Đại cương
về tế bào và mô
Đối tượng: Điều dưỡng cao đẳng
GV: Trương Thị Thu Thủy
Bộ môn Y học cơ sở
Cơ thể người là một thể thống nhất, toàn
vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ
chức khác nhau:
Phân tử
Tế bào
Mô
Hệ cơ quan
Cơ thể
Cơ quan
Tại sao người ta cho
rằng tế bào là đơn vị
cấu tạo và chức năng
cơ bản của cơ thể
sống?
Bởi vì, tế bào là đơn vị
cấu tạo nên cơ thể sống.
Hơn nữa, tế bào là nơi diễn ra
mọi hoạt động sống của cơ thể, như:
-
Trao đổi chất
-
Tổng hợp
-
Vận chuyển các chất
Dựa vào chức năng, có thể chia tế bào
trong cơ thể làm 8 nhóm:
»
Tế bào gốc
»
Tế bào biểu mô
»
Tế bào chống đỡ
»
Tế bào cơ
»
Tế bào máu
»
Tế bào thần kinh
»
Tế bào miễn dịch
»
Tế bào chế tiết hormone
Tại sao các tế bào trong cơ thể thuộc
những loại khác nhau thường có hình
dạng khác nhau như hình cầu, hình sao,
hình bầu dục…?
Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi
bào có sự phân hóa để hình thành nên
những cơ quan khác nhau và thực hiện
những chức năng khác nhau,
nên các tế bào đó cũng có những cấu trúc
hình dạng khác nhau.
Tuy nhiên, trong cơ thể đa bào, hiếm khi
ta gặp 1 tế bào đơn độc thực hiện 1
chức năng nào đó. Thường là 1 tập hợp
tế bào với chất gian bào cùng nhau thực
hiện.
Đó chính là Mô
Định nghĩa Mô
Mô là tập hợp các tế bào có tính đồng nhất
về cấu tạo, cùng thực hiện 1 hay nhiều
chức năng nhất định.
Trong cơ thể người có 4 loại mô:
Biểu mô
-
Gồm các tế bào xếp sít nhau
-
Bảo vệ, che chở, hấp thu, tiếp nhận kích thích từ môi
trường
Mô liên kết
-
Gồm các tế bào
liên kết nằm rãi rác
trong chất nền, có
thể có các sợi đàn
hồi …
-
Tạo ra bộ khung
của cơ thể, nâng
đỡ, liên kết các cơ
quan, đệm.
A. Mô sợi
B. Mô sụn
C.Mô xương
D.Mô mỡ
Mô cơ
A. Cơ vân
B. Cơ tim
C.Cơ trơn
Có chức năng co dãn tạo nên các
hoạt động cơ học của cơ thể
Mô thần kinh
-
Gồm các tế bào
thần kinh gọi là
nơron và các tế bào
thần kinh đệm
-
Tiếp nhận kích
thích, dẫn truyền và
xử lý thông tin.
•
Tất cả các loại mô có trong cơ thể đều có
nguồn gốc từ sự biệt hóa của ba lá phôi:
»
Lá phôi ngoài (ngoại bì)
»
Lá phôi giữa (trung bì)
»
Lá phôi trong (hạ bì)
Để nghiên cứu tế bào và mô sống,
ta có những phương pháp sau:
1. Nghiên cứu in vivo (trong cơ thể)
2. Nghiên cứu in vitro (Nuôi cấy)
3. Phương pháp nhuộm sống
Ngoài ra, ta còn có phương pháp
nghiên cứu tế bào và mô chết:
•
Đối tượng nghiên cứu trong trường hợp này là
các tiêu bản mô học.
•
Các tiêu bản này sau khi cố định sẽ được quan
sát dưới kính hiển vi.
•
Tiêu bản mô học có thể là:
•
Tiêu bản dàn (đối với máu, tủy xương, dịch não
tủy )
•
Tiêu bản áp (đối với những cơ quan mềm)
•
Tiêu bản màng (đối với các màng mỏng như
màng phổi, phúc mạc, màng não mềm)
•
Tiêu bản cắt lát. (Được sử dụng rộng rãi)
4 bước xử lý tiêu bản
Các loại máy sử dụng để xử lý tiêu
bản
Bước 1
Mẫu mô tươi được cố định bằng những chất cố định
(cồn, formalin, dung dịch muối một số kim loại nặng,
acid osmic ) nhằm giết các tế bào, do đó giữ được cấu
trúc và thành phần hoá học của tế bào gần với thực tế,
tế bào trở nên cứng hơn, dễ xử lý và nhuộm màu hơn.
Cố định mẫu vật
Bước 2
Khử nước - Ðúc khối
Mẫu mô được khử nước và ngâm tẩm trong nến (hoặc
celloidin).
Khi đó, nó trở nên cứng hơn tạo thuận lợi cho việc cắt
lát mỏng về sau.
Trong trường hợp cần nghiên cứu nhanh, ta có thể
dùng phương pháp làm lạnh nhanh mẫu mô và cắt lát
nhờ máy cắt lạnh.
Bước 3
Khối nến có mẫu mô vùi bên trong được đặt lên máy
cắt vi thể (microtom) và cắt lát mỏng bằng lưỡi dao
thép đặc biệt.
Lát cắt có độ dày khoảng từ 3-10 micron.
Các lát cắt mỏng được đặt và dàn đều trên lam kính.
Cắt lát mỏng
Bước 4
Làm tăng độ tương phản của các cấu trúc, dễ quan sát
dưới kính hiển vi.
Phẩm nhuộm base và acid được sử dụng rộng rãi nhất
là hematoxylin và eosin.
Các cấu trúc hoặc tế bào bắt màu acid được gọi là
ưa acid và có màu đỏ hoặc hồng.
Các cấu trúc hoặc tế bào nhuộm màu base được gọi là
ưa base và có màu xanh.
Nhuộm tiêu bản