Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SH 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.14 KB, 17 trang )

PHN I:
T VN
Nột ni bt d nhn thy ca dy hc theo phng phỏp tớch cc l hot
ng ca hc sinh chim t trng cao so vi hot ng ca giỏo viờn v mt thi
gian cng nh v cng lm vic. Thc ra cú mt tit dy trờn lp theo
hng dy hc tớch cc thỡ thy giỏo ó phi u t v thi gian v cụng sc rt
nhiu.
Khi son bi theo phng phỏp hc tp th ng, giỏo viờn d kin ch
yu l nhng hot ng trờn lp ca chớnh mỡnh ( thuyt trỡnh, ging gii, v s
, biu din phng tin trc quan, t cõu hi), hỡnh dung trc chỳt ớt v
hnh ng hng ng ca hc sinh ( s tr li nh th no, s rỳt ra nhn xột gỡ
1
ệ TAèI:
Sặ DUNG PHIU HOĩC TP ỉ
Tỉ CHặẽC HOAT ĩNG TRONG DAY
HOĩC CHặNG II- TấNH QUY LUT
CUA HIN TặĩNG DI TRUYệN - SINH
HOĩC 12 NNG CAO
khi giáo viên biểu diễn tranh, sẽ có ý kiến gì khi thầy giáo trình bày một bảng
số liệu, đưa ra một vấn đề mới ).
Khi mà lượng thông tin ngày càng nhiều, thời gian học tập trên lớp của
học sinh lại có hạn, đặc biệt chương trình sinh học lớp 12 nâng cao với tổng số
tiết theo phân phối chương trình của Bộ GD – ĐT là 70 tiết/năm học, gồm 3
phần lớn: Di truyền; tiến hoá, sinh thái học ( Bằng lượng kiến thức của chương
trình lớp 11, 12 không phân ban). Theo phương pháp dạy học thụ động, thông
tin đi theo một chiều từ thầy đến trò chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu của
bài học, chính vì vậy khi soạn bài những dự kiến của giáo viên trong một tiết
dạy phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh, đặt học sinh vào vị
trí trung tâm của quá trình dạy học, thầy chỉ đạo, điều khiển để học sinh tự lực
lĩnh hội kiến thức, phải tạo điều kiện cho học sinh được suy nghỉ tích cực, bộc
lộ những suy nghỉ của mình trong quá trình thảo luận, tranh luận trong nhóm và


tích cực tìm ra tri thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.
Cố gắng khắc phục tình trạng “truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học” là tư tưởng chỉ đạo cho việc đổi mới phương
pháp dạy học đang đặt ra cho toàn Ngành giáo dục ( Nghị quyết Trung ương II
khoá VIII).
Tôi đã cố gắng thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên trong quá trình giảng dạy
của mình, đặc biệt trong giảng dạy chương trình sinh học lớp 12. Để rèn luyện
tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh có nhiều phương pháp
trong việc tổ chức hoạt động của học sinh trong quá trình học tập, việc sử dụng
phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung kiến thức của từng bài,
từng phần và đối tượng học sinh, điều kiện, phương tiện dạy học…. Sử dụng
phiếu trong hoạt động học tập nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát
hiện, thử nghiêm, quy nạp, suy diễn để tìm ra kiến thức, giải quyết vấn đề. Hoạt
động này phù hợp với nội dung kiến thức học sinh phải nắm mà tôi đã áp dụng
trong quá trình dạy chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – Sinh
học lớp 12 Ban KHTN và đã đem lại hiệu quả thiết thực.
PHẦN II
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG VIỆC GIẢNG
DẠY CHƯƠNG II – TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN
TƯỢNG DI TRUYỀN – SINH HỌC LỚP 12 BAN KHTN
I. Cơ sở của việc sử dụng phiếu học tập trong việc giảng dạy chương II –
Tính quy luật của hiện tượng di truyền ( Sinh học lớp 12 nâng cao).
1. Khái niệm phiếu học tập
2
Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc lập hay
nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết
học.
Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hoặc vài nhiệm vụ nhận
thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện tư
duy hay thăm dò một vấn đề. Điều quan trọng là qua công tác độc lập với phiếu

học tập, học sinh phát triển kĩ năng tư duy, tích cực, tự lực trong nhận thức và
làm tăng hiệu quả thực sự trong học tập.
2. Vai trò của phiếu học tập
Phiếu học tập là phương tiện định hướng hoạt động độc lập của học sinh
trong quá trình dạy học. Trên cơ sở của phiếu học tập, học sinh độc lập tiếp thu
kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức đã học.
Phiếu học tập còn là phương tiện rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nhận
thức như: Phân tích - so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá…
Phiếu học tập đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá. Trên cơ sở đó
rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.
Thông qua tổ chức các hoạt động bằng phiếu học tậo, giáo viên có thể thu
được thông tin ngược về kiến thức và kĩ năng của học sinh để có biện pháp điều
chỉnh kịp thời.
Với lượng kiến thức rất lớn trong mỗi bài của chương, việc sử dụng phiếu
học tập để tổ chức hoạt động học tập trong một số bài dạy mới có thể đạt được
mục tiêu của bài học.
3. Thiết kế phiếu học tập
a. Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập:
Để thiết kế một phiếu học tập tốt, đáp ứng được các vai trò trên, theo tôi
phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Có mục đích rõ ràng.
- Có nội dung ngắn gọn.
- Có sự chính xác trong diễn đạt ý.
- Có khối lượng công việc vừa phải.
- Có phần chỉ dẫn nhiệm vụ rõ ràng.
- Có khoảng trống phù hợp để học sinh điền kết quả của công việc đã làm.
- Có quy định thời gian hoàn thành.
- Trình bày phiếu khoa học:
Góc phải phía trên điền tên:
+ Trường:

+ Lớp:
+ Nhóm ( tên học sinh):
- Có đánh số thứ tự nếu biên soạn nhiều phiếu học tập trong một tiết học.
b. Cấu trúc của phiếu hoc tập
- Phần chung:
3
Tên trường, lớp, nhóm học sinh, đề bài, số thứ tự của phiếu.
- Phần cụ thể:
Hệ thống câu hỏi, bảng biểu, bài tập nhằm định hướng công tác học tập
độc lập của học sinh ( phải có khoảng trống để học sinh điền kết quả của công
việc đã làm).
Chú ý: Trong phần cụ thể, để tăng tính khả thi và hiệu quả của phiếu cần phải
lựa chọn nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp và có nhều nội dung cho công
tác hoạt động độc lập của học sinh.
3. Đặc điểm nội dung kiến thức của chương II (Sinh học lớp 12 nâng cao) –
Tính quy luật của hiện tượng di truyền phù hợp với việc sử dụng phiếu học
tập để tổ chức hoạt động trong dạy học.
a. Mục tiêu của chương:
- Học sinh nắm được một số quy luật di truyền cơ bản, chủ yếu là di truyền
qua NST, bao gồm di truyền các tính trạng thường, di truyền giới tính và
các tính trạng liên kết với giới tính ngoài ra còn có di truyền ngoài NST.
- Thông qua trình bày các thí nghiệm dẫn tới các định luật di truyền có thể
bồi dưỡng cho học sinh tư duy thực nghiệm, rèn luyện suy lí quy nạp.
Đồng thời thông qua việc giải thích cơ sở tế bào học của các hiện tượng
phản ánh trong các quy luật di truyền, góp phần phát triển tư duy lí
thuyết. Các bài tập vận dụng các định luật di truyền có tác dụng bồi
dưỡng óc suy luận ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức.
- Nội dung chương II góp phần bồi dưỡng phương pháp biện chứng, dẫn
tới kết luận khái quát rằng: hiện tượng di truyền tuy rất phức tạp nhưng
diễn ra có tính quy luật, mà bằng phương pháp thực nghiệm người ta phát

hiện ra được và vận dụng vào thực tiễn công tác giống củng như việc giải
thích các quy luật sinh học nói chung.
b. Cấu trúc của chương:
- Chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học lớp 12 - nâng
cao) theo phân phối chương trình có 9 tiết trong đó: 7 tiết lý thuyết, 1 tiết thực
hành, 1 tiết bài tập. Gồm 6 quy luật di truyền cơ bản:
1. Quy luật phân li.
2. Quy luật phân li độc lập.
3. Quy luật tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen.
4. Quy luật di truyền liên kết.
5. Quy luật di truyền liên kết với giới tính.
6. Quy luật di truyền ngoài NST.
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền biểu hiện ở xu thế tất yếu trong sự
truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Bằng
phương pháp thực nghiệm, di truyền học đã phát hiện từng bộ phận của
các quy luật phức tạp ấy và phát biểu thành các quy luật di truyền.
- Trong chương này sách giáo khoa đặt tên các bài theo hiện tượng biểu
hiện bên ngoài và phản ánh hiện tượng di truyền từ đơn giản đến phức
4
tạp: Di truyền trội - lặn, di truyền độc lập, di truyền liên kết, di truyền
liên kết không hoàn toàn, tính trạng đa gen – gen đa hiệu. Sau nhóm định
luật di truyền các tính trạng thường đến sự di truyền giới tính và các tính
trạng liên kết với giới tính. Sau sự di truyền qua NST là sự di truyền qua
tế chất.
- Mỗi bài đều bắt đầu bằng giới thiệu thí nghiệm, nhận xét rút ra từ thực
nghiệm được phát biểu thành định luật, tiếp đó là giải thích cơ sở tế bào
học của hiện tượng được phản ánh trong định luật, cuối cùng là ý nghĩa
của định luật đó. Cách trình bày đó rèn cho học sinh tư duy thực nghiệm,
suy lí quy nạp, học sinh học theo phương pháp các nhà khoa học đã làm
để phát hiện tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên.

- Với cách trình bày các nội dung và đặc điểm kiến thức của chương, đặc
biệt mỗi tiết học dung lượng kiến thức rất nhiều, đòi hỏi thầy giáo phải tổ
chức hoạt động học tập một cách tích cực mới có thể đạt được mục tiêu
của bài dạy.
5. Một số dạng phiếu học tập được áp dụng trong chương II – Tính quy luật
của hiện tượng di truyền ( SH lớp 12 nâng cao).
- Phiếu học tập phát triển kĩ năng quan sát.
- Phiếu học tập phát triễn kĩ năng phân tích.
- Phiếu học tập phát triển kĩ năng so sánh.
- Phiếu học tập phát triển kĩ năng quy nạp, khái quát hoá.
- Phiếu học tập phát triển kĩ năng suy luận, đề xuất giả thuyết.
- Phiếu học tập phát triển kĩ năng, áp dụng kiến thức đã học.
6. Sử dụng phiếu học tập trong các bài học cụ thể của chương.
Bài 11 ( tiết 11): Quy luật phân li.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của Menden.
Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
- Rèn kĩ năng quan sát,phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về quy luật phân li vào thực tiễn sản xuất.
Sử dụng phiếu học tập như sau:
PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 1)
Tiết 11: QUY LUẬT PHÂN LI
A. PHẦN XÂY DỰNG KIẾN THỨC
Mục I:
Hoạt động 1:
Bằng kiến thức đã học ở lớp 9 và nghiên cứu SGK (mục I ) hãy trình bày
tóm tắt thí nghiệm qua sơ đồ:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
5

P:……………………………………
F
1
:…………………………………
F
2
:…………………………………
P:……………………………………
F
1
:…………………………………
F
2:……………………………………………………….
Từ kết quả thí nghiệm có thể rút ra nhận xét gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Mục II:
Hoạt động 2:
Nghiên cứu hình 11.2. Hãy trả lời các nội dung:
- Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại như thế nào?

- Vì sao cơ thể lai F
1
khi giảm phân cho 2 loại giao tử?
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
- Vì sao F
1

biểu hiện đồng nhất một loại tính trạng? F
2
có sự phân tính theo
tỉ lệ 3:1?


- Nêu tóm tắt cơ sở tế bào học của quy luật phân li?



B. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
- Bài tập:
1. Ở cà chua, A: quy định quả đỏ; a: quy định quả vàng. Xác định tỉ lệ phân
li kiểu hình ở các phép lai:
Phép lai Tỉ lệ kiểu gen ở F
1
Tỉ lệ kiểu hình ở F
1
P: AA x AA
P: AA x Aa
P: Aa x Aa
P: Aa x aa
P: aa x aa
6
2. Viết sơ đồ lai của 2 phép lai sau:
Đậu Hà lan hạt vàng X Đậu Hà lan hạt xanh
Bài 12 (tiết 12): Quy luật phân li độc lập.
Mục tiêu của bài:
- Biết phân tích thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.

- Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
- Vận dụng được công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới.
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 2)
Tiết 12: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. PHẦN KIỂM TRA BÀI CŨ:
Hoạt động 1:
Hãy viết sơ đồ lai của 2 phép lai sau:
P
tc
: Hạt vàng x Hạt xanh
P
tc
: Vỏ trơn x Vỏ nhăn
G: G:
F
1
+ Tỉ lệ KG: F
1
: + Tỉ lệ KG:
+ Tỉ lệ KH: + Tỉ lệ KH:
B. PHẦN XÂY DỰNG KIẾN THỨC:
Mục I:
Hoạt động 2:
Từ thí nghiệm phép lai hai tính của Menđen. Hãy viết sơ đồ lai của thí nghiệm:
P
tc

: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
G: ……………………………………………………………………………
F
1
:……………………………………………………………………………
F
1
x F
1
: ……………………………………………………………………
G: ……………………………………………………………………………
7
F
2
:…………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………
Hoạt động 3:
Từ kết quả thu được ở F2 trong phép lai hai tính, hãy xác định mối tương
quan giữa tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F
2
và tỉ lệ các tính trạng hợp thành kiểu hình
đó:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Mục II:
Hoạt động 4:

Căn cứ vào kiến thức về lai hai bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một hay nhiều
cặp tính trạng tương phản, trong đó tính trạng trội hoàn toàn và các cặp gen dị
hợp phân li độc lập, hãy điền vào chỗ trống trong bảng sau:
Số cặp gen
dị hợp F
1
Số lượng
các loại
GT ở F
1
Tỉ lệ phân
li KG ở F
2
Số lượng
các loại
KG ở F
2
Tỉ lệ phân
li KH ở F
2
Số lượng
các loại
KH ở F
2
1
2
3
….
n
C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Trả lời câu hỏi và làm bài tập 3,4,5 sách giáo khoa.
- Bài tập:
Cho biết một cặp gen quy định một tính trạng, phân li độc lập. Từ phép lai :
P: AaBbDdEe x AaBbddEE
Hãy xác định :
Số loại giao tử mỗi bên.
Số tổ hợp tạo thành ở F
1
.
Số loại kiểu gen ở F
1.

Số loại kiểu hình ở F
1.
- Nghiên cứu trước bài 13 : Sự tác động của nhiều gen lên một tính trạng
và tính đa hiệu của gen.
Bài 14 (tiết 14) : Di truyền liên kết.
Mục tiêu của bài:
8
- Phân tích và giải thích được các kết quả thí nghiệm trong bài học.
- Nêu được bản chất của sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn
toàn.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen tạo ra tái tổ hợp gen.
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết.
Từ các vấn đề trên phân biệt được 2 hiện tượng liên kết gen hoàn toàn và
hoán vị gen, vận dụng kiến thức để giải quyết một số bài tập có liên quan.
Kiến thức về liên kết gen và hoán vị gen các em đã được học ở lớp 9, bài
này cần củng cố và nâng cao kiến thức. Phiếu học tập của bài được sử dụng
trong phần củng cố kiến thức như sau :
PHIẾU HỌC TẬP ( SỐ 3 )

Tiết 14 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT

A. PHẦN XÂY DỰNG KIẾN THỨC
Mục II :
Hoạt động 1:
Từ thí nghiệm ở SGK :
- So sánh kết quả lai phân tích của ruồi giấm đực, ruồi dấm cái mình xám
cánh dài ở F
1
:


- Trong lai phân tích của ruồi dấm cái F
1
thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ :
0,415 mình xám cánh dài ; 0,415 mình đen, cánh ngắn ; 0,815 mình xám, cánh
ngắn ; 0,185 mình đen, cánh dài, kết quả đó chứng tỏ điều gì ?



- V ì sao ruồi dấm cái khi giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không ngang
nhau?


Hoạt động 2:
Hãy phát biểu nội dung của quy luật hoán vị gen:






B. PHẦN CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Hoạt động 3:
9
- Dựa vào kiến thức đã học, so sánh quy luật di tuyền liên kết gen hoàn toàn
và quy luật di truyền hoán vị gen ?
a. Điểm giống nhau :




b. Điểm khác nhau :
Tiêu chí so sánh Liên kết gen hoàn toàn Hoán vị gen
1. Khái niệm
2. Nguyên
nhân
3. Đặc điểm
4. Ý nghĩa
Hoạt động 4:
- Hãy viết sơ đồ lai và cho biết kết quả của 2 phép lai sau:
- F
1
: Rd đực thân xám, cánh dài x Rd cái thân xám, cánh dài
BV/bv (0) BV/bv (0)
G:
F
2
: + Tỉ lệ KG:
+ Tỉ lệ KH:
- F

1
: Rd đực thân xám, cánh dài x Rd cái thân xám, cánh dài
BV/bv (0) BV/bv (20%)
G:
F
2
: + Tỉ lệ KG:
+ Tỉ lệ KH:

10
C. PHẦN HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Trả lời câu hỏi SGK và làm các bài tập 4,5.
2. Xác định kết quả ở các phép lai sau:
a) F
1
: Rd đực thân xám, cánh dài x Rd cái thân xám, cánh dài
Bv/bV (0) Bv/bV (0)
b) F
1
: Rd đực thân xám, cánh dài x Rd cái thân xám, cánh dài
Bv/bV (0) Bv/bV (20%).
Bài 15: Di truyền liên kêt với giới tính.
Mục tiêu của bài:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng của NST giới tính.
- Phân tích và giải thích được kết quả thí nghiệm trong bài học.
- Nêu được bản chất của sự di truyền liên kết với giới tính.
- Ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí
nghiệm rút ra quy luật.
PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 4)

Tiết 15: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
A. PHẦN XÂY DỰNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
Dựa vào kiến thức đã học và nội dung mục I – SGK, nêu những điểm
khác nhau cơ bản giữa NST thường, NST giới tính?
Tiêu chí phân biệt NST thường NST giới tính
1. Tồn tại trong tế bào
2. Số lượng NST
3. Số lượng gen trên
NST
4. Gen quy định tính
trạng
Hoạt động 2:
Hãy viết sơ đồ lai của 2 phép lai sau:
11
Phép lai 1 Phép lai 2
P:Rd cái mắt đỏ x Rd đực mắt trắng
XWXW XwY
G
P
:

F
1
:
G
F1:
F
2
: + Tỉ lệ KG:

+ Tỉ lệ KH:
P: Rd đực mắt đỏ x Rd cái mắt
trắng
XWY Xw Xw
G
P
:

F
1
:
G
F1:
F
2
: + Tỉ lệ KG:
+ Tỉ lệ KH:
- Rút ra nhận xét từ kết quả của 2 phép lai:


- Từ phép lai 1, hãy rút ra quy luật di truyền của gen lặn nằm trên NST
giới tính X ?




B. PHẦN HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Trả lời các câu hỏi ở SGK.
2. Nêu đặc điểm di truyền của các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X
và gen nằm trên NST giới tính Y quy định ?

3. Bài tập : Ở một loài cá thể đực NST giới tính XY, cá thể cái XX. Gen A :
quy định tính trạng mắt đỏ, gen a : quy định tính trạng mắt trắng (gen nằm
trên NST giới tính X).Cho cá thể cái mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể đực
mắt trắng thu được F
1
, tiếp tục cho F
1
tạp giao được F
2
.
a. Có bao nhiêu phép lai giữa F
2
thu được với nhau ?
b. Tỉ lệ kiểu hình chung ở F
3
khi cho F
2
tạp giao ?.
Bài 17 : Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen
Mục tiêu của bài :
- Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình.
- Nêu được khái niệm và tính chất của thường biến.
- Nêu được khái niệm mức phản ứng, vai trò của kiểu gen, môi trường đối
với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
12
- Phát triển được kĩ năng quan sát kênh hình.
- Phát triển kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 5)
Tiết 17: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA
GEN

A. PHẦN XÂY DỰNG KIẾN THỨC :
Mục I :
Hoạt động 1:
Từ ví dụ về vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với
màu sắc của hoa anh thảo ở hình 17. SGK. Hãy cho biết :
- Cách phản ứng khác nhau với nhiệt độ môi trường của 2 giống hoa đỏ và
hoa trắng :



- Từ hiện tượng trên có thể rút ra những kết luận về vai trò của kiểu gen và
ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành tính trạng :





Hoạt động 2:
Cho 3 ví dụ về thường biến :
a)

b)

c)

B. PHẦN CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Hoạt động 3:
Dùng mũi tên nối cho phù hợp:

13

ĐẶC ĐIỂM
C. PHẦN HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Phân tích mối quan hệ kiểu gen, môi trường, kiểu hình bằng một ví dụ cụ
thể.
2. Phân biệt 3 loại biến dị :

Loại biến dị
Tiêu chí PB
Thường biến Đột biến BD tổ hợp
Nguyên nhân
Đặc điểm
Ý nghĩa
3. Làm các bài tập chương.
4. (Ở chương này không có tiết ôn tập, cuối chương là tiết bài tập chương.
Để giúp các em hệ thống lại kiến thức đồng thời làm cơ sở để giải quyết các bài
tập của chương, cuối tiết 17 yêu cầu học sinh hoàn chỉnh phiếu học tập ở dạng
bài tập về nhà) với các nội dung :
Điền nội dung phù hợp vào bảng sau :
Tên quy luật
Nội dung quy
luật
Cơ sở tế bào học Ý nghĩa
1. Phân li
2. Phân li độc lập
14
1. Biến đổi đồng loạt.
2. Theo hướng xác định.
3. Biểu hiện riêng lẽ, vô
hướng.
4. Đa số có hại.

5. Biến đổi kiểu hình.
6. Di truyền được.
7. Bảo đảm sự thích nghi thụ
động giữa cơ thể với môi
trường.
8. Biến đổi đột ngột, gián
đoạn.
THƯỜNG
BIẾN
ĐỘT
BIẾN
3.Tương tác gen
4. Gen đa hiệu
5. Liên kết gen
hoàn toàn
6. Hoán vị gen
7. Di truyền liên
kết với giới tính
8. Di truyền qua
tế bào chất
PHẦN III
KẾT LUẬN

Có thể nói : Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt
động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh là những khâu quan trọng trong quá trình tổ chức dạy
học của thầy giáo.
Trong các phương pháp dạy học, nếu rèn được cho học sinh phương pháp,
kĩ năng, thói quen và cách tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức chắc chắn sẽ khơi dậy
được nội lực vốn có của học sinh và kết quả học tập của các em sẽ được nhân

lên gấp bội.
Quá trình sử dụng phiếu học tập trong dạy học bộ môn sinh học nói chung
và để giảng dạy chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền (Sinh học
15
lớp 12 nâng cao) nói riêng, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận
là :
- Giúp học sinh tích cực, tự lực phát hiện, giải quyết các vấn đề để chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo.
- Rèn được phương pháp tự học cho học sinh thông qua việc các em tự tìm
tòi, nghiên cứu SGK giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo
viên ở trên lớp đồng thời là cơ sở để xây dựng phương pháp tự học ở nhà
của học sinh.
- Phiếu học tập được sử dụng thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của
mỗi cá nhân được bộc lộ, tăng tính phối hợp giữa các cá nhân, kích thích
sự tìm tòi, tính chủ động trong hoạt động học tập của cá nhân và của
nhóm, làm tăng hiệu quả học tập, đồng thời thông qua tổ chức các hoạt
động bằng phiếu học tập, giáo viên thu nhận được thông tin ngược về
kiến thức, kĩ năng của học sinh và có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong
quá trình giảng dạy.
- Bằng việc sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học đã giải quyết
được mâu thuẩn đặt ra giữa lượng kiến thức quá nhiều trong một tiết học
và thời gian cho phép.
- Với việc sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học bộ môn đã thu
được kết quả đáng phấn khởi, trước hết là học sinh lĩnh hội được kiến
thức cơ bản một cách chắc chắn theo yêu cầu kiến thức của chương, của
bài đặt ra, đồng thời các em đã vận dụng để giải quyết tốt các bài tập có
liên quan.
Những kết quả trên được phản ánh thông qua chất lượng kiểm tra kiến thức của
chương ở 2 lớp tôi được phân công giảng dạy (12A
3

, 12A
5
)năm học 2008-2009
như sau :
Lớp
Kết quả
12A
3
12A
5
SL % SL %
Giỏi 11 22,4% 19 38,8%
Khá 19 38,8% 20 40,8%
TB 22 34,7% 10 20,2%
Yếu 2 4,1% 0 0
Tuy nhiên để việc sử dụng phiếu học tập một cách có hiệu quả, chúng tôi xin đề
xuất một số vấn đề sau :
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trong quá trình soạn giảng bao
gồm: Thiết kế nội dung, cách thức hoạt động và yêu cầu đạt được trong
nội dung hoạt động.
- Việc soạn giáo án và lên lớp khi có sử dụng phiếu học tập có khác so với
giáo án thông thường. Giáo án có thể được phân thành cột hoạt động của
16
giáo viên và hoạt động của học sinh cho rõ ràng. Nội dung của giáo án
chủ yếu là chuỗi thao tác hoạt động của thầy và trò, mặt khác giáo án cần
phải kèm theo phiếu học tập và phần trả lời câu hỏi, bài tập đặt ra trong
phiếu (Tờ nguồn).
- Điều đáng chú ý là khi sử dụng phiếu học tập trên lớp, sau khi phát phiếu
học tập cho cá nhân hoặc cho nhóm, giáo viên phải thường xuyên kiểm
tra hoạt động của cá nhân hoặc của nhóm để kịp thời uốn nắn.

- Việc sử dụng phiếu phải tuỳ thuộc vào đặc điểm kiến thức của, mục tiêu
của từng bài, từng phần. Tránh khuynh hướng hình thức, lạm dụng, lãng
phí và kém hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phiếu học tập để tổ chức
hoạt động học tập của học sinh mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học của
mình, tôi xin nêu ra để mong được sự trao đổi, chia sẽ với đồng nghiệp nhằm để
ngày càng có thêm được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi
mong muốn được đón nhận những ý kiến góp ý chân thành của đồng nghiệp để
chất lượng giảng dạy của mình ngày được tốt hơn.
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG Thị xã Quảng Trị, ngày 20 tháng 5 năm
2009
Người viết

PHAN THỊ THẢO
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×