Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.58 KB, 5 trang )
Lạm dụng tiêm thuốc vào khớp:
nhiều biến chứng
Nhiều người coi việc tiêm trực tiếp vào khớp như biện pháp chữa đau khớp
đặc biệt hiệu quả và ít tốn kém. Song, không ít trường hợp chỉ đến mũi tiêm thứ
hai đã bị biến chứng nhiễm trùng, teo cơ, cứng khớp, mất chức năng vận động
Tại Bệnh viện E - Hà Nội, bệnh nhân H.B.S (Hà Nội) được chẩn đoán bị
nhiễm trùng nặng, khớp sưng to, nóng đỏ, đau nhức do tiêm vào khớp. Dù được
phẫu thuật dẫn lưu mủ, mổ nạo vét hoại tử, cắt lọc mô viêm kết hợp dùng kháng
sinh nhưng sau một tháng điều trị, bệnh nhân S. vẫn chưa đi lại được, thậm chí còn
có nguy cơ cứng khớp. Theo bệnh nhân S., cách nay 2 năm, ông bị đau khớp nên
đã đến phòng khám tư để chữa trị. Sau 2 lần tiêm trực tiếp vào khớp, cơn đau đỡ
hẳn, song đến mũi tiêm thứ ba, ông không thể đi lại được vì khớp chân sưng phù.
Hiệu quả nhanh, song nhiều biến chứng
Các bác sĩ cho biết viêm khớp là triệu chứng có các biểu hiện sưng, nóng,
đỏ, đau tại các khớp. Bệnh thường gặp ở tuổi bắt đầu của sự lão hóa, nhưng cũng
có thể xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bệnh nhân
nhập viện do biến chứng nhiễm trùng khớp, teo cơ, cứng khớp gối , chỉ vì lạm
dụng tiêm thuốc vào khớp, nhất là corticoid.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lực, Giám đốc Trung tâm Xương khớp Bệnh viện
E, có nhiều cách điều trị khớp, nhưng thủ thuật tiêm vào ổ khớp hiệu quả hơn cả.
Bởi, hầu như những người được tiêm thuốc, nhất là corticoid thường giảm đau rất
nhanh và có thể phát huy tác dụng tới 4-5 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này bắt
buộc phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có kiến thức và tay nghề.
Thực tế, có không ít trường hợp lạm dụng việc tiêm vào khớp để trị bệnh đã
và đang lâm vào tình trạng teo cơ, loãng xương, xốp xương, suy nhược thận, mất
chức năng vận động, thậm chí liệt toàn thân
Bác sĩ Lực cảnh báo: Nhiều bệnh nhân thấy tác dụng nhanh của việc tiêm