Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.9 KB, 2 trang )
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VẪN ĐI MỘT CHÂN
Làm sao để ngân hàng bớt gánh nặng và thị trường vốn phát huy hết chức năng vốn có đang là bài toán
nan giải.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số
1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng.
Huy động vốn từ chứng khoán còn khiêm tốn
Nhìn nhận xung quanh con số nói trên, ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phân
tích: về nguyên lý, hoạt động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là nơi cung cấp vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho
doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh phải tự bỏ vốn hoặc tập hợp nhiều người
góp vốn hay phát hành cổ phần, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn. Đương nhiên, cũng có
một tỷ lệ đầu tư dài hạn vay từ ngân hàng, nếu ngân hàng huy động được kỳ hạn đó nhưng số đó hiện chiếm tỷ
lệ không lớn.
Vì thế, ông Thúy cho rằng, ở Việt Nam, do thị trường vốn mới chỉ phát triển vài năm gần đây nên chức năng
chuyển tải vốn từ người có vốn nhàn rỗi (tiết kiệm) đến người cần vốn để sử dụng (đầu tư) chủ yếu vẫn dựa vào
ngân hàng.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn
vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường
chứng khoán không hẳn vì mục đích dài hạn, nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến hệ số P/E (hệ số giữa thị giá
một cổ phiếu và thu nhập của cổ phiếu đó mang lại) mà chủ yếu là giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”,
kiếm chênh lệch giá.
Có lẽ, đó là lý do để nói rằng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ tổng vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán được chuyển
vào khu vực sản xuất kinh doanh, mà dẫn chứng là những năm thị trường chứng khoán hưng thịnh như 2007 thì
tỷ lệ này cũng chỉ có 20%, phần còn lại chỉ chuyền tay, lướt sóng từ người này sang người khác.
Thực ra, nếu nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, ngân hàng cứ “cho vay tay phải, thu nợ tay trái” thì
có thể, bất ổn nêu trên sẽ chỉ nhìn thấy dưới dạng… nguyên lý. Tuy nhiên, từ khi Ngân hàng Nhà nước kiên
quyết giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 30% để đảm bảo an toàn hệ thống; và đặc
biệt là từ đầu 2010, khi Chính phủ có chủ trương ổn định lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng thời cơ, đầu tư
chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường và song hành là các giải pháp tài chính dài hơi cho chúng đã dẫn
đến căng thẳng nguồn vốn trung, dài hạn trong hệ thống ngân hàng, thì vấn đề trên trở nên nóng hổi.
Tại một hội thảo mới đây, ông Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội lo lắng: “Nếu tiếp tục đặt gánh
nặng này cho hệ thống ngân hàng thì dù có đạt kết quả nhất thời nhưng sẽ tích tụ thêm nguy cơ cho cả hệ thống.