Ông kẹ bà bụt
Nhiều nhà tâm lý cho rằng, từ lúc nằm trong bụng mẹ, trẻ đã cảm nhận được
những tình cảm của bố mẹ, ông bà dành cho chúng qua âm điệu của lời nói, cách
nựng nịu. Được một tuổi, bé đã biết nhận ra ai nuông chiều, ai nghiêm khắc với
mình ở trong gia đình. Cứ ông "cứng" bà "mềm" hoặc ngược lại thì trẻ dễ dàng
lách được và có cơ hội hình thành những thói quen xấu.
Mới ba tuổi nhưng cu Tân đã tỏ ra không hạp với cha. Thích mua món đồ chơi
mới hay kẹo bánh, bé Tân chỉ việc nài nỉ mẹ. Một ngày xin chưa được thì hai, ba
ngày bé Tân rất giống cha ở tính kiên trì. Có hôm anh Võ Văn Hùng, tài xế xe
tải, cha bé Tân ở P.4, Tân Bình, TPHCM nhậu xỉn về nằm lăn ra ngủ. Mẹ bé Tân
bảo con mở quạt cho cha, nhưng nó bảo: "Cứ để cho muỗi cắn ổng yếu sức đi. Có
vậy ổng có đánh con cũng bớt đau. Bây giờ con đi giấu cây roi của ổng, mẹ mà
méc lại là con nghỉ chơi luôn!" Tuy vậy mẹ bé Tân chỉ cười hiền, vả nhẹ miệng
con.
Chủ Nhật, vào phòng của cha mẹ chơi, bé Hà lỡ tay làm vỡ chiếc gương. Bé lấm
lét đi tìm cha nài nỉ: "Cha đi mua cái gương khác về đền cho mẹ đi. Đừng nói cho
mụ phù thủy Xiêm La biết nghe! Nếu không, trưa mẹ đi bán về con bị đánh sưng
đít". Vậy là anh Phạm Văn Phước, thợ điện, phường 5, quận 8, TPHCM cười xòa
làm theo yêu cầu của con gái. Ông bà ta thường bảo "con gái nhờ đức cha mà",
huống chi mặt bé Hà giống bố lạ lùng.
Là con và dâu út, nên việc phụng dưỡng cha mẹ già được vợ chồng anh Phạm Văn
Mạnh và chị Trần Thị Lan, giáo viên cấp 1, ở P.5, Q.Gò Vấp xem như bổn phận
thiêng liêng. Song bản tính láu lỉnh của đứa con trai đầu lòng hai tuổi rưỡi của anh
chị đã vô tình tạo nên một tảng băng giữa quan hệ cha mẹ chồng - nàng dâu. Biết
ông bà nội cưng chiều, nên nó theo nịnh "sát nhíp". "Mấy lúc cháu phạm lỗi, tôi
định đánh nhẹ vài roi cho nó chừa. Chưa đánh nó đã la bài hải như sắp bị cắt cổ,
kêu ông bà nội cầu cứu vang nhà. Đã vậy bà nội nó còn nói tôi ác quá, để vuốt
giận nó! Mấy dịp cha mẹ chồng tôi đến nhà mấy cô chú nó chơi, nó cũng đòi theo
cho được. Vì nó biết ở nhà một mình, lỡ ăn đòn thì không có người bênh".
Thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng cho rằng sự không thống nhất của
người lớn trong cách giáo dục trẻ sẽ tạo nhiều bất lợi. Trẻ sẽ tự hình thành khả
năng đối phó. Từ đó nó sẽ không còn trung thực nữa. Tệ hơn nó sẽ mất phương
hướng khẳng định đúng sai những giá trị sống, vì những người lớn có thái độ trái
ngược nhau trên cùng một sự việc. Và như thế, vô tình những người lớn tự làm
mất uy tín lẫn nhau trong mắt trẻ.
Phong cách riêng của bé
Là cha mẹ, chúng ta nên quan sát và lắng nghe phong cách riêng của con mình.
Không nên so sánh tính cách con mình với những bé khác.
Mục đích chính của việc thông hiểu các suy nghĩ cũng như các phản ứng của bé
khi bé diễn đạt ý mình là giúp người lớn nhận biết cá tính của em bé đó. Thật tuyệt
vời khi hiểu được con mình nhận thức môi trường xung quanh như thế nào và cách
bé phản ứng lại các tác nhân kích thích xung quanh bé ra sao. Đây là bước đầu
quan trọng giúp bạn hiểu được cá tính của bé. Sự thông hiểu này mở ra một cánh
cửa cho bạn thấy rõ tính cách của con mình sau này.
Mỗi bé đòi hỏi mỗi cách dỗ dành khác nhau và cũng phản ứng khác nhau khi đói
hoặc cảm thấy khó chịu. Mỗi bé phản ứng lại sự thay đổi nhiệt độ một cách khác
nhau, và cách từng bé đối xử và tương tác với người săn sóc mình cũng khác nhau
Có thể theo dõi cá tính này ngay từ những tuần lễ đầu tiên sau khi bé chào đời. Bé
nhu mì, trầm tĩnh hay sôi nổi hoạt bát? Trước sự kiện mới, ví dụ như lần đầu tiên
được tắm, bé có nhút nhát không? Hoặc bé có thích thú trước sự kiện mới mẻ đó?
Càng lưu ý những dấu hiệu này của bé, bạn sẽ biết rõ các ứng xử thích hợp với cá
tính riêng của bé. Càng chăm chú lắng nghe, bạn sẽ càng đoán trước được nhiều
cách ứng xử của bé trong những tháng ngày sắp tới và trong tương lai sau này.
Muốn biết thêm chi tiết, hãy làm trắc nghiệm cho con bạn.
Phải làm gì khi bé nói tục?
Thông thường khi bé nói tục, bé chưa hẳn hiểu rõ ý nghĩa của những lời nói tục dó.
Cũng có thể bé nói tục là vì không biết cách thể hiện tình cảm băn khoăn, lo lắng
của mình. Trẻ em rất thích và rất mau bắt chước những phản ứng, lời nói và hành
động của những người xung quanh.
Sau đây là những gì bạn nên và không nên làm khi thấy bé nói tục:
-Bạn nên làm một gương tốt cho bé - bản thân bạn không nói tục và không liên kết
với những người hay nói tục
-Bạn nên bày tỏ rõ ràng thái độ của bạn – không nên làm như không nghe thấy
hoặc bỏ qua một cách dễ dàng
-Bạn không nên cười thích thú như cổ võ và đồng tình với những lời nói đó
-Khi bé phạm lỗi, bạn đừng nên la mắng hoặc đánh đòn bé mà nên phạt bằng cách
không cho bé thực hiện được những điều bé thích - chẳng hạn như không cho bé
chơi món đồ chơi nào đó
Nếu bạn kiên trì giảng giải cho bé nghe sự bất nhã của hành vi này thì dần dần bé
sẽ hiểu và sẽ biết cách bày tỏ tình cảm và sự mong muốn của mình mà không cần
dùng đến những lời nói tục.
Phòng ngừa tai nạn trong nhà
Những tai nạn thường xảy ra cho trẻ nhỏ ngay tại gia đình như ngã, bỏng, ngộ độc,
hít phải dị vật v.v đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em khiến nhiều
gia đình không khỏi quan tâm, lo ngại. Tuy nhiên chúng ta nên có nhận thức rằng
tai nạn là một nguy cơ, đôi khi khó tránh, gắn liền với quá trình lớn lên và quá
trình phát triển tâm sinh lý cũng như phát triển nhân cách của trẻ. Hầu hết những
tai nạn trẻ em dưới 3 tuổi đều xảy ra tại gia đình, nếu môi trường gia đình thiếu an
toàn về kiến trúc, về nội thất, về những phương tiện bảo hiểm cho trẻ, kể cả môi
trường tâm lý - văn hóa nghĩa là lối sống, phong cách sinh hoạt và mức quan tâm
săn sóc đến trẻ của những người lớn trong gia đình pháp hàng đầu giúp phòng
ngừa tai nạn trẻ em là thay đổi thiết kế, nếu cần, về các tiện nghi sinh hoạt trong
nhà, chẳng hạn như
Có chiếc giường riêng thích hợp với lứa tuổi cho trẻ sinh hoạt (chơi, ngủ)
mà không trèo qua được
Có bờ rào hoặc cửa khóa những lối ra nguy hiểm như bể bơi, đường lớn
Có cái chắn lối vào bếp hoặc trước lò sưởi
Cảnh giác với nước sôi hoặc nồi canh sôi vừa ở bếp mang ra. Khi nấu
nướng, nhớ hướng quai nồi vào trong
Ổ cắm điện ở vị trí thích hợp, nên có vật bảo vệ
Tất cả các chất tẩy, giặt trong nhà như bột giặt, thuốc tẩy vết bẩn, thuốc diệt
chuột, kể cả một số hóa mỹ phẩm như nước hoa có cồn, thuốc nhuộm tóc,
cần đựng trong các hộp, lọ, gói kín và đặt vào trong một ngăn tủ có khóa,
nếu cần
Thuốc chữa bệnh dùng cho người lớn, kể cả cho trẻ em, cần được bảo quản
tại nơi trẻ không với tới được. Thuốc chữa bệnh dùng cho trẻ em nhất thiết
phải theo đơn của bác sĩ, nên đặc biệt thận trọng với thuốc gây ngủ, thuốc
có chế phẩm Opi, thuốc nhỏ mũi có naphazolin với nồng độ không thích
hợp có thể gây tử vong cho trẻ em
Không cho trẻ ăn những thức ăn để qua đêm mà không được bảo quản
trong tủ lạnh, đặc biệt về mùa hè
Tránh cho trẻ hít phải dị vật như các hạt lạc, na, hồng bì, hồng xiêm, ngô,
vỏ cây cứng, một số chất rắn như vỏ tôm, mai cua, vỏ cáy, ốc, xương cá
thậm chí cả viên thuốc, đuôi bút máy v.v. Những dị vật này có thể làm tắc
thở ngay nếu thanh quản bị chẹt, hoặc nếu dị vật rơi xuống khí - phế quản
thì sẽ gây nhiễm trùng dai dẳng khó chữa
Cất bỏ những đồ dùng có thể gây ra tai nạn như dao, kéo, dây, diêm, bật lứa,
túi nylon (có thể làm nghẹt thở nếu chụp vào đầu) v.v.