Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tầm quan trọng của việc cho trẻ sơ sinh bú mẹ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.06 KB, 5 trang )





Tầm quan trọng của việc
cho trẻ sơ sinh bú mẹ

Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, em bé sau sinh cần được bú
mẹ, bởi sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm.

Từ một trường hợp khiếu nại
Chúng tôi nhận phản ánh của anh V.K.T (là chồng của sản phụ V.T.H.T ở
TP.HCM). Theo anh T., con của anh được sinh tại Bệnh viện FV (TP.HCM),
ngay sau sinh, trong lúc chờ bàn giao sản phụ và em bé về phòng thì điều
dưỡng bảo người nhà mua sữa cho bé bú. Trong lúc bú bình, bé đã bị sặc
sữa, tím tái, trở nặng phải điều trị kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của bé.
Anh T. thắc mắc, tại sao không cho bé bú những giọt sữa non ban đầu của
mẹ, mà cho bú bình? Và theo anh “Lúc nhân viên điều dưỡng cho bé bú, bé
đã bị sặc sữa hai lần, tình trạng sức khỏe của cháu diễn tiến xấu kể từ đó
Sau khi xảy ra sự việc, cách giải quyết của bệnh viện thiếu thiện chí, lòng
vòng, qua nhiều trung gian, gần một tháng mới có công văn trả lời ”.
Chúng tôi đã đem phản ánh của anh T. đến làm việc với phía Bệnh viện FV,
và được bệnh viện trình bày như sau: “Ngay sau khi sinh, cháu đã được bác
sĩ nhi khám cho thấy, cháu có triệu chứng suy hô hấp nhẹ. Cháu được bác sĩ
nhi trực tiếp chăm sóc và cho thở oxy trong khoảng 5 phút. Khi thấy tình
trạng tạm ổn định, bác sĩ cho cháu ngừng thở oxy, nằm tại phòng sinh chờ
chuyển lên phòng hậu sản với mẹ. Lúc ấy, cháu khóc đòi bú, điều dưỡng báo
gia đình để cung cấp sữa cho cháu bú.
Cháu bú được khoảng 20 ml thì chân bị tím tái, cháu không có triệu chứng bị
sặc sữa, không ho hay giãy đạp. Cũng lưu ý thêm, sản phụ đã được dùng


kháng sinh trước sinh, do nước ối có màu phân su (dấu hiệu của nhiễm
trùng). Khi sinh ra, bé cũng được ghi nhận có yếu tố nguy cơ nhiễm trùng,
nên bác sĩ cho làm ngay phết cấy dịch (dịch ở tai, hậu môn, dạ dày), và kết
quả dịch lỗ tai dương tính. Hơn nữa, vi khuẩn gây nhiễm cho bé cũng được
phát hiện trong dịch âm đạo của mẹ. Vì vậy, đây là một ca nhiễm trùng sơ
sinh từ mẹ, có thể xảy ra vài giờ trước sinh. Sau khi tập hợp các kết quả xét
nghiệm máu, X-quang phổi thì chẩn đoán của chúng tôi là: Viêm phổi do
hít phải nước ối nhiễm trùng, và nhiễm trùng sơ sinh từ mẹ sang con do
Streptococus B và Staphylococus spp”.
Về nội dung trả lời của bệnh viện FV, ông T. cho rằng chưa thỏa đáng, bởi
lẽ vợ ông ký hợp đồng dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói với FV, việc
nhiễm trùng sơ sinh từ mẹ sang con không hề được đặt ra trước đó mà đoan
chắc việc trẻ sơ sinh nhiễm trùng là do sặc sữa.
Việc kết luận đúng hay sai trong sự việc nêu trên có lẽ phải trông cậy vào cơ
quan chức năng. Nhân trường hợp này, chúng tôi muốn nói đến những lợi
ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh.
Đến việc cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh

Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Phạm Việt Thanh ( Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) thì:
“Sau sinh cần cho bé bú mẹ sớm nhất có thể được, vì sữa non có nhiều chất
bổ dưỡng, kháng thể, giúp bé chống lại bệnh tật. Và, chính động tác bú của
bé sớm sẽ kích thích sự tiết sữa của mẹ sớm hơn. Việc cho bé bú mẹ, chí ít
cũng cần kéo dài 6 tháng sau sinh. Chỉ trừ một số trường hợp có chỉ định mẹ
có bệnh lý không cho bé bú được mà thôi ”.
Tương tự, bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh ( Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương,
TP.HCM) cũng cho rằng, ngay sau sinh, cho trẻ bú càng sớm càng tốt, vì các
lý do sau: ngay sau sinh, thậm chí ở một số người trước khi sinh, tuyến sữa
đã có tiết sữa non. Đây là sữa có nhiều năng lượng và nhiều chất có ích cho
trẻ. Cho trẻ bú sữa này sẽ cung cấp nhiều năng lượng dù lượng sữa rất ít,

ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều chất bổ dưỡng, cũng như nhiều kháng thể
giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Động tác mút bầu vú của trẻ sẽ giúp kích thích sự tiết các loại nội tiết ở mẹ,
có tác dụng kích thích tuyến sữa làm việc, đồng thời kích thích sự co bóp tử
cung, là rất cần thiết trong những giờ đầu sau sinh, nhằm giúp cầm máu sau
sinh cho mẹ, cho bé bú mẹ còn giúp mẹ ngừa thai và giảm cân tốt sau sinh
Một số trường hợp buộc phải cho bú bình, thường là do sức khỏe bà mẹ
không cho phép nuôi con bằng sữa mẹ, như các bệnh tim mạch; hoặc mẹ
đang có một bệnh nào đó cần phải dùng thuốc, không thể cho con bú vì loại
thuốc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con
Ngoài ra, theo các bác sĩ, việc cho bé tiếp xúc với mẹ sớm (qua bú mẹ) sẽ
giúp tăng thêm mối liên hệ mẹ - con, gia tăng tình cảm mẹ con; điều này
cũng làm ổn định phần nào tâm lý của mẹ, giúp mẹ nhanh chóng hồi phục
sức khỏe sau cuộc sinh.

×