Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ôn tập môn hóa dưới dạng câu hỏi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.45 KB, 2 trang )

1/2


ÔN TẬP MÔN HÓA (3TC) DƯỚI DẠNG CÁC CÂU HỎI
Chương I
1.
Trình bày khái niệm về nội năng, giải thích tại sao:
a) Nội năng của hệ cô lập luôn được bảo toàn?
b) Nội năng của khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ?
2.
Phát biểu định luật Hess, lấy ví dụ minh họa? Phát biểu và chứng minh các hệ quả 2 và 3
của định luật Hess?
3.
Phát biểu và viết biểu thức toán học của nguyên lý II. Áp dụng đối với hệ cô lập?
4.
Thiết lập công thức tính biến thiên Entropi của quá trình giãn nở đẳng nhiệt khí lý tưởng?
Từ đó, chứng minh rằng, khí tự giãn nở từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp.
5.
G có phải là hàm trạng thái không, tại sao? Viết phương trình biểu thị sự phụ thuộc của G
vào nhiệt độ.
6.
Trình bày sự phụ thuộc của G và áp suất.
7.
Từ biểu thức tính biến thiên thế đẳng áp, hãy giải thích vì sao nhiệt không không thể
chuyển hóa hoàn toàn thành công.
8.
Nêu nguyên tắc tính biến thiên thế đẳng áp (biến thiên entanpi tự do) của phản ứng hoá
học?
9.
Thiết lập phương trình cơ bản và tổng quát của nhiệt động học? Từ đó, nêu khái niệm và
ý nghĩa của hóa thế? Viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của hoá thế vào nhiệt độ,


áp suất? Nêu điều kiện cân bằng và tự diễn biến của quá trình xảy ra trong hệ mở khi
nhiệt độ và áp suất không đổi?
10.
Thiết lập phương trình đẳng nhiệt Van't Hoff của phản ứng giữa các khí lý tưởng sau:
mA + nB ⇄ rD + qE ở T, P = const
Trình bày khái niệm về hằng số cân bằng K
P
, thiết lập mối quan hệ K
P
và ∆G

. Thiết lập
phương trình quan hệ giữa K
P
, K
C
, K
N
.
11.
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Thiết lập phương trình đẳng áp Van’t Hoff biểu thị
ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học? Từ đó nêu lên ảnh hưởng của nhiệt độ đến
cân bằng hóa học.
12.
Áp suất ảnh hưởng đến cân bằng hóa học như thế nào (lập phương trình và xét các trường
hợp của ∆n. Trình bày nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier?
Chương II
1.
Trình bày khái niệm về vận tốc phản ứng? Thế nào là vận tốc trung bình, vận tốc tức thời
của phản ứng hóa học (khái niệm và biểu thức)?

2.
Phát biểu và viết biểu thức toán học của định luật tác dụng khối lượng? Trình bày ý nghĩa
của hằng số vận tốc k? Thế nào là bậc phản ứng, phân tử số, khi nào bậc phản ứng bằng
phân tử số?
3.
Nồng độ ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng hóa học như thế nào? (giải thích theo định luật
tác dụng khối lượng và theo thuyết va chạm)
4.
Hãy giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? Trình bày qui tắc Van't Hoff
(khái niệm hệ số nhiệt độ Van’t Hoff).
5.
Chất xúc tác là gì, có đặc điểm gì? Hãy phân loại chất xúc tác? Thế nào là phản ứng xúc
tác đồng thể, phản ứng xúc tác dị thể? Hãy trình bày cơ chế của phản ứng xúc tác đồng
thể theo thuyết hợp chất trung gian?

2/2












Chương III
1.

Thế nào là dung dịch bão hòa? Độ tan là gì? Trình bày các yếu tố (bản chất, nhiệt độ và
áp suất) ảnh hưởng tới độ tan của một chất vào trong một dung môi lỏng?
2.
Đương lượng là gì? Cách tính đương lượng của một nguyên tố, một hợp chất?
3.
Trình bày nội dung và viết biểu thức của định luật đương lượng? Áp dụng cho phản ứng
sau:
mA + nB ⇄ rD + qE
4.
Lập công thức (chỉ yêu cầu đi từ biểu thức P = P
o
·N
dm
) và phát biểu Raoult về độ giảm áp
suất hơi bão hoà tương đối của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi? Nêu ứng
dụng của định luật này.
5.
Phát biểu và viết biểu thức toán học của định luật Raoult về độ tăng nhiệt độ sôi và độ
giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi. Nêu ứng dụng
của định luật.
6.
Hãy trình bày thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu. Phát biểu và viết biểu thức của định
luật Van't Hoff về áp suất thẩm thấu của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi?
Nêu ứng dụng của định luật này.
7.
Hãy thiết lập mối quan hệ giữa độ điện ly α và hằng số điện ly K
đl
của chất điện ly yếu.
Từ đó, phát biểu nội dung định luật pha loãng Oswald và nêu lên ý nghĩa của định luật
này?

8.
Thiết lập mối quan hệ giữa i và α?
9.
Hãy định nghĩa axit, bazơ theo Bronsted và phân tích qua ví dụ cụ thể với NH
3
và HCl.
10.
Thiết lập công thức tính tích số ion của nước
2
H O
K .
11.
Thiết lập công thức tính pH của dung dịch axít mạnh đơn bậc, axít yếu đơn bậc, bazơ
mạnh đơn bậc, bazơ yếu đơn bậc?
12.
Tích số tan của chất điện ly ít (khó) tan là gì? Thiết lập mối quan hệ giữa tích số tan và độ
tan của chất điện ly ít (khó) tan. Hãy nêu điều kiện kết tủa và hoà tan của chất điện li ít
tan?
Chương IV
1.
Trình bày nguyên tắc xác định thế điện cực và thế điện cực chuẩn. Từ dãy thế khử chuẩn
của kim loại có thể rút ra được những nhận xét gì?
2.
Hãy viết kí hiệu điện cực, phản ứng điện cực và phương trình Nenrst tính thế điện cực
của các điện cực sau ở 25
o
C: điện cực kim loại, điện cực khí Hydro, điện cực khí Oxy,
điện cực khí Clo, điện cực oxi hoá khử (ví dụ: PtFe
3+
, Fe

2+
).
3.
Vẽ sơ đồ cấu tạo và viết sơ đồ pin Daniel, phản ứng tạo dòng và phương trình Nenrst tính
sức điện động của pin này?
4.
Trình bày khái niệm pin nồng độ? Viết sơ đồ pin nồng độ và thiết lập công thức tính sức
điện động của pin nồng độ thông qua ví dụ cụ thể?
5.
Trình bày nguyên tắc xét chiều diễn biến và trạng thái cân bằng của phản ứng oxi hoá
khử. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá khử?
6.
Hiện tượng điện phân là gì, cho ví dụ cụ thể?
7.
Trình bày nội dung và viết biểu thức của các định luật Faraday về điện phân?
8.
Trình bày qui luật về sự oxi hóa ở anod và sự khử ở catod khi điện phân trong dung dịch
nước?

×