Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KIEM TRA+ DAP AN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 2 trang )

ĐÊ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I
Câu 1: (3.0 điểm)
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy
đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Lấy hết sức mình cậu hét lớn: “Tôi
ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt
quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu vì sao từ trong rừng
lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét
thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt lời thì có tiếng vọng lại: “Tôi
yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “ Con ơi, đó là định
luật trong cuộc sống chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo
gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con
yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Trích “Quà tặng cuộc sống” – Nhà xuất bản Giáo dục)
Câu chuyện TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU đã cho em bài học ý nghĩa nào về
cuộc sống ?
Câu 2: (7.0 điểm)
Từ những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" -
Trần Tế Xương, em hãy liên hệ mở rộng tới vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam?
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU 1 (3.0 điểm)
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau , nhưng cần triển khai được các ý
cơ bản sau :
 Từ một câu chuyện ( rút từ tập sách Quà tặng cuộc sống) học sinh trình
bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - mối quan hệ giữa cho và nhận
trong cuộc sống (1 điểm)
- Với đề bài này, học sinh trước hết cần giải thích – phân tích để làm rõ bài
học đạo lí được gửi gắm trong câu chuyện (2 điểm)
- Trong cuộc sống thường nhật mỗi chúng ta có thể cho đi những điều đơn


giản nhất, để rồi ta sẽ nhận lại những gì cao cả thiêng liêng nhất
+ Với tất cả nỗi bực tức, cậu bé đã hét to “tôi ghét người” và rừng đã vọng
lại “tôi ghét người”→ cậu bé hoảng sợ
+ Nhưng khi cậu hét lên “tôi yêu người” với tất cả tình yêu thương, rừng đã
trìu mến đáp lại. Có lẽ cậu bé không hiểu vì sao như thế vì cậu quá
nhỏ Nhưng trong tâm hồn non nớt ấy bắt đầu ươm mầm khái niệm trao
đi và nhận lại
+ Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những
giao tiếp, những sinh hoạt nên luôn “trao” và “nhận”. Xã hội sẽ không tồn tại
nếu thiếu quá trình này
+ Có những cái cho vật chất , và cũng có những cái cho tinh thần…
⇒ Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện qua : dẫn chứng- bàn luận - so sánh ,
đối chiếu Rút ra bài học cho bản thân
Câu 2: (7.0 điểm)
a/Giới thiệu : tác giả - tác phẩm – khái quát về nhân vật bà Tú
b/Những nét đẹp tiêu biểu ở bà Tú
+ Đảm đang, tháo vát hết mực : "Quanh năm nuôi đủ”
+ Chịu thương, chịu khó, tần tảo nhẫn nại “Lặn lội thân cò khi quãng
vắng ”
+ Vị tha, nhân hậu giàu đức hi sinh nhẫn nhịn âm thầm
⇒ Bà Tú mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam (liên hệ
với các nhân vật nữ khác trong văn chương trung đại: Chuyện người con gái
Nam Xương, các tấm gương trong sử sách)
- Liên hệ tới ngày nay: (2.0 điểm)
+ Những nét đẹp truyền thống ấy vẫn được lưu giữ.
+ Người phụ nữ ngày nay, không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống mà còn có
những nét đẹp hiện đại.
c/Đánh giá khái quát về bài thơ
Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật ; hình ảnh thơ , ngôn ngữ giản dị
,vận dụng các thành ngữ dân gian sáng tạo, nhà thơ đã dựng lên bức chân dung

về người vợ vất vả đảm đang chịu thương chịu khó giàu đức hi sinh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×