Tính cách khôi hài của bé phát triển và thay đổi như thế nào
Óc khôi hài có thể làm giảm tối thiểu sự căng thẳng, khiến trẻ cảm thấy
thoải mái và hoạt động hiệu quả hơn. Để cho con bạn chuyển từ tính ngờ
nghệch ở tuổi chập chững tập đi sang tính cách khôi hài và tế nhị hơn ở
tuổi sắp bước vào tuổi dậy thì, bạn cùng con ngồi lại với nhau, khuyến
khích con cười, và hãy tận hưởng giai đoạn đầy ắp tiếng cười này.
Những nụ cười đầu tiên (từ lúc mới sinh đến 2 tuổi)
Những biểu hiện sớm nhất về tính khôi hài thường xuất hiện vào khoảng
tháng thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi sinh, khi con bạn lần đầu tiên biểu hiện
một nụ cười thực sự. Khoảng tháng thứ 6 hoặc thứ 7, trẻ sơ sinh bắt đầu
cười nhiều hơn, có thể tiếng cười chỉ là tiếng kêu ré lên. Không lâu sau
ngày sinh nhật đầu tiên, những lần vui đùa với con đột nhiên sẽ trở nên
hấp dẫn trẻ, khiến trẻ cười khúc khích to tiếng.
Trò chơi “ú oà” vui đùa với trẻ sẽ giúp cho trẻ học được tính cách chiếm
ưu thế , nhất là khi trẻ bắt đầu tham gia một cách tích cực vào các trò
chơi đó. Loại tác động này giúp cho trẻ cảm thấy vui và cười thoả thích.
Vai kịch vui ở trường mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi)
Những em từ 3 đến 5 tuổi có thể có một số tính cách kỳ lạ mà bạn chưa
hề gặp bao giờ. Các em có vẻ thành thạo trong khi chơi gõ nhịp và
thường nói huyên thuyên những câu nói nghe có vẻ vớ vẩn và buồn
cười.
Nói chuyện đủ thứ chuyện với ba hoặc mẹ trong phòng tắm là một đặc
trưng khác nữa của trẻ mẫu giáo. Các em thường vỗ tung nước và nói
huyên thuyên đủ mọi thứ và để ý xem phản ứng của bố mẹ thế nào. Nên
nhớ, với trẻ em việc dạy theo từng tình huống là rất có ích, như việc dạy
trẻ cách đi nhà vệ sinh chẳng hạn.
Trẻ em ở độ tuổi này thường rất tự nhiên và chỉ hiểu theo nghĩa đen, do
đó chưa thể nói những lời hoặc những trò đùa có ẩn ý được. Các em
thường thích những phim video và sách hình vui, đặc biệt loại sách và
phim xuất hiện những con thú có tính hư cấu hay những người ngờ
nghệch.
Vui chơi hài hước (từ 6 tuổi trở lên)
Trong suốt những năm đi học, óc khôi hài sẽ hình thành nên một hình
thức hoàn toàn mới trong cuộc sống của trẻ. Các em sẽ học cách thích
ứng hợp lý hơn, và chính sự khôi hài sẽ phản ánh quá trình phát triển
này. Con bạn sẽ hiểu được những ẩn ý phức tạp, có thể diễn đạt nó một
cách thoải mái hơn.
Khi một đứa trẻ có khả năng nói tốt thường bộc lộ tính cách khôi hài
một cách dễ dàng và có thể kể lại một cách rõ ràng những câu chuyện
vui hoặc trình bày một vấn đề rắc rối hơn. Nhưng nếu đứa trẻ nói năng
kém hơn thì thường bộc lộ tính cách khôi hài thô thiển hơn, cười nói vô
cớ khi giả bộ bắn “đùng” lên tường hoặc làm đổ mấy cái ghế.
Cũng có trường hợp, sự khôi hài ở trẻ cũng có thể chuyển sang tính ích
kỷ trong những năm đi học, đặc biệt là những lời chọc ghẹo dễ gây tổn
thương hay những lời nói ác ý nhắm vào các bạn bè cùng trang lứa với
mình. Các chuyên gia cho rằng đây là một đặc trưng của tuổi đi học, bởi
vì các em sử dụng sự khôi hài của mình như một cách sao chép lại tính
thiếu tự tin riêng ở mình. Bằng cách chọc ghẹo những người khác là ngu
ngốc, các em cảm thấy mình là giỏi, là tốt hơn. Bố mẹ có thể điều chỉnh
hành vi này của các em bằng cách giải thích rõ rằng khôi hài là một công
cụ mang tính xây dựng chứ không phải là một công cụ phá huỷ.
Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi đi nữa, thì việc đưa sự khôi hài vào cuộc
sống mỗi ngày cũng là một nghệ thuật để nâng cao tinh thần gia đình.
Sau đây là một vài cách sẽ giúp gia đình bạn luôn có tiếng cười.
Tạo không khí hài hước trong gia đình. Tạo “góc cười” hay một
khoảng không gian nào khác mà bạn có thể treo lên đó hình những
nhân vật trong hoạt hình, những câu nói hóm hỉnh, những bức hình
chụp hay những bức tranh trông ngộ nghĩnh.
Cùng đọc truyện cười. Cùng đọc truyện cười với con là một cách
hay để gây cười và dạy cho con cách khôi hài tế nhị.
Xem các chương trình khôi hài. Xem các chương trình hài kịch
trên TV thích hợp với từng độ tuổi hoặc cùng xem hoạt hình mỗi
tuần.
Khuyến khích con mình tạo cách khôi hài riêng. Dạy cho con tạo
sự khôi hài chính ngay trong cuộc sống hàng ngày.
(Theo Babycenter)
Xem thêm về ngoan tại www.chamsocbe.com