BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TPHCM
KHOA LỊCH SỬ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT
VÀ Q TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ
PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ XI - XVIII
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THANH THANH
Sinh viên thực hiện : TRỊNH NGỌC THIỆN
Khóa 31 (2005-2009)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5 - 2009
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Thanh Thanh, người trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hoàn thành được khóa
luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Lịch Sử trường ĐHSP
TP Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp trong
4 năm học qua để ngày hôm nay em được trở thành một thầy giáo dạy Lịch sử. Các
thầy cô là những tấm gương về lao động và tận tụy với học trò mà em sẽ mãi noi theo.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhiều bạn trong lớp đã giúp tôi trong việc tìm
kiếm tư liệu và cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng, cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Thư
viện Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nhà sách Xưa và Nay đã giúp tôi trong quá
trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài
này.
Được sự giúp đỡ của Thầy Cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bản thân,
em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề tài “Chính quyền Đại Việt và quá trình mở
rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII”, xin kính trình Quý Thầy Cô
trong Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ nghiên cứu và thời gian có
hạn, luận văn này chắc chắn không tránh khỏi có thiếu sót và hạn chế. Rất mong được
sự góp ý và chỉ dẫn của Thầy Cô. Em xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên
Trịnh Ngọc Thiện
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tư liệu 4
3. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Bố cục của luận văn 7
Chương I: CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỶ XI-XVIII 9
1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao 9
1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) 9
1.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 16
1.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI – XVIII) 19
2. Chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội 24
2.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) 24
2.2. Thời Lê Sơ (thế kỷ XV) 27
2.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII) 30
Chương II: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ
XI-XV 35
1. Vùng đất phía Nam 35
1.2. Chiêm Thành…………………………………………………………………… 35
1.2. Thủy Chân Lạp 40
2. Hoạt động quân sự - ngoại giao của Đại Việt 43
2.1. Thời Lý – Trần – Hồ (thế kỷ XI-XIV) 43
2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 50
3. Việc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước 57
Chương III: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ
XVI – XVIII 76
1. Nguyễn Hoàng và con đường về phương Nam 76
2. Hoạt động quân sự, ngoại giao của chính quyền Đàng Trong 80
3. Công cuộc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước phong kiến 88
3.1. Chúa Nguyễn và vùng đất Thuận – Quảng 88
3.2. Hôn nhân giữa vua Chân Lạp, vua Chăm Pa và công nương Đại Việt…… 98
3.3. Lương Văn Chánh và vùng đất Phú Yên. 101
3.4. Chúa Nguyễn và trấn Thuận Thành 104
3.5. Nguyễn Hữu Cảnh và vùng Đồng Nai – Gia Định 105
3.6. Di dân người Hoa trên đất Nam Bộ 118
3.6.1. Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên 122
3.6.2. Trần Thượng Xuyên và vùng đất Cù Lao Phố 129
3.6.3. Dương Ngạn Địch và vùng đất Mỹ Tho 132
3.7. Đấu tranh giữ gìn và bảo vệ vùng đất mới 135
KẾT LUẬN 153
Tài liệu tham khảo 161
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt
không phải là một đề tài mới. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập vấn đề này.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập rất nhiều nội dung, nhiều giai đoạn của quá trình
mở rộng lãnh thổ về phía Nam của quốc gia Đại Việt. Gần đây, một cuộc hội thảo
khoa học về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được tổ chức ở Thanh Hóa (tháng
12/2008) cũng góp phần cung cấp thêm tư liệu và nhận định về quá trình này. Cho đến
nay, một sự nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ về quá trình này vẫn đang là mối quan
tâm, là sự cần thiết đối với những người nghiên cứu và học tập lịch sử.
Chúng tôi hy vọng những vấn đề được khóa luận này nghiên cứu và đề cập sẽ
góp phần hệ thống hóa những sự kiện cụ thể, cung cấp thêm tư liệu cho cái nhìn tổng
quát và đầy đủ về quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về phía Nam. Việc nghiên
cứu tìm hiểu đề tài sẽ giúp tôi bổ sung và mở rộng hiểu biết của bản thân, nâng cao
nhận thức về một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước nhà, góp phần tích lũy tư liệu
giúp ích cho việc giảng dạy sau này, và nhất là được tập dượt nghiên cứu khoa học. Là
một người yêu thích tìm hiểu lịch sử, tôi nhận thấy đây là một đề tài hay và có ý nghĩa
nên đã quyết định chọn làm đề tài luận văn, và cố gắng trả lời câu hỏi: Quá trình mở
rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt diễn ra từ đầu đến cuối như thế nào? Chính
quyền phong kiến Đại Việt có vai trò như thế nào trong quá trình đó?.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tƣ liệu
Trong bối cảnh của Đông Nam Á nói chung và của nước ta nói riêng trong các
thế kỷ XI-XVIII, việc mở rộng lãnh thổ, đất đai sinh sống là một nhu cầu tự nhiên, một
quy luật của các xã hội, các quốc gia thời tiền hiện đại. Trong điều kiện kinh tế cơ bản
là sản xuất nông nghiệp, nhu cầu này được thực hiện qua các hoạt động như khai
hoang, lấn biển, mở rộng lãnh thổ, kể cả dùng lực lượng quân sự để thôn tính đất đai.
Trong các thế kỷ XI-XVIII, cư dân nước ta có hai hướng mở rộng địa bàn cư trú, khai
phá đất đai: đó là hướng về phía biển và hướng về phía nam. Quá trình này luôn có vai
trò quan trọng của nhà nước phong kiến. Trong thời đại bấy giờ, sự phát triển lớn
mạnh của quốc gia Đại Việt và những cuộc xung đột giữa Đại Việt với các nước láng
giềng đang ngày một suy yếu như Ai Lao, Champa, Chân Lạp là điều không thể tránh
khỏi. Vấn đề an ninh biên giới và yêu cầu quốc phòng đòi hỏi chính sách đối ngoại
mềm dẻo nhưng cũng cương quyết trước những hành động xâm phạm đến lợi ích quốc
gia. Mối quan hệ với các nước liền kề biên giới chủ yếu bao gồm hai nội dung là
xung đột và hoà hiếu. Quá trình thụ đắc, quản lý đất đai về phía nam là một quá trình
lịch sử, có quy luật, phổ biến trong khu vực, trong tương quan các quốc gia trung đại ở
Đông Nam Á.
Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề mở rộng lãnh thổ
của Đại Việt nhưng những người nghiên cứu và học tập lịch sử vẫn cần có những công
trình nghiên cứu một cách hệ thống và tập trung về toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối
của việc mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía nam. Dưới đây là những công trình, tác
phẩm tiêu biểu đã nghiên cứu về vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau và
ở từng giai đoạn cụ thể.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 5
“Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh là một công trình nghiên
cứu lịch sử về cương vực, địa lý, hành chính Việt Nam qua các đời từ thời Văn Lang –
Âu Lạc cho đến thời Nhà Nguyễn. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã
có phần nói về sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua các đời Lý, Trần, Hồ, Lê. Đây là
một công trình nghiên cứu quan trọng, cung cấp những tư liệu quý về cương vực lãnh
thổ của nước ta qua các đời.
Cuốn “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, là một công trình nghiên cứu
về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vương quốc Champa và quốc gia Chân Lạp, về
vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Tác giả đã dành một phần nói về cuộc
Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng, công cuộc khai phá vùng đất Đàng
Trong, về quá trình chiếm đất Champa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở đất Gia Định, về
nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Đây là một công trình cung cấp nhiều tư liệu
quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nước ta.
“Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri cuốn ghi chép về Đàng
Trong trong thời gian Critstophoro Borri lưu trú tại đây (năm 1621). 12 chương của
cuốn sách tập hợp những ghi chép của Critstophoro Borri về quốc hiệu, vị trí và diện
tích, về khí hậu và những đặc tính của Đàng Trong, về đất đai, phong tục tập quán, đời
sống sinh hoạt của nhân dân… Những ghi chép của ông cung cấp tư liệu về tình hình
chính trị, lực lượng quân sự của các chúa Nguyễn, về việc buôn bán thương mại và cai
quản hành chính ở một số vùng. Các chương ghi chép về Đàng Trong năm 1621 của
Critstophoro Borri là tư liệu lịch sử quan trọng cho ta một cái nhìn tổng quát về mọi
mặt của xứ Đàng Trong. Trong Lời bạt của cuốn sách “Xứ Đàng Trong năm 1621”
của Critstophoro Borri, Sơn Nam cho rằng cuốn sách “…là tư liệu quý và quan trọng
với những chi tiết cụ thể giúp ta hiểu thêm về bối cảnh vùng Quảng Nam – Quy Nhơn,
về kinh tế thị trường đã tự phát hơn 50 năm trước khi cảng Cù Lao Phố hình thành ở
Biên Hòa”
“Quảng Nam qua các thời đại” của nhà văn Phan Du và Ban Tu thư của Đà
Nẵng là công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Nam từ khi còn là lãnh thổ của Chiêm
Thành đến khi trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt. Đây là một công trình nghiên
cứu cung cấp những tư liệu quan trọng về lịch sử hình thành và phát triển của Quảng
Nam, nhất là trong giai đoạn lịch sử quan trọng khi vua Lê Thánh Tông lập ra đạo thừa
tuyên Quảng Nam (1471), những chuyển biến, phát triển của vùng Thuận Hóa qua thời
kỳ các chúa Nguyễn, những sự kiện, biến cố lịch sử đã xảy ra trên vùng đất này.
Cuốn “Lịch Sử Champa” của giáo sư Lương Ninh là một công trình nghiên cứu
về lịch sử của nước Champa (hay Chiêm Thành), một quốc gia láng giềng ở phía Nam
của Đại Việt. Trong công trình của mình, tác giả trình bày về lịch sử nước Champa từ
lúc hình thành qua các giai đoạn phát triển, khủng hoảng (Chương 7), những mối quan
hệ bang giao, những cuộc xung đột, tranh giành lãnh thổ với nước láng giềng Đại Việt
và cuối cùng được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, người Chăm trở thành một dân tộc
thành phần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
“Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, Luận án
tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia của LiTana là một công trình nghiên cứu có giá
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 6
trị về vùng đất phía Nam của Đại Việt trong giai đoạn có nhiều biến động quan trọng.
Tác giả đi sâu vào nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội của Đàng Trong trong các thế
kỷ 17, 18. Đặc biệt trong chương I (Vùng Đất Mới), tác giả đã trình bày về địa thế,
cương vực, tư liệu về nước Champa sau năm 1471, cuộc Nam tiến của nhân dân Đại
Việt trước thời các chúa Nguyễn, về những người đi tiên phong mở cõi.
Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức là tập sách lịch sử-địa lý quý
giá tập hợp những ghi chép, nghiên cứu về cương vực, địa giới, quá trình khai hoang
phát triển của Trấn Gia Định từ buổi hoang sơ cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những ghi
chép, nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức cung cấp cho chúng ta những tư liệu về việc
khẩn hoang lập ấp, những chính sách cai quản và khai phá về vùng đất Biên Hòa, Mỹ
Tho, Hà Tiên, các tỉnh miền Tây Nam Bộ ngày nay… dưới thời các chúa Nguyễn và
thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn.
Những ghi chép, nghiên cứu của Lê Qúy Đôn trong “Phủ biên tạp lục” cũng là
những tư liệu quý đối với việc nghiên cứu vấn đề. Trong quyển I, Lê Qúy Đôn đã trình
bày về lịch sử khẩn hoang, khai phá và khôi phục hai vùng đất Thuận Hóa và Quảng
Nam, cũng như về tổ chức bộ máy chính quyền, hệ thống thuế khóa, quan lại, binh
lính… ở hai vùng đất này dưới thời các chúa Nguyễn.
Tác phẩm “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền
Nam nước Việt cuối thế kỷ 17 ”của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, là công trình nghiên
cứu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh cũng như những công lao của ông
trong công cuộc khai mở vùng đất phía Nam của Đại Việt trong thế kỉ 17. Các chương
3,4,5 là những chương quan trọng nói về Nguyễn Hữu Cảnh trong công cuộc “mở
mang miền Nam, bình định và an dân đất Champa” (chương 3), “kinh lược xứ Đồng
Nai”(chương 4) và “bình định vùng đất của Chân Lạp” (chương 5). Đây là công trình
nghiên cứu cung cấp những tư liệu quan trọng về một trong những nhân vật có công
lớn trong việc mở rộng lãnh thổ, khai phá vùng đất mới của Đại Việt.
Cuốn “Mạc Thị Gia Phả ” của Vũ Thế Dinh do Nguyễn Khắc Thuần dịch, cung
cấp tư liệu trong việc nghiên cứu vùng đất Hà Tiên và dòng họ Mạc, những người tiên
phong trong việc mở mang vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đọc Mạc Thị Gia Phả,
chúng ta biết được những chính sách của họ Mạc trong việc quy tụ dân lưu tán mở đất
Hà Tiên như thế nào, chính sách cai trị và mở mang vùng đất mới; về niên đại của sự
kiện Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và thấy rõ được công lao của Mạc
Cửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự nghiệp mở mang bờ cõi của các
chúa Nguyễn.
Bên cạnh đó còn phải kể tới các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về quá
trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt, nghiên cứu về vùng đất duyên hải Miền Trung và
vùng đất Nam Bộ được xuất bản trong hai tác phẩm: Duyên hải miền trung Đất và
Người (Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh và Tạp chí Xưa và Nay) và tác phẩm Nam Bộ
Đất và Người (Tập 1,2,3,4,5) (Hội khoa học Lịch sử Tp Hồ Chí Minh).
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan đến quá trình
mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt như “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ
các thế kỷ XVII, XVIII, XIX” và “Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ” của Huỳnh Lứa;
“Lịch sử khẩn hoang miền Nam” và “Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 7
Giang”… của nhà văn Sơn Nam; “Vùng đất cổ miền Đông Nam bộ” của Vương Liêm,
Lược sử vùng đất Nam bộ của Vũ Minh Giang,…Nhiều tác phẩm, công trình biên
khảo, công trình nghiên cứu có giá trị đã cung cấp những tư liệu quan trọng và những
kiến giải khoa học cho việc tìm hiểu về quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của
Đại Việt.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đây là một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước ta, giai đoạn tiếp tục phát
triển của xã hội phong kiến Đại Việt. Nước ta bấy giờ là một quốc gia lớn mạnh trong
khu vực. Vấn đề được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ
XVIII, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, và đặc biệt là giai đoạn đất nước bị
chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những
hoạt động và vai trò của nhà nước Đại Việt trong hai lĩnh vực là quân sự và ngoại giao,
gắn liền với việc mở rộng lãnh thổ của nước ta.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp logic, so sánh, đối chiếu các sự kiện, nội dung lịch sử, thực hiện sưu tầm,
phân loại tư liệu theo nội dung, lập phiếu nghiên cứu tư liệu, đối chiếu tư liệu với nhau
để rút ra những kết luận. Cuối cùng tiến hành ghép các phiếu nghiên cứu, chỉnh sửa
nội dung, toàn văn khóa luận.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI-XVIII
1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao
1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV)
1.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV)
1.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII)
2. Các chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội
2.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV)
2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV)
2.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII)
Chương 2. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XV
1. Vùng đất phía nam của Đại Việt
1.1. Chiêm Thành
1.2. Thủy Chân Lạp
2. Hoạt động quân sự - ngoại giao của Đại Việt
2.1. Thời Lý – Trần – Hồ (thế kỷ XI-XIV)
2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV)
3. Công cuộc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước
Chương 3. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XVI-XVIII
1. Nguyễn Hàng và con đường về phương Nam
2. Hoạt động quân sự, ngoại giao của chính quyền Đàng Trong
3. Việc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước
3.1. Chúa Nguyễn và vùng đất Thuận Quảng
3.2. Hôn nhân giữa vua Chân Lạp, vua Chăm Pa và công nương Đại Việt
3.3. Lương Văn Chánh và vùng đất Phú Yên
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 8
3.4. Chúa Nguyễn và trấn Thuận Thành
3.5. Nguyễn Hữu Cảnh và vùng đất Đồng Nai – Gia Định
3.6. Di dân người Hoa trên đất Nam Bộ
3.6.1. Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên
3.6.2. Trần Thượng Xuyên và vùng đất Cù Lao Phố
3.6.3. Dương Ngạn Địch và vùng đất Mỹ Tho
3.7. Quá trình đấu tranh giữ gìn và bảo vệ vùng đất mới
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 9
Chƣơng I
CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỶ XI-XVIII
1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao
1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV)
Về chính trị
Thế kỷ X đánh dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc ta. Năm 938, Ngô Quyền
đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt gần một ngàn năm bị phong
kiến phương Bắc đô hộ, khôi phục nền tự chủ, độc lập. Dân tộc ta bước sang một thời
kỳ mới, thời kỳ xây dựng, phát triển và bảo vệ quốc gia quân chủ độc lập thống nhất.
Trong các thế kỷ X-XV, nước Đại Việt phát triển và hưng thịnh, trở thành một nước
hùng mạnh trong khu vực.
Bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương ngày càng được hoàn thiện và
củng cố. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền ngày càng được hoàn thiện qua các
triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ và đạt tới mức hoàn chỉnh dưới thời Lê sơ. Trong
giai đoạn từ thời Lý (1009-1225) đến thời Hồ (1400-1407), trong bộ máy nhà nước,
vai trò của tầng lớp quý tộc ngày càng quan trọng. Thời Lý, vua là người nắm mọi
quyền hành, đứng sau các đại thần là đội ngũ quan lại gồm hai ban văn và võ. Ban Văn
có thượng Thư, Tả Hữu Tham Tri, Phủ Sĩ Sư…Ban Võ có Đô Thống, Nguyên Soái,
Tổng Quản… cả nước được chia là 24 lộ, dưới lộ là các phủ, châu, huyện, xã. Tại các
lộ, phủ, huyện xã đều có đặt các chức quan cai quản. Các vùng miền núi đều nhận
được sự quan tâm và chú trọng của triều đình vì đây là nơi có vị trí chiến lược trong
việc duy trì, ổn định biên cương của đất nước. Tại những nơi này, các chức quan cai
quản được giao cho các tù trưởng địa phương nắm giữ, theo chế độ cha truyền con nối.
Dưới triều Trần (1225-1400), hệ thống hành chính của nước ta đã tương đối
hoàn chỉnh, tình hình trong nước ổn định, nhân dân có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Khối
đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc. Thời kỳ này, nhà Trần đã cho hợp các lộ
nhỏ lại, chia cả nước thành 12 lộ. Bộ máy nhà nước được tổ chức giống Nhà Lý nhưng
quy củ và chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn với cơ cấu các cơ quan chức năng như Bộ,
Các, Sảnh, Cục…, trong đó quý tộc họ Trần nắm những chức vụ quan trọng nhất. Năm
1225, vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, triều đại nhà Lý
(1009-1225) đến đây chấm dứt, một triều đại mới được thành lập - triều đại Nhà Trần
(1225 – 1400). Nhà Trần vừa được thành lập đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là
tình hình loạn lạc thời cuối Lý. Với tài năng của Trần Thủ Độ cùng các tướng lĩnh, vua
quan nhà Trần đã dần dẹp yên được các cuộc nổi loạn. Đất nước bước vào giai đoạn
thái bình, phát triển thịnh vượng.
Sức mạnh của quốc gia và khối đoàn kết toàn dân đã làm nên những chiến
thắng oanh liệt trước quân xâm lược Mông Nguyên, củng cố được chính quyền vững
mạnh. Nhưng vào cuối triều Trần, thời các vua từ Trần Dụ Tông trở đi, đời sống nhân
dân không được chăm lo cải thiện, nạn đói do thiên tai mất mùa thường xuyên xảy ra.
Các cuộc nổi dậy đấu tranh của nông dân nổ ra nhiều nơi trong cả nước. Tiêu biểu là
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 10
các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở vùng Hải Dương (1344-1360), cuộc nổi dậy do Tề
phát động ở vùng Lạng Sơn năm 1354, cuộc nổi dậy do Ngô Bồ chỉ huy ở vùng Bắc
Giang năm 1378, cuộc nổi dậy của Hồ Vệ ở vùng Nghệ An năm 1381.v.v…
Cuối thế kỉ XIV, triều đại nhà Trần bắt đầu suy yếu, các vị vua lúc này không
còn được anh minh như thuở đầu, đời sống nhân dân khổ cực vì quan lại tham nhũng,
lộng hành. Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly sau một quá trình chuẩn bị lực lượng, nhờ
vào quan hệ ngoại thích với vua Trần, đã giành ngôi vua, tự lập hoàng đế. Triều Hồ
được dựng lên. Hồ Quý Ly đổi gọi nước ta là Đại Ngu. Tồn tại chưa đầy 7 năm, cuộc
kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược bị thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ
của chế độ phong kiến nhà Minh.
Trong thời Lý-Trần-Hồ, các bộ luật được biên soạn và ban hành, thể hiện vai
trò cai trị, quản lý của nhà nước phong kiến Đại Việt. Bộ luật Hình Thư thời nhà Lý,
bộ Quốc triều thông chế và Hình luật thời nhà Trần, bộ Đại Ngu hình luật và Đại Ngu
quan chế thời Hồ ra đời phản ánh sự phát triển của các triều đại phong kiến ở nước ta
bấy giờ. Luật pháp là cơ sở, công cụ để các triều đại duy trì và bảo vệ quyền lực của
mình. Sự ổn định của đất nước là điều kiện quan trọng để phát triển nền kinh tế, xã hội
của đất nước. Cuộc sống của nhân dân ngày càng được no đủ, đất nước ngày một hưng
thịnh, lớn mạnh.
Đây là giai đoạn các triều đại Lý, Trần, Hồ rất quan tâm và chú trọng đến việc
bình ổn các vùng đất sinh sống của người dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng biên
cương phía Bắc, nhằm ổn định tình hình đất nước, bảo vệ biên giới lãnh thổ. Tại
những vùng xa xôi này, bộ máy chính quyền của nhà nước vẫn chưa ảnh hưởng sâu
đậm và chưa chi phối được bộ máy hành chính địa phương. Chính quyền ở các châu,
huyện miền núi thực tế vẫn nằm trong tay tầng lớp thống trị người địa phương. Các
triều vua phong kiến Đại Việt đã dùng những chính sách đôi lúc “mềm dẻo” qua các
cuộc hôn nhân, nhượng bộ quyền lợi tại địa phương cho họ. Tiêu biểu như việc “Lý
Công Uẩn gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu là Giáp Thừa Quý. Thừa
Quý đã đổi ra họ Thân và được làm châu mục Lạng Châu. Con Thừa Quý là Thân
Thiệu Thái nối cha tiếp tục làm châu mục Lạng Châu và năm 1029 lấy công chúa Bình
Dương, con Lý Thái Tông”
1
. Nhưng cũng cương quyết trong việc ràng buộc tầng lớp
thống trị miền núi và lúc cần thiết cũng phải dùng biện pháp trấn áp bằng lực lượng
quân sự để bảo vệ sự thống nhất, bình yên cho đất nước. Trong mỗi triều đại, đã xảy ra
nhiều cuộc nổi dậy đấu tranh của các tù trưởng dân tộc ít người. Tiêu biểu là cuộc nổi
dậy của Nùng Trí Cao, Nùng Tồn Phúc thời Lý. Nhờ đó mà vùng đất biên cương của
đất nước được duy trì ổn định, góp công lớn vào các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc ta.
Về quân sự
Quân sự là một lĩnh vực quan trọng đối với mỗi triều đại phong kiến, là công cụ
để duy trì ổn định trong nước, bảo vệ đất nước khi giặc ngoại xâm. Các triều đại phong
kiến ở nước ta trong giai đoạn này chú trọng quan tâm và xây dựng cho mình một lực
1
Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1). Nhà xuất
bản Giáo dục, 2005, tr 132
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 11
lượng quân đội mạnh, để có thể bảo vệ biên cương, lãnh thổ của đất nước. Quân đội
còn là công cụ để nhà nước duy trì và bảo vệ quyền lợi của mình, đàn áp lại những
cuộc nổi loạn trong dân chúng. Trải qua các triều đại, lực lượng quân đội của các triều
đại ngày càng được tổ chức có quy mô, hoàn chỉnh trong công tác huấn luyện và trang
bị vũ khí. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế đất nước, các triều đại Lý – Trần –
Hồ cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển lực lượng quân đội, nhằm mục
đích để duy trì hòa bình, an ninh trong đất nước và chống lại những cuộc chiến tranh
xâm lược từ bên ngoài. Đó cũng là công cụ để trấn áp những cuộc nổi dậy trong nhân
dân. Các hoàng đế đã biết kế thừa từ kinh nghiệm xây dựng lực lượng quân sự trong
các triều đại trước, đồng thời cũng nghiên cứu và học tập binh chế của Trung Quốc,
nhằm xây dựng cho mình một lực lượng quân sự hùng mạnh.
Thời Lý, quân đội được chia làm 4 bộ phận, bao gồm: Thiên tử quân, quân các
Lộ, quân vương hầu và dân binh. Để xây dựng quân đội nhà Lý thực hiện chế độ nhân
đinh trong khắp cả nước, thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”. Quân đội gồm đủ
cả bốn binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh, trong đó bộ binh và thủy
binh có số lượng đông nhất.
Thời Nhà Trần, quân đội gồm hai bộ phận: cấm quân và quân các lộ. Cấm quân
là lực lượng vũ trang thường trực, có nhiệm vụ bảo vệ hoàng đế, bảo vệ kinh thành và
triều đình trung ương. Quân các lộ là lực lượng vũ trang ở địa phương, có nhiệm vụ
bảo vệ chính quyền và trật tự xã hội ở các địa phương. Ngoài cấm quân và quân các lộ
là lực lượng vũ trang của nhà nước, dưới thời Lý, Trần còn có lực lượng vũ trang tư
nhân, do các bậc Vương tước và Hầu tước tuyển chọn, huấn luyện và chỉ huy. Ở các
làng xã, nhân dân còn có lực lượng bán vũ trang do họ tổ chức, đó là các đội dân binh.
Bên cạnh đó là lực lượng quân đội của các tù trưởng dân tộc miền núi. Đây là
một bộ phận quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương, và góp sức vào các cuộc
kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. Các triều đại luôn cố gắng duy trì mối
quan hệ tốt đẹp với các vị tù trưởng miền núi, coi đó là một trong những chính sách
quan trọng trong việc duy trì, bảo vệ quyền lực của mình và hòa bình của đất nước.
Quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ, được tập luyện
có bài bản, theo quy chế, với chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cần nhiều”.
Thời Trần quân đội Đại Việt được huấn luyện theo binh pháp của Đại Việt, sự ra đời
của Bộ Binh thư yếu lược do Trần Hưng Đạo biên soạn đã đánh dấu sự phát triển của
khoa học quân sự nước ta thời bấy giờ.
Đến thời nhà Hồ, quân đội còn được trang bị cả súng thần cơ, một loại vũ khí
lợi hại nhất lúc bấy giờ. Đặc biệt, quân đội nhà Hồ còn đóng được những thuyền chiến
lớn có lầu. Cũng như các triều đại Lý-Trần, nhà Hồ còn thực hiện chủ trương xây dựng
quân đội cốt tinh nhuệ, không cần đông.
Sức mạnh của lực lượng quân đội dưới thời Lý-Trần đã được thể hiện và khẳng
định trong các cuộc kháng chiến trong quân xâm lược của ngoại bang. Điển hình là
cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý, đặc biệt là ba lần đánh thắng quân
Nguyên – Mông dưới thời Nhà Trần. Đó là những chiến thắng vẻ vang, thể hiện sức
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 12
mạnh của quân đội nước nhà, đã góp công lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ
quyền đất nước.
Nghệ thuật quân sự của nước nhà còn được thể hiện ở tài thao lược của các
tướng lĩnh. Điển hình là trong cuộc kháng chiến chống Tống và chống Nguyên Mông.
Dưới thời Lý, trước âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã thực
hiện kế hoạch “tiên phát chế nhân”, “ngồi im đợi giặc không bằng trước hãy đem quân
ra chặn thế mạnh của giặc”. Kế sách đó của Lý Thường Kiệt đã làm tiêu giảm sức
mạnh quân sự của giặc trước khi chúng kịp đưa quân sang xâm chiếm nước ta, thắng
lợi của Lý Thường Kiệt đã giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của nhà Tống.
Còn dưới thời Trần, trước sức mạnh kinh hồn của quân Nguyên - Mông, vua quan nhà
Trần đã thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, dựa vào dân để chiến đấu, thực
hiện lối “đánh du kích” nhằm tiêu hao dần lực lượng của chúng…Nổi bật là tài thao
lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, với sách lược dùng đoản binh áp chế
trường trận. Những kế sách đó đã bước đầu làm giảm nhuệ khí, sức mạnh của giặc và
một khi giặc trở nên bị động suy yếu, quân dân nhà Trần bắt đầu tổ chức những cuộc
tấn công trở lại tiêu diệt kẻ thù. Chính những kế sách đó đã giúp quân dân, vua quan
Nhà Trần ba lần đánh bại quân Mông Nguyên hùng mạnh, bảo vệ vững bền nền độc
lập của dân tộc.
Lực lượng quân đội, và sức mạnh của quân sự Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ còn
được thể hiện trong các cuộc chiến đấu, bảo vệ vùng biên cương của đất nước. Nhất là
vùng biên giới phía Nam giữa Đại Việt và Champa. Hai bên đã nhiều lần xảy ra xung
đột quân sự. Quân đội của Chiêm Thành thường xuyên có những cuộc tấn công vào
các vùng giáp biên giới để cướp bóc, quấy nhiễu nhân dân sinh sống ở vùng biên giới
hai nước. Quân Đại Việt đã nhiều lần tấn công, đánh bại quân Chiêm Thành, điển hình
là các năm 1069 (thời Lý), 1312, 1318, 1326, 1353, 1367, 1377, 1383 và 1396 (dưới
thời Trần), các năm 1400, 1402, 1404 (thời nhà Hồ). Đặc biệt dưới thời Trần khi nhà
Trần đã suy yếu không còn chăm lo đến xây dựng, phát triển đất nước, quân Champa
đã nhiều lần mang quân tấn công vào lãnh thổ Đại Việt dọc các vùng biên giới, trong
đó có những lần tấn công tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt, tiến đánh tới cả kinh thành
Thăng Long (trong các năm 1361, 1366, 1371, 1377, 1378, 1380, 1382, 1389). Bên
cạnh đó là các cuộc xung đột với Ai Lao ở biên giới phía Tây, Tây-Nam. Nhà Trần đã
năm lần đem quân đánh vào Ai Lao (1290,1291,1294, 1334 và 1335), đánh dẹp các
cuộc chống đối của người Ai Lao. Những cuộc dùng binh của chính quyền phong kiến
Đại Việt đều nhằm mục đích bảo vệ sự bình yên của đất nước, nhất là ở những vùng
biên cương giáp với các nước láng giềng.
Về ngoại giao
Quan hệ ngoại giao là một trong những vấn đề lớn được các triều đại phong
kiến Đại Việt luôn chú trọng quan tâm. Nhất là trước những âm mưu muốn xâm lược
thôn tính nước ta của phong kiến phương Bắc. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ,
những người đứng đầu mỗi triều đại đều cố gắng giữ mối quan hệ hòa hiếu với Trung
Quốc ở phương Bắc. Chấp nhận chịu cống nạp, nhận phong vương, nhưng vẫn giữ
vững quan điểm là một nước có nền tự chủ, độc lập.
Đối với các nước láng giềng ở phía Tây và phía Nam như Ai Lao, Chân Lạp,
Chiêm Thành các triều đại duy trì mối quan hệ hòa hiếu, bắt thần phục, nhưng cũng
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 13
kiên quyết trước những hành động quấy phá biên giới, xâm chiếm lãnh thổ của nước
ta. Trong những lần xảy ra các cuộc xung đột tại các vùng giới, các triều đại đều cử
quân, tướng đi dẹp yên biên cương, bảo vệ bình an cho đất nước. Và có những lần đã
mang quân tấn công vào tận lãnh thổ của các nước láng giềng, chẳng hạn như sự kiện
năm 1069, quân Đại Việt vượt biên giới tấn công vào lãnh thổ của Chiêm Thành. Chỉ
trong vòng một thời gian ngắn quân Đại Việt đã tấn công vào tận kinh đô của Chiêm
Thành. Bị thất bại vua Chiêm phải cắt đất ba châu Đại Lý, Ma Linh và Bố Chính cho
Đại Việt.
Đến thời nhà Trần, với Ai Lao và Champa, nhà Trần chủ trương bắt thần phục.
Từ năm 1290, các vua nhà Trần đã nhiều lần đem quân đánh Ai Lao. Năm 1297, quân
Ai Lao đánh phá biên giới và chiếm đất Chàng Long, vua Trần đã cử Phạm Ngũ Lão
đem quân đi đánh và giành lại được đất. Năm 1301, quân Ai Lao lại sang đánh phá
vùng sông Đà, nhưng bị quân của Phạm Ngũ Lão đánh lui. Năm 1334, vua Trần Minh
Tông nhân chuyến đi tuần thú ở Nghệ An đã đem quân đi đánh Ai Lao nhưng không
đạt được kết quả như ý muốn. Năm 1335, vua Trần Minh Tông đã cùng Đoàn Nhữ Hài
đem quân sang đánh Ai Lao một lần nữa. Một cuộc chiến lớn giữa hai bên đã diễn ra
tại Nam Nhung. Quân Trần bị thua to, Đoàn Nhữ Hài bị tử trận, vua Trần phải rút quân
về. Quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Lợi dụng sự suy yếu của Nhà Trần,
quân Ai Lao vẫn thường xuyên mang quân quấy phá vùng biên giới, nhiều lần đem
quân tấn công vào sâu trong lãnh thổ của Đại Việt.
Đối với nước Champa ở phía Nam, trong thế kỉ XIII quan hệ giữa hai nước
tương đối hòa hảo. Các vua Chăm chịu thần phục và cống nạp đều đặn. Năm 1252, vì
lý do quân Champa hay sang cướp phá vùng biển phía Nam, vua Trần Thái Tông đã cử
Khâm thiên vương Nhật Hiệu ở lại coi giữ kinh thành, rồi thân chinh đem quân vào
đánh Champa, bắt được vua Champa là Bốgiala và nhiều dân chúng đem về Đại Việt.
Trong thế kỷ XIV, quan hệ giữa Đại Việt và Champa đã được thắt chặt hơn khi vua
Trần Nhân Tông gã công chúa Huyền Trân cho vua của Champa là Chế Mân. Vua Chế
Mân đã đem đất châu Ô và châu Lý dâng vua Trần để làm sính lễ. Sau cuộc hôn nhân
này, quan hệ giữa Đại Việt và Champa trở nên tốt đẹp. Nhưng không lâu sau đó, vua
Chế Mân chết, và theo tục lệ của Champa thì Huyền Trân phải bị đốt theo chồng. Vua
Trần vì thương con đã bày kế đưa công chúa Huyền Trân về nước. Người nối nghiệp
của Chế Mân là Chế Chí nhân đó đã quyết đòi lại hai vùng đất Ô, Lý. Quan hệ giữa
Đại Việt và Champa lại trở nên căng thẳng.
Về sau, lợi dụng lúc nhà Trần suy yếu, quân Champa đã nhiều lần tấn công vào
lãnh thổ của Đại Việt, thường xuyên quấy phá biên giới, cướp bóc nhân dân sinh sống
ở vùng biên cương giáp với Champa. Năm 1361, quân Champa vượt biển đánh vào
cửa Di Lý ải Lâm Bình (Lý Hòa, Bố Trạch). Năm 1371, lần đầu tiên quân Champa đi
đường biển vào của biển Đại An, rồi tiến thẳng vào kinh đô Thăng Long, cướp phá,
thiêu hủy cung điện, cướp dân bắt đi. Quân Chiêm Thành dưới thời vua Chế Bồng Nga
đã nhiều lần nữa tấn công vào tận kinh thành Thăng Long, chúng cướp bóc, đốt phá
kinh thành, vua quan nhà Trần nhiều lần phải chạy đi lánh nạn.
Qua đó có thể thấy được mối quan hệ Đại Việt – Champa tùy thuộc khá nhiều
vào sự hưng thịnh phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt. Khi Đại Việt lớn mạnh,
chế ngự được các cuộc quấy phá biên cương của quân Champa ở biên giới hai nước thì
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 14
nước Champa chịu thần phục, cống nạp. Nhưng khi Đại Việt suy yếu, Champa đã tận
dụng cơ hội này để trả thù và thường xuyên đánh phá Đại Việt, đòi lại những gì được
coi là của Champa. Quan hệ của hai nước không nằm ngoài quy luật trong quan hệ của
các quốc gia phong kiến thời cổ trung đại: các quốc gia lớn mạnh, có thể lực thì thống
trị các nước nhỏ, tiến hành các cuộc chiến tranh đánh chiếm và xâm chiếm cả đất đai,
dân cư và coi đó như là chiến lợi phẩm của chiến tranh.
Bước sang thời nhà Hồ, vua Hồ Quý Ly nắm chính quyền khi mà lực lượng của
Champa do vua Chế Bồng Nga đứng đầu đang ở thế mạnh và luôn uy hiếp Đại Việt. Ở
trong thế phòng ngự khó khăn, nhà Hồ đã dùng chính sách dùng chính trị để thương
lượng hòa giải, tạm thời chấm dứt chiến tranh. Sau khi Chế Bồng Nga tử trận (1390),
thanh thế của quân Champa suy yếu hẳn và phải rút quân về sát lãnh thổ của mình.
Nhân cơ hội đó, năm 1400 Hồ Quý Ly đã quyết định sai tướng đem 15 vạn quân vào
tấn công Chiêm Thành, nhưng không thành đành phải rút quân về.
Hai năm sau đó, quân nhà Hồ lại xuất quân đánh Champa.Vương quốc Champa
lúc này đã suy yếu, trước thanh thế của nhà Hồ, vua Champa sợ hãi đã xin dâng đất
Chiêm Động và Cổ Lũy, đầu hàng nhà Hồ. Trước sự suy yếu của Chiêm Thành, nhà
Hồ càng bành trướng tham vọng xâm chiếm lãnh thổ Champa của mình. Năm 1404,
nhà Hồ đã huy động một lực lượng quân sự lên tới 20 vạn người bao gồm cả bộ binh
và thủy binh để tấn công Champa, vây đánh thành Trà Bàn. Nhưng mãi vẫn không hạ
được thành nên rút quân về.
Đối với triều đại phong kiến ở phương Bắc, chúng luôn âm mưu thực hiện dã
tâm chiếm nước ta và khôi phục lại ách đô hộ của mình. Nhiều lần cho quân quấy phá
biên giới và đưa quân sang xâm lược nước ta. Trước những thái độ đó triều đình phong
kiến Đại Việt đã khôn khéo thực hiện các chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn,
uyển chuyển theo từng thời kỳ, nhằm mang lại sự bình ổn cho đất nước, tránh xảy ra
chiến tranh. Nhưng trước những âm mưu xâm lược lãnh thổ của chúng, chính quyền
Đại Việt đã ta kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ, tự chủ
của dân tộc.
Năm 1022, quân dân Nhà Tống thuộc Khâm Châu và Như Hồng đến quấy phá
vùng đất Quảng Yên. Vua Lý đã sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, tiến sâu vào
đất Khâm Châu và Như Hồng rồi mới rút quân về.
Trước âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống, triều đình nhà Lý đã quyết tâm
chống giặc và giao trách nhiệm đó lên vai vị tướng Lý Thường Kiệt, với kế hoạch
“tiên phát chế nhân”, năm 1075, Lý Thường Kiệt đã mang quân vượt biên giới tấn
công vào Châu Ung, Châu Khiêm và Châu Liêm, đốt phá kho binh lương mà quân
Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. Đó là cuộc hành quân mà quân Tống không
lường trước được, làm cho chúng phải hứng chịu những thất bại ngay trên lãnh thổ của
mình. Quan trọng hơn, với thắng lợi của kế hoạch đó, nhà Lý đã bước đầu làm suy yếu
lực lượng và giáng một đòn mạnh vào âm mưu xâm chiếm nước ta của nhà Tống, đồng
thời là bước đệm quan trọng cho chiến thắng vang dội trên sông Như Nguyệt (1077)
hai năm sau đó.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 15
Thời Nhà Trần quân Mông Nguyên ba lần sang xâm lược nước ta. Ỷ thế vào
sức mạnh quân sự của mình, quân Mông Cổ đã nhiều lần cử sứ giả sang kêu gọi vua
quan nhà Trần đầu hàng. Vua Trần đã nhiều lần từ chối sang chầu, về sau tìm mọi cách
không chịu cống nạp đầy đủ. Trước những âm mưu xâm lược nước ta của giặc Nguyên
Mông, quân dân, vua quan nhà Trần đã đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân
xâm lược Nguyên Mông, lập nên những chiến công vang dội vào các năm 1258, 1285
và 1287-1288. Những chiến thắng đó là thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ trên mặt
trận ngoại giao của vua quan nhà Trần. Thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới
lúc bấy giờ đã giúp Đại Việt giữ vững được nền độc lập, tự chủ của dân tộc, thể hiện
được sức mạnh của Đại Việt, không chỉ về sức mạnh nội tâm mà cả về tiềm lực kinh
tế, chính trị.
Nhà Hồ thành lập chưa được bao lâu thì nhà Minh đã cử quân sang xâm chiếm
nước ta. Mặc dù trước đó nhà Hồ đã có những chính sách nhân nhượng với nhà Minh
nhưng cũng kiên quyết chống lại giặc Minh khi chúng sang xâm lược nước ta. Nhưng
cuộc chiến đấu không cân sức đã dẫn tới thất bại nhanh chóng của vua quan nhà Hồ.
Nguyên nhân quan trọng dẫn tới thất bại của cuộc kháng chiến của nhà Hồ là việc vua
quan nhà Hồ không được sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc chiến đấu chống giặc
ngoại xâm, điều mà trước đây nhà Trần đã làm được và giành được thắng lợi trước kẻ
thù hùng mạnh Mông Nguyên. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ thất
bại, nước ta lại chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc hàng chục năm sau đó,
cho đến khi Lê Lợi đánh đuổi được nhà Minh, khôi phục lại nền độc lập tự chủ của
dân tộc.
Quan hệ ngoại giao là lĩnh vực mà các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ rất chú
trọng, quan tâm trong suốt mỗi triều đại của mình. Đối với thế lực phong kiến phương
Bắc, ý đồ xâm lược, dựng lại ách đô hộ lên nước ta vẫn được các triều đại Tống,
Nguyên, Minh âm mưu thực hiện mỗi khi chúng có tiềm lực mạnh mẽ. Điển hình là
cuộc xâm lược của nhà Tống thời Lý, giặc Nguyên Mông đời nhà Trần và giặc Minh
thời nhà Hồ. Nhưng âm mưu của chúng đã bị các triều đại của Đại Việt đánh bại bằng
những chiến thắng quân sự vẻ vang. Những địa danh sông Như Nguyện, sông Bạch
Đằng, cửa Hàm Tử, Đông Bộ Đầu…sẽ còn được nhân dân Đại Việt nhớ mãi với
những chiến công vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương
Bắc. Sau mỗi lần thất bại, các triều đại phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ ý đồ
thôn tính nước ta, chúng vẫn muốn dựng lại ách đô hộ trên đất nước ta. Nhưng những
ý đồ đó đã bị quân dân Đại Việt đánh bại. Sau khi hòa bình được lập lại, bề ngoài các
triều đại phong kiến Đại Việt vẫn giữ quan hệ hòa hiếu, thần phục và chịu cống nạp
cho các triều đại phong kiến phương Bắc với mong muốn giữ mối quan hệ hòa bình,
thân thiện giữa hai bên. Nhưng cũng cương quyết trước những hành động xâm chiếm
đất đai, quấy phá biên giới của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Đối với các nước láng giềng Ai Lao, Champa, mối quan hệ của các triều đại
Đại Việt là quan hệ giữa nước mạnh với nước nhỏ yếu. Nước mạnh muốn thống trị
nước yếu. Trong đó Đại Việt ngày một phát triển lớn mạnh và ngày càng khẳng định
được uy thế của một nước lớn trong khu vực, còn Ai Lao, Champa vẫn chỉ là những
nước nhỏ yếu, chịu thần phục. Các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt với Ai Lao và
Champa đã nói lên điều đó. Ban đầu, đó là những xung đột nhỏ xảy ra giữa hai nước ở
dọc vùng biên cương, khi mà các nước Ai Lao, Champa vẫn thường xuyên cho quân
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 16
tấn công, quấy phá nhân dân Đại Việt dọc các vùng giáp ranh và có nhiều lần tấn công
vào sâu trong lãnh thổ Đại Việt. Lẽ đương nhiên thì trước những hành động đó, chính
quyền phong kiến Đại Việt đều cử quân lính đi đánh dẹp, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
và dân cư của mình.Trong mỗi trận chiến đó, có nước thắng trận nước bại trận và cuộc
chiến nào thì nước thắng trận cũng thu chiến lợi phẩm cho mình. Chiến lợi phẩm đó là
vàng bạc, châu báu, dân chúng và cả đất đai. Trong giai đoạn này, Đại Việt đang trong
giai đoạn phát triển lớn mạnh nên đã giành được nhiều chiến thắng. Những chiến
thắng mà sau này không còn bó hẹp ở vùng biên giới hai nước nữa mà nó đã là những
chiến thắng quân sự lớn trên lãnh thổ của các nước láng giềng. Chiến lợi phẩm thu
được sau mỗi cuộc chiến cũng lớn hơn. Ở khía cạnh quan hệ ngoại giao, các triều đại
phong kiến Đại Việt muốn duy trì quan hệ hòa bình, thân thiện trong tư thế là một
nước lớn đối với Ai Lao, Champa và muốn họ giữ lệ cống nạp cho Đại Việt. Nhưng
trong bối cảnh chung trong quan hệ của các quốc gia Đông Nam Á bấy giờ, những
chiến thắng quân sự đó như một chất xúc tác thúc đẩy những tham vọng mở rộng lãnh
thổ về phía nước láng giềng. Triều đại nhà Lý đã mầm mống xuất hiện, tới nhà Trần,
đặc biệt thời nhà Hồ, tham vọng xâm chiếm đất đai của nước láng giêng Champa đã
được xúc tiến mạnh mẽ hơn.
1.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV)
Về chính trị
Bước sang thế kỉ XV tình hình nước ta có nhiều chuyển biến lớn, nhất là sau
thắng lợi của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh, giành lại
nền độc lập cho đất nước. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự hoàn chỉnh và phát triển
đến đỉnh cao của nhà nước phong kiến Đại Việt. Bộ máy nhà nước được củng cố và
ngày càng hoàn chỉnh, tăng cường quyền lực của nhà vua. Thời Lê Thánh Tông chức
Tể tướng bị bãi bỏ, vua trực tiếp điều khiển mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.
Những cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông đã làm cho bộ máy chính quyền của
nước ta hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao của một nhà nước phong kiến chuyên chế.
Quyền lực, quyết định mọi việc trong nước đều do vua quyết định.
Đến năm 1466, bộ máy chính quyền ở triều đình gồm có đã gần như hoàn chỉnh
với 6 Bộ: Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Hình và Bộ Hình. Đời Lê Thái Tổ chỉ
có 3 bộ là Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Dân. Bên cạnh 6 Bộ là sáu Khoa tương ứng, có nhiệm vụ
kiểm soát hoạt động của 6 Bộ. Ngoài ra còn có 6 tự và các cơ quan giúp việc khác như
Hàn Lâm Viện, Đông Các, Trung Thư Giám, Bí Thư Giám, Hoàng Môn Đĩnh. Cũng
trong năm 1466, vua Lê Thánh Tông đã cho lập ra 6 Tự bao gồm: Địa Lý Tự, Thái
Thường Tự, Quang Lộc Tự, Thái Bộc Tự, Hồng Lô Tự, Thường Bảo Tự. Bên cạnh đó
Lê Thánh Tông còn lập ra một số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 Bộ và 6
Tự, bao gồm: Thông chính ty, Quốc Tử giám, Quốc Sử viện
Hệ thống quan lại dưới triều Lê sơ cũng có nhiều thay đổi quan trọng. Mọi công
việc quan trọng đều phải thông qua nhà vua để giai quyết, thể hiện cao tính chuyên chế
của nhà nước phong kiến. Quan lại trong bộ máy hành chính dưới thời vua Lê Thánh
Tông được chia làm 9 phẩm. Mỗi phẩm lại có chánh phẩm và tòng phẩm. Số lượng
biên chế cho từng Bộ, từng Tự, từng Khoa, từng Sở được nhà vua quy định dứt khoát,
không được tự tiện thêm bớt, nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt…việc tuyển chọn và sử
dụng quan lại cũng được thay đổi.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 17
Bộ máy chính quyền địa phương cũng không ngừng được củng cố, cải tổ theo
xu hướng chung là quyền lực của các địa phương ngày càng bị thu hẹp, tăng cường vai
trò của nhà vua. Đời vua Lê Thái Tổ, toàn bộ lãnh thổ của Đại Việt được chia làm 5
đạo: Đông Đạo, Tây Đạo, Nam Đạo, Bắc Đạo và Hải Tây Đạo. Đứng đầu năm đạo là 5
vị quan Hành Khiển, nắm giữ tất cả quyền hành. Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu
và xã. Đơn vị xã được chia làm 3 hạng: hạng xã lớn gồm trên 100 hộ trở lên, hạng xã
vừa có từ 50 hộ trở lên, hạng xã nhỏ có trên 10 hộ.
Đến tháng 6 năm 1466, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, vua Lê Thánh Tông đã
chia cả nước ra làm 12 đạo (hoặc 12 thừa tuyên), bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An,
Thanh Hóa, Thiên Trường, Quốc Oai, Hưng Hóa, Nam Sách, Bắc Giang, An Bang,
Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Và phủ Trung Đô (phủ Phụng Thiên).
Năm 1471, sau chiến thắng trước quân Champa, vua Lê Thánh Tông đã sáp
nhập vùng đất từ Nam đèo Hải Vân đến cận đèo Đại Lãnh vào lãnh thổ Đại Việt, lập ra
đạo thừa tuyên thứ 13 - Quảng Nam đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo có 3 Ty: Thừa
ty, Đô ty, Hiến ty.
Năm 1483, nhà Lê đã biên soạn xong bộ luật, bộ “Quốc triều hình luật” hay Bộ
luật Hồng Đức. Đây là bộ luật có sự tham khảo của những điều luật trong bộ luật Hình
Thư thời Lý và Hình Thư thời Trần và một số bộ luật của Trung Quốc. Bộ luật có tất
cả 721 điều, được chia làm 6 quyển, gồm 16 chương. Đây là một công trình lập pháp
lớn và tương đối hoàn chỉnh, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử pháp quyền
của nước ta. Việc nhà nước sử dụng pháp luật vào quản lý đất nước đã cho thấy sự
phát triển đến mức hoàn chỉnh, thịnh trị của Đại Việt dưới thời Lê sơ
Năm 1490, Lê Thánh Tông đã hoàn thành bản đồ Thừa Tuyên đạo (bản đồ
Hồng Đức), xác định trong cả nước có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36
phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trưởng. Tập
bản đồ đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong công cuộc quản lý đất nước
của nhà nước phong kiến Đại Việt. Thể hiện sự phát triển vững mạnh của nhà nước
Đại Việt.
Vua là người đứng đầu nhà nước và có quyền lực lớn, có quyền phong thần,
một nền quân chủ chuyên chế đã thực sự hình thành, nhất là từ cuối thời Lê sơ. Xã hội
Đại Việt thời Lê sơ gồm có giai cấp phong kiến (quý tộc họ Lê, quan lại, địa chủ), giai
câp nông dân, tầng lớp gia nô và tầng lớp thương nhân.
Sự hoàn thiện về bộ máy chính quyền đã cho thấy sự phát triển lớn mạnh của
nhà nước phong kiến Đại Việt. Đó là cơ sở cho việc tiến hành những cuộc chiến tranh
phong kiến với các nước lân bang và đảm bảo cho sự thắng lợi của nhà nước phong
kiến. Nhà Lê sơ cũng dựa vào sức mạnh của mình để tiến hành nhiều cuộc di dân tổ
chức khai khẩn, mở rộng diện tích sản xuất, đẩy mạnh khai thác về phía biển và cả về
phía nam của đất nước. Tại những vùng đất mới giành được, nhà nước đã nhanh chóng
đưa dân cư tới sinh sống, làm ăn và củng cố vững chắc chính quyền của mình ở nơi
đó.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 18
Về quân sự
Dưới thời Lê sơ nhà nước độc quyền tổ chức huấn luyện quân đội và huấn
luyện lực lượng vũ trang, độc quyền sản xuất và quản lý vũ khí Đây chính là điểm
khác biệt so với các triều đại trước của Đại Việt. Thời vua Lê Thái Tổ, nhà nước đã
quy định rõ số ngạch cho từng đạo quân và lệnh cho các tướng lĩnh, quân sĩ trong 5
đạo. Vua chia số quân làm 5 phiên: một phiên tại ngũ, bốn phiên về nhà sản xuất nông
nghiệp theo chính sách “Động ư binh, tịnh ư nông”. Thời Lê Thánh Tông (1460-
1497), quân đội có lúc lên tới 16 vạn quân, nhưng không phải là số quân thường trực,
mà chỉ là quân sự được huy động cho nhiệm vụ nhất thời. Tất cả quân đội thời Lê
được chia cho 5 phủ cai quản, đó là Trung quân, Bắc quân, Đông quân, Tây quân và
Nam quân, mỗi phủ quản lí hoạt động của lực lượng vũ trang ở hai hay ba đơn vị hành
chính lớn.
Chế độ tuyển lựa và huấn luyện quân đội được quy định rõ ràng, chặt chẽ, cứ 3
năm nhà nước kiểm tra số dân một lần. Tất cả dân đinh từ 18 tuổi trở lên được chia
làm 6 hạng khác nhau: Tráng, Quân, Dân, Lão, Cố và Cùng. Tráng hạng thì nhập ngũ.
Quân hạng chỉ đăng kí tên trong sổ lính nhưng vẫn được ở nhà sản xuất. Chính sách
“ngụ binh ư nông” được duy trì. Chính sách này đã góp phần giữ vựng nhịp độ sản
xuất nông nghiệp và giảm được chi phí quốc phòng, lại có thể duy trì được một đội
quân hùng mạnh. Lực lượng quân đội hùng mạnh là cơ sở để nhà nước trấn áp lại các
cuộc nổi loạn và nhất là bảo vệ bình yên ở vùng biên cương, đặc biệt là vùng lãnh thổ
biên giới phía nam.
Về ngoại giao
Uy danh của Đại Việt dưới triều Lê sơ đã được vang khắp Đông Nam Á sau khi
Lê lợi đánh thắng giặc Minh. Sau khi giành lại được nền độc lập, đất nước dần dần ổn
đinh, nền thống nhất được củng cố. Để bảo vệ những vùng đất ở xa, biên giới nhà Lê
chủ trương thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã
phong chức tước cho những tù trưởng có công đối với đất nước trong cuộc kháng
chiến chống Minh. Những tù trưởng dân tộc ít người có mưu đồ li khai khỏi chính
quyền Đại Việt hoặc đi theo triều Minh, chống lại nhà Lê, các vua Lê rất kiên quyết
dùng biện pháp bạo lực để đàn áp, giữ vững sự thống nhất của đất nước.
Đối với nhà Minh, Nhà Lê thực hiện chính sách mềm dẻo và khôn khéo buộc
nhà Minh phải công nhận chủ quyền độc lập của nhà nước Đại Việt, đồng thời lập
quan hệ ngoại giao với nhà Lê. Chính sách mềm mỏng của Nhà Lê nhằm đẩy lui sự
căng thẳng và tránh thảm họa binh đao giữa hai nước. Trên danh nghĩa nhà Lê chịu
thần phục, chịu cống nạp và chịu sự tấn phong của nhà Minh. Cứ ba năm nhà Lê lại
theo lệ sang cống nạp cho nhà Minh và đón tiếp các sứ bộ nhà Minh sang nước ta.
Nhưng cũng không nhân nhượng trước mọi hành động xâm lấn lãnh thổ, quấy rối biên
giới của quân đội nhà Minh. Năm 1473, vua Lê Thánh Tông đã cho mời và căn dặn
đối với Thái Bảo Kiến Dương Lê Cảnh Huy về việc bảo vệ giang sơn của đất nước,
một thước đất cũng không được để mất. Sự kiện này đã được chép lại trong Đại Việt
sử ký toàn thư như sau: “Một thước núi, một tấc sông của Đại Việt ta, lẽ nào có thể tự
tiện vất bỏ đi được. Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ để cho họ lấn dần. Nếu họ
không nghe thì ta lại sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ phải. Nếu
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 19
ngươi dám đem một thước núi, tấc đất của Hoàng đế Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc,
thì sẽ bị tru di”
2
.
Đối với các nước láng giềng trong khu vực, nhà Lê thực hiện chính sách ngoại
giao có lấn át, bắt các nước phải thần phục và triều cống. Trước sự lớn mạnh của Đại
Việt, các nước cũng chủ động đến đặt quan hệ hữu hảo. Các sứ giả của nước Champa,
Ai Lao, Bồn Man, Xiêm La lần lượt đến đặt quan hệ ngoại giao. Nhưng nhìn chung
mối quan hệ thân thiện với các nước này chỉ được duy trì trong thời kỳ đầu của nhà
Lê. Năm 1447, nước Bồn Man xin nhập vào Đại Việt, triều đình Lê Nhân Tông đã tiếp
nhận, sau đó đổi gọi là châu Qùy Hợp, thuộc phủ Lâm An. Đến đời Lê Thánh Tông
đổi gọi là phủ Trấn Ninh
Quan hệ Đại Việt – Champa giữ được hòa bình trong một thời gian đầu triều Lê
sơ. Từ những năm 40, vua Chiêm nhiều lần cho quân quấy phá vùng biên giới, cướp
phá vùng đất Hóa Châu, gây ra mối bất hòa giữa hai nước. Trước tình hình đó, năm
1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân đi đánh Champa, chiếm của nước này
một vùng đất rộng lớn, kéo dài từ cực nam Quảng Ngãi đến đèo Cù Mông ngày nay.
Sau thắng lợi, trên vùng đất còn lại của Champa vua Lê Thánh Tông còn chia thành 3
tiểu quốc: Nam Bàn, Hoa Anh và Chiêm Thành, với ý định lấy hai vương quốc Nam
Bàn và Hoa Anh làm vùng đệm giữa Đại Việt và Champa nhằm ngăn chặn các cuộc
tấn công của Champa vào lãnh thổ Đại Việt, duy trì bình yên ở vùng biên giới của hai
nước. Quan hệ hòa hảo giữa Đại Việt và Champa được duy trì suốt một thời gian dài
sau đó, nước Champa ngày một suy yếu, chịu thần phục và cống nạp hàng năm cho
Đại Việt.
1.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI – XVIII)
Về chính trị
Đây là giai đoạn nước Đại Việt có nhiều chuyển biến lớn về tình hình kinh tế,
chính trị, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nước ta, nhất là trong việc mở rộng
lãnh thổ và hoàn thiện hoàn chỉnh cương vực đất nước như ngày nay. Đây cũng là giai
đoạn nội bộ chính quyền Đại Việt thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh liên miên
giữa các thế lực phong kiến đối lập. Các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến
đối lập đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm thay đổi lớn tới sự phát triển của xã
hội nước nhà.
Bước vào giai đoạn cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, dưới các triều vua Uy Mục,
Tương Dực, triều đình phong kiến nhà Lê suy yếu nhanh chóng. Vua quan sao nhãng
việc triều chính, xây dựng cung điện, lăng tẩm liên miên. Thiên tai, mất mùa, nạn đói
thường xuyên diễn ra, đè lên những người nông dân khốn khổ. Quan lại ra sức tung
hoành, nhũng nhiễu cướp bóc trong nhân dân. Giặc dã nổi lên nhiêu nơi. Triều đình,
chia bè phái, chém giết lẫn nhau, bọn quần thần tìm cách thâu tóm quyền lực, ngôi vua
chúa bị thay lên đổi xuống liên tục.
2
Đại Việt sử ký toàn thư, (Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính). Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, Hà
Nội – 2006, tr 478
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 20
Các cuộc đấu tranh của nông dân nổi lên nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi
nghĩa của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tống ở Kinh Bắc (1511), cuộc nổi dậy của
Nguyễn Nghiêm ở Sơn Tây, Hưng Hóa (1512), cuộc nổi dậy của Phùng Chương ở
vùng Tam Đảo (1515). Lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Công Ninh (1516), quân
khởi nghĩa có lúc đã tấn công vào tận kinh thành Thăng Long. Về sau Trần Cảo tự lập
làm vua, đặt niên hiệu là Thiên Ứng, lêu gọi nông dân nổi dậy nhiều nơi….Các cuộc
nổi dậy đấu tranh của nông dân diễn ra nhiều nơi đã cho thấy sự suy yếu của triều đình
phong kiến nhà Lê sơ.
Năm 1527, trước sự yếu hèn của các vua Lê, Mạc Đăng Dung đã bức vua Lê
phải nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc. Mạc Đăng Dung đã thực hiện nhiều chính
sách để củng cố lại chính quyền, ổn định đất nước. Nhưng một bộ phận của cựu thần
Nhà Lê đã nổi dậy chống đối.
Năm 1532, An Thành hầu Nguyễn Kim đã lập một người con của vua Lê Chiêu
Tông tên là Ninh lên làm vua (ở Thanh Hóa), kêu những người ủng hộ nhà Lê nổi dậy
đấu tranh chống nhà Mạc. Nhiều cựu thần của nhà Lê ở Thanh Hóa đã tìm đến đi theo.
Một triều đình mới được thành lập ở Thanh Hóa, đối địch với nhà Mạc ở Thăng Long,
sử gọi là Nam Triều, để phân biệt với nhà Mạc ở Thăng Long
Liên tục từ năm 1533 đến năm 1592, cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra
liên miên, với hơn 30 trận lớn. Cuộc hỗn chiến Nam – Bắc triều đã gây ra biết bao tang
thương cho nhân dân, tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế của quốc gia. Năm 1592, một
trận chiến lớn đã xảy ra, quân Mạc bị thua to, Trịnh Tùng đem quân vào chiếm Thăng
Long. Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đến đây chấm dứt. Tàn dư nhà Mạc rút lên
vùng núi Cao Bằng và tồn tại được thêm một thời gian nữa.
Tưởng chừng cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc thì đất nước được thái
bình nhưng sau đó lại nổi lên một lực lượng mới chống lại chính quyền của họ Trịnh.
Sau khi Nguyễn Kim mất, quyền bính rơi vào tay con rể Trịnh Kiểm, hai người con
của Nguyễn Kim đều là tướng trẻ và tài giỏi, một người là Nguyễn Uông đã bị Trịnh
Kiểm bí mật thủ tiêu, và luôn tìm cách hãm hại người con còn lại là Nguyễn Hoàng.
Trước âm mưu của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nhiều lần tìm cách vận động để
được vào Nam giữ chức trấn thủ Thuận Hóa, với hi vọng sẽ vừa tránh được âm mưu
sát hại của Trịnh Kiểm, vừa có thể âm thầm chuẩn bị lực lượng cho riêng mình, chờ cơ
hội để giành lại quyền lực.
Tháng 11 năm 1558, Nguyễn Hoàng vào nhậm chức trấn thủ Thuận Hóa. Đến
năm 1579 thì kiêm luôn chức Trấn thủ Quảng Nam. Nguyễn Hoàng vừa quan tâm việc
xây dựng, củng cố lực lượng cho riêng mình nhưng vẫn giữ lệ hàng năm ra Bắc triều
bạp thuế, sổ sách, báo cáo tình hình ở vùng Thuận Quảng. Trịnh Kiểm vẫn không
ngừng mọi thủ đoạn để hãm hại Nguyễn Hoàng nhưng không thành. Năm 1613, trước
khi chết, Nguyễn Hoàng đã cho gọi hoàn tử thứ 6, đang làm trấn thủ Quảng Nam là
Nguyễn Phúc Nguyên, và căn dặn cố gắng bảo vệ dòng họ của mình, tiếp tục gây dựng
cơ đồ riêng. “Đất Thuận Quảng phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, phía Nam có
núi Hải Vân và Thạch Bi, địa thế hiểm hiểm cố, thật là một nơi để cho người anh hùng
dụng võ. Nếu biết dạy bảo dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì gây dựng cơ
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 21
nghiệp cho muôn đời”
3
. Sau khi nối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã tiếp tục
củng cố chính quyền, tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh, chỉ nộp thuế hàng năm.
Năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên tuyệt giao với họ Trịnh, không chịu nộp thuế
nữa. Lấy cớ đó, năm 1627, họ Trịnh mang quân vào tấn công Thuận Hóa, cuộc chiến
tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài suốt từ năm 1627 đến năm 1672 với
bảy trận chiến lớn diễn ra vào các năm: 1627, 1633, 1643, 1648, 1655-1660, 1661-
1662 và 1672. Cuộc chiến không mang lại thắng lợi cho bên nào, hai bên đã lấy sông
Gianh làm ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Từ đó nước ta rơi vào tình
trạng bị chia cắt lãnh thổ trong suốt 100 năm. Cả chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng
Trong sau đó đã ra sức xây dựng bộ máy chính quyền riêng của mình.
Ở Đàng Ngoài
Trong giai đoạn này, bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ, nhất là trong bộ máy chính quyền nhà nước. Vua Lê chỉ còn là hư danh,
quyền lực trong nước thực sự nằm trong tay chính quyền của các chúa Trịnh, sử gọi là
chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh. Quyền hạn của vua Lê bị hạn chế đến mức tối đa,
quy định chặt chẽ cả chế độ bổng lộc của nhà vua, thành lập một số cơ quan giúp việc
gồm 3 phiên : Binh, Hộ và Thủy sư. Đến đầu thế kỉ XVIII, chuyển 3 phiên thành 6
phiên: Lại, Lễ, Bộ, Binh, Hình, Công
Ở địa phương, các đạo thừa tuyên được đổi gọi là các trấn, do trấn thủ hay trấn
đốc đứng đầu, phụ trách cả trấn ti. Các cơ quan giúp việc có Hiến Ti và Thừa Ty. Chúa
Trịnh phân chia 10 trấn thuộc Bắc bộ thành 4 nội trấn (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn
Tây, Kinh Bắc) và 6 ngoại trấn (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, An Quảng, Tuyên
Quang, Thái Nguyên). Hai trấn Thanh Hóa và Nghệ An vẫn giữ nguyên như cũ.
Quan lại được tuyển theo hình thức thi cử, có cả tuyển cử. Việc tuyển chọn
quan lại không còn nghiêm minh như trong giai đoạn trước, có thể dùng tiền bạc để
mua quan, quan lại ngày một đông nhưng không có tài mà chủ yếu là bóc lột vơ, vét
trong nhân dân “bấy giờ quan chức nhũng lạm, phức tạp, một lúc cất nhắc bổ dụng
đến hơn 1000 người, làm quan cầu may, viên chức thừa thãi, không còn phân biệt gì
cả”.
Ở Đàng Trong
Ngay từ đầu Nguyễn Hoàng chưa có ý đồ chống đối lại chính quyền vua Lê và
thành lập một chính quyền riêng của mình. Nhưng khi những âm mưu của Trịnh Kiểm
đã tác động mạnh đến ý thức của Nguyễn Hoàng, ông đã quyết định rút hẳn về Nam
với ý đồ tách ra khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh để thành lập một chính quyền
riêng biệt. Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp vị chúa Tiên đã cùng một lúc
thực hiện việc phòng thủ đất Thuận Quảng, chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh,
một mặt ra sức tìm cách mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, tăng cường tiềm lực. Bộ
máy chính quyền Đàng Trong cũng nhanh chóng được hoàn thiện và cũng cố vững
chắc.
3
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Bộ giáo dục, trung tâm học liệu xuất bản (bản điện tử), tr 122
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 22
Theo ghi chép của Cristophoro Borri (năm 1621), “Xứ Đàng Trong trãi dài hơn
một trăm dặm theo bờ biển, ở vĩ tuyến 11, cho tới khoảng vĩ tuyến 17, chỗ bắt đầu
quốc gia của chúa Đàng Ngoài. Bề rộng không lớn lắm, chỉ chừng hai mươi dặm Ý,
đất bằng, một bên là biển và một bên là núi chạy dài có Kẻ Mọi ở…Xứ Đàng Trong
chia thành năm tỉnh. Tỉnh thứ nhất là nơi chúa ở ngay sát xứ Đàng Ngoài gọi là
Thuận Hóa. Tỉnh thứ hai là Cacciam (Quảng Nam), nơi hoàng tử làm trấn thủ. Tỉnh
thứ ba là Quamguia (Quảng Ngãi). Tỉnh thứ tư là Quingnim (Quy Nhơn), người Bồ
đặt tên là Pulucambis và tỉnh thứ năm là Renran (Phú Yên)”
4
. Đến giữa thế kỉ XVIII,
lãnh thổ của Đàng Trong đã kéo dài từ sông Gianh cho đến tận mũi Cà Mau, tổ chức
thành 12 đơn vị hành chính, gọi là dinh, bao gồm: Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn,
Chính Dinh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn,
Long Hồ và một trấn phụ thuộc là Hà Tiên. Mỗi dinh cai quản một phủ, dưới phủ có
huyện, tổng, xã. Trong đó dinh Quảng Nam cai quản 3 phủ là Thăng Hoa, Quảng
Ngãi, Quy Nhơn.
Năm 1644, Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp chúa Tiên Nguyễn Hoàng, cho
cải tổ lại bộ máy chính quyền, gồm có 3 Ty: Ti Xá Sai, Ti Thần và Ti Sử. Đến năm
1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình, đổi các chức kí lục,
nha úy, đô tri cai bạ làm Lại bộ, Lễ bộ, Hình bộ, Hộ bộ và đặt thêm hai bộ Binh và bộ
Công. Các dinh trấn đều có trấn thủ, cai bạ quý lục, cai quản. Ở các huyện có tri
huyện, đề lại, thông lại, huấn đạo, lễ sinh. Quan lại được bổ nhiệm theo hình thức tiến
cử, thân tộc, về sau việc mua quan bán tước được thực hiện rộng rãi.
Về quân sự
Trong giai đoạn đầu quân đội thường xuyên được cả Đàng Trong và Đàng
Ngoài sử dụng vào mục đích tiến hành các cuộc chiến tranh, phân chia quyền lợi giữa
hai thế lực phong kiến đối lập: họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Những cuộc chiến tranh phong kiến liên miên đã khiến cho chính sách “ngụ binh ư
nông” trước kia không còn tác dụng.
Quân đội ở Đàng Ngoài được tổ chức thành hai bộ phận chính: quân túc vệ và
ngoại binh. Về sau chúa Trịnh cho đặt thêm hương binh để bảo vệ chính quyền ở địa
phương. Quân đội gồm có 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh và pháo binh. Vũ
khí được trang bị khá đầy đủ và hiện đại. Bên cạnh đó nhà nước Lê – Trịnh còn mở
các trường dạy võ, tổ chức các kì thi võ để chọn nhân tài. Qua những ghi chép của
Cristophoro Borri về Đàng Trong năm 1621, chúng ta cũng biết thêm được nhiều
thông tin về lực lượng quân sự ở Đàng Ngoài, “…còn quân đội thì như chúng tôi đã
nói ở trên, có thể lên tới 80.000 người. Nên không khó gì khi chúa muốn thì chúa có
thể mộ thêm cho tới 300.000 hoặc hơn với đầy đủ vũ khí, bởi vì các tướng lãnh trong
nước như ở nước chúng ta có các công hầu bá tước, họ phải tự lực cung cấp đủ cho
cuộc chiến tranh. Còn lực lượng của nhà vua không quá thì không quá 40.000 binh
lính hộ vệ”
5
Ở Đàng Trong, quân đội của chúa Nguyễn gồm có 3 loại: quân túc vệ, quân
chính quy ở các dinh và thổ binh. Quân đội được chia thành cơ, đội, thuyền. Tất cả dân
4
Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621. Sách đã dẫn, tr 13.
5
Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621. Sách đã dẫn, trang 125.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 23
đinh từ 18 đến 50 đều phải ghi tên vào sổ đinh và trình lên phủ, huyện xét duyệt lấy
lính. Quân lính được huấn luyện theo binh pháp, được trang bị đủ các loại vũ khí, các
chiến thuật chiến đấu, “Về binh pháp và cách cai trị trong chinh chiến thì cũng gần
như ở châu Âu. Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du kích, tấn công
và rút quân”
6
. Quân lính được sử dụng vào các cuộc chiến tranh, bảo vệ biên cương.
Cũng giống như Đàng Ngoài, quân đội cũng có bộ binh, thủy binh, kị binh và pháo
binh. Thủy binh của chính quyền Đàng Trong rất mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại
của phương Tây như súng đại bác, thuyền chiến, đã từng đánh thắng cả quân đội Hà
Lan. Qua những ghi chép của Cristophoro Borri thì lực lượng quân sự của Đàng Trong
rất mạnh, được trang bị đầy đủ các loại pháo, thuyền chiến “…ngài có một trăm
thuyền chiến và hơn nữa, chúa rất mạnh về đường biển, như đã mạnh về đường bộ về
súng ống…việc họ buôn bán thường xuyên với người Nhật đã đem lại cho chúa rất
nhiều đao hay gươm đao theo kiểu Nhật Bản, với nước thép rất tốt. Trong nước còn
rất nhiều ngựa, tuy thấp bé hơn, nhưng rất tốt và rất can đảm, dùng để cưỡi và bắn
nỏ, hằng ngày không ngớt thao luyện. Thế lực của chúa rất mạnh đến nỗi khi ngài
muốn, ngài có thể cho tuyển ngay được tám mươi ngàn quân binh chiến đấu”
7
. Qua
những ghi chép của Cristophoro Borri có thể thấy được sức mạnh quân sự của Đàng
Trong lúc bấy giờ rất mạnh, đủ sức đương đầu với thế lực của họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Cristophoro Borri cũng nhấn mạnh đến sức mạnh thủy chiến của quân đội Đàng
Trong, quân đội được huấn luyện nghiêm chỉnh, có kỷ luật “…ngoài biển họ chiến đấu
trên thuyền như đã nói, mỗi thuyền có súng đại bác và nhiều súng musqueton. Và
người ta sẽ không lấy làm lạ khi biết chúa Đàng Trong luôn luôn có tới một trăm
thuyền chiến có đủ súng ống và nghiêm chỉnh nghênh chiến”
8
. Với sức mạnh quân sự
của mình, các chúa Nguyễn đã chống lại được các cuộc tấn công của họ Trịnh ở Đàng
Ngoài, xây dựng được một chính quyền riêng, đồng thời tiến hành can thiệp, giúp
Chân Lạp chống lại âm mưu xâm chiếm của Xiêm. Từ đó tạo điều kiện mở mang bờ
cõi, bảo vệ vùng biên cương và lãnh thổ của đất nước.
Về ngoại giao
Đối với các dân tộc ít người, chính quyền Đàng Ngoài thực hiện chính sách hòa
hợp, mở rộng việc khai thác các mỏ khoáng sản và giao cho một bộ phận các tù trưởng
dân tộc ít người quản lí. Tại các vùng biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc, bọn
quan quân Trung Hoa thường xuyên có những hành động quấy rối, xâm lấn biên giới.
Triều đình Lê Trịnh giữ quan hệ hòa hiếu, thần phục các triều đại phong kiến phương
Bắc.
Bằng các chính sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cương quyết, năm 1726,
chính quyền Đàng Ngoài đã đòi được nhà Thanh trả lại một dải đất thuộc hai châu Vị
Xuyên (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa). Đến năm 1728, đòi tiếp được một dải
đất rộng thuộc Vị Xuyên, trong đó có mỏ đồng lớn Tụ Long. Đối với các nước láng
giềng, nhà Lê–Trịnh thực hiện chính sách hòa thuận, nhiều lần giúp đỡ Ai Lao trong
việc giữ yên bình đất nước. quan hệ Đại Việt – Lạn Xạng phát triển tốt đẹp.
6
Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621. Sách đã dẫn, trang 83
7
Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621. Sách đã dẫn, tr 83-84.
8
Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621. Sách đã dẫn, tr 84.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 24
Ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn thực hiện hính sách ngoại giao hòa
hợp với các nước láng giềng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Về sau mối quan hệ giữa
chính quyền Đàng Trong với nước lân bang Chiêm Thành chuyển biến theo chiều
hướng xấu, thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột giao tranh giữa hai bên. Với sức
mạnh của quân đội, các chúa Nguyễn đã lần lượt chiếm hết các vùng đất của nước
Chiêm Thành, và sáp nhập vào vùng đất của mình. Đối với vùng đất Thủy Chân Lạp,
chính quyền Đàng Trong thực hiện chính sách can thiệp vào nội bộ Chân Lạp, giao
hảo qua hôn nhân. Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho
vua Chet Tha II, quan hệ hai nước được thắt chặt hơn. Bằng những chính sách đó, họ
Nguyễn đã dần chiếm các vùng đất của Thủy Chân Lạp một cách công khai.
Một nét nổi bật trong quan hệ ngoại giao của cả chính quyền Đàng Trong và
Đàng Ngoài trong thời kỳ này là mối quan hệ thân thiện với các thương nhân ngoại
quốc đến từ phương Tây, như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và một số
nước trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ… Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn thực
hiện chính sách mở cửa với người nước ngoài, tạo điều kiền cho họ đến buôn bán làm
ăn trên lãnh thổ của mình. Trên một chừng mực nào đó, mối quan hệ giữa chính quyền
ở hai Đàng với những thương nhân phương Tây đều có mục đích lợi dụng những
thương nhân đó để mua vũ khí của họ, phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích của mình.
Đôi khi những người phương Tây còn trực tiếp tham gia giúp đỡ chính quyền ở hai
bên tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa họ Trịnh ở Đàng Ngoài và
chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Những lợi ích tích cực từ việc mở rộng quan hệ với nước ngoài cũng mang tới
sự thay đổi trên lĩnh vực kinh tế, xã hội của nước ta bấy giờ. Ở Đàng Trong, việc mở
rộng giao thương với bên ngoài đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của
nhiêu thương cảng nổi tiếng như: Hội An, Thị Nại, Nước Mặn, Nông Nại, Mỹ Tho,
Bến Nghé, Hà Tiên…Nhưng chính quyền Đại Việt lúc vẫn rất cảnh giác và kiên quyết
chống trả lại những ý đồ nhòm ngó, xâm chiếm nước ta của người phương Tây. Tiêu
biểu là sự kiện chúa Nguyễn Phước Lan đã cho con là Nguyễn Phước Tần đánh thắng
lực lượng Hà Lan trên các chiến thuyền ngoài cửa Eo (cửa Thuận An ngày nay) vào
năm 1644, khi chúng có âm mưu chiếm một hải đảo của nước ta. Điều đó phần nào
cho chúng ta thấy được sức mạnh quân sự nhất là thủy chiến của lực lượng chính
quyền Đàng Trong, đó chính là lợi thế lớn nhất của chính quyền chúa Nguyễn trong
các cuộc đối đầu, giao chiến với các nước láng giềng lân bang như Champa, Chân Lạp,
Xiêm La.
2. Chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội
2.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV)
Về kinh tế
Ngay sau khi đất nước thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, các
triều đại đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khôi phục, phát triển nền kinh tế, chăm lo
đến đời sống của nhân dân. Thực hiện các chính sách khai hoang, chăm lo đê điều…
nhờ đó mà đời sống của nhân dân được cải thiện. Đến thời nhà Lý, Trần đã thực hiện
nhiều chính sách để phát triển kinh tế.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 25
Nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách về ruộng đất như: đối với ruộng đất công,
nhà nước thực hiện các chính sách: chế độ thực phong-thực ấp, chế độ thác đao điền,
quốc khố, quan điền và tịch điền. Những chính sách này góp phần tạo điều kiện cho sự
phát triển của ruộng đất tư nhân. Còn đối với ruộng tư, nhà nước ra chiếu chỉ và ban
lệnh về việc mua bán và cầm cố ruộng đất. Nhà nước phong kiến chú trọng nhiều vào
việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Trong nông nghiệp nhà Lý thực hiện chính
sách “trọng nông và dĩ nông vi bản”, nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp của nước ta dưới
thời Lý khá phát đạt, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định. Nền kinh tế công
thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhưng chưa phát triển mạnh. Việc
buôn bán với thương nhân nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu buôn bán với những
thương nhân Trung Quốc ở dọc các vùng biên giới và một số bến cảng nhỏ. Bên cạnh
đó sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp cũng góp phần vào việc cung cấp hàng
hóa dùng cho việc trao đổi buôn bán. Ngày càng xuất hiện thêm nhiều thuyền bè của
nước ngoài lui tới buôn bán. Hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán chủ yếu là đồ gốm,
hàng mĩ nghệ. Việc buôn bán, trao đổi giao thương giữa các vùng trong nước cũng
phát triển. Trung tâm buôn bán lớn là ở Thăng Long, Vân Đồn…
Sang thời Nhà Trần, ngay sau khi thành lập nhà Trần đã thực hiện nhiều chính
sách nhằm ổn định dân cư và thực hiện nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp.
Chế độ ruộng đất không có nhiều thay đổi so với thời Lý. Giai đoạn này, các ruộng
thực ấp xuất hiện ngày càng nhiều. Ruộng tư thời Trần phát triển mạnh hơn thời Lý,
chính sách khai hoang, lập ấp được khuyến khích thực hiện. Nhà Trần khuyến khích
các vương hầu, quan lại, mộ dân nghèo, lưu tán đi khai hoang lập ấp, mở rộng diện
tích sản xuất. Nhờ vậy mà diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng.
Trong nông nghiệp nhà nước tiếp tục thực hiện việc duy trì và đẩy mạnh chính sách
“Ngụ binh ư nông”. Các cơ quan chuyên trách về đê điều, chăm lo phát triển nông
nghiệp ra đời trong giai đoạn này. Các ngành nghề thủ công nghiệp có điều kiện phát
triển mạnh mẽ, xuât hiện nhiều làng nghề nổi tiếng, với các nghề như: làm gốm, nghề
dệt, đúc chuông, tạc tượng, làm đồ thủ công mĩ nghệ… Thuyền bè sử dụng trong buôn
bán ngày càng nhiều và được cải tiến. Xuất hiện các loại thuyền lớn, tốc độ nhanh, có
từ 30 đến 100 mái chèo. Việc buôn bán với nước ngoài ngày càng phát triển, thuyền
buôn các nước tới nước ta buôn bán ngày càng đông, từ nhiều vùng khác nhau, nhiều
nhất là thuyền buôn Trung Quốc, Java và Xiêm La. Vân Đồn trở thành một trung tâm
buôn bán lớn với người nước ngoài thời bấy giờ, kinh thành Thăng Long trở thành một
nơi buôn bán sầm uất. Hàng hóa dùng để buôn bán cũng đa dạng và phong phú hơn,
chủ yếu là các mặt hàng như tơ lụa, đồ gốm, các sản vật địa phương…
Về văn hóa – xã hội
Sự phát triển của kinh tế cũng tác động mạnh mẽ đến tình hĩnh xã hội nước ta
trong giai đoạn này. Trong xã hội, sự phân hóa giữa các tầng lớp giai cấp ngày càng
mạnh mẽ và được đẩy mạnh dưới triều đại Lý, Trần, những giai cấp chính trong xã hội
dần dần được hình thành và khẳng định vị trí trong xã hội
Giai cấp thống trị bao gồm các vương hầu, quý tộc, quan lại cao cấp một bộ
phận địa chủ quan chức hóa. Những chính sách phong cấp thái ấp, khuyến khích khẩn
hoang lập nghiệp, những chính sách ưu đãi của nhà nước đã tạo điều kiện cho sự hình
thành của tầng lớp địa chủ, quý tộc phong kiến. Họ là tầng lớp có được những quyền
ưu đãi trong xã hội, sở hữu nhiều ruộng đất.