Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trường phái trừu tượng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.32 KB, 6 trang )

Trường phái trừu tượng


Theo van Doesburg, Counter-Composition V
Nghệ thuật Trừu tượng là trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20, vào những năm
1910 đến 1914. Nghệ thuật trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách
hiện thực như mắt nhìn thấy mà biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của nghệ sĩ
về một vài nét nào đó của đối tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng
là sự phát huy yếu tố biểu đạt của đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện
ý tưởng hay cảm xúc. Trừu tượng cũng tồn lại nhiều dạng: trừu tượng hình
học, trừu tượng sáng tạo, trừu tượng biểu hiện
[1]

Hội họa trừu tượng giống như sự kết hợp của Lập thể và Dã thú, lập thể về
hình khối và dã thú về màu sắc. Trừu tượng có thể xem như hệ quả tất yếu
của Lập thể. Khi trường phái Lập thể đi đến thoái trào, nhiều họa sĩ Lập thể
chuyển sang vẽ trừu tượng. Trong đó hai họa sĩ chuyển hướng đầu tiên là
Robert Delaunay và Frank Kupka.
[1]

Nghệ thuật Trừu tượng xuất hiện ban đầu ở nhiều quốc gia châu Âu như
Pháp, Đức, Hà Lan, Nga. Về sai nó trở thành một trào lưu quốc tế và đạt
đỉnh cao vào giữa thế kỷ 20.
[1]

Mục lục
 1 Khởi Đầu
 2 Phong Cách
 3 Nguồn gốc lịch sử

 4 Liên kết ngoài


Khởi Đầu
Trường phái Trừu tượng là 1 trào lưu từ nước Mỹ thời Hậu thế chiến thứ 2.
Đây chính là trào lưu đầu tiên đặc trưng cho nước Mỹ trong việc đạt được
những sự ảnh hưởng mang tầm thế giới và đưa thành phố New York trở
thành trung tâm hội hoạ Đông Âu,1 vị trí từng dành cho Paris trước đó.

Dù rằng nhà phê bình nghệ thuật Robert Coates là người đầu tiên sử dụng
thuật ngữ “Trường phái trừu tượng” để gọi nền hội hoạ nước Mỹ vào năm
1946,nhưng trước đó thuật ngữ này đã được tạp chí Der Stum (tạm dịch:Cơn
bão lớn) của Đức năm 1919 sử dụng để nói về Trào lưu Nghệ thuật Đức.Tại
USA, vào năm 1929, Alfred Barr đã dành thuật ngữ này để liên hệ những tác
phẩm của danh hoạ Wassily Kandinsky.
Phong Cách
Về mặt kỹ thuật, tiền bối của trường phái này chính là Trường phái Siêu
thực, nổi bật về sự sáng tạo tự sinh và vô thức hay tiềm thức.Bức vẽ với
những chấm màu lem nhem trên vải dầu để giữa sàn nhà của Jackson
Pollock đã trở thành 1 phương pháp và là nguồn gốc cho những tác phẩm
của André Masson,Max Ernst và David Alfaro Siquerios. Một biểu hiện
quan trọng ban đầu khác để hình thành nên một trường phái như vậy là tác
phẩm của hoạ sĩ vùng tây bắc nước Mỹ-Mark Tobey, đặc biệt là những bức
tranh sơn dầu “white-writing” tuy không có kích thước lớn nhưng đã cho
thấy trước được cái nhìn “mọi mặt” từ bản vẽ ướt của Pollock.

Tên gọi của trường phái bắt nguồn từ sự hoà hợp giữa cảm xúc mãnh liệt,sự
tiết xác của trường phái nghệ thuật Đức và óc thẩm mỹ chống sự bóng
bẩy,hoa văn của những trường phái nghệ thuật trừu tượng phương Tây như
chủ nghĩa tương lai,Bauhaus và trường phái Lập thể nhân tạo. Thêm nữa,nó
chính là hình ảnh đại diện cho tính cách nổi loạn,vô chính phủ,cực kỳ đặc
trưng và đôi khi,thật hư vô. Trên thực tế,thuật ngữ này áp dụng cho bất kỳ 1
nhóm nghệ nhân nào làm việc tại New York và có phong cách sáng tác khác

lạ, hoặc cho cả những tác phẩm vừa không trừu tượng vừa không biểu hiện.
Trường phái “trừu tượng hành động” giàu năng lượng của Pollock khá khác
biệt về mặt kỹ thuật lẫn mĩ học so với trường phái chuộng sự bóng bẩy của
Willem de Kooning(qua chuỗi tác phẩm Women đầy bạo lực và kệch cỡm)
và so với bảng màu trong tranh mảng màu của Mark Rothko ( Rothko từ
chối gọi pha cuối trong trào lưu tranh Mỹ này là trừu tượng biểu hiện và nó
cũng không thường được gọi như thế).Tuy nhiên cả 3 danh hoạ đều được
phân loại vào nhóm các nghệ nhân trừu tượng biểu hiện.

Chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện mang nhiều điểm tương đồng về văn phong
nghệ thuật với các hoạ sĩ Nga giai đoạn đầu thế kỷ 20,có thể kể đến Wassily
Kandinsky. Mặc dù tính tự sinh hay những ấn tượng về sự tự sinh tạo nên cá
tính cho những tác phẩm thuộc phái trừu tượng biểu hiện nhưng đa số các
sáng tạo đều được phác thảo 1 cách kỹ càng nếu vẽ ở khổ lớn.Với những bậc
thầy như Paul Klee, Wassily Kardinsky, Emma Kunz và sau đó là Rothko,
Barnett Newman, John McLaughlin và Agne Martin,nghệ thuật trừu tượng,
1 cách hết sức rõ rang, là sự bao hàm của những ý tưởng liên quan đến tâm
linh,sự vô ý thức và trí óc. Câu hỏi Tại sao phong cách này lại chấp nhận
như 1 xu hướng chi phối chủ đạo là chủ đề gây tranh cãi. Chủ nghĩa hiện
thực xã hội của Mỹ là 1 xu hướng chính những năm 1930.Điều đó có được
từ sự ảnh hưởng của cuộc Đại khủng hoảng và cũng bởi những thợ vẽ tranh
tường Mexico như David Alfero Siquerios và Diego Rivera.Giới hạn về
chính trị hậu Thế chiến II đã không còn chịu đựng được những cuộc phản
đối quy mô xã hội của những hoạ sĩ này. Chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện trỗi
dậy trong suốt Thế chiến II và bắt đầu được phát hiện vào đầu những năm 40
trong những triển lãm tranh tại New York như triển lãm Nghệ thuật của thế
kỷ. Kỷ nguyên Chống Cộng ( McCarthy era hay McCarthyism) sau Chiến
tranh Thế Giới 2 là thời kỳ của cơ quan kiểm duyệt nghệ thuật, những bức
tranh có chủ đề trừu tượng hay phi chính trị sẽ được xem là an toàn nhưng
nếu chủ đề có liên quan đến chính trị,sự nhận định phần lớn dựa vào người

trong cuộc.

Trong khi trào lưu này luôn gắn liền với hội hoạ với các hoạ sĩ như Arshile
Gorky, Franz Kline,Clyffort Still, Hans Hofman, Willem de Kooning,
Jackson Pollock và những tên tuổi khác,thì nó cũng tích hợp trong mình các
khía cạnh nghệ thuật khác như tranh cắt dán có đại diện là Anne Ryan và
điêu khắc có các thành viên quan trọng như David Smith cùng vợ Dorothy
Dehner, Herbert Ferber, Isamu Noguchi, Ibram Lossaw, Theodore Roszak,
Phillip Pavia, Mary Cellary, Richard Stankiewicz, Louise Bourgeois và
Louise Nevelson.
Nguồn gốc lịch sử
Trong suốt thời kỳ sơ khởi và Thế chiến 2, những nhà văn,nhà thơ,nghệ sĩ
theo chủ nghĩa hiện đại cũng như các tay sưu tầm và con buôn có tiếng đã
chạy khỏi châu Âu, và cũng để thoát khỏi cuộc công kích dữ dội của những
kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt Hitler tìm nơi trú ẩn an toàn. Nhiều người
trong số không chọn cách trốn chạy đã tàn lụi. Những nhà sưu tầm và nghệ
nhân đã ở lại New York thời chiến tranh đó là Hans Namuth, Yves Tanguy,
Kay Sage, Max Ernst, Jimmy Ernst, Peggy Guggenheim, Leo Castelli,
Marcel Duchamp, André Masson, Roberto Matta, André Breton, Marc
Chagall, Jacques Lipchitz, Fernan Legér và Piet Mondrian. Một vài nghệ sĩ
khác,đáng chú ý là Pablo Picasso, Henri Matisse, và Pierre Bonnard vẫn tồn
tại được ở Pháp. Giai đoạn hậu chiến tranh đã dấy lên ở nhiều thủ đô của
châu Âu 1 sự tái thiết khẩn cấp về kinh tế, cơ sở hạ tầng và tái lập nhóm
chính trị. Lúc này New York đã thay thế được Paris và trở thành trung tâm
nghệ thuật của thế giới. Một thế hệ nghệ sĩ mới của New York đã bắt đầu
nổi lên và thống trị nền nghệ thuật thế giới với danh xưng Những hoạ sĩ phái
Biểu hiện trừu tượng.

Những năm 1940 tại thành phố New York, chiến thắng trường phái Biểu
hiện trừu tượng đã được báo trước,là chiến thắng của 1 trào lưu theo chủ

nghĩa hiện đại cấu thành bởi sự kết hợp giữa những bài học được rút ra từ
Henri Matisse, Pablo Picasso, Joan Miró,chủ nghĩa Lập thể, chủ nghĩa Siêu
thực, chủ nghĩa Dã thú và chủ nghĩa tiền-Hiện đại thong qua những giáo
viên tuyệt vời như Hans Hofman và John D.Graham. Ta có thể thấy được sự
ảnh hưởng của Graham trong các tác phẩm của Jackson Pollock, Arshile
Gorky và Willem de Kooning.

×