Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguyên nhân và phòng tránh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.69 KB, 7 trang )

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
nguyên nhân và phòng tránh
Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo
tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X
quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test
CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn….
Thế nào là bệnh viêm phổi?
Bệnh viêm phổi (Pneumonia) hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phổi mang
tính tiếp xúc cộng đồng mắc phải(Community-Acquired Pneumonia); bệnh
viêm phổi khu trú hay viêm phế quản-phổi (Broncho Pneumonia), đây là căn
bệnh viêm nhiễm gây nên bởi các loại sinh vật gây bệnh, như vi khuẩn, virút,
nấm và là căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử
vong. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh, độ tuổi cũng
như tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Hút thuốc lá gây hại cho phổi
Viêm phổi do vi-rút là dạng bệnh nan y nhất thường gặp ở người cao tuổi và trẻ
em, thủ phạm chính là do virút Streptococcus pneumoniae hay còn gọi là vi-rút
Pneumococcus. Các loại vi-rút gây bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân gây
bệnh viêm phổi nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 2 đến3 tuổi, đến tuổi đi học trẻ thường
bị viêm phổi do vi-rút Mycoplasma pneumoniae gây ra. Trong một số trường
hợp, nhất là người già, bệnh viêm phổi thường diễn ra sau khi mắc phải bệnh
cúm, cảm lạnh, hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện, lí do hệ miễn dịch của
cơ thể suy yếu, hoặc cũng có trường hợp viêm nhiễm do khuẩn nhờn thuốc.
Dấu hiệu và triệu chứng lâm bệnh viêm phổi
- Ho kèm theo đờm xanh hoặc đôi khi có máu;
- Sốt run rẩy;
- Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho;
- Thở gấp,thở nhanh và khó thở;
- Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái
nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và nếu là người già thường xuất hiện tình


trạng lộn xộn, đờ đẫn.
Cách chẩn đoán và điều trị
Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo
tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X
quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test
CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn.Thử
máu để kiểm tra hàm lượng ô-xy, thử test bằng kĩ thuật thoracic CT, sử dụng kĩ
thuật quét Scan v.v…
Nếu viêm phổi do khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh, còn do vi-rút thì
thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng,cũng có trường hợp rất khó phát hiện
giữa vi-rút và vi khuẩn, trong trường hợp này người ta thường kê đơn kháng
sinh. Trường hợp mắc bệnh mạn tính,có các triệu chứng nguy hiểm hoặc có
hàm lượng ô-xy trong máu thấp thì nên vào viện điều trị dùng kháng sinh liều
cao hoặc áp dụng liệu pháp ô-xy. Trong trường hợp điều trị ở nhà nên tăng
cường uống nước để giúp cho việc thở dễ dàng, nghỉ ngơi và làm những việc
nhẹ,sử dụng aspirin hoặc acetaminophen để giảm sốt,tuyệt đối không được dùng
aspirin cho trẻ nhỏ. Kể cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể đưa vào viện để điều
trị,nhưng chỉ nên nhập viện trong các trường hợp sau :
- Có các dấu hiệu xấu về đường hô hấp;
- Thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục;
- Thở nhanh và đau ngực;
- Ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có máu;
- Đau ngực nhất là khi ho;
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sút cân không rõ lí do;
- Sức khoẻ hệ miễm dịch suy yếu như người mắc bệnh HIV, sử dụng Steroid dài
kì và những người đang trong giai đoạn sử dụng liệu pháp hoá trị liệu.
Cách phòng ngừa
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ
sinh tiểu đại tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.
- Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá huỷ phổi, giảm các chức năng hô hấp

vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y
khác.
- Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nhất là ở trẻ em và người
già, người mắc bệnh tiểu đường, hen xuyễn, bệnh tràn dịch phổi, bệnh HIV, ung
thư và các loại bệnh mạn tính khác nên tiêm phòng vac-xin như vac-xin viêm
phổi Pneumovax và Prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống vi-rút
Streptococcus pneumoniae rất tốt.
- Vac-xin cúm có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm
nhiễm gây nên bởi vi-rút cúm influenza. Vac-xin này được tiêm hàng năm vì vi-
rút liên tục phát triển.
-Vac-xin Hib có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em,đặc biệt là vi-rút
Haemophilus influenzae tuýp b.
Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm
việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Ngoài ra cũng có thể sử
dụng máy thở để hỗ trợ thở sâu. Những người mắc bệnh ung thư, HIV nên tư
vấn bác sĩ về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản
thân.Khắc Nam
Bệnh lao ở người cao tuổi
Do đặc điểm tâm sinh lý và các biến đổi sinh học nên bệnh lao ở người cao tuổi
có một số đặc điểm không giống ở người trẻ. Những khác biệt này cần được chú
ý trong các khâu chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị, đặc biệt là việc dùng
thuốc chống lao.

Ở người già, lao có thể xuất hiện theo cơ chế “tái nhiễm khuẩn nội lai”. Bệnh
lao trở lại do vi khuẩn lao “nằm ngủ” từ lâu trong cơ thể, nay “thức tỉnh”, hoạt
động trở lại và gây bệnh. Có một số yếu tố giúp cho bệnh trở lại là: hay dùng
thuốc corticoid, mắc một số bệnh như ung thư, bệnh máu. Tác nhân gây tái
nhiễm chính là việc có tiếp xúc với người mang khuẩn lao.
Tổn thương lao có thể khu trú trong lồng ngực (chủ yếu là phổi, rồi đến màng

phổi, màng ngoài tim, hạch), và còn nhiều nơi khác trong cơ thể (cơ quan tiêu
hóa, màng não, tiết niệu, xương khớp, hạch ngoại vi và các tạng trong ổ bụng).
Thường thì chẩn đoán bệnh lao ở người cao tuổi ít khi được đặt ra, hoặc nếu
phát hiện được lao thì bệnh cũng đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng không tốt đến
chất lượng điều trị. Có rất nhiều lý do giải thích tình trạng này, nhưng có hai lý
do hết sức quan trọng là:
- Bệnh lao ngày càng ít dần đi (nhưng hiện nay thì không phải như vậy nữa), do
đó người ta ít nghĩ đến nó.
- Bệnh cảnh lâm sàng lao không điển hình: Triệu chứng không điển hình, chỉ có
sốt đơn độc, gầy đơn độc. Dấu hiệu nổi bật lại là bệnh ở một cơ quan khác, ví
dụ: suy tim (phù nề, gan to, tĩnh mạch cổ nổi…) ở một bệnh nhân tăng huyết áp
biến chuyển nặng lên do thiếu máu, căn nguyên chính là bệnh lao phổi tiềm
tàng.
Ở người cao tuổi, chiến lược điều trị mang tính chất mềm dẻo, không nguyên
tắc, cứng nhắc. Trong thực tế, có 3 tình huống thường gặp. Nếu đã có kết quả
xét nghiệm vi khuẩn hoặc mô học, đó là lao là dương tính, cần tiến hành điều trị
đặc hiệu ngay. Nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn, nhưng trên lâm
sàng có các triệu chứng nghi bệnh lao (hình ảnh X-quang rất rõ ràng), thì có thể
cho điều trị lao ngay, không cần chờ kết quả xét nghiệm, sau khi đã lấy các
bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Nếu chưa có ngay kết quả
xét nghiệm vi khuẩn và các triệu chứng đều không điển hình của lao, có thể tiến
hành điều trị thử bằng thuốc chống lao. Ở người trẻ tuổi, cách xử trí này là
không thể chấp nhận được, nhưng trong lão khoa lại được “chấp nhận”, bởi nếu
để bệnh nhân chờ đợi quá lâu thì không có lợi, nhất là khi bệnh nhân nằm liệt
giường, suy kiệt, trầm cảm.
Tuy nhiên, trong hai tình huống cuối, phải đồng thời chẩn đoán phân biệt với
các bệnh khác để khỏi nhầm lẫn.

×