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, trong thời kì đầu
hđộng CM mang tên NAQ, sinh ngày 19.5.1890 tại Kim Liên, Nam Đàn,
Nghệ An.

Năm 1911, HCM ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng.
Tháng 1.1919, Người đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền
bình đẳng, tự do đến Hội nghị Véc xai (Pháp). Năm 1920, Người dự Đại
hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập
ĐCS Pháp. HCM đã tham gia thành lập nhiều tổ chức CM như:

VNTNCMĐCH (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông
(1925) và chủ toạ hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng Sản ở trong
nước tại Hương Cảng, thành lập ĐCS VN (3.2.1930). Tháng 2.1941,
Người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp
lãnh đạo phong trào CM ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng
khởi nghĩa tháng Tám.1945. Sau hơn 30 năm, trải qua nhiều năm tháng
hoạt động cách mạng, ngày 2/9/1945 HCM đã đọc bản "TNĐL" tại
Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước VNDCCH. Sau cuộc
tổng tuyển cử đầu tiên 6.1.1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước
VNDCCH. Từ đó Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của
Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Người qua
đời ngày 2.9.1969, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc VN và
nhân dân thế giới.

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của CTHCM, tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và
suy tôn người là "Anh hùng giải phóng dân tộc VN, nhà văn hoá lớn".
HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong sự nghiệp CM to lớn đó,
Người đã để lại 1 di sản đặc biệt cho dân tộc, đó là một sự nghiệp văn
chương đồ sộ.

2. Những nét lớn về sự nghiệp văn học của HCM.

Trong sự nghiệp lớn lao của HCM có một di sản đbiệt để lại cho dtộc,
đó là sự nghiệp vhọc. Người đã để lại cho nhdân ta một sự nghiệp văn
chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về
phcách sáng tác. Do đkiện hđộng cmạng những năm ở nước ngoài nên
các tphẩm của NAQ-HCM được viết bằng tiếng pháp, hán văn và tiếng
Việt, có thể tìm hiểu sự nghiệp vhọc của Người chủ yếu trên 3 lĩnh vực.


a. Văn chính luận.

- Những tác phẩm văn chính luận của HCM được viết ra chủ yếu với
mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể
hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường lịch sử.

- Từ những năm 20 của thế kỷ XX, các bài văn chính luận với bút danh
NAQ đăng trên các báo"Người cùng khổ" (leparia), nhân
đạo(Lhumanité), "Đời sống thợ thuyền" (la vie ouvriere) đã tác động và
ảnh hưởng lớn đến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc địa,
kêu gọi thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận
đấu tranh chung. Một trong những tác phẩm lớn đã kết tinh và hội tụ lại
tinh thần trên là "Bản án chế độ thực dân Pháp".

- Năm 1945 "Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện chính trị có giá trị
lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên
cường bền bỉ của dân tộc đã giành được thắng lợi. Đây là áng văn chính
luận hùng hồn tuyên bố quyền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân
trong nước và thế giới. "TNĐL" là tác phẩm chính luận có giá trị pháp
lý, giá trị lịch sử, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao.


×