Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bài giảng Công tác chữ thập đỏ trong tình hình mới Lê Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.26 KB, 83 trang )

7/11/2014 2
GIÁO ÁN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LL MLN, TT - HCM
Thạc sĩ – Lê Phát
Tháng 11 năm 2013
. Người soạn: Th.s – Lê Phát
. Đối tượng giảng: Cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính
quyền và Đoàn thể ở cơ sở
. Số tiết lên lớp: 05 tiết ( mỗi tiết 50 phút)
. Thời gian soạn giảng : 13 h 30’ 29/10/2013
A.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số ( 3 phút )
- Nắm tình hình lớp ( 7 phút)
2.Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Có mấy bài học rút ra trong thực hiện CSĐN ?
- Học viên trả lời: ( Trả lời khái quát )…
- Giảng viên tổng kết: Có năm bài học rút ra trong thực hiện CSĐN ?
+Một là, Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường,
đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế.
….
+ Hai là, Luôn luôn đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu trong tất
cả các mối quan hệ, phấn đấu cho lợi cao nhất của dân tộc ta
là “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”.
+Ba là, Phát huy truyền thống hòa hiếu, yêu chuộng hòa
bình của dân tộc VN, kiên trì đường lối, chính sách đối ngoại
hòa bình hữu nghị, sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất
cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển.


+ Bốn là, Luôn nắm vững và kiên định phương châm vừa
hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế, quán triệt sâu
sắc nhận thức về đối tác và đối trong tình hình mới. …
+ Năm là, Không ngừng hoàn thiện cơ chế thống nhất quản
lý hoạt động đối ngoại. ….
Phối hợp chặc chẽ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và
đối ngoại nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trên
mặt trận đối ngoại.
Công tác đối ngoại phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của
Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.
3.Bước 3: Giảng bài mới
Đặt vấn đề:
QUYẾT ĐỊNH
v/v bổ sung chuyên đề về công tác Chữ thập đỏ vào “Chương trình đào
tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân
cấp cơ sở” (hệ Trung cấp lý luận chính trị-hành chính)
GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH.
- Căn cứ quyết định số 100-QĐ/TW, ngày 22-10-2007, của Bộ
Chính trị Trung ương Đảng (khóa X), về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của Học viên Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
- Căn cứ Nghị định số 129/2008/NĐ-CP, ngày 17-12-2008, của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
- Căn cứ quyết định số 88-QĐ/TW, ngày 05-09-1994, của Ban bí
thư Trung ương Đảng (khóa VII), về việc thành lập trường chính trị
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Căn cứ quyết định số 184-QĐ/TW, Thông báo số 181-TB/TW,
ngày 03-09-2008, trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính
trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện;

- Căn cứ quyết định số 2238/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 26-09-2008,
của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
về việc phê duyệt kết quả nghiên cứu biên soạn chương trình Trung
cấp lý luận chính trị - hành chính;
- Xét đề nghị của đồng Chí vụ trưởng Vụ Các trường chính trị.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ sung chuyên đề báo cáo “Công tác chữ thập đỏ trong
tình hình mới” vào vị trí số 11 của phần IV “Một số nội dung cơ bản
trong quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
kinh tế, Văn hóa, đối ngoại” thuộc “Chương trình đào tạo cán bộ lãnh
đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ
Trung cấp lý luận Chính trị-hành chính); thời gian lên lớp 05 tiết.
Điều 2: Chuyên đề báo cáo bổ sung về công tác Chữ thập đỏ đưa
vào chương trình hiện thực thống nhất trong các trường chính trị tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 11 năm 2009.
Điều 3: Giao Vụ Các trường chính trị chuẩn bị nội dung tài liệu
báo cáo và tổ chức hướng dẫn các trường chính trị tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện.
Điều 4: Các đồng chí Chánh văn phòng Học Viện, Vụ trưởng Vụ
các trường chính trị và Hiệu trưởng các trường chính trị tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
BÀI 9:
CÔNG TÁC CHỮ THẬP ĐỎ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Báo cáo bổ sung)
B.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
C.KẾT CẤU NỘI DUNG, PHÂN CHIA THỜI GIAN VÀ TRỌNG TÂM CỦA BÀI.
KẾT CẤU NỘI DUNG Thời gian
(phút)
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ 10
I.QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ HOẠT

ĐỘNG NHÂN ĐẠO VÀ TÍNH CHẤT, VAI TRÒ CỦA CÔNG
TÁC CHỮ THẬP ĐỎ TRONG XÃ HỘI.
1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt
động nhân đạo Chữ thập đỏ:
a.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chữ thập đỏ:
b.Chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về
công tác chữ thập đỏ:
c.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động
nhân đạo từ thiện là:
1.2.Tính chất của công tác Chữ thập đỏ:
a.Công tác Chữ thập đỏ là một loại hình hoạt động nhân
đạo dựa vào cộng đồng
b.Công tác Chữ thập đỏ là hoạt động mang tính quần
chúng cao:
c.Công tác Chữ thập đỏ là công tác mang tính xã hội sâu
sắc:
1.3.Vai trò của công tác Chữ thập trong xã hội:
a.Góp phần và cụ thể hóa công tác dân vận của Đảng:
b.Góp phần tích cực vào công việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội:
c.Tham gia vào việc giáo dục lòng nhân ái:
d.Góp phần phát hiện và xây dựng nên những mô hình hay
trong hoạt động nhân đạo:
đ.Tham gia góp phần vào công tác đối ngoại với nhân dân:
II.NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC CHỮ THẬP ĐỎ.
2.1.Những nhiệm vụ chính của công tác Chữ thập đỏ:
a.Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo:
b.Chăm sóc sức khỏe:
c.Sơ cấp cứu ban đầu:
d.Hoạt động về hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ

thể người và hiến xác:
đ.Tìm kiếm tin tức nhân thân thất lạc do chiến tranh, thiên
tai, thảm họa:
e.Tuyên truyền các giá trị nhân đạo:
g.Hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa:
2.2.Một số nhiệm vụ khác của công tác Chữ thập đỏ:
a.Xây dựng quỹ và nguồn tài chính cho hoạt động:
b.Công tác thanh thiếu nhiên Chữ thập đỏ:
c.Công tác tổ chức:
d.Công tác đối ngoại
III.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
CHỮ THẬP ĐỎ TRONG TÌNH HÌNH MỚI.
3.1.Bối cảnh và yêu cầu đối với hoạt động nhân đạo trong
tình hình mới:
a.Thuận lợi:
b.Khó khăn:
c.Yêu cầu:
3.2.Phương hướng và giải pháp:
a.Phương Hướng:
b.Một số giải pháp lớn:
Củng cố và hướng dẫn học viên nghiên cứu, thảo luận 15
Tổng cộng:
* Trọng tâm của bài:
- Mục I:
1.2.Tính chất của công tác Chữ thập đỏ:
1.3.Vai trò của công tác Chữ thập trong xã hội:
- Mục III.
3.2.Phương hướng và giải pháp:
D.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phương pháp thuyết trình.(chủ yếu)

- Kết hợp với , phương pháp hỏi đáp, nêu ý kiến ghi lên bảng .
- Đồ dùng dạy học:Bảng viết, máy vi tính.
Đ.TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG.
1.
QUYẾT ĐỊNH
1. v/v bổ sung chuyên đề về công tác Chữ thập đỏ vào “Chương
trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn
thể nhân dân cấp cơ sở” (hệ Trung cấp lý luận chính trị-hành chính)
2.Học viên có thể tham khảo thêm tài liệu khác:Các Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc XI, IX Tỉnh Đảng bộ AG ),
I.QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC TA VỀ HOẠT
ĐỘNG NHÂN ĐẠO VÀ TÍNH
CHẤT, VAI TRÒ CỦA CÔNG
TÁC CHỮ THẬP ĐỎ TRONG
XÃ HỘI.
1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về hoạt động nhân đạo Chữ thập đỏ:
a.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác chữ thập đỏ:
Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam đối với công tác nhân đạo xã hội là “phải xuất
phát từ tình thương yêu của nhân dân tha thiết mà
góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân và làm mọi
việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản đã
chỉ đạo và đề ra phương hướng đối với tổ chức và hoạt
động Chữ thập đỏ với nhiều hình thức như Luật, Nghị
quyết, Chỉ thị, Thống tư, qua đó thể hiện sự quan tâm
sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động

nhân đạo xã hội qua các giai đoạn cách mạng.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh:
b.Chủ trương của Đảng, Chính sách của
Nhà nước về công tác chữ thập đỏ:
- Trước khi Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam được thành lập,
…. Hoạt động nhân đạo qui mô vòn nhỏ lẻ, mang tính tự
phát, chủ yếu là những hoạt động giúp đỡ, hỡ trợ, cứu
trợ ngay tại thôn xóm cộng đồng.
- Sau khi Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam được thành lập,
…. Hoạt động nhân đạo phát triển hơn trước, phong phú
hơn cả về hình thức và nội dung, qui mô lớn hơn, mang
tính tự giác, phạm vi hoạt ngày càng mở rộng….
+ Ban bí Thư trung ương Đảng (khóa V) đã ra chỉ thị
14/CT-TW ngày 07-09-1987 “Về việc củng cố tổ chức, phát
huy tác dụng tích cực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”.
+ Chỉ thị 14/CT-TW là văn bản đầu tiên của Đảng chỉ đạo
một cách toàn diện về tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam.
+ Tiếp theo Chỉ thị 14/CT-TW Chính trị ra thông báo số 68
(4-1994), Thông tri 01 (9-1996), Công văn số 46 (8-1997) tiếp
tục cụ thể hóa các quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về xây
dựng và phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam trong các hoạt động nhân đạo.
+ Tại Thông tri số 01, ngày 20-09-1996, Bộ Chính trị đã yêu
cầu: “Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có những biện
pháp tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt để Hội phát huy
tốt vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, góp phần thực

hiện tốt chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, giữ gìn phát
huy truyền thống nhân ái của dân tộc.
+ Song song với quá trình triển khai thực hiện Chỉ
thị 14/CT-TW, ngày 27-03-1990. Hội nghị ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ( khóa VI) đã ban
hành nghị quyết 8B về đổi mới công tác quần chúng
của Đảng. Nghị quyết đã thể hiện chuyển biến mới
trong cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá của Đảng đối
với công tác quần chúng nói chung và công tác Chữ
thập đỏ nói riêng. Nghị quyết đã chỉ rõ: “Các hình
thức tập hợp nhân dân phải đa dạng, cần thành lập
những tổ chức quần chúng đáp ứng những nhu cầu
chính đáng về nghề nghiệp và đời sống của nhân
dân, hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương
thân, tương ái”.
=> Sau 10 năm triển khai thực hiện chỉ thị 14/CT-TW, ngày 27-03-
1998, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) đã có thông báo kết luận số
124-TB/TW về việc tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 14 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng khóa VI về công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam.
- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng, hoạt động thể chế hóa
thành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động Chữ
thập đỏ đã được triển khai điều đặn thường xuyên.
+ Theo tinh thần đó, để thể chế hóa các đường lối chỉ Đạo của Đảng,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ Thị 254/TTg ngày 16-5-1994 “
về việc các cấp chính quyền trong cả nước đã hổ trợ và tạo điều kiện
để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”.
+ Đặc biệt tại kỳ họp thứ 3, khóa XII, ngày 03-06-2008, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua và ban
hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ và bắt đầ từ ngày 01-01-2009,

Luật chính thức có hiệu lực thi hành.
c.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về hoạt động nhân đạo từ thiện là:
*
Một là: công tác nhân đạo từ thiện là nhiệm vụ quan trọng
trong các hoạt động xã hội, phải được gắn liền với quá trình
phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội DC công bằng, văn minh.
* Hai là: công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức hoạt động của
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như các đoàn thể khác. Nhà nước
có trách nhiệm tạo điều kiện và ban hành cơ chế phối hợp và
chính sách để khuyến khích mọi người dân, tổ chức kinh tế-xã
hội, các tổ chức nhân đạo, từ thiện thể hiện tốt vai trò làm chủ
của mình, thực hiện hiệu quả các hoạt động nhân đạo.
* Ba là: đầu tư xây dựng Hội Chữ thập Việt Nam thành tổ chức
quần chúng rộng lớn, đủ sức làm tham mưu cho Đảng và Nhà
nước về hoạt động nhân đạo và giữ vai trò nồng cốt, phối hợp
các lực lượng và định hướng trong hoạt động nhân đạo, từ
thiện.
* Bốn là: công tác nhân đạo, từ thiện cần tiến hành theo hướng xã hội
hóa, đa dạng hóa công khai, dân chủ, đúng pháp luật. Phát triển mạnh
mẽ các hình thức tổ chức của quần chúng làm công tác nhân đạo, từ
thiện, phù hợp với luật pháp và mục đích, nguyên tắc của công tác
nhân đạo. Tôn trọng các đối tượng được giúp đỡ, không được lợi
dụng công tác nhân đạo để thực hiện các lợi ích riêng hoặc che đậy
các việc làm phi pháp của cá nhân hay tổ chức. Không ban ơn, vừa
giúp đỡ vừa chú trọng phát huy khả năng của các đối tượng khó khăn
vươn lên để hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
* Năm là: phát huy truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc thành
động lực tinh thần quan trọng để thúc đẩy hoạt động nhân đạo; đồng

thời kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ vá quyền lợi (vật chất, tinh thần)
cùa công dân, giữa lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội trong hoạt
động nhân đạo, từ thiện.
1.2.Tính chất của công tác Chữ thập đỏ:
- Khái niệm về cộng đồng, từ thiện và nhân đạo:
+ Cộng đồng: theo Từ điển Tiếng Việt, cộng đồng là
toàn thể những người cùng sống, có những điểm
giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt
xạ hội sống ở mọt địa phương, một địa bàn dân cư.
+ Từ thiện: có lòng thương người sẵn sang giúp đỡ
người nghèo khó để làm phúc.
+ Nhân đạo: đạo đức thể hiện ở sự yêu thương, quý
trọng và bảo vệ con người.
=> Như vậy, nhân đạo cao hơn từ thiện, là hoạt
động từ thiện mang tính phát triển bền vững để con
người vươn lên trong cuộc sống.
a.Công tác Chữ thập đỏ là một loại hình
hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng
- Chúng ta có thể phân biệt hoạt động từ thiện và hoạt
động nhân đạo như sau:
ND SS
HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HOẠT ĐỘNG NHÂN
ĐẠO
1.Mục
đích:
Giống
Nhau
Xuất phát từ thiện tâm, thiện chí và
nhân đạo mà giải quyết vấn đề khó
khăn của đối tượng

Xuất phát từ thiện
tâm, thiện chí và
nhân đạo mà giải
quyết vấn đề khó
khăn của đối tượng
2.Động
cơ:
Mang màu sắc tôn giáo (làm phúc để
đức cho con cháu, cứu rỗi linh hồn…)
- Xuất phát từ cá nhân nhầm thỏa mãn
nhu cầu tâm lý về đạo đức.
- Tạo uy tin cho tập thể hoặc cá nhân
(khẳng định vị trí xã hội…)
- Che dấu ý đồ riêng tư (bóc lột, lợi
dụng…)
Xem đối tượng và
lợi ích của họ là mối
quan tâm duy nhất.

×