THẾ GIỚI KHÔNG PHẲNG CỦA
MARKETING
Henry Ford - người đã đặt thế giới lên 4 bánh xe - sẽ dễ dẫn đến lầm
tưởng là người đã phát minh ra ô tô. Nhưng thật ra, ông là người đã khơi
mào cho một xu hướng sâu sắc hơn nhiều đã diễn ra suốt thế kỉ 20 và sẽ
là chủ đạo trong thế kỉ 21. Theo ngôn ngữ của ông thì là sự chuyên môn
hoá, Specialization, nhưng ngày nay phải được hiểu sâu sắc hơn với ý
nghĩa là sự phân loại hoá, Classification.
Henry Ford chính là người đầu tiên chia nhỏ dây chuyền sản xuất xe ô tô
làm nhiều khâu và mỗi công nhân đảm trách chuyên biệt. Đây là một
bước tiến vĩ đại trong công nghệ sản xuất công nghiệp hiện đại. Trước
kia, dù ngay thời kì đồ đá, các bộ tộc đi săn cũng đã có sự phân công
nhưng chính dưới thời của Henry Ford thì khái niệm này mới thật sự
thăng hoa. Không chỉ là sự chuyên môn hoá trong lao động, Ford còn
thể hiện sâu sắc tư tưởng đó trong tư duy của mình. Có một giai thoại
khá thú vị về tư tưởng này của ông. Khi Ford đứng trước Hội đồng cho
rằng ông không đủ kiến thức để là nhà sản xuất ô tô, ông chỉ đề nghị họ
đặt câu hỏi, và đơn giản gọi điện thoại cho những kĩ sư của ông lên trả
lời. Ông đã có sự phân loại hoá trong tư duy của mình thật sâu sắc và đi
trước thời đại.
Ngày nay, khi các dây chuyền sản xuất đã hoàn thiện trong triết lí
chuyên môn hoá thì một quá trình tương tự đang diễn ra trong ngành
dịch vụ, và trong xu thế toàn cầu hoá. Lực làm cho xu thế này ngày một
phát triển hiện thân dưới triết lí Segmentation mà người châm ngòi là
Philip Kotler và người thổi bùng là Al Ries & Jack Trout. Những ai đã
từng nghe qua về Marketing sẽ không thể quên bài học " doanh nghiệp
cần phải tập trung, cần xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục
tiêu và phục vụ tốt cho nhóm khách hàng đó, đa dạng hoá là một thảm
hoạ ".
Ngày nay, sự phân loại hoá diễn ra thật sâu sắc: thời trang cho người
sang trọng, giới bình dân; quán coffee cao cấp, quán vỉa hè; chung cư
cao cấp và chung cư người thu nhập thấp; máy bay A380 sang trọng và
những máy bay bình dân Xã hội ngày nay dường như đang chạy đua
trong sự phân loại hoá. Những nhóm teen được chăm sóc riêng, những
người lớn tuổi chăm sóc riêng, người giàu đi quán riêng, người nghèo đi
quán riêng, đàn ông được chăm sóc riêng với phụ nữ Ngày nay đối
tượng nào thì sống theo những nhóm nhỏ xã hội ấy nên sự mất liên lạc,
thấu hiểu nhau vì thế càng sâu sắc.
Tuy nhiên, đó chỉ là bức tranh nhỏ trong toàn cục của quá trình toàn cầu
hoá. Sự phân loại không chỉ trong một quốc gia và nó đã diễn ra trên các
lục địa. Lực làm cho xu thế này bừng tỉnh chính là sự phát minh ra
Internet và được mô tả khá chi tiết trong cuốn "Thế giới phẳng" của
Friedman. Ngay nay và sau này, không chỉ có khái niệm quán coffee đó
dành cho dân trí thức, quán kia cho dân lao động mà sẽ tiến đến quốc gia
này làm việc chất xám và quốc gia kia làm dịch vụ tay chân outsource.
Một ví dụ điển hình nêu trong quyển sách, USA là quốc gia thiết kế và
quản lý dự án phần mềm, trong khi đó Bangalore viết phần mềm cho các
kĩ sư Mĩ rảnh tay mà sáng tạo, những đội ngũ IT outsource của Shell làm
cho Shell chuyên môn hoá hơn vào sáng tạo dịch vụ cho khách hàng
Nếu những điều trên là chưa sâu sắc đối với bạn, thử hình dung bức
tranh bạn thành lập công ty nào đó nhưng rồi một ngày có công ty nước
ngoài hùng mạnh xuất hiện ngay bên cạnh bạn sẽ hiểu rất rõ. Đặc biệt
những ngành kĩ thuật như Biotechnology, Nanotechnology, nếu bây giờ
chưa có một công ty nào đủ mạnh thì chỉ trong vòng 2 năm nữa Việt
Nam sẽ chỉ đơn giản đi làm thuê trên chính quê hương mình. Đó là toàn
cầu hoá diễn ra trong sự phân loại sâu sắc.
Và điều cuối cùng lưu ý, bài viết này không nhằm phê phán xu thế toàn
cầu hoá vì đó là thực tại, là điểm mạnh hay yếu còn tuỳ cách mỗi người
nhìn nhận và phản ứng lại.