Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuẩn bị cho trẻ đi khám bác sĩ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.04 KB, 6 trang )

Chuẩn bị cho trẻ đi khám bác sĩ

Mỗi lần đưa bé đi khám bệnh ở phòng mạch tư, bệnh viện
hoặc phòng cấp cứu là khoảng thời gian căng thẳng và mệt
mỏi cho cả mẹ và con. Hãy giúp bé an tâm và biết rõ những
gì sẽ diễn ra trước khi đến nơi khám bệnh. Chỉ có như vậy
không những bạn mà cả bé cũng thấy dễ chịu và việc khám bệnh cũng
trôi chảy hơn.
Phòng khám tư hoặc phòng cấp cứu
Đây là những nơi lúc nào cũng tấp nập người ra vào, vì vậy, không tránh
khỏI việc phải ngồi đợi khá lâu. Càng chờ lâu thì lại càng lo lắng, mệt
mỏi và sốt ruột. Một số vật sau đây sẽ giúp hai mẹ con cảm thấy thời
gian trôi qua nhanh hơn.
 Sách, báo nơi phòng đợi: Những quyển sách, tạp chí hướng dẫn
quy trình khám bệnh, đội ngũ bác sĩ nơi bạn đến khám rất hữu ích,

chúng giúp bé hiểu được những gì sắp diễn ra, quy trình ra sao và
bé cảm thấy an tâm vì không có gì đáng sợ cả.
 Đũa thần, thổi bong bong từ những tuýp cao su màu…: những trò
chơi cuốn hút trẻ, chúng tạm thời quên đi và không cảm thấy sợ hãi
hoặc căng thẳng vì những mũi chích, lấy máu hoặc mũi khâu.
 Thú nhồi bông hoặc búp bê: con thú nhồi bông hoặc búp bê mà bé
thích nhất sẽ làm bé khuây khỏa và không làm khó bác sĩ. Vị bác sĩ
có thể dùng con thú hoặc búp bê đó để giải thích những gì ông sẽ
làm và tại sao phải làm như vậy. Bác sĩ khám bệnh và chăm sóc
bé, bé có thể khám bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân “thú nhồi
bông” hoặc búp bê của mình.
 hước kẻ, bút bi, bút chì mày, máy game bỏ túi: đây cũng là những
công cụ hữu ích giúp bé ngồi im mà không khó chịu khi phảI ngồi
đợi.
Bệnh viện


Nếu phải khám bệnh ở bệnh viện thì càng nên cho trẻ biết trước. Điều
này rất quan trọng, cần chuẩn bị tinh thần cho bé tại sao bé phải đến
bệnh viện và bé sẽ được khám những gì…
 Khi nào thì cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ:
o Trẻ từ 2 – 3 tuổi cần được “lên dây cót” trước 2 hoặc 3 ngày.
o Trẻ từ 4 – 7 tuổi phải được nói chuyện trước từ 4 – 7 ngày vì
nhận thức của bé về việc đi bệnh viện rõ ràng hơn trẻ nhỏ
tuổi.
o Trẻ lớn hơn nữa thì nên được chuẩn bị trước vài tuần và đừng
quên cho bé tham dự vào kế hoạch cũng như đồ đạc mang
đến bệnh viện.
 Chuẩn bị như thế nào:
o Kể cho bé nghe chuyện có liên quan đến hoạt động trong
bệnh viện hoặc chơi trò bác sĩ khám bệnh. Qua những câu
truyện kể hoặc trò chơi bé sẽ quen thuộc với trang thiết bị y
tế, vai trò của bác sĩ, y tá, và bé cũng phần nào hiểu được
những gì đang đón chờ bé ở bệnh viện.
o Thử tìm hiểu xem bé hiểu về bệnh tình của mình như thế nào.
Phải chắc được rằng bé biết căn bệnh đang ảnh hưởng đến
sức khỏe của bé. Đừng trốn tránh mà hãy trả lời những câu
hỏI nếu bé có thắc mắc và loạI trừ hết tất cả những hiểu lầm
có thể.
o Cho bé biết là ở bệnh viện bé sẽ được bác sĩ và gia đình
chăm sóc rất chu đáo, không có gì bất tiện cả.
o Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và bạn cũng nên hỏi lại bé để
kiểm tra xem bé có nắm rõ được tình hình không, và cởi bỏ
mọi khúc mắc đang làm cho bé lo lắng. Cố giải thích rõ ràng
và dễ hiểu để bé đừng quá căng thẳng hoặc sợ hãi.
o Nêu rõ những ưu điểm của bệnh viện: được chăm sóc chu
đáo, mọi người vào thăm dễ dàng, bé cũng có thể gặp nhiều

bạn nhỏ cùng tuổi với mình…
 Những điều cần lưu ý:
o Một số trẻ e ngại rằng chúng sẽ bị cha mẹ bỏ rơi trong bệnh
viện. Vì vậy, hãy thay phiên nhau vào bệnh viện vớI trẻ, cho
trẻ biết khi nào bạn về và khi nào bạn trở vào. Đừng lén lút
bỏ đi.
o Cho bé biết rằng khóc không phải là một việc đáng xấu hổ.
Khóc là một cách tốt nhất để trút bỏ cơn giận, để đánh tan nỗi
sợ hãi hoặc sự đau đớn. Vì vậy, khi bé đau thì bé cứ khóc.
o Quan trọng hơn hết là phải thành thật với trẻ, làm cho bé tin
tưởng vào bạn. Nếu ca mổ nghiêm trọng, đau đớn là điều
không thể tránh khỏi thì đừng giấu bé. Bạn không nói thì bé
lại cảm thấy tổn thương vì người lớn đã dối bé.
o Tranh thủ gặp bác sĩ của bé để hỏi thăm về tình trạng của bé.
Và cùng bé chơi trò chơi, đọc truyện, thảo luận về bất cứ câu
hỏi nào của trẻ.
 Vào ngày phẫu thuật:
o Có gì vướng bận, lo lắng thì nên hỏi trực tiếp bác sĩ, nếu
không thì tâm trạng lo lắng của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến
tâm trạng của bé.
o Nói chuyện cởi mở về những gì bé sẽ phải trải qua dù ca mổ
có nghiêm trọng hay không. Nếu bé có hỏi câu hỏI nào làm
bạn lúng túng thì nên khất lại, nhưng nhất định sau đó phảI
có câu trả lời.
o Nếu bé có rủ bạn chơi trò bác sĩ - bệnh nhân thì đừng từ chối.
Đây là cơ hội để bé tập làm quen với những gì sắp xảy ra.
o Cho phép bé mang theo một số đồ vật mà bé thích như hình
gia đình, bạn bè, sách, truyện, đồ chơi, quần áo hoặc cả cai
chăn đắp thân thuộc của nó.
(babycenter.com)


Xem thêm về chăm sóc bé tại www.chamsocbe.com

×