Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.06 KB, 5 trang )
Sâu xanh đục quả
Họ: Noctuidae; Bộ Lepidoptera.
+ Phân bố rộng ở khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (ấn Độ, Ai
Cập, Trung Quốc, Nga, úc Trong nước có ở khắp các vùng sinh thái.
+ Là loại sâu đa thực, phá hại trên nhiều loại cây.
+ Mô tả: - Sâu non đẫy sức dài 36-45mm, màu sắc thay đổi từ màu
xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hoặc nâu xám, tuỳ theo tuổi và điều kiện thức
ăn. Nhộng màu cánh gián, nằm ở dưới đất sâu 2-3cm. Ngài màu nâu vàng,
dài 15-17mm. Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai, đường kính 0,5mm.
- Vòng đời từ 35-70 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời gian sâu non
từ 15-22 ngày. Sâu phát sinh và gây hại quanh năm, nặng nhất vào các tháng
mùa xuân và đầu mùa hè.
- Sâu xanh đục quả là loại sâu hại nguy hiểm hàng đầu ở các vùng
trồng bông. Phá hại tập trung vào thời kỳ bông ra nụ và quả non.
- Sâu ưa thích ăn hại trên nụ, hoa và quả non, thường đục ruỗng nụ,
bầu hoa và quả non, làm rụng hàng loạt. Thời gian phá hại nặng khoảng 30
ngày trên cây bông với các tuổi sâu gối tiếp nhau không phân biệt thành lứa.
Mật độ sâu cao có thể đạt tới 130 con/100 cây.
- ở vùng bông Tây Bắc sâu phá hại mạnh trong khoảng giữa tháng 8
đến tháng 10. ở Nam Trung bộ và Đông Nam bộ sâu phá mạnh từ đầu tháng
9 đến đầu tháng 11 phụ thuộc chủ yếu vào thời vụ gieo trồng khác nhau.
- Giống bông có quan hệ với mức độ phá hại của sâu do đặc tính lựa
chọn ký chủ khi bướm đẻ trứng. Bướm sâu xanh thích đẻ trứng trên ngọn, lá
non hoặc đài hoa ở những giống bông có nhiều lông, không ưa thích những
giống bông có lá nhẵn ít lông.