PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIO LINH
TRÖÔØNG TIỂU HỌC GIO MỸ SOÁ 2
&
BÁO CÁO KẾT QUẢ VIỆC LÀM MỚI:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀO CÔNG TÁC GIẢNG DẠY”
Giáo viên: Nguyễn Thị Hải
Năm học : 2009 - 2010
A. KẾ HOẠCH CHUNG
* Những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009- 2010 của Phòng GD-ĐT
Gio Linh và Trường Tiểu học Gio Mỹ số 2.
- Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009- 2010 của trường đã phân
công. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch chuyên môn của nhà trường.
- Căn cứ vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất (Đồ dùng, TBDH) của
Trường Tiểu học Gio Mỹ số 2.
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường, ban giám hiệu luôn luôn quan tâm khuyến khích, tạo diều kiện
tốt nhất để có thể cho GV ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy
như trang bị một máy chiếu, một máy tính xách tay phục vụ cho việc dạy- học.
- Đa số cán bộ giáo viên đã làm quen với CNTT : biết sử dụng các phần mềm
như : Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint; một số ít GV biết
sử dụng Phần mềm Violet.
2. Khó khăn:
- Một số GV trong trường đã học và tập huấn về việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác giảng dạy nhưng chưa mạnh dạn chỉ dừng ở việc soạn bài
bằng máy vi tính.
- Phần đông giáo viên chưa có máy tính xách tay.
- Trường chưa có phòng máy riêng, nối mạng Internet nên mỗi lần giảng dạy
trên máy cần có thời gian chuẩn bị nên nhiều GV còn ngại và ở vùng nông thôn
hay mất điện rất khó khăn cho việc úng dung CNTT vào việc giảng dạy.
3. Lý do chọn việc làm mới:
Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ
thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Đối với giáo dục và đào tạo,
công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp
dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”.
Với tầm quan trọng đó, năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra
chủ đề “ Năm ứng dụng CNTT " trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc
học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn.
Bản thân tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy trong hai năm
nay. Bản thân tối muốn đưa những kinh nghiệm mà bản thân có được về vấn đề
này để trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp.
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Những trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử :
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời
gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu
bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một
điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi
phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường
hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp
dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang lại chỉ có 30%,
trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%. Việc
sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột
để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy
truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm
Power point, Violet,… giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc
thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều
nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá
nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ,
âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc
thực hiện dạy ứng dụng CNTT.
Trong tổ chuyên môn đa số giáo viên mới nên ngoài việc hoàn thiện về
chuyên môn bên cạnh đó còn phải trang bị cho bản thân những kiến thức Tin học
về các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy. Mặc dù đã bước đầu soạn giảng
nhưng kinh nghiệm xử lí còn nhiều hạn chế.
Thường trình chiếu nội dung bài dạy suốt cả tiết học làm cho học sinh mỏi
mắt, đưa vào tình trạng mệt mỏi, kém tích cực.
Có một số nội dung không nhất thiết phải trình chiếu cũng thể hiện lên. Chưa
chắt lọc được phần kiến thức nào thì dùng phần mềm để hỗ trợ.
Một số hoạt động tiếp cận khái niệm, mô tả khái niệm, quy tắc chưa biết khai
thác thế mạnh của các phần mềm ứng dụng như Power point, violet,
Qua thăm dò, đánh giá học sinh thì các em làm phần trắc nghiệm trả lời rất tốt
nhưng cho làm bài toán có tính suy luận thì gặp rất nhiều khó khăn.
2. Các giải pháp thực hiện:
- Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí
giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện GAĐT
như máy tính, máy chiếu đa năng , nối mạng Internet cho phòng bộ môn tin học.
- Tôi được học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong
PowerPoint, khai thác mạng Internet cho giáo viên để các đồng nghiệp có thể tự
thiết kế GAĐT cho mình. Tôi hướng dẫn cụ thể hơn cho những giáo viên còn gặp
khó khăn, thắc mắc trong công việc này.
- Hướng dẫn cách nối laptop với máy chiếu Projecter, cách xử lí một số tình
huống khí máy không chiếu được,
- Giáo viên chúng tôi tìm hiểu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao
trong việc sử dụng GAĐT, khai thác mạng Internet để làm phong phú thêm những
dạng bài tập khác nhau.
- Chúng tôi cùng tham gia các buổi thao giảng, hội thao, tập huấn để thu
nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy
theo phương pháp mới.
- Tôi cùng các đồng nghiệp thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ
học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về
kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để
thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tuy nhiên, việc học tập cũng chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng thành thạo một
vài công cụ thiết kế bài giảng như Powerpoint hay Violet, cách tìm kiếm các tư
liệu qua mạng Internet,
Chính vì vậy, tôi khuyến khích giáo viên nên sử dụng các công cụ
tìm kiếm trên Internet tư liệu như Google hay Yahoo, hoặc các truy cập
các nguồn tư liệu phong phú , đặc biệt là các nguồn tài nguyên phục vụ
cho giáo dục và đào tạo như: Thư viện tư liệu giáo dục tại
(cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài
giảng) và Thư viện bài giảng điện tử tại (cung cấp
các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ
kinh nghiệm trong giảng dạy).
C. KẾT QUẢ:
Qua một năm đăng kí và thưc hiện việc làm mới “Ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác giảng dạy” tôi nhận thấy giáo viên trong trường đã có nhiều
chuyển biến tích cực trong công tác này. Việc ứng dụng này thể hiện rõ nhất qua
các hội giảng chào mừng 20/10; 20/11; 8/3, đặc biệt là trong kì thi giáo viên dạy
giỏi cấp huyện nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tôi đã gặt hái
được kết khá cao. Nhờ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chất lượng, hiệu quả
các tiết học được nâng cao, học sinh hết sức hứng thú và tích cực học tập.
- Nhờ việc ứng dụng CNTT tôi đã tổ chức cho lớp một chương trình “Đố vui
để học”, tôi thấy các em rất hào hứng.
* Một số kinh nghiệm khi soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin:
- Chọn bài dạy thích hợp.
- Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, lôgíc. Thông tin ngắn gọn, cô động, được bố
trí và trình bày khoa học phù hợp tiến trình lên lớp.
- Bài dại cần khuyến khích sự trao đổi giữa GV và HS, giữa HS và HS.
- Lựa chọn nội dung cần thể hiện trong bài dạy (ý tưởng trình bày)
- Chia nhỏ nội dung thông tin thành những môdun, mỗi môdun thông tin sẽ
được hiển thị một slide.
- Không nên sử dụng nhiều màu sắc trong một trình diễn (không quá 3 màu),
điều này có thể khiến HS mệt mỏi (có thể gây hiệu ứng cầu vồng)
- Cách bố trí các nội dung trong một slide, màu nền, màu chữ nên trình bày
đồng bộ.
- Không sử dụng quá nhiều hình ảnh minh hoạ làm loãng nội dung bài học.
- Cần trình diễn thử và sửa đổi để hoàn thiện bài giảng.
- Nội dung bài giảng phải cuốn hút, đảmt bảo HS tập trung vào nội dung.
- Không nên sử dụng hiệu ứng xuất hiện từng con chữ và hiệu ứng từng dòng
chữ trôi từ từ…
Trên đây là kế hoạch, một số giải pháp và một số kinh nghiệm về việc làm
mới Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của bản thân.
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong công tác Ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác giảng dạy , tôi chân thành mong được Ban Giám Hiệu và các bạn
đồng nghiệp nhiệt tình góp ý bổ sung thêm để công tác giảng dạy của tôi ngày một
tốt hơn, góp phần vào thành tích chung của nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Gio Mỹ, ngày 15 tháng 5 năm 2010
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Hải Âu