Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.55 KB, 2 trang )
Nguyên nhân và cách chăm bé táo bón
Nếu bé sử dụng nhiều sữa (thậm chí là sữa chua) thì bé không còn bụng để chứa món rau
xanh, hoa quả. Cuối cùng, bé sẽ đi tiêu ra phân rắn – hình thành nên chứng 'táo'.
Những nguyên nhân khác gây nên chứng táo bón ở bé là:
- Cơ thể thiếu nước: Nếu không nạp đủ chất lỏng, hệ tiêu hóa sẽ phản ứng bằng cách hấp
thu nước có trong đồ ăn mà bé đã sử dụng. Điều này cũng gây nên hội chứng “dùng lại”
những chất lỏng được đào thải và nằm trong ruột. Kết quả, chất cặn bã ở ruột trở nên khô
và cứng - gây khó khăn cho chuyển động ruột trong quá trình tống chất thải ra ngoài.
- Lo lắng khi ngồi bô: Nếu bé xuất hiện sức ép mỗi lần ngồi bô, bé sẽ cố kìm hãm chất
thải trong người. Bạn sẽ thấy bé có những dấu hiệu muốn “đi” như: mặt bé đỏ lên, người
cứng lại, uốn cong lưng nhưng không thấy chất thải xuất hiện. Trường hợp này, bé có thể
đang chịu áp lực ngồi bô.
Ngay cả với những bé đã được "đào tạo" ngồi bô thì bé cũng không biết cách tống hết
chất thải ra ngoài. Điều này khiến phân của bé bị tắc trong ruột. Những khúc phân bị tắc
có xu hướng to hơn bình thường, gây khó khăn khi bé muốn đi tiêu.
- Ít vận động: Sự chuyển động của cơ bắp khiến các mạch máu lưu thông đến hệ tiêu hóa
của bé được tốt hơn. Ít vận động, bé sẽ phải đối mặt với một số rắc rối về sức khỏe, trong
đó có chứng táo bón.
Chăm sóc bé táo bón
- Tránh cho bé dùng những món kết hợp, gây khó tiêu như: chuối hoặc carrot nấu chín ăn
trùng thời điểm với sữa và các sản phẩm từ sữa là sữa chua, kem, bơ. Bạn nên cho bé
dùng 2-3 phần sữa và các sản phầm từ sữa mỗi ngày.