Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tetrodotoxin: chất độc trong cá nóc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.01 KB, 16 trang )



Tetrodotoxin:
chất độc trong cá nóc








Chất độc tetrodotoxin (TTX) có
công thức phân tử là
C
11
H
17
O
8
N
3,
là chất độc thần kinh,
rất độc, gây tử vong cao, chất này
cũng được phân lập từ một số loại
vi khuẩn: epiphytic bacterium,
phảy khuẩn (vibrio species),
pseudomonas species, ở da và nội
tạng con sa giông, kỳ nhông, bạch
tuộc vòng xanh, cóc, cá nóc.
Tetrodotoxin không phải là


proteine, tan trong nước, không bị
nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi
khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại (có
thể bị phân huỷ trong môi trường
kiềm hay acid mạnh).Tetrodotoxin
có tính bền vững rất cao: Cho vào
dung dịch HCl (axitclohiđơríc) 0,2
đến 0,3% sau 8 giờ mới bị phân
huỷ; đun sôi (100°C) thì sau 6 giờ
mới giảm được một nửa độc
tính;muốn phá hủy hoàn toàn độc
tính phải đun sôi ở 200°C trong 10
phút.

Công thức cấu tạo của tetrodotoxin
Một số nguồn thực phẩm chứa
độc tố tetrodotoxin
Trên thế giới hiện nay ,vấn đề ngộ
độc các thực phẩm chứa
tetrodotoxin mà đặc biệt là ngộ
độc cá nóc đã và đang là thực trạng
nổi cộm, gây hậu quả nghiêm trọng
về sức khoẻ và tính mạng của
người tiêu dùng.
Tại Nhật Bản con số thống kê cho
thấy trong 10 năm (1954-1963)
nước Nhật có tới 1.962 người bị
ngộ độc do ăn cá nóc, trong đó
1153 người bị tử vong (87,76% số
người mắc). Con số thống kê của

Ngành Vệ sinh Dịch tễ thế giới cho
thấy, số người bị ngộ độc và chết vì
cá nóc lên đến 60% trong tổng số
các vụ ngộ độc do ăn các sản phẩm
thuỷ sản.
Ở vùng biển nước ta có rất nhiều
loài thủy sản có khả năng tạo ra độc
tố. Có sáu loại độc tố tìm thấy
trong thủy sản: tetrodotoxin - độc
tố thần kinh, ciguatera, DSP - độc
tố gây tiêu chảy, PSP - độc tố gây
chứng liệt cơ, NSP - độc tố gây
loạn thần kinh, ASP - độc tố gây
chứng mất trí nhớ.
Trong các loài thủy sản, cá nóc
chứa nhiều độc tố nhất. Người ta
tìm thấy nhiều chất độc có ở các bộ
phận khác nhau của cá như: trong
buồng trứng có tetrodonin, axit
tetrodonin, tetrodotoxin; trong gan
có hepatoxin. Ở da và trong máu cá
cũng tìm thấy các loại chất độc
trên. Thịt cá thường không độc,
nhưng khi cá chết, cá bị ươn thối,
chất độc từ buồng trứng, gan sẽ
ngấm vào thịt cá. Khi đó thịt cá trở
nên độc.
Cá nóc:
Cá nóc (có nơi gọi là
cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà) với

hàng trăm loài trên thế giới: ở Mỹ
(gọi là pufferfish), ở Nhật Bản (gọi
là fugu fish) Ở ViệtNam gần 70
loài khác nhau. cá nóc sống ở nước
mặn nhiều hơn ở nước ngọt. Loại
cá nóc độc người dân ăn thường có
thân 4 - 40 cm, chắc, vây ngắn, đầu
to, mắt lồi, thịt trắng. chất độc của
cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ
bụng, tinh hoàn và nhiều nhầt ở
trứng cá, vì vậy con cái độc hơn
con đực và đặc biệt mùa cá đẻ
trứng. chất độc đó gọi là
tetrodotoxin (TTX).
Tetroditoxin có trong cá nóc được
coi là một trong những chất có độc
tính mạnh nhất đối với hệ thần kinh
và tim mạch, song những nghiên
cứu khoa học trước đây cho thấy có
thể sử dụng chất độc này để điều
chế thuốc tê, hạ huyết áp, điều trị
các bệnh viêm phế quản, kích thích
hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần
hoàn và hỗ trợ điều trị nghiện ma
túy, rượu, thuốc lá
Mực đốm xanh:
Mực đốm xanh thường
sống ở những vùng biển nước
nông, có độ sâu dưới 50m, hay gặp
ở Ấn Độ Dương, Bắc Úc, phía Tây

của Thái Bình Dương, trong đó có
khu vực biển Đông của nước ta.
Mực thường sống ở các dải san hô,
khe đá, có thể chúng còn ẩn mình
trong vỏ con trai biển, chai lọ hoặc
ống bơ vứt xuống dưới biển.
Cũng như ở cá nóc, maculotoxin và
tetrodotoxin ở mực rất độc và rất
bền vững, có thể tồn tại với nồng
độ cao ngay cả khi mực đã chết và
dù đã chế biến ở nhiệt độ cao.
Chính vì vậy, ăn mực đốm xanh rất
dễ bị ngộ độc nặng và có thể dẫn
tới tử vong. Biểu hiện ngộ độc
thường là chóng mặt, buồn nôn,
nôn, mất tiếng, mệt lả, khó thở, liệt
tăng dần, dẫn tới trụy tim mạch.
Không ít trường hợp ngộ độc dẫn
tới tử vong.
Cóc:
Trên thế giới cũng như Việt Nam
đã có nhiều trường hợp ngộ độc do
ăn thịt cóc, xuất phát từ quan điểm
loại thịt này bổ dưỡng hơn thịt gà,
bò, rất có lợi cho những người suy
dinh dưỡng, còi cọc hoặc suy kiệt.
Thực ra ở Việt Nam chưa có tài
liệu khoa học hiện đại nào khẳng
định điều này. Một số tài liệu Đông
y có đề cập đến thịt cóc như một

nguồn dinh dưỡng rất giàu đạm, là
một trong những bài thuốc chữa
bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Các tuyến trên da cóc bài tiết ra
chất nhầy màu trắng, dính keo, dân
gian gọi là "nhựa cóc". Đây là hỗn
hợp độc tố có khả năng gây ảo giác,
nghẽn mạch và tăng áp suất máu.
Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa
cả độc tố tetrodotoxin (có ở cá nóc)
thông qua cơ chế cộng sinh với một
số vi khuẩn.
Cua mặt quỷ:
Loài cua này phần vỏ
ngực rộng nhất khoảng gần 90mm,
dài khoảng 55mm, có nhiều u lồi
dẹt. Cua sống có màu xanh da trời
pha xanh lá cây với những nốt màu
trắng, nâu và vàng. Ngón các chân
kìm có màu nâu đen. Cua mặt quỷ
có ở các tỉnh ven biển miền Trung
từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường
gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.
Độc tố trong cua có dạng
"Saxitonin" nằm trong thịt và
trứng, nhiều nhất là trong thịt càng
và chân cua. Một người ăn chỉ 0,5g
thịt càng cua loại này là có thể ngộ
độc dẫn đến tử vong.
Ứng dụng của tetrodotoxin

- Một công ty Canada đã tận dụng
chất độc trong loài cá blowfish -
loại hợp chất độc hơn cả xyanua -
để giúp bệnh nhân ung thư vượt
qua được những cơn đau hoặc giúp
con nghiện heroin cắt cơn.
- Công ty International Wex
Technologies đặt tại Vancouver
cho biết, thử nghiệm ban đầu trên
chất tetrodotoxin đã cho ra kết quả
tích cực. Tuy vậy, vẫn cần thêm
nhiều cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và
toàn diện hơn để đưa sản phẩm ra
thị trường. Nếu thành công, loại
thuốc giảm đau này sẽ được bán
trong vòng 3 năm tới.
- Loại thuốc mới lấy từ chất độc
tetrodotoxin trong cá blowfish -
loại chất độc nguy hiểm đến mức
chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể
làm tê liệt một người trong vài
phút.
- Nhưng loại thuốc làm từ chất độc
tetrodotoxin đã vượt qua 2 cuộc thử
nghiệm và các bác sĩ cho biết nó có
thể giảm đau của bệnh nhân ung
thư ở giai đoạn cuối, trong khi với
các cơn đau kiểu khác lại không
hiệu nghiệm.
- Bác sĩ Edward Sellers tại Đại học

Toronto đã thử nghiệm trên 22
bệnh nhân. Trong đó có một bệnh
nhân ung thư ngoài 50 tuổi, bị đau
dữ dội mỗi khi mặc quần áo.
Nhưng sau khi tiêm Tectin, tên
sáng chế của tetrodotoxin, cơn đau
của người bệnh giảm đi trong hơn
nửa tuần.
- Các nhà nghiên cứu đã tiêm cho
bệnh nhân vài microgram Tectin -
lượng cực nhỏ không thể nhìn thấy
bằng mắt thường - 2 lần một ngày,
trong 4 ngày, và nhận thấy gần
70% số người thử nghiệm có cơn
đau giảm đi. Cơn đau giảm vào
ngày điều trị thứ 3 và kéo dài sau
cả đợt tiêm sau cùng. Trong một số
trường hợp, hiệu quả của thuốc còn
kéo dài thêm 15 ngày.
- Theo các chuyên gia, Tectin có
thể ngăn chặn tế bào thần kinh
chuyển tín hiệu đau đến não. Tectin
khác các loại thuốc giảm đau khác
ở chỗ nó không gây ra tác dụng phụ
như morphine, không xung đột với
các loại thuốc khác và cũng không
gây nghiện. Mỗi con cá blowfish có
thể cung cấp 600 liều thuốc lấy từ
gan, thận và cơ quan sinh sản của
nó, vì thế sẽ không lo thiếu chất

độc. Các nhà nghiên cứu còn hy
vọng, thuốc sẽ giúp cắt cả những
cơn đau cai nghiện.
- Phát triển loại thuốc sử dụng độc
chất của cá nóc
Mới đây, các nhà khoa học Triều
Tiên đã giải quyết được những vấn
đề về khoa học và kỹ thuật trong
việc bào chế thuốc chữa bệnh sử
dụng độc chất của cá nóc. Theo đó,
các nhà khoa học Triều Tiên đã
thiết lập quy trình sản xuất hàng
loạt chất tetrodotoxin có độc tố
chiết xuất từ cá nóc. Một cơ sở sản
xuất chất tiêm tetrodotoxin đã được
xây dựng để sản xuất các loại thuốc
có thành phần chiết xuất từ da cá
nóc để chữa các bệnh gan, tuyến
tụy và một số bệnh khác.

×