Thành Long
Thành Long (Hán tự: 成龍), tên khai sinh là Trần Cảng Sinh (Hán tự:
陳港生) (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1954
[1]
) là diễn viên nổi tiếng
[2]
người
Hồng Kông, trong lĩnh vực phim kung fu và phim hành động. Bên cạnh
vai trò là một diễn viên, anh còn là đạo diễn, chỉ đạo võ thuật, và chuyên
đóng thế. Không chỉ nổi tiếng trong ngành điện ảnh thế giới, anh còn
được biết đến như một doanh nhân thành đạt và là ca sĩ đã thu âm nhiều
album.
Trong phim, anh nổi tiếng với các pha võ thuật nhào lộn phối hợp động
tác nhịp nhàng, sử dụng những vũ khí ứng biến cùng những pha hành
động nguy hiểm sáng tạo. Thành Long bắt đầu sự nghiệp diễn viên từ
thập niên 1970 và đã xuất hiện trong hơn 100 bộ phim. Là một biểu tượng
văn hóa, Thành Long được ghi danh tại Đại lộ Ngôi sao Hồng Kông và
Đại lộ Danh vọng Hollywood. Là một hình tượng văn hoá (cultural icon),
cái tên Thành Long cũng được nhắc đến nhiều lần trong các bài hát pop,
phim hoạt hình và trò chơi điện tử.
Ngoài sự nghiệp đóng phim, Thành Long còn là một ngôi sao của dòng
nhạc Cantopop và Mandopop, phát hành được một số album và góp giọng
trong những bài hát chủ đề của các phim có sự tham gia diễn xuất của
anh. Vào năm 2008, anh đã hát tại tại Lễ bế mạc Thế vận hội mùa hè
2008.
[3]
Tuổi thơ và khởi nghiệp
Thành Long sinh năm 1954 tại Núi Thái Bình, Hồng Kông với tên khai
sinh là Trần Cảng Sinh, con của ông bà Trần Chí Bình và Trần Lị Lị. Cha
mẹ anh là những người di cư do cuộc Nội chiến Trung Quốc. Anh có biệt
danh là Pháo Pháo (tiếng Trung: 炮炮) vì sở thích lăn lộn khi còn nhỏ
của mình.
[4]
. Do cha mẹ anh làm việc cho Lãnh sự quán Pháp tại Hồng
Kông, Thành Long đã trải qua thời ấu thơ tại khu vực của lãnh sự quán ở
quận Núi Thái Bình
[5]
Thành Long đi học trường Tiểu học Nah-Hwa ở Đảo Hồng Kông, năm
học đầu tiên anh bị ở lại lớp, rồi bỏ học do cha mẹ rút tên anh khỏi
trường. Vào năm 1960, cha anh nhập cư vào Canberra, Úc để làm bếp
trưởng cho đại sứ quán Hoa Kỳ, Thành Long được gửi tới học tại Học
viện Hý kịch Trung Quốc, một ngôi trường do sư phụ Vu Chiêm Nguyên
điều hành.
[5][6]
Thành Long đã phải trải qua quá trình huấn luyện khắt khe trong thời
gian dài, đặc biệt là huấn luyện về võ thuật và nhào lộn
[7]
. Anh gia nhập
nhóm Thất Tiểu Phúc, một nhóm gồm những học sinh xuất sắc nhất của
trường được chọn để đi đóng phim, và lấy nghệ danh là Nguyên Lâu để tỏ
lòng kính trọng sư phụ. Thành Long trở nên thân thiết với các thành viên
trong nhóm như Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu.
Khi được 8 tuổi, anh xuất hiện trong bộ phim Đại Tiểu Hoàng Thiên Bá
(1962) cùng với một số bạn đồng môn trong nhóm "Thất Tiểu Phúc",
trong phim Li Li Hua đóng vai bà mẹ của anh. Thành Long lại xuất hiện
cùng với Li vào năm tiếp theo, trong bộ phim Lương Sơn Bá và Chúc Anh
Đài (1963) rồi đóng một vai nhỏ trong bộ phim năm 1966 của Hồ Kim
Quyền có tên Đại túy hiệp. Vào năm 1971, sau khi xuất hiện trong một
vai phụ của một bộ phim khác của Hồ Kim Quyền, Hiệp Nữ, Thành Long
bắt đầu sự nghiệp đóng phim với các vai diễn nhân vật trưởng thành trong
ngành công nghiệp điện ảnh, bắt đầu bằng việc ký hợp đồng với Hãng
phim Great Earth của Chu Mu.
[9]
. Lúc 17 tuổi, anh đóng vai phụ trong
các cảnh võ thuật trong bộ phim Tinh võ môn và Long tranh hổ đấu của
Lý Tiểu Long với nghệ danh Trần Nguyên Long
[10]
. Anh nhận được vai
chính thức đầu tiên vào cuối năm đó, trong bộ phim Quảng Đông tiểu lão
hổ, phát hành không nhiều tại Hồng Kông vào năm 1973.
[11]
Sau thất bại thương mại trong nỗ lực đầu tư ban đầu vào bộ phim và
những rắc rối khi tìm vai đóng cảnh hành động, Thành Long đoàn tụ với
cha mẹ tại Canberra năm 1976, nơi anh có thời gian ngắn học tại trường
Cao đẳng Dickson và làm công nhân xây dựng
[12]
. Một người bạn cùng
nghề xây dựng có tên Jack đã hướng dẫn cho Thành Long, vì vậy Thành
Long được mọi người gọi là "Jack nhỏ" rồi sau đó viết ngắn lại thành
"Jackie", từ đó tên Jackie Chan đã gắn liền với anh từ đó đến nay
[13]
.
Ngoài ra, Thành Long đã đổi tên Trung Quốc của anh thành Bàng Sĩ
Long, vì họ gốc của cha anh là họ Bàng.
[13]
Sự nghiệp
điện ảnh
Thành công ban đầu: 1976–1980
Vào năm 1976, Thành Long nhận được một bức điện từ Willie Chan, một
nhà sản xuất phim trong ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông, người
ấn tượng với các vai diễn hành động của Thành Long. Willie Chan đề
nghị anh một vai diễn chính trong một bộ phim do La Duy làm đạo diễn.
La Duy đã xem qua vai diễn của Thành Long trong bộ phim Thiếu Lâm
Môn (1976) của Ngô Vũ Sâm, từ đó lên kế hoạch biến anh thành một Lý
Tiểu Long mới với bộ phim Tân Tinh Võ Môn
[9]
. Nghệ danh của anh từ
đó đổi thành Thành Long (tiếng Hoa: 成龍) để nhấn mạnh sự tương tự
của anh với Lý Tiểu Long. Bộ phim không thành công vì Thành Long
không quen với phong cách võ thuật của Lý. Mặc cho thất bại của bộ
phim, La Duy vẫn tiếp tục sản xuất thêm một số phim với cùng phong
cách, và cũng như số phận của phim nói trên, các phim này cũng không
gây được mấy tiếng tăm tại các rạp chiếu.
[14]
Bước ngoặt đầu tiên của Thành Long là bộ phim Xà hình Điêu thủ năm
1978, quay trong thời gian anh được cho Hãng phim Seasonal mượn theo
hợp đồng hai-phim
[15]
. Dưới tay đạo diễn Viên Hòa Bình, Thành Long
được phép hoàn toàn tự do trong các pha hành động. Bộ phim được làm
theo thể loại phim võ thuật hài, và đã thổi một làn gió mới vào thị hiếu
của khán giả Hồng Kông
[16]
. Thành Long sau đó đóng vai chính trong
phim Túy Quyền, bộ phim chính thức đưa anh đến với con đường thành
công.
[17]
Khi Thành Long quay trở lại hãng phim của La Duy, La Duy cố gắng lặp
lại cách tiếp cận hài hước của Túy Quyền, đã sản xuất hai phim Chiêu bán
thức sấm giang hồ và Quyền tinh
[13]
. Ông cũng cho Thành Long cơ hội
cùng đạo diễn bộ phim Tiếu quyền quái chiêu với Tăng Giang. Khi Willie
Chan rời công ty, ông khuyên Jackie nên tự quyết định trong việc ra đi
hay ở lại với La Duy. Trong khi đang đóng phim Tiểu quyền quái chiêu
phần II, Thành Long phá bỏ hợp đồng và gia nhập Hãng phim Gia Hòa
(Golden Harvest), La Duy đã giận tới mức hăm dọa sẽ kiện đến Hội Tam
Hoàng, đổ lỗi cho Willie vì sự ra đi của ngôi sao của mình. Tranh chấp
này sau đó được giải quyết nhờ sự giúp đỡ của diễn viên-đạo diễn Vương
Vũ, giúp Thành Long được ở lại với Golden Harvest.
[18]
Thành công với thể loại phim hành động hài: 1980–1987
Willie Chan trở thành giám đốc cá nhân và là người bạn chí cốt của
Thành Long, vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí này trong hơn 30 năm. Ông
chính là người giúp đỡ Thành Long bước vào sự nghiệp quốc tế, bắt đầu
với những bước đầu tiên vào Điện ảnh Hoa Kỳ trong thập niên 1980. Bộ
phim Hollywood đầu tiên của anh là Sát thủ hào sản xuất năm 1980. Sau
đó Thành Long đóng một vai nhỏ trong bộ phim The Cannonball Run
năm 1981, thu được 100 triệu Dollar Mỹ trên toàn cầu. Mặc dù không thu
hút được số đông khán giả do họ thích những diễn viên Mỹ thành danh
như Burt Reynolds hơn, Thành Long vẫn cảm thấy ấn tượng với đoạn
chiếu cảnh hậu trường trong phần giới thiệu cuối phim, truyền cảm hứng
cho anh bổ sung những đoạn phim tương tự như vậy vào các phim sau
này. Sau thất bại thương mại của The Protector năm 1985, Thành Long
tạm thời từ bỏ việc xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, quay sự tập trung
trở về Điện ảnh Hồng Kông.
[14]
Phim Câu chuyện cảnh sát, với nick name "Câu chuyện thủy tinh" vì
những pha hành động của anh, được quay với phong cách hiện đại.
Quay về Hồng Kông, các phim của Thành Long bắt đầu thu hút lượng
khán giả lớn hơn tại Đông Á, với những thành công bước đầu tại thị
trường Nhật Bản đầy lợi nhuận trong đó có các phim Suất đệ xuất mã
(1980) và Long thiếu gia (1982). Thành Long sản xuất một số bộ phim
hành động hài với những người bạn trong trường hý kịch là Hồng Kim
Bảo và Nguyên Bưu. Ba người đóng chung với nhau lần đầu tiên vào năm
1983 trong Kế hoạch A, giành được Giải Thiết kế Hành động Hay nhất tại
Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông hàng năm lần thứ ba
[19]
. Trong hai năm
tiếp theo, "Ba anh em" tiếp tục xuất hiện trong Quán ăn lưu động và bộ
ba phim Ngũ phúc tinh bản gốc
[20][21]
. Vào năm 1985, Thành Long thực
hiện bộ phim Câu chuyện cảnh sát đầu tiên, một bộ phim hài mang ảnh
hưởng phong cách Mỹ trong đó Thành Long tự đóng các pha nguy hiểm.
Phim được tặng giải "Phim hay nhất" trong Giải thưởng Điện ảnh Hồng
Kông năm 1986.
[22]
Vào năm 1987, Thành Long đóng vai "Chim ưng
châu Á", một nhân vật trong mang phong cách Indiana Jones, trong bộ
phim Long huynh hổ đệ. Bộ phim là thành công lớn nhất tại các rạp chiếu
phim trong nước của Thành Long cho đến nay, thu được lợi nhuận hơn 35
triệu đô la Hồng Kông.
[23]
Thành công của phim nối tiếp và đột phá tại Hollywood: 1988–1998
Thành Long trong bộ phim đột phá tại Hollywood Trả Lại Sự Yên Tĩnh
Cho Bronx.
Vào năm 1988, Thành Long có bộ phim đóng chung cuối cùng với Hồng
Kim Bảo và Nguyên Bưu cho đến nay, Phi long mãnh tướng. Hồng Kim
Bảo cùng đạo diễn với Nguyên Khuê, và nhân vật phản diện do Nguyên
Hoa đóng, tất cả họ đều là những người tốt nghiệp từ Học viện Hý kịch
Trung Quốc.
Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 90, Thành Long đóng một số sê-ri
phim thu được thành công lớn, bắt đầu bằng Câu chuyện cảnh sát 2, bộ
phim đã giành giải Chỉ đạo Võ thuật hay nhất trong Giải thưởng Điện ảnh
Hồng Kông năm 1989. Bộ phim tiếp theo là Long huynh hổ đệ II: Kế
hoạch Phi ưng, và Câu chuyện cảnh sát 3, bộ phim giúp anh giành giải
Diễn viên hay nhất của Liên hoan phim Kim Mã. Vào năm 1994, Thành
Long lặp lại vai diễn Hoàng Phi Hồng của anh trong Túy quyền II, bộ
phim được liệt vào một trong 100 phim hay nhất mọi thời đại của Tạp chí
Time
[24]
. Một bộ phim nối tiếp khác, Câu chuyện cảnh sát 4: Nhiệm vụ
đơn giản, đã mang về cho anh thêm các giải thưởng cùng những thành
công tại rạp chiếu phim trong nước, tuy không được đón nhận nhiều tại
thị trưòng nước ngoài.
[25]
Thành Long lại nhen nhóm mục tiêu
Hollywood vào thập niên 1990, nhưng thoạt đầu từ chối những đề nghị
đóng vai phản diện trong các bộ phim Hollywood để tránh tiền lệ cho các
vai diễn sau này. Ví dụ như, Sylvester Stallone đề nghị anh vai Simon
Phoenix, một tên tội phạm trong bộ phim giả tưởng về tương lai
Demolition Man. Thành Long đã từ chối và vai diễn này do Wesley
Snipes đảm nhiệm.
[26]
Cuối cùng Thành Long cũng thành công trong việc tạo lập bước đi đầu
tiên trong thị trường Bắc Mỹ vào năm 1995 với việc phát hành bộ phim
Náo loạn phố Bronx trên toàn cầu, thu hút được những người hâm mộ tại
Hoa Kỳ, một điều hiếm thấy đối với các ngôi sao điện ảnh Hồng Kông.
[27]
Sự thành công của Trả lại sự yên tĩnh cho Bronx tiếp nối bằng sự phát
hành bộ phim Câu chuyện cảnh sát 3 vào năm 1996 tại Hoa Kỳ dưới tên
Supercop (Siêu cớm), thu được khoản lợi nhuận là 16.270.600 USD. Sau
đó Thành Long cùng với Chris Tucker đóng bộ phim hài hành động nói
về cặp đôi cảnh sát, Giờ cao điểm
[28]
, thu được 130 triệu USD chỉ tính
riêng tại Hoa Kỳ.
[