Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.96 KB, 4 trang )
Phòng ngừa viêm phế quản mạn tính
Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính
là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía
người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao
chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
Khói thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản mạn tính
Khói thuốc làm giảm vận động lông chuyển của tế bào niêm mạc phế quản, làm
quá sản, phì đại, tăng tiết nhày của các tuyến. Khói thuốc lá còn kích thích bạch
cầu đa nhân giải phóng men tiêu protein, gây co thắt phế quản. Ngoài ra, phải kể
đến nguyên nhân ô nhiễm khói bụi: SO
2
, NO
2
Các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên và các đợt nhiễm khuẩn phế quản cấp tính, khí hậu lạnh và ẩm. Một nguyên
nhân nữa phải kể đến là cơ địa và di truyền: dị ứng, nhóm máu A, thiếu IgA, bệnh
nhày nhớt và giảm alpha1 antitripsin.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Các thể viêm phế quản mạn tính thường gặp
Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính dựa vào triệu chứng ho khạc đờm từng đợt
hoặc thường xuyên 3 tháng trong 1 năm và sau 2 năm liên tục.
Viêm phế quản mạn tính được chia làm 3 thể lâm sàng:
Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: người bệnh chỉ ho khạc đờm. Buổi sáng ho
nhiều hơn. Đờm nhày trong dính, vàng đục khi có bội nhiễm và ho thường tăng
vào mùa thu, mùa đông.
Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: người bệnh khó thở và khò khè do phế quản bị
tắc nghẽn bởi niêm mạc phế quản dày, tăng tiết.
Viêm phế quản mạn tính nhày mủ: Người bệnh khạc đờm nhày mủ từng đợt do bội
nhiễm hoặc liên tục. Người cao tuổi dễ mắc thể co thắt và các đợt kịch phát.