Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.48 MB, 193 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

Người hướng dẫn khoa hoc: .

<small>GS.TS. LE QUANG THIEM</small>

<small>Hà Nội, 2010</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>MỤC LỤC</small>

PHAN MỞ DAU

1. Lí do chọn đề tài ... c c2 2002010101011 1 111111 111 1x xe

<small>2. Lịch sử nghiên cứu ...---- << s2</small>

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ của luận </small>

án...-5. Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên

cứu...---5.1. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu...--..--cccc c2 c2ccsccsessesee

<small>5.2. Phương pháp nghiên cứu...---‹---.----<--<<<>+6. Dong góp khoa học của luận ắn...---..--..----.</small>

6.1. Về lý luận...-cc C12111 2111122111121 111 nen

6.2. Về thực tiỄn...- -.cL HH ST TH ệt7. Cấu trúc của luận án...ccc 1211111111111 111 x1 xxx reChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA LUẬN ÁN...

1.1. Văn bản QLNN - ngữ cảnh và mục đích giao tiếp...

<small>----1.1.1. Van bản quản lí nhà </small>

<small>nước...---:-1.1.2. Các loại văn bản quản lí nhà nước...-.--..</small>

1.1.3. Ngữ cảnh và mục đích giao tiếp của văn bản QLNN...

1.2. Một số quan điểm cơ bản của ngữ pháp chức năng - hệ thống...

1.2.1. VỀ ngôn ngữ...-. 2002 22 n HH nh ưên

1.2.2. VỀ ngữ cảnh...cc 22011221 n 1H TT nhàP0 1... -:aBn

<small>1.2.4. Quan hệ giữa ngữ cảnh và văn ban ...</small>

1.2.5. Các thành tố chức năng trong hệ thống ngữ nghĩa...

1.3. Phân tích diễn ngơn và phân tích diễn ngơn phê phán...

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.3.1. Phân tích diễn ngơn ...-..--- c2 c2 S222 29

<small>1.3.2. Phân tích diễn ngơn phê phán...-.--- << ees 36</small>

0 01a -‹-‹£11... 49Chương 2. CHỨC NANG TƯ TƯỞNG TRONG VĂN BẢN QLNN... 502.1. Tình huống diễn ngơn của văn bản quy phạm pháp luật... 50

2.2. Câu - phương thức thé hiện chức năng tư tưởng trong văn ban

2.2.1. Chuyên tác nguồn gốc của sự dién giải kinh nghiệm... 52

2.2.2. Các phương thức thé hiện chức năng tư tưởng cua câu trong

<small>văn bản QLNN... nee HH nh xu 542.3. Danh hóa trong văn bản QƯNN...c.-- 702.3.1. Danh hóa và định nghĩa danh hóa... 702.3.2. Danh hóa trong văn bản QLNN... 712.3.3. Mở rộng các cụm danh từ ...- 74</small>

2.4. Các phương thức biểu thị chu cảnh và chuyền tác chu cảnh trong

<small>văn bản QLNN... cence een HH Eee eb nhe 77</small>

2.4.1. Chu cảnh chuyên tác ...cc c7 c1 rxi 772.4.2. Các phương thức biểu thị chu cảnh và chuyên tác chu cảnh

<small>trong văn ban QLNN...cQcQ nh nh, 78</small>2.4.3. Các phương thức thé hiện chức năng tư tưởng logic trong văn

<small>bản QLƯNN... Q.0 Q00 ng n HH na 81</small>2.5. Tiểu kẾ(... ... HH Tnhh 93

Chương 3. CHỨC NANG LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN QLUNN... 95

3.1. Dẫn nhập... .-..-- c2 2020201121121 11111 nh nh nh nen 95<small>3.2. Câu ngôn hành và động từ ngôn hành... 96</small>

<small>3.2.1. Câu ngôn hành và động từ ngôn hành... 96</small>

<small>3.2.2. Câu ngôn hành và động từ ngôn hành trong văn bản QLNN.... 99</small>3.3. Tình thái chức năng ngơn ngữ quan trọng tạo lập quyền và nghĩa

vụ trong diễn ngôn văn bản QLNN...-..---.---- 2-2 cs2 108<small>3.3.1. Tinh thái trong ngôn ngữ _...- 108</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.3.2. Các quyền và nghĩa vụ trong văn bản QLNN xét theo khía

<small>cạnh ngơn ngữ họcC...-.---- c2 vs. III3.3.3. VỊ từ tình thái trong văn bản QLNN... 113</small>3.3.4. Tổ hợp từ tình thái tính...--..-c c2 22s ees 135

lui... ... 139Chương 4. CHỨC NANG VĂN BẢN TRONG VĂN BẢN QLNN.... 141

4.1. Về cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô ...-...--- 1414.2. Cấu trúc vĩ mô của văn bản QLNN...-.-ccc c2 142

4.2.1. Cấu trúc văn bản... cv n vn nhe 142

4.2.2. Cau trúc vĩ mô của văn bản QLNN...--.. <<: 144

4.2.3. Cấu trúc “Nếu - Thi” một trong những cấu trúc quan trọng dé

phát triển nội dung trong văn bản ...---.-c c2 estan: 152<small>4.2.4. Doan văn trong văn bản QLNN...- 157</small>

4.3. Những yếu tổ thuộc cấu trúc vi mô của văn bản QLNN... 162

4.3.1. Đề - thuyết trong văn bản QLUNN...c c2 ccsc: 1624.3.2. Một số phương tiện liên kết trong văn bản QLNN... 171

QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN ... c2 188

TÀI LIEU THAM KHÁO... . - --- -- + << << << << << <<<<sss< 189

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VĂN BẢN QUAN LÝ

<small>NHÀ NƯỚC QUA PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH DIEN NGON</small>

PHAN MỞ ĐẦU

Luận án đặt vấn đề nghiên cứu về chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý

nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngơn. Đây là cơng trình nghiên cứu

<small>ứng dụng phương pháp phân tích diễn ngôn trên ngữ liệu văn bản QLNN</small>

băng tiếng Việt.

1. Lí do chọn đề tài

<small>Văn ban quản lí nhà nước (QLNN) là văn bản dùng trong giao dich côngvụ giữa các cơ quan quản lí nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan quản lí</small>nhà nước với các tơ chức, cá nhân trong xã hội. Chúng có tầm quan trọng đặcbiệt trong việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào

hoạt động thực tiễn; Đồng thời chúng cũng là một trong những công cụ quantrong dé điều hành và quản lí xã hội và là sản phẩm đầu ra của q trình quan

<small>lí nhà nước.</small>

<small>Nghiên cứu văn bản QLNN nói chung, nghiên cứu chức năng ngơn ngữ</small>

văn bản OLNN nói riêng là một địi hỏi hết sức cần thiết, đặc biệt trong công

cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để thực hiện cảicách hành chính một cách có hiệu quả, nhà nước cần phải xây dựng được mộthệ thống văn bản QLNN có chất lượng. Nhưng đề văn bản QLNN thực sự có

chất lượng, có hiệu quả, đặc biệt là góp phần quan trọng vào cơng cuộc cải

cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, thì chúng ta cần phải chú trọng đếnviệc sử dụng nguồn lực ngôn ngữ trong văn bản. Bởi vì nó là một trong những

nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của văn bản.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về

<small>phân tích diễn ngơn, trong đó có phân tích diễn ngơn của văn bản QLNN.</small>

Đặc biệt ở Việt Nam, gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về phântích diễn ngơn luật pháp, nhưng các tác giả chủ yếu chú ý đến phân tích chat<small>liệu, cau tao của diễn ngơn cịn binh diện chức năng và hiệu lực của điên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ngơn văn bản OLNN thì hầu như chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.

<small>Chính vì vậy, việc nghiên cứu chức năng ngôn ngữ văn bản QLNN qua</small>

phương pháp phân tích diễn ngơn để làm rõ được chức năng và hiệu lực củavăn bản QLNN va dé xem xét nó như là một cơng cụ quyền lực, thể hiện ýchí mệnh lệnh của nhà nước là hết sức cần thiết.

<small>Hướng chung của luận án là nghiên cứu chức năng ngôn ngữ văn bản</small>QLNN qua phương pháp phân tích diễn ngơn, làm nổi rõ xem các chức năngngôn ngữ được thê hiện như thế nào trong văn bản QLNN và tác động của nó

đối với chất lượng cũng như hiệu quả của văn bản. Luận án áp dụng quan

niệm ngữ pháp chức năng của Halliday mà cụ thể là đi theo ba siêu chức<small>năng ngơn ngữ văn bản, đó là siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liênnhân và siêu chức năng tạo văn bản.</small>

<small>2. Lịch sử nghiên cứu</small>

2.1. Từ những năm giữa thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều cơngtrình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản. Đó là những cơng trình đặt nền móng

<small>cho bộ môn ngôn ngữ học văn bản (textual linguistics).Đặc biệt là việc</small>

nghiên cứu ngôn ngữ các văn bản chuyên ngành đã được nhiều tác giả chú

trọng, tiêu biểu như: Bhatia,V.K[120], [121]; Gustaffsson, M [133]; Hager

<small>J.W [134]; Swales.J.M & Bhatia [146]; Wright, P [157]. Các tác gia Allen</small>[112], Aiken [113], Hager [134], Christie [124] đã nghiên cứu về bản chất

phức tạp, về sự mơ hé và khác lạ của ngôn ngữ luật pháp. Mehler,I.M.[142]

dé xuất van đề nghiên cứu văn bản pháp luật làm nền tảng cho việc day ngônngữ pháp luật trong các khóa đảo tạo luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôn<small>ngữ thời kỳ này chỉ là những nghiên cứu chung, chưa đi vào nghiên cứu chức</small>

năng ngôn ngữ của các thể loại văn bản cụ thé.

Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, các cơng trình nghiên cứu ngôn ngữvăn bản QLNN đã tập trung đi vào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thểhơn. Đặc biệt phải kế đến các cơng trình cua Bhatia [120,121,122] và Swales,

Bhatia [146], Maley [140], ... Điều đó cho thay, áp dụng việc phân tích ngơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ngữ văn bản QLNN vào thực tiễn đời sống ngày càng lớn, nhất là đối với

<small>công tác xây dựng và ban hành văn bản QLNN.</small>

2.2. Tại Việt Nam, nhờ có sự tiếp cận với hướng lí thuyết mới nên giới ngữ

học đã bắt nhịp được với xu hướng phân tích diễn ngơn trên thế giới. Có thé

khái qt q trình nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam như sau:

Giai đoạn đầu tiên, phân tích diễn ngơn chủ yếu tập trung vào “phântích ngữ pháp văn bản” mà chủ yếu phân tích “liên kết, mạch lạc, cấu trúc”như “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm [100].

Cơng trình này là cái mốc đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản ởViệt Nam. Tiếp đến, là cuốn “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt” củaNguyễn Việt Thanh [92] “Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt” của

Diệp Quang Ban [2]. Các tác giả, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Hồng

Phê...có nghiên cứu phân tích diễn ngơn dưới góc độ dụng học. Trong cuỗn“Dụng học Việt ngữ”, Nguyễn Thiện Giáp có dành một chương để nói về“Diễn ngơn và phân tích diễn ngơn” [37, tr167 - 203]. Tác giả đã đề cập đếnmột loạt van đề như ngữ cảnh và ý nghĩa, cấu trúc thông tin, dién ngơn và

phân tích diễn ngơn, diễn ngơn và văn hóa, ngữ dụng học diễn ngơn, dụng

<small>học giao thoa văn hóa.</small>

Gan đây nhất, vận dụng phân tích diễn ngơn vào phân tích thé loại vănbản QLNN, đã có một số cơng trình nghiên cứu. Đó là: “Phân tích diễn ngơn

thư tín thương mại” của Nguyễn Trọng Đàn [28]; “Một số đặc điểm của ngônngữ Luật pháp tiếng Việt” của Lê Hùng Tiến [103]; “Phân tích ngơn ngữtrong diễn ngơn Hiến pháp Việt Nam 1992 và Hiến pháp Hợp chủng quốcHoa Kỳ” của Dương Thị Hiền [57]. Nhìn chung, các cơng trình này chủ yếu

đề cập đến phân tích diễn ngơn theo lối chun dịch hoặc phân tích trên bình

diện đối chiếu cấu trúc là chủ yếu.

Ngồi những cơng trình nêu trên, phải kể đến một số cơng trình nghiêncứu về phân tích diễn ngơn và sau đó là phân tích diễn ngơn phê phán của

<small>Nguyễn Hịa. Cơng trình dau tiên của tác giả là “Nghiên cứu diễn ngôn về</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chính trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt” luận án Tiến sĩ

[53]. Tiếp đến là cuốn “Phân tích diễn ngơn một số vấn đề lý luận và phươngphap”[54], đây là công trình chuyên sâu, tập trung và hệ thống. Đúng như

Nguyễn Thiện Giáp đã nhận xét:“đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam vềvan dé này. Tác giả đã cung cấp một khối lượng tri thức khá lớn về cả lí luận

và thực tiễn”.[54, tr§]

Phân tích diễn ngơn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA) theo

Nguyễn Hòa, trên thế giới đã hình thành vào những năm 1970 của thế kỷ 20. Ở

Việt Nam vấn đề này đã được giới thiệu trên một số bài tạp chí [9, tr45- 55],[55, tr13- 26], và mới đây (2006) trong cuốn “Phân tích diễn ngơn phê phán: lí

luận và phương pháp” của Nguyễn Hịa. Cơng trình đã giới thiệu khá hồnchỉnh các đường hướng và phương pháp phân tích CDA cùng với những mẫu

thực thi CDA cụ thể. Tác giả cho răng, CDA đặt mối quan tâm chủ yếu đếnquan hệ quyền lực, quan hệ xã hội và sự tác động của thực tại xã hội đến ngônngữ. Ngôn ngữ đã được sử dụng như một phương tiện tư tưởng, diéu khiển vàlàm thay đổi xã hội...Tác giả cũng chỉ ra rằng CDA mà cơng trình đề cập đến

khác với lý thuyết phê phán ở chỗ nó được đặt trên căn cứ ngơn ngữ học.

Như vậy, việc nghiên cứu về phân tích diễn ngơn trên thế giới cũng nhưở Việt Nam đã đi từ phân tích ngữ pháp văn bản đến phân tích diễn ngơn và

<small>nay là phân tích diễn ngơn phê phán. Trong phân tích diễn ngơn và diễn ngơn</small>

phê phán các tác giả đã tiếp cận phân tích từ chất liệu, cau trúc đến chức năngvà hiệu lực của văn bản. Các phân tích diễn ngơn dần dần tập trung vào phân

tích chức năng của ngôn ngữ trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xãhội; xác lập hiệu lực và sức mạnh tác động, điều khiến xã hội của văn bản,

<small>đặc biệt là văn bản QLNN.</small>

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án</small>

<small>3.1. Mục đích</small>

Trên cơ sở tham khảo, kế thừa những ý tưởng, những đường hướng phân

<small>tích diễn ngơn, đặc biệt là phân tích diễn ngơn phê phán ở trong và ngoài</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>nước, luận án tập trung nghién cứu chức năng ngôn ngữ văn bản QLNN một</small>

cách toàn diện và hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụngvào việc xây dựng hệ thống văn bản QLNN có chất lượng và hiệu quả hơn

<small>trên cách nhìn của ngơn ngữ học.3.2. Nhiệm vụ của luận án</small>

Dé giải quyết đề tai đã chọn, luận án thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu<small>sau đây:</small>

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phân tích diễn ngơn văn bản QLNN.

- Khảo sát, phân tích các chức năng ngơn ngữ thê hiện tính tư tưởng, tính liên

<small>nhân và tính văn bản của diễn ngơn văn bản QLNN.</small>

- Rút ra những chức năng tiêu biểu của ngôn ngữ văn bản QLNN Việt Nam.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu tông thé của dé tài là hoạt động của các chức năng

<small>ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngơn,</small>

nơi thơng tin được chuyền tải dé thé hiện tư tưởng và quyền lực của nha nước<small>Việt Nam dưới tác động của các nguôn lực ngôn ngữ.</small>

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu:</small>

4.2.1. Mặc dù trong luận án, chúng tôi sử dụng các thành tựu nghiên cứu về lý

thuyết văn bản QLNN nhưng đây là công trình nghiên cứu về chức năng ngơn

ngữ văn bản QLNN chứ khơng phải là cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật xây<small>dựng văn bản QLNN.</small>

4.2.2. Một văn bản QLNN có chất lượng, có tinh khả thi, hiệu lực và hiệu qua

thì khi ban hành cần phải đảm bảo các yêu cầu về đúng thẩm quyền ban hành,

tức là các quy định cụ thể của nhà nước về việc cơ quan nào thì có thâmquyền ban hành loại văn bản gì, đúng nội dung, đúng thé thức của văn ban

theo quy định của nhà nước và phù hợp với thực tiễn xã hội... Nhưng đề tài<small>của chúng tôi chỉ đặt van đê nghiên cứu về chức năng ngôn ngữ cua văn ban</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

một trong những yếu to quyết định đến chất lượng của văn bản chứ không đặtvan đề nghiên cứu về thấm quyền, trình tự thủ tục ban hành và thể thức vănbản, bởi vì các van đề này đã được luật quy định và có tính ôn định cao.

4.2.3. Do tính chất giao tiếp đặc thù của thé loại văn bản nay mà luận án chỉtập trung khảo sát các chức năng ngôn ngữ thể hiện tính tư tưởng, tính liênnhân, tính văn bản trong văn bản QLNN. Bởi vì ba chức năng vừa nêu théhiện rõ được quyền lực, hiệu lực, ý chí, mệnh lệnh của văn bản QLNN.

5. Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu5.1. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu được lay từ hệ thống văn bản QLNN Việt Nam ma chủ

yếu là nhóm văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nhóm văn bản có hiệu lựcpháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản QLNN. Cu thé chúng tôi khảo sátvăn bản một số Bộ luật như Bộ luật Hình sự Việt Nam (1985) sửa đổi, bố

sung 1999; Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, sửa đôi bố sung một sỐđiều năm 2002, sửa đôi bố sung một số điều năm 2006, sửa đổi điều 73 năm

2007; Bộ luật Giáo dục (2005); Nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn

thực hiện những Bộ luật trên là những văn bản mang nhiều nét đặc trưng nhất

của hệ thống văn bản QLNN Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích

tư liệu khi cần thiết chúng tơi có thể khảo sát thêm một số Bộ luật khác nhưLuật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họpkhóa XII, ngày 03/6/ 2008 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 và một sé Nghi<small>định của chính phủ, thơng tu cua các Bộ.</small>

<small>5.2. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:</small>

<small>- Phương pháp phân tích diễn ngơn. Luận án áp dụng phương phápphân tích diễn ngơn ứng dụng do Swales, Bhatia và sau đó là Maley (1994)</small>

xây dựng và phát triển. Day là một cách nhìn văn bản dưới góc độ chức năng

và dụng học. Luận án cũng bước đầu vận dụng phương pháp phân tích diễn

ngơn phê phán, cụ thê chúng tơi vận dụng đường hướng phân tích diễn ngơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phê phán chức năng hệ thống do Kress và nhất là Fairclough xây dựng và pháttriển dựa trên nền tảng ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday và đườnghướng phân tích diễn ngơn phê phán tích hợp của Nguyễn Hòa vào xử lý đốitượng cụ thê. Đó là chức năng ngơn ngữ văn bản QLNN để hiện thực hóa tính

quyền lực, tính mệnh lệnh của nhà nước vảo thực tiễn đời sống xã hội.

- Luận án vận dụng các cơ sở lý thuyết của ngữ pháp chức năng hệthống mà chủ yếu là quan điểm của Halliday M.A.K và một số tác giả khác để<small>đi sâu vào nghiên cứu chức năng ngôn ngữ của văn bản QLNN.</small>

- Phương pháp miêu tả: luận án cũng sử dụng phương pháp miêu tả dé miêu

<small>tả các chức năng ngôn ngữ văn bản QLNN như chức năng tư tưởng, chức năng liênnhân và chức năng văn bản trên cơ sở ngữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật, từ đó</small>rút ra những nét tiêu biéu của chức năng ngơn ngữ văn bản QLNN.

- Ngồi ra, luận án cịn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như: thủ pháp thốngkê, đó là thong kê số lần sử dụng của các đơn vị ngôn ngữ cũng như các kiểu loại câu<small>theo q trình, các vị từ tình thái, động từ ngơn hành...trên các ngữ liệu nghiên cứu.</small>

Kết quả thống kê sẽ được sử dụng dé rút ra các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

<small>6. Đóng góp khoa học của luận án</small>6.1. Về lý luận

Luận án sẽ góp phần vào việc phân tích diễn ngơn phê phán trên mộtthê loại văn bản QLNN, đồng thời, làm sáng tỏ hơn các chức năng chính củavăn bản QLNN thể hiện ở tính quyền lực, hiệu lực của văn bản nhìn từ góc độ

<small>ngơn ngữ học.</small>

6.2. Về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống văn bản QLNN có

tính hệ thống, đồng bộ và chất lượng hơn.

- Nội dung nghiên cứu của luận án có thé tạo thuận lợi cho các nhà làm luật, các nhà

<small>soạn thảo và ban hành văn bản, đặc biệt là trong việc sử dụng các đơn vi ngôn ngữ.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Phục vụ thiết thực cho việc giảng day ngôn ngữ văn bản QLNN cũng như việc

giảng dạy các chuyên đề về giao tiếp hành chính, xây dựng văn hóa ứng xử nơi cơng

7. Cau trúc của luận án

Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương:

Chương 1. _ CƠ SỞ LÍ LUẬN CUA LUẬN ÁN

Chương 2. CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG TRONG VĂN BẢN QLNN

Chương 3. CHỨC NANG LIÊN NHÂN TRONG VAN BAN QLNNChương 4. CHỨC NĂNG VĂN BẢN TRONG VĂN BẢN QLNN

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA LUẬN ÁN

Mục tiêu của chương này sẽ trình bày khái quát về văn bản QLNN và

tình hình nghiên cứu diễn ngơn văn bản QLNN Việt Nam. Mục đích giao tiếp<small>của văn bản QLNN và những cơ sở lí luận cho tồn bộ nội dung của luận án.</small>Dé tránh nặng nè về lý thuyết chúng tôi chỉ đề cập đến ở đây những van dé lý

luận chung nhất, các van dé lý luận cụ thé ở từng chương chúng tôi sẽ đề cập

sau, nếu thấy cần thiết phục vụ cho nội dung các chương đó.

1.1. Văn bản QLNN - ngữ cảnh và mục đích giao tiếp

<small>111, Văn ban quan lí nhà nước</small>

Trong thời gian gần đây, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về

văn bản QLNN. Trong các cơng trình nghiên cứu, các sách và giáo trình viếtvề văn bản QLNN, khái niệm về văn bản QLNN vẫn chưa hoàn toàn thốngnhất. Sau đây là một số quan niệm về văn bản QLNN.

Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” và một số cuốn giáo

trình khác của Học viện Hành chính khi đề cập tới văn bản quản lí nhà nướcđều thống nhất: “Văn bản QLNN là những quyết định và thơng tin quản lí<small>thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lí nhà nước ban hành theo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thâm quyên, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo

thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệquan lí nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan quản lí nhà nước với các tô<small>chức va công dân” [43, tr8]</small>

Trong cuốn Soạn thảo và xử lí văn bản quản lí nhà nước, GS.TS. NguyễnVăn Thâm cũng đề cập đến khái niệm này “Van bản quản lí nhà nước thé hiệný chí, mệnh lệnh của cơ quan nha nước đối với cấp dưới. Đó là hình thức dé

cụ thê hóa luật pháp, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc

<small>phạm vi quản lí của nhà nước. Văn bản quan lí nhà nước do cơ quan nhà nước</small>

ban hành và sửa đồi theo luật định.” [95, tr26]

<small>Giáo trình “ Kỹ thuật xây dựng va ban hành van ban” của Trường Dai hoc</small>Luật Hà Nội định nghĩa: “Văn bản QLNN là văn ban do các chủ thé QLNNban hành theo hình thức va thủ tục pháp luật quy định dé thé hiện, nhằm ápđặt ý chí của nhà nước, truyền đạt thơng tin hay ghi nhận các sự kiện cần thiết<small>phục vụ cho hoạt động quan lí của bộ máy nhà nước.”|4I1, tr12]</small>

Như vậy, trong thực tế cách hiểu về văn ban quản lí nhà nước chưa hồn

tồn thống nhất.

- Theo nghĩa rộng, Văn bản quản lý nhà nước được hiểu là văn bản do cáccơ quan nhà nước ban hành, dùng dé ghi lại và truyền đạt các quyết định quảnlí nhà nước hoặc các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lí nhà nước. Theo

cách hiểu này các cơ quan nhà nước ở đây bao gồm tất cả các cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp của tất cả các cấp đề điều chỉnh, điều hành các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội. Điều vừa dẫn cho thấy cần thiết phải xem<small>xét văn bản nhà nước trên cả ba phương diện: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.</small>

- Theo nghĩa hẹp, Văn bản quản lý nhà nước được hiéu là những văn

<small>bản do các cơ quan quản lí nhà nước ban hành nhưng là những cơ quan trong</small>

hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước mà chủ yếu là của các cơ

quan hành pháp ban hành. Với cách hiểu này thì những văn bản của các cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

quan như Quốc hội, các tịa án, các Viện kiểm sát khơng gọi là Văn bản quản

<small>lí nhà nước.</small>

Trên đây là hai cách dùng và cách hiểu về văn bản QLNN đang song hành

sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, trong luận án này, khi nghiên cứu về chức năng<small>ngôn ngữ văn ban QLNN, chúng tôi dùng khái niệm văn bản QLNN theo</small>nghĩa rộng. Bởi lẽ, đối tượng chúng tôi khảo sát ở đây rộng, bao gồm văn bản<small>của các cơ quan lập pháp (văn bản luật) và văn bản của các cơ quan hành</small>

pháp (văn bản dưới luật, áp dụng luật) mà trong mức độ nhất định là cả văn

<small>bản của cơ quan tư pháp.</small>

<small>1.1.2. Các loại văn bản quản lí nhà nước</small>

1.1.2.1. Phân loại văn bản quản li nhà nước - theo quan điểm của các nhà

<small>phong cách học</small>

Trong các cuốn sách về phong cách học tiếng Việt hay phần viết về phongcách học trong các sách nghiên cứu tiếng Việt đều có đề cập đến các loại vănbản thuộc phong cách hành chính - cơng vụ. Nhưng có lẽ, mang tính hệ thốngvà đáng chú ý hơn là cách phân loại trong cuốn sách Phong cách học tiếng

Việt của các tác giả Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa [68, tr66-68]. Phong

cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt của tác giả Hữu Đạt [29,trl71 - 173], Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Dinh Tú[104, tr106 -108]. Dựa trên các tiêu chí chức năng van bản, cau tạo, tên loại

<small>văn bản và cơ quan ban hành hoặc theo ngành, lĩnh vực...các nhà phong cáchhọc phân loại văn bản hành chính - cơng vụ như sau:</small>

Theo Cù Đình Tú, “Phong cách hành chính tiếng Việt tồn tại chủ yếu dướidạng các văn bản viết. Chức năng của phong cách nảy là thơng báo. Nó thơng

báo bằng các loại giấy tờ, văn kiện nghiêm chinh”[104, tr107 - 108]. Phong

cách hành chính theo ơng gồm các loại văn bản như:

- Hiến pháp, luật, điều lệ, nội quy

- Nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị, lệnh, công văn, thơng báo, báo<small>cáo, tờ trình, ...</small>

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Băng khen, văn bằng, giấy chứng nhận các loai,...

- Đơn từ các loại, hợp đồng, hóa đơn ...

Dinh Trọng Lạc có quan điểm phân loại khác, cụ thé ơng dựa trên hai cơsở chính, một là dựa vào nội dung sự vật - logic và căn cứ trên đặc điểm vềkết cấu, về tu từ. Kết quả ông chia các kiểu loại văn bản như sau:

Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật - logic, có các kiểu văn bản như: vănthư, luật pháp, ngoại giao, quân sự, kinh tế, thương mại

Dựa vào đặc điểm về kết cấu, về tu từ, có các văn bản như:

- Hiến pháp. sắc lệnh, điều lệ, nghị định, thông tư, quy chế, thôngbáo...trong kiểu văn bản pháp quyền.

- Mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, hướng dẫn.. .trong kiểu văn bản quân sự.<small>- Công điện, công hàm, hiệp định, hiệp ước, nghị định thư, chứng thư nhà</small>nước...trong kiểu văn bản ngoại giao

- Thông báo, chi thị, thông tri, quyết định; đơn từ, báo cáo, biên bản; giâykhen, giấy chứng nhận các loại; hợp đồng, hóa đơn, giấy giới thiệu, giấy nghỉ

phép...trong kiểu văn bản văn thư

<small>Khác với các tác giả trên, Hữu Đạt [29, tr171-173] dựa vào những đặc</small>điểm của phong cách hành chính - công vụ, cho rằng các văn bản thuộc phongcách hành chính - cơng vụ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ông đã<small>đưa ra hai cách phân loại: (1) Phân loại theo lĩnh vực quản lí hành chính nhà</small>

nước và ngành nghề có các dang văn bản sau:

<small>- Van bản hành chính- Van bản ngoại giao</small>

<small>- Van ban pháp luật - chính tri</small>

- _ Văn bản dùng trong quốc phòng

- _ Văn bản dùng trong thương mại - kinh tế(2) Phân loại dựa trên cau trúc của văn bản

a. Nhóm văn bản có cấu trúc đơn giản gồm:

- Giấy gọi, giấy báo, công văn, giấy mời...

- Cac loại đơn từ (đơn đề nghị, đơn xin việc...)

<small>- _ Điện báo, điện chúc mừng, điện tin...</small>

<small>I1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- _ Quốc thư, giác thư, cơng hàm...

b. Nhóm văn bản có cau trúc tương đối phức tạp gồm:

- Sac lệnh, thông đạt, chỉ thị, quyết định, nghị định, thông tư, điều lệnh...

c. Nhóm văn bản có cấu trúc phức tạp gồm:

- Pháp lệnh, điều luật, hiến pháp, điều lệ, quy chế...

- Hiệp ước, hiệp định, thỏa ước, bị vong lục, tuyên bố chung...

Theo cách phân loại của Hữu Đạt, có một số vấn đề chưa được làm rõ

như: thé nào là cấu trúc đơn giản, cấu trúc tương đối phức tạp va cấu trúcphức tạp. Hầu như tác giả chưa đưa ra được tiêu chí hay cơ sở nào nhất quán

dé xác định cái cau trúc đơn giản và phức tạp đó.

Ngồi những cách phân loại nêu trên, các nhà phong cách học có thể cịn

có nhiều cách phân loại khác, nhưng trên đây là ba cách phân loại phô biến và

được nhiều người chấp nhận.

<small>Cùng với hướng nghiên cứu văn bản theo phong cách chức năng, cịn có</small>hướng tiếp cận theo kỹ thuật tạo lập văn bản và chức năng, vai trị của nó

trong đời sống xã hội. Cách tiếp cận này coi ngôn ngữ là một phương tiện để

thể hiện tư tưởng, kinh nghiệm và tất cả những thông tin cần truyền đạt. Họtiếp thu kết quả nghiên cứu của ngơn ngữ học để sử dụng trong q trình xây

dựng văn bản. Do vậy, trong luận án này chúng tôi tiếp tục đề cập đến hướngnghiên cứu này dưới góc độ ngơn ngữ dé xác định đối tượng nghiên cứu của

<small>a. Các tiêu chí phân loại văn bản QLNN</small>

Tuy theo mục dich và nội dung văn ban có thể được phân loại theo nhiều

<small>tiêu chí khác nhau. Theo giáo trình “kỹ thuật xây dựng và ban hành vănban’’[43, tr18] có các tiêu chí phân loại văn bản như sau:</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>- Phân loại văn bản theo tác giả: các văn bản được phân biệt với nhau theo</small>

<small>từng loại cơ quan đã xây dựng và ban hành chúng. Với tiêu chí này văn bản</small>

có thể là văn bản của Chính phủ, văn bản của Chủ tịch nước, văn bản của Bộ

<small>Giáo dục và Đảo tạo...;</small>

<small>- Phân loại theo tên loại, tức là theo tên gọi từng loại văn bản, theo cách</small>này văn bản có thé bao gồm Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị,

<small>Thông tư...;</small>

- Phân loại theo nội dung: văn bản được phân loại theo từng vấn đề được

đưa ra trong trích yếu của văn bản: Văn bản về cải cách hành chính, văn bảnvề lao động, tiền luong...;

- Phân loại theo địa điểm ban hành: Văn bản có thể là của Hà Nội, Hải<small>Phịng, Hà Nam...;</small>

<small>- Phân loại theo thời gian ban hành: Văn bản của năm 2007, 2008 và</small>

- Phân loại văn bản theo ngôn ngữ thé hiện: Văn ban bằng tiếng Việt, vanban bằng tiếng Nga, văn bản bằng tiếng Anh...;

<small>- Phân loại theo hiệu lực pháp lý: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật và</small>

<small>văn bản không chứa quy phạm pháp luật.</small>

Như vậy, tiêu chí phân loại văn bản rất đa dạng. Tuy nhiên, trong quá

trình xây dựng và ban hành văn bản ít khi người ta áp dụng thuần nhất một<small>cách phân loại mà thường tùy vào mục đích và nội dung cơng việc ma người</small>ta có thê kết hợp một vải tiêu chí khác nhau sao cho thích hợp.

<small>b. Các loại văn bản QLNN</small>

<small>Giáo trình “kỹ thuật xây dựng và ban hành van bản”[43, tr14], dựa vàohiệu lực pháp lí của văn bản, văn bản quản lí nhà nước được chia thành 4 loại</small>

<small>như sau:</small>

(1) Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Luật, Hiến pháp, Nghị định

<small>của chính phủ, Thông tư của các bộ...</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

(2) Văn bản hành chính cá biệt bao gồm: quyết định lên lương, quyết

định bổ nhiệm cán bộ, tuyển dung cán bộ, quyết định ky luật, chỉ thị, nghịquyết miễn nhiệm ...

(3) Văn bản hành chính thơng thường, bao gồm các loại: cơng văn, tờtrình, báo cáo, biên bản, đề án, chương trình, kế hoạch...

(4) Văn bản chun mơn - kỹ thuật, bao gồm các loại như: Hóa đơn đỏcủa Bộ Tài chính; văn bằng chứng chỉ của lĩnh vực giáo dục, hồ sơ bệnh án

của Bộ y tế...hoặc bảng biểu đo độ âm của khí tượng thủy văn, quy trình kỹ

<small>thuật đã được phê duyệt.</small>

2 TM

<small>Van ban quy Van ban hanh Van ban hanh chinh Van ban chuyén</small>

<small>pham phap chinh ca biét thông thường môn — ki thuật</small>

<small>Bảng 1. Sơ đồ văn bản quản lí nhà nước (nguén:102 )</small>

Theo chúng tôi cách phân loại văn bản này bao quát được tất cả các văn

bản trong hệ thống văn bản quản lí nhà nước. Đồng thời, đảm bảo được cả vềchức năng, tính thơng tin, cau tạo và mơ hình của các loại văn bản một cách

đầy đủ nhất.

<small>Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” của Trường Đại họcLuật Hà Nội [41] , văn bản QLNN được chia thành hai nhóm: (1)Văn bản</small>pháp luật, trong nhóm này, dựa vào mục đích sử dụng lại tiếp tục được chiathành hai nhóm. Đó là: văn bản quy phạm pháp luật (dùng dé đặt ra QPPL

điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến) và văn ban áp dụng pháp luật (dùngđể cụ thể hóa QPPL, điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể); (2)Văn bản hành

chính thơng dụng: bao gồm các văn ban dùng dé thông tin giao dich và văn

bản dùng dé ghi nhận một sự kiện thực tế.

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tại Điều 4, Nghị định 110/2004/ND - CP ban hành ngày 08/4/2004 về

công tác văn thư có quy định về các hình thức văn bản hình thành trong hoạtđộng của các cơ quan, tổ chức bao gồm:

<small>(i) Văn bản quy phạm pháp luật;</small>

(ii) Văn bản hành chính gồm CĨ: Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt),

thông cáo, thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, cơng văn, cơngđiện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉphép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển;

<small>(11) Văn bản chuyên ngành;</small>

(iiii) Văn bản của tô chức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội.

Như vậy, trên một phương diện nhất định, quan niệm về văn bản QLNNtheo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu hành chính trùng với quan điểm<small>nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ, nhưng giữa hai cách phân loại này khônghoan toàn trùng nhau. Cách phân loại của các nhà phong cách học thường</small>mang tính chất hành chính - cơng vụ một cách thuần túy. Trong các hướng<small>phân loại văn bản thuộc phong cách hành chính - cơng vụ đã nêu trên có đưa</small>

ra các văn bản như: hiến pháp, luật, nghị định, thông tư...,các văn bản chuyên

ngành, chuyên môn như: cơng ước, nghị định thư, hóa đơn... vào hệ thống

văn bản. Có thé nói, các văn bản loại này đều tham gia vào q trình quản

lí, điều hành nhưng nó khơng phải là văn bản hành chính - cơng vụ thơng<small>thường mà chúng có những đặc thù riêng. Tuy nhiên, trong những nghiên</small>cứu của các nhà phong cách học vẫn sử dụng thuật ngữ “hành chính -

cơng vụ” dé chỉ chung cho tat cả các văn bản tham gia vào hoạt động điều

<small>hành, quản lí nhà nước.</small>

Trong thực tế có thể cịn có nhiều cách phân loại khác nữa, nhưng có một

cách phân loại khơng thé khơng nhắc đến đó là cách phân loại theo chức năngvà hiệu lực của văn bản. Nhìn một cách tơng qt, theo chức năng và hiệu lựccủa văn bản thì trong 4 nhóm văn bản nêu trên của các nhà hành chính có thê

<small>phân làm hai loại lớn: (1) Một loại văn bản có hiệu lực pháp lí cao, trong đó</small>

thâm quyền, trình tự, thủ tục ban hành, tên loại, ngôn ngữ văn bản đều được

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

luật quy định. Chức năng chính của loại văn bản này là chức năng điều chỉnhcác quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển theo những mục tiêu đã xác định

bởi lợi ích của cả cộng đồng. Cu thé: (i) Chức nang duy tri sự én định của hệ

thống kinh tế, chính trị - xã hội; (ii) Giải quyết các tranh chấp va bảo vệ cácquyên và lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân; (iii) Bảo vệ thê chế và tao cáccơ sở pháp lý cho việc thay đổi các thể chế đó một cách hợp pháp. Mặt khác,nhóm văn bản này cịn có chức năng giáo dục, văn bản cũng là hình thức để

hướng con người đi vào một quy phạm chung, buộc các chủ thể phải xử sự,

phải tôn trọng với lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng, tức là giáo dục công dân

tôn trọng quy tắc và trật tự xã hoi;(2) Một loại văn bản thâm quyền ban hànhtheo quy chế hoạt động của cơ quan hoặc theo nhu cầu tính chất cơng việc;

chức năng chủ yếu của nó dùng dé truyền đạt thông tin mang tinh chất điềuhành tác nghiệp như: thông báo, trao đổi, bàn bạc, đề nghị, xin ý kién...nhamđi đến kết quả. Tuy nhiên, di là văn bản thuộc nhóm (1) hay là (2) thì ngơnngữ được sử dụng trong cả hai nhóm văn bản này đều phục vụ cho mục đích

giao tiếp giữa nhà nước với công dân và tổ chức và đều sử dụng ngơn ngữ<small>theo phong cách hành chính - cơng vụ.</small>

<small>Trong luận án này, chúng tôi tập trung khảo sát chức năng ngơn ngữ văn</small>

bản QLNN ở nhóm văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất (nhóm 1), nhóm vănbản mà từ trình tự thủ tục ban hành cho đến nội dung văn bản đều được Luật

quy định rõ. Đó là nhóm văn bản quy phạm pháp luật (Bao gồm văn bản luậtvà cả những văn bản dưới luật dùng dé hướng dẫn thực thi văn ban luật).

<small>Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản do các cơ quan quản lí nhà</small>nước có thầm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo trình tự, thủ tục

luật định, trong đó có chứa các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo

thi hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. (Điều 1, Luật Ban hành văn bản<small>quy phạm pháp luật (2008)). Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng</small>

quy định hệ thống và thâm quyền ban hành loại văn bản này. Tại Điều 2, Luật

Ban hành văn bản QPPL(2008) Hệ thống văn bản QPPL bao gồm:

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>¬</small> . Hiến pháp

<small>Luật, Bộ luật</small>

Nghị quyết của Quốc hội;

Pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH;<small>Nghị định của Chính phủ;</small>

Quyết định của Thủ tướng chính phủ;

<small>Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ;</small>

Thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát NDTC;

10. Quyết định của Tơng Kiểm tốn nhà nước;

11. Nghị quyết của HĐND các cấp;

12. Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp.

Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Hiến pháp, luậtvà các văn bản đưới luật dé thực thi và hướng dẫn luật.

Trong hệ thống văn bản nêu trên, luận án của chúng tôi sẽ tập trung khảo

sát chức năng ngôn ngữ một số Bộ Luật và một số văn bản dưới luật dùng dé

hướng dan các Bộ luật đó (cụ thể Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Hình sựvà các văn bản dùng dé hướng dẫn thực thi các Bộ luật này) chứ không thé đivào khảo sát tất cả chức năng ngôn ngữ của hệ thống văn bản quy phạm pháp

<small>luật như vừa nêu ở trên.</small>

c. Đặc trưng điển hình của nhóm văn bản quy phạm pháp luật - một loạivăn bản trong hệ thong văn bản QLNN

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Xét về mặt cấu trúc quy phạm pháp luật được thé hiện qua hình thức bên<small>trong và bên ngồi. Hình thức bên trong của pháp luật là các quy phạm pháp</small>

luật, gồm những quy tắc xử sự nhất định mà chủ thé phải tuân theo trong

trường hợp quy định và được đảm bảo thực hiện bằng nhiều hình thức khácnhau. Quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận cau thành có quan hệ chặt chẽ vớinhau là giả định, quy định và chế tài.

- Giả định: là phần nêu lên những tình tiết hay điều kiện dự kiến có thểxảy ra trong cuộc song mà con người gặp phải cần phải xử sự theo những quy

<small>định của pháp luật.</small>

<small>- Quy định: bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự phải</small>theo khi gặp trường hợp nêu ở phan giả định, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của

các chủ thể. Đây là bộ phận cơ bản của quy phạm pháp luật. Có ba loại quy

định là quy định mệnh lệnh, nêu những điều cắm, không được làm hoặc buộcphải làm, quy định tùy nghi nêu lên một số cách xử sự dé chọn lựa hoặc thỏathuận; quy định giao quyền, quy định nhà nước giao cho ai có quyền được xử

lý hoặc được hưởng quyên lợi. Các kiểu quy định này còn làm nên nội dung

và tên gọi của các quy phạm là quy phạm cấm đoán, quy phạm bắt buộc, quyđịnh tùy nghi và quy định giao quyên.

- Chế tài: Là bộ phận nêu lên những biện pháp tác động của Nhà nướcdự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng các quy địnhcủa phần quy phạm pháp luật. Có nhiều loại chế tài pháp luật như chế tài hìnhsự, chế tài hành chính, chế tai kỷ luật, chế tài dân sự đặt ra các loại hình phạt,các biện pháp xử lý đối với các chủ thê vi phạm pháp luật.

Hình thức bên ngồi gồm có ba nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ<small>pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Tập qn pháp là một hình thức pháp</small>luật khơng thành văn, xuất hiện rất sớm trong xã hội và đến nay vẫn còn đượcnhà nước ghi nhận và sử dụng ở mức độ nhất định dé điều chỉnh xã hội. Tiền

lệ pháp (án lệ) là các phán quyết đã có hiệu lực của các cơ quan xét xử, là cơ

<small>sở dé các thâm phán, các cơ quan tài phán hành chính coi là cơ sở đê áp dụng</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

với các trường hợp tương tự mà họ phải giải quyết. Văn bản quy phạm phápluật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hànhtheo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung (quy phạm

đối với mọi người) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.- Về ngôn ngữ

Theo Bhatia [121] thể loại ngôn ngữ luật pháp bao gồm nhiều tiểu loạikhác nhau tùy thuộc vào mục đích giao tiếp, ngữ cảnh sử dụng, các sự kiệnhoặc hoạt động giao tiếp liên quan, mối quan hệ xã hội hoặc chuyên môn giữa

các thanh viên tham dự vào các sự kiện hoặc hoạt động giao tiếp, kiến thứcnên của các thành viên và nhiều yếu tố khác nữa. Các nét khác biệt giữa cáctiêu loại này cũng được phan ánh thông qua nguồn lực ngôn ngữ trong vănbản được huy động theo các quy ước đặc thù, trong những bối cảnh luật phápkhác nhau. Bhatia đã phân biệt các tiểu loại của ngôn ngữ luật pháp theo các

bối cảnh giao tiếp khác nhau với hai phân nhánh lớn là ngơn ngữ viết và ngơn

<small>ngữ nói theo sơ đơ sau:</small>

<small>mm NGỮ LUẬT PHÁPNĨI</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Giáo trình Tạp chí Hồ sơ vụ án Bản an Khn mẫu Thé chế chính thứcHợp đồng BỘ LUẬT</small>

<small>Hiệp định v..v... Quy địnhLuật lệ v..v...Bang 2. Các tiểu loại ngôn ngữ luật pháp (Nguồn: Bhatia 1987)</small>

<small>Trọng tâm nghiên cứu của luận án là chức năng ngơn ngữ văn bảnQLNN, nhóm văn bản chúng tơi chọn là loại văn bản có hiệu lực pháp lí cao</small>

nhất trong hệ thống văn bản QLNN Việt Nam. Vì vậy, phần tiếp theo sẽ tập

trung khảo sát các cơng trình nghiên cứu về tiéu loại văn bản viết luật pháp

(văn bản có giá trị pháp lí cao). Trên sơ đồ của Bhatia tiêu loại này gồm haiphân nhánh là loại văn bản khuôn mẫu gồm các văn bản như Hợp đồng, Hiệpđịnh, Cam kết, Chúc thư...và loại văn bản có tính thé chế chính thức nhưHiến pháp, các Bộ luật, Nghị định, Chỉ thị.... Trong các tiêu loại văn bản viết

luật pháp thì loại văn bản thé chế chính thức là loại mang nhiều đặc trưngnhất của ngơn ngữ luật pháp nói chung. Trong luận án này chúng tơi sử dụng

<small>thuật ngữ “Văn bản quản lí nhà nước” và nhóm văn bản mà chúng tơi khảo sát</small>

<small>là nhóm văn bản “quy phạm pháp luật”, đây là nhóm văn bản có chức nang va</small>

hiệu lực pháp lí cao nhất, thé hiện tính thé chế chính thức trong hệ thống văn<small>bản QLNN Việt Nam.</small>

1.13. Ngữ cảnh và mục đích giao tiếp của văn bản QLNN

Thông thường trong giao tiếp có hai loại hình giao tiếp chính: giao tiếptrực tiếp (giao tiếp hai chiều) và giao tiếp gián tiếp (giao tiếp một chiều). Giao

tiếp giữa người viết và độc giả thuộc loại thứ hai. Chắng hạn, đối với báo chíngười nhận thông điệp không cùng chung ngữ cảnh với người viết, do đóngười viết chỉ có thé sử dung ngơn ngữ dé truyền đạt, đồng thời phải dự đoán

trước thái độ và phản ứng của người nhận, loại bỏ được mọi mập mờ có thêđồng thời có trong q trình nhận thông điệp và hạn chế tới mức tối đa nhữngsai lệch trong q trình suy giải thơng điệp. Cịn đối với thê loại văn bản có

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thê chế chính thức “quy phạm pháp luật” thì yếu tố tham gia giao tiếp, tức là

người viết và người đọc thé loại văn bản này có tính “đặc thù” khác biệt. Vidụ, các Bộ luật được Quốc hội thông qua, chủ tịch nước ký lệnh công bố luật

nhưng cơ quan soạn thảo (viết văn bản) lại là một số cơ quan bộ, ngành.Chang hạn, Luật đất đai, cơ quan soạn thảo (viết văn bản) là Bộ Tài nguyênvà môi trường (chủ trì) cịn thơng qua luật là Quốc hội, đối tượng trực tiếpnhận, sử dụng là tất cả mọi người dân trong xã hội. Bhatia [122] nhắn mạnh

tính chất đặc thù này của văn bản pháp luật và vai trị của nó khi giải thích cácđặc điểm ngơn ngữ của thé loại văn bản pháp luật. Tác giả chỉ ra rằng ở cácthé loại văn bản khác thì tác giả văn bản vừa là người phat (originator) vừa làngười viết (writer) của văn bản, trong khi đó đối với văn bản luật thì người

viết văn bản chỉ là những người soạn thảo còn người phát lại là cơ quan lậppháp mà người viết không phải là đại điện. Tương tự như vậy, ở hầu hết cácthé loại văn bản khác thì người doc (reader) và người tiếp nhận (recipient) củavăn bản là tất cả mọi công dân nhưng người đọc thực sự của nó lại là các luậtsư, thâm phán, những chuyên gia luật pháp có trách nhiệm viện dẫn và áp

dụng các điều luật cho các công dân.

Như vậy, nhân tố tham gia giao tiếp “đặc biệt” như trên đã tạo ra ngữcảnh riêng cho văn bản. Điều này đặt ra cho những nhà soạn thảo văn bản cần

phải giải quyết hai vấn đề trong cùng một lúc đó là họ vừa phải dùng cácnguồn lực ngơn ngữ vừa phải dùng các chiến lược diễn ngôn (ngữ cảnh giaotiếp, là yếu t6 ngoại tại của diễn ngôn, chi phối sự hình thành diễn ngơn) dévừa thể hiện được ý muốn của Quốc hội lại vừa tính tới sự tiếp nhận văn bảncủa công dân (đối tượng tiếp nhận và thực thi văn bản) nhưng khơng có

chun mơn về luật pháp. Cụ thé, văn bản QPPL vừa quy định các quyền vànghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia hoạt động xã hội vừa đặt ra chế tài,đồng thời vừa hướng dẫn công dân thực hiện đúng những điều đặt ra trong

<small>văn bản luật pháp.</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

1.2. Một số quan điểm cơ bản của ngữ pháp chức năng - hệ thống

1.2.1. VỀ ngơn ngữ

Định hướng lí luận chung cho luận án này của chúng tôi là cách tiếp cận

nghiên cứu ngôn ngữ được Halliday xây dựng và phát triển (1985). Ngữ phápchức năng hệ thống do Halliday phát triển dựa trên các thành tựu của ngôn

ngữ học Châu Âu như Saussure, Hjelmslev, Firth và Malinowski và các nha

<small>ngôn ngữ thuộc trường phái Praha.</small>

Ngôn ngữ, theo cách nhìn của ngữ pháp - chức năng hệ thống là một hệ

thống các lựa chọn có liên hệ tương tác với nhau mà từ đó người nói lựa chọn

một cách nhìn chung. Đó là các quan hệ hệ hình gồm các quan hệ giữa những

gi được nói ra với những gi lẽ ra có thé nói. Các lựa chon này được hình thức

hóa bằng các hệ thống như số đơn đối lập với số nhiều, chủ động đối lập với

bị động, khẳng định đối lập với phủ định... Đây cũng là nguồn gốc của tên gọi

chức năng hệ thống (systematic function) (Martin - 1984). Halliday tập trung<small>vào các chức nang tao cho ngơn ngữ một hình thức như hiện có, thường được</small>

<small>gọi là “ngơn ngữ theo cách nhìn xã hội kí hiệu hoc” (language in social semiotic perspective).</small>

-Halliday nhận định: “ngôn ngữ như là một trong những hệ thống taonghĩa làm nên văn hóa lịai người,...ngơn ngữ gắn kết chủ yếu với một bình

diện cụ thé của kinh nghiệm lồi người, đó là bình diện cơ cau xã hội.”(dẫntheo Dương Thị Hiền [57, tr17])

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

câu đó và đồng thời cả ngữ cảnh mà câu đó được sử dụng.

<small>Khái niệm “ngữ canh’(context) trong nghiên cứu ngôn ngữ học được</small>

Halliday phát triển từ quan điểm của Malinowski và Firth, đồng thời kết hợp với

luận điểm của Sapir và Whorf, ông cho rằng: “Hai truyền thống sáng lập việcnghiên cứu ngôn ngữ trong ngữ cảnh này, truyền thống Anh với Malinowski và

Firth và truyền thông Mĩ với Sapir và Whorf. bổ sung mật thiết cho nhau. Truyền

thống đầu nhân mạnh vào tình huống làm ngữ cảnh cho ngơn ngữ là văn bản và

<small>nó nhìn nhận ngơn ngữ như một hình thức hoạt động hay sự diễn tả các quan hệ</small>

và quá trình xã hội. Truyền thống sau nhắn mạnh vào mặt văn hóa làm ngữ cảnhcho ngơn ngữ như là một hệ thống và coi ngôn ngữ như một hình thức phản ánhhay sự sắp xếp kinh nghiệm thành lý thuyết hoặc mơ hình hóa hiện thực”[138,tr21]. Đồng thời, ông cũng chứng minh răng toàn bộ cấu trúc ngữ pháp, tứclà cách thức mà tat cả các ngôn ngữ dựa vào dé tạo ra nghĩa gắn bó chặt chẽ vớingữ cảnh tình huống và văn hóa mà trong đó ngơn ngữ được tiến hóa. TheoHalliday: Một lý thuyết về ngôn ngữ trong ngữ cảnh không đơn thuần chỉ là một lí

thuyết về cách mọi người sử dụng ngơn ngữ như thế nào mà nó cịn là một líthuyết về bản chat và sự tiễn hóa của ngơn ngữ, giải thích tại sao hệ thống đó lại

<small>hoạt động như nó đang hoạt động nhưng là sự giải thích chức năng dựa trên sự</small>diễn giải kí hiệu học xã hội về các mối quan hệ và quá trình ngữ nghĩa.

Thuật ngữ “ngữ cảnh” được hiểu là “một loại môi trường nào đó, là

những gì xảy ra xung quanh mà ngơn ngữ có liên quan đến” và “ mơi trường

<small>phi ngơn trong đó ngơn ngữ được sử dụng”[138, tr20]. Bên cạnh đó, Halliday</small>và các nhà ngữ pháp - chức năng hệ thống còn phân biệt hai loại ngữ cảnh là

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

ngữ cảnh văn hóa (context of culture) và ngữ cảnh tình huống (context ofsituation). Ngữ cảnh văn hóa là ngữ cảnh của ngôn ngữ như một hệ thống, của

tiềm năng về nghĩa (meaning potential), cịn ngữ cảnh tình huống là ngữ cảnhcủa một hiện tượng ngôn ngữ, là văn bản, là những trường hợp cu thé củangôn ngữ. “Văn hóa làm cho ngữ cảnh ngơn ngữ như - là - hệ thống, cịn tìnhhuống thì làm ngữ cảnh cho những hiện tượng của ngôn ngữ - như - là - văn<small>bản”{138,tr23].</small>

có thể được thể hiện ra một cách hệ thống. Văn bản là một quá trình, theo

nghĩa là một quá trình liên tục của các lựa chọn về nghĩa, một sự vận

động qua các hệ thống tiềm năng về nghĩa trong đó mỗi một chuỗi chọnlựa lại tạo ra môi trường cho chuỗi tiếp theo”(dẫn theo Dương Thị Hiền

[57, tr18]). Theo quan diém này thi một văn ban (text) thực sự được tao

<small>nên bởi các ý nghĩa, đó là một đơn vi nghĩa (a semantic unit) được mã hóa</small>bằng một cái gì đó nhằm mục đích thực hiện giao tiép. Va nhu vay, vanbản vừa là sản phẩm (product) lại vừa là một qua trình (a process). O đâykhơng phân biệt sản phẩm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, và coi văn bản

như một sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận quá trình giao tiếp hay sự kiện giaotiếp nói và viết trong một tình huống giao tiếp cụ thé nao đó.

<small>1.2.4. Quan hệ giữa ngữ cảnh và văn bản</small>

<small>Quan hệ giữa ngữ cảnh và văn bản được Halliday lý giải như sau: “Văn</small>

bản là một hiện hữu của quá trình và sản phẩm của ý nghĩa của xã hội trongmột ngữ cảnh tình huống nao đó. Ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh mà trong đó

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

văn bản được thé hiện lại được lồng ghép vào trong văn bản, không phải theolối từng đoạn một hoặc cũng không phải theo bất cứ cách thức cơ giới nào mà

một mặt qua một quan hệ xã hội, mặt khác qua t6 chức chức năng của ngônngữ.”[138,tr11]. Ong cũng chỉ ra mối quan hệ của môi trường xã hội với tổ<small>chức, chức năng của ngôn ngữ. Môi trường xã hội của văn bản được mô tả</small>băng 3 khái niệm, đó là:

- Trường diễn ngơn (field of discourse) nói về cái gì, là phạm vi hoạtđộng xã hội trong đó ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện để giaotiếp, như một phương tiện dé hành động.

- Khơng khí chung của diễn ngôn (Ternor of discourse) thể hiện mốiquan hệ giữa người nói và người nghe hay nói cách khác nó quy chiếu đến

các nhân vật tham gia giao tiếp, gồm người nói (chủ thé giao tiếp) và ngườinghe (đối tượng giao tiếp) các vai mà họ đóng địa vị và quyền lực của họ

cũng như toàn bộ các quan hệ về mọi mặt giữa họ;

- Cách thức diễn ngôn (Mode of discourse) chỉ phương tiện hoạt động

ngôn ngữ (kênh mà người nói lựa chọn dé giao tiếp) gồm cả ngơn ngữ nói vàngơn ngữ viết.

Ba yếu tố nêu trên cùng xác định ngữ cảnh tình huống cho văn bản.Chúng ta xác định đặc trưng của ngữ cảnh tình huống rõ ràng bao nhiêu, càngdự đốn được đặc tính của văn bản trong tình huống đó cụ thể bấy nhiêu. Mỗi

đặc điểm trên của ngữ cảnh được thể hiện qua một chức năng của nghĩa.Trường được thê hiện qua chức năng quan niệm, khơng khí chung của diễn

ngơn qua chức năng liên nhân và cách thức qua chức năng văn bản. Mối quan<small>hệ giữa ngữ cảnh tình hng và văn bản được biêu hiện băng sơ đô sau:</small>

<small>Ngữ cảnh Chức năng Văn bản</small>

<small>Trường —— Quanniệm ——* Tham thé</small>

<small>Khơng khíchung ——> Liên nhân ——> Tình thái</small>

<small>Bảng 3: Mỗi quan hệ giữa ngữ cảnh, tình huéng và văn bản (nguồn Halliday 1985)</small>

1.2.5. Các thành tổ chức năng trong hệ thong ngữ nghĩa

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Halliday và Hasan [136, tr26] cho rằng có 3 thành tổ mang chức năng

ngữ nghĩa chính: chức năng tư tưởng (chức năng biểu ý - ideational), chức

<small>năng liên nhân (interpersonal) và chức năng văn bản (textual)</small>

- Thành tố chức năng tư tưởng là một phan của hệ thống ngơn ngữ. Nó

liên quan đến việc biểu đạt “nội dung”, tức là kinh nghiệm chủ quan và khách

quan của con người. Chức năng này có thé chia thành hai mặt kinh nghiệm vàlogic. Mặt kinh nghiệm là các thơng tin về hồn cảnh, mối quan hệ giữa cácđối tượng tham gia, chăng hạn, tác thê, qúa trình...Mặt logic là các thông tin

quan hệ sắp xếp giữa các câu nói theo các quan hệ như: quan hệ bình đăng,

nhân quả, điều kiện...

- Thành t6 chức năng liên nhân liên quan đến các chức năng xã hội, tức

dùng ngôn ngữ biểu dat các mối quan hệ xã hội và cá nhân, bao gồm hình thức

người nói trong tình huống ngơn ngữ. Về mặt câu chữ, chức năng liên nhân thểhiện ở ngữ khí và tình thái. Ngữ khí quyết định xem người nói vào vai gì (người

<small>ra lệnh hoặc người hỏi) và ngược lại người nghe vào vai gì (người nhận lệnh</small>

hoặc người trả lời). Tình thái biểu thị phán đốn và dự kiến của người nói. Tình

thái của Halliday bao gồm các phó từ và phương thức biểu đạt mang tính phán

<small>đốn. Vi dụ: “certainly, perhaps, probably, it is posible...”</small>

- Thanh tố chức năng tao văn ban là chức năng làm thé nao dé các bộ

phận tạo thành ngôn ngữ có moi quan hệ với nhau, tức là làm cho một văn

bản có cấu trúc nội tại, làm cho ngôn ngữ sống khác với các câu minh họa

trong từ điển. Hay nói cách khác thành tổ mang chức năng văn bản bao gồm

những nguồn gốc mà từ đó ngơn ngữ có dé tạo nên văn bản. Trong cùng một

<small>ý nghĩa đó, thuật ngữ “văn bản” được dùng cho khái niệm có chức năng tương</small>

đương, sự mạch lạc trong bản thân văn bản và với ngữ cảnh tình huống.

<small>Tư tưởng Liên nhân Văn bản</small>

<small>Kính nghiệm | Logic Thuộc văn bản (structural) Không thuộc văn bản</small>

<small>(Experiential) (logical) (Non-structural)</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Theo cấp độ: Mọi cấp độ | Theo cấp độ | Theo cấp độ | Giữa các cấp độ</small>

<small>Cú: chuyển tác | Các quan Cú: thức, Cú: Đềngữ | Đơn vị thơng | Liên kết</small>

<small>Động ngữ:thì | hệ đăng kết | tình thái Động ngữ: tin: Quy chiéuDanh ngữ: tính | và phụ Động ngữ: thái Sự phân bố Thay thế</small>

<small>ngữ thuộc (điều | ngôi Danh ngữ: thông tin, tiêu | Tỉnh lược</small>

<small>Trạng ngữ: kiện, bổ Danh ngữ: chỉ tố điểm thông tin | Nối</small>

<small>Chu tố sung, thuật | thái độ Trạng ngữ: Liên kết từ vựng</small>

<small>lai) Trang ngữ: liên từ</small>

<small>Bảng 4. Các thành tô biểu hiện chức năng của hệ thông nghĩa</small>

<small>(Nguồn: Halliday [135, tr29])</small>

Trong một chừng mực nào đó một thành tố mang chức năng văn bản hoạtđộng như hai thành tố kia, thông qua các hệ thống có liên quan ở các cấp độ

khác nhau trong ngữ pháp. Chăng hạn, mỗi câu có sự lựa chọn trong hệ thống

của đề ngữ, sự lựa chọn truyền đạt tổ chức từng câu với tư cách như một

thông điệp và được thể hiện thông qua cau trúc của câu. Tuy nhiên, một thành

tố mang chức năng văn bản cũng bao gồm các mơ hình nghĩa, chúng đượcnhận diện bên ngoải và sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống.

Một trong những khn mẫu ý nghĩa đó là cấu trúc thơng tin, cái mà theo<small>trình tự của ngơn bản, trên co sở của sự phân biệt cdi cỡ (Given), cái mà người</small>

nói cho là thơng tin được khơi phục đối với người nghe và cdi mới (New).

Phan còn lại của thành tố mang chức năng văn bản là yếu tố liên quanđến liên kết. Liên kết có quan hệ mật thiết đến cấu trúc thông tin. Cấu trúc

thông tin là cấu trúc trong đó một ngơn bản hồn chỉnh được phân chia thànhcác chỉ tiết có chức năng cụ thê trong cấu hình tồn bộ. Mọi yếu tố trong vănbản đều có một vị thé nào đó trong mơ hình cái cũ - cái mới (given - new).

Liên kết là một yếu t6 tạo nên văn ban trong hệ thống ngôn ngữ. Nếukhơng có liên kết, phần cịn lại của hệ thống ngữ nghĩa hồn tồn khơng thê<small>hoạt động được một cách có hiệu quả.</small>

1.3. Phân tích diễn ngơn và phân tích diễn ngơn phê phán

1.3.1. Phân tích diễn ngơn

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Phân tích dién ngơn là nghiên cứu sự sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ trên câu.

Thực tế, các nhà ngơn ngữ học đã xem xét, phân tích diễn ngôn trên một sỐ

<small>coi là một hoạt động xã hội (communication as social action).</small>

<small>Thứ hai là xem xét từ bình diện chung - chun ngành: là nghiên cứu</small>phân tích diễn ngôn của các hội thoại hàng ngày, các thê loại văn bản viết nhưmơ tả, trần thuật, chính luận và ở hướng chuyên ngành là các nghiên cứu phântích diễn ngôn các thể loại văn bản chuyên ngành như bài báo khoa học, văn<small>bản pháp luật, các giao thoại bác sĩ - bệnh nhân, luật sư - khách hàng...</small>

<small>Thứ ba là xem xét bình điện ứng dụng: là những nghiên cứu phân tích</small>

diễn ngơn xuất phát từ các mục tiêu ứng dụng khác nhau như dạy học, học

tiếng và dịch thuật...

<small>Thứ tu là xem xét dựa trên mức độ phân tích: Các nghiên cứu phân tích</small>diễn ngơn được phân loại theo mức độ từ phân tích hình thức bề mặt (surface- level formal analysis) tới phân tích chiều sâu chức năng (deep functionalanalysis) của ngôn ngữ hành chức. Sự phân loại này đồng thời cũng phản ánhsự chuyển biến của phân tích diễn ngơn ứng dụng từ hình thức sang chức

năng, từ ngữ pháp sang diễn ngôn và giao tiếp trong những năm gần đây.

Theo cách đánh giá của Bhatia trong cuốn “Analysing Genre” các cấp độmô tả ngôn ngữ mà phân tích diễn ngơn đã trải qua trong những năm gần đây

<small>như sau:</small>

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>a. Phân tích ngữ vực (phong cách chức nang) (register analyis): Mơ ta</small>

ngôn ngữ ở cấp độ bề mặt. Đây là cách phân tích tập trung chủ yếu vào việcnhận diện các đặc điểm từ vựng - ngữ pháp có tần suất cao về mặt thống kê

của một biến thể ngôn ngữ (a language variety). Theo Halliday và cộng sự

cho rằng: Ngôn ngữ biến đổi khi chức năng của nó thay đổi; nó khác biệt

trong tình huống (situations) khác nhau. Tên gọi cho một biến thể ngôn ngữ<small>được khu biệt theo sự hành chức của nó là ngữ vực (register). Theo họ, các</small>ngữ vực cũng có thé được coi là biến thé phụ của một biến thé ngơn ngữ mà

tiêu chí để phân biệt chúng là tần số của các đặc điểm từ vựng - ngữ pháp của

một biến thé văn bản cụ thé (text - variety). Họ cũng đề ra các bình diện là

Field (trường), Mode (cách thức) và style (sau này là tenor) của dién ngôn dé

nhận diện các đặc điểm ngữ vực khác nhau. Có nhiều tác giả như Crystal và

David, Ellis và Hasan, Gregory và Carroll sau này đã phát triển cách phân loại

tình huống và văn bản theo góc độ từ vựng - ngữ pháp và gần đây hơn là góc<small>độ ngữ nghĩa và ngữ dụng.</small>

Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa chỉ ra được những giá trị cụ thé mà

các yếu tổ cú pháp đã tạo ra cho văn bản cũng như chưa giải trình được

nguyên nhân xuất hiện với tần số cao hoặc vắng mặt trong biến thé của ngơn

ngữ nào đó. Hạn chế của các nghiên cứu này là mới chỉ dừng lại phân tích các

yếu tố ở bình diện bề mặt mà chưa xem xét sâu vào các cấu trúc nội tại và

cách thức cau trúc thông tin trong văn bản của biến thé ngơn ngữ. Nhìn chung

chưa giải thích được vì sao một biến thể ngơn ngữ lại có hình thức như nóhiện có, thiếu biện giải về cơ chế ngầm quyết định sự lựa chọn và phân bé cácyếu tố ngôn ngữ bề mặt.

b. Phân tích ngữ pháp - tu từ: mô tả ngôn ngữ về mặt chức năng

<small>Theo Selinker, Lackstrom va Trimble (1973) thì phân tích ngữ pháp - tu</small>từ chính là xem xét mối quan hệ giữa sự lựa chọn ngữ pháp và chức năng tutừ trong văn bản tiếng Anh, cụ thể là trong văn bản viết tiếng Anh khoa học

kỹ thuật. Các tác giả không chỉ cố gang tìm ra các đặc điểm ngơn ngữ nào

<small>xt hiện phơ biên nhât mà họ cịn tập trung nghiên cứu các đặc điêm ngôn</small>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

ngữ đặc thù của loại văn bản này tạo ra các giá trị riêng biệt và cấu trúc nênhình thức giao tiếp trong khoa học như thế nào. Cách nghiên cứu như vậy tậptrung chủ yếu vào các quy ước đặc thù của chủ điểm và các đặc điểm tu từ

hơn là các đặc điểm cú pháp hoặc ngữ nghĩa.

Vậy, trong phân tích ngữ pháp - tu từ, người nghiên cứu chủ yếu xem xét

văn bản từ vị thế của người viết và tìm hiểu cách thức chọn lựa các biện phápngữ pháp nào đó của người giao tiếp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và mứcđộ phân loại chỉ giới hạn ở một số đặc điểm cú pháp của loại văn bản này. Sự

phân tích có phần thiên lệch này dễ dẫn đến việc khái qt hóa thiếu chínhxác các đặc điểm văn bản và dẫn đến những kết luận không hoàn toàn phủhợp với thực chất của văn bản.

c. Phân tích tương tác: miêu tả ngơn ngữ như một diễn ngơn

<small>Phân tích tương tác (Interactional Analysis), cịn được gọi là phân tích</small>

<small>diễn ngơn ứng dụng, hay phân tích chức năng lời nói hoặc phân tích diễn</small>

ngơn hội thoại là sự giải thuyết văn bản từ góc độ người đọc hoặc người nghe.<small>Theo các tác giả (Windows, Candlin, Sinclar va Coulthand) thì nghĩa của văn</small>bản khơng hiện diện sẵn trong một tiết đoạn văn bản mà người đọc hoặc

<small>người nghe chỉ việc nhận ra mà nó là sự thỏa thuận qua nỗ lực “tương tác”</small>

của các thành viên tham gia giao tiếp. Sự thỏa thuận này tạo ra cho các phát<small>ngôn những giá trị đặc thù thích hợp. Candlin và Loftipour - Saedi đưa ra</small>

<small>quan niệm “thương lượng nghĩa” của người đọc qua phương tiện văn ban va</small>đề ra mơ hình phân tích diễn ngơn dựa trên sự cân bằng giữa các quá trìnhgiao tiếp từ hai bình diện: người viết và người đọc. Văn bản trong phân tích

tương tác ln được nhìn nhận với bản chất giao tiép, duoc tao thanh do kétqua của sự giải thuyết của người đọc đối với diễn ngơn. Chính vi thé, phân

tích tương tác cịn được gọi là phân tích diễn ngơn của người đọc. Các tác giả

trên cũng cho rằng trong văn bản viết, người viết thừa nhận một độc giả nhất

<small>định nào đó mà anh ta phải hướng tới, dự đốn trước được các phản ứng của</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

độc giả này và điều chỉnh quá trình viết cho phù hợp để quá trình giao tiếp

được thực hiện dễ dàng hơn.

Điền hình của cách nghiên cứu theo hướng này là cơng trình nghiên cứu

về ngơn ngữ luật của Bhatia “An applied discourse analysis of English

legislative writing”[120]. Tuy nhiên, phân tích tương tác vẫn có nhiều đónggóp quan trọng trong phân tích diễn ngơn ở chỗ nó đã nhân mạnh và khai thácsâu ban chất tương tác của diễn ngôn đông thời tập trung vào khái niệm tô<small>chức ngôn ngữ trong sự hành chức của nó.</small>

d. Phân tích thể loại diễn ngơn (gener analysis): miêu tả ngơn ngữ

<small>theo hướng giải thích.</small>

Ba hướng phân tích diễn ngơn trên đây có chiều hướng chuyền dịch từ

phân tích cấp độ bề mặt sang miêu tả ngôn ngữ hành chức theo cấp độ chiều sâutrên ba bình diện. Trước tiên là xem xét các giá trị mà các đặc điểm của ngôn

ngữ được ủy thác trong các diễn ngơn mang tính chun ngành. Thứ hai, từ cách

nhìn nhận về bản chất tương tác tiềm ẩn trong diễn ngôn giữa người viết và

người đọc. Thứ ba, phân tích chú trọng vao q trình hình thành diễn ngơn.

<small>Trong địa hạt giảng dạy ngơn ngữ chun ngành nói riêng và ngơn ngữ</small>

<small>ứng dụng nói chung, thì phân tích diễn ngôn ứng dụng trở nên quá sơ sài khi</small>

miêu tả ngôn ngữ hành chức và không phù hợp khi ứng dụng vào dạy tiếng vàmột số phân tích mục đích ứng dụng khác. Một mặt, nó thiếu các thơng tinphù hợp cần dé lý giải lí do tồn tại của các loại hình dién ngơn khác nhau,

nghĩa là thiếu sự biện giải về tác động văn hóa - xã hội, các chế ước mang

tính hệ thống và tơ chức của lĩnh vực chuyên môn ảnh hưởng tới ban chất củamột loại diễn ngơn cụ thể nào đó. Mặt khác, nó ít chú ý tới các đặc điểm đã

được chế ước hóa trong q trình tơ chức các sự kiện giao tiếp khác nhau.

Vậy, mơ hình phân tích theo hướng giải thích này sẽ kết hợp được cáckhía cạnh văn hóa - xã hội (gồm cả dân tộc học) và tâm lý học (gồm cả nhậnthức) tham gia vào quá trình kiến tạo văn bản (text - construction) và giải

thuyết quá trình đó bằng các phân tích ngơn ngữ ở bình diện sâu nhằm giải

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

đáp câu hỏi quan trọng. Vì sao các văn bản chuyên ngành lại được viết và sửdụng theo cách riêng biệt như hiện có? Trong cuốn “Genre Analysis: English

in academic and research settings”, một trong các cơng trình phân tích diễn

ngơn theo mơ hình này đã được Swales tiễn hành thực hiện trên các văn bảnkhoa học - kỹ thuật. Kết quả cho thấy có rất nhiều mối quan hệ tương tác giữahình thức và chức năng của các văn bản loại này, giúp ích rất nhiều cho giáoviên dạy tiếng, người dịch và các cán bộ khoa học kỹ thuật. Và cũng vì thế mà

cách phân tích diễn ngơn theo xu hướng này cịn được gọi là phân tích thê loại

ứng dụng của diễn ngơn (applied genre analysis).

Như vậy, chúng ta có thé thấy xu hướng ngày càng rõ là sự phân tích

chuyển dịch từ mơ tả bề mặt ngơn ngữ thuần túy sang mơ tả theo chiều sâu

trên nhiều bình diện khác nhau của văn bản hoặc thê loại diễn ngôn, từ các

đặc điểm cụ thể của hệ thống từ vựng - ngữ pháp đến cơ cấu tổ chức diễn

ngơn. Nó cũng cho thấy để có được sự phân tích theo hướng chiều sâu phùhợp, nhiều kiến thức liên quan đến bản chất của diễn ngôn cần được sử dụng<small>tới như xã hội học, tâm lý học, dân tộc học...</small>

1.3.1.1. Phương pháp phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngơn

Phương pháp phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngơn tập trung vàonghiên cứu các yếu tố văn hóa - xã hội tham gia vào quá trình tạo lập văn bảnvà giải thuyết vì sao văn bản, đặc biệt là văn bản chuyên ngành được viết và

sử dụng theo cách thức riêng biệt như nó đang ton tại. Trong cuốn“AnalyzingGenre”, Bhatia đã đề xuất một số phương pháp phân tích thé loại diễn ngơn

với mục đích đạt tới “một sự phân tích sâu hơn các biến thé chức năng của

ngơn ngữ viết và ngơn ngữ nói”. Ở đây tác giả khơng chỉ đưa vào q trình

phân tích các nhân tố văn hóa - xã hội mà cịn cả nhân tố tâm lý - ngơn ngữ

<small>học, do đó đã mở rộng sự phân tích ngơn ngữ từ mơ tả tới giải thích ngơn</small>

ngữ. Cụ thé Bhatia đã gợi ý dé phân tích một thé loại diễn ngơn mới bao gồm<small>7 bước như sau:</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

1. Đặt thể loại diễn ngơn trong tình huống của nó: Phân tích ngữ cảnh

tình huống của văn bản và tìm các thơng tin nền về văn hóa - xã hội, tâm lý

<small>ngơn ngữ học liên quan tới văn bản.</small>

2. Khảo sát tư liệu hiện có: tìm hiểu các tài liệu về thể loại diễn ngơn đãcó, các thé loại liên quan đến diễn ngơn tương tự, chỉ dẫn các nhà chuyên môn

<small>trong lĩnh vực, sách hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.</small>

3. Phân tích chi tiết và chon lọc ngữ cảnh tình huống bao gồm:

- Xác định người viết/nói; người đọc/người nghe của văn bản; mối<small>quan hệ giữa họ và mục đích của họ.</small>

- Xác định vi tri của cộng đồng sử dụng thể loại diễn ngôn về mặt lịchsử; văn hóa - xã hội và nghề nghiệp.

- Tìm hiểu hệ thống các văn bản và các tập tục ngôn ngữ liên quan tạothành cơ sở cho thé loại văn ban

- Tìm hiểu hiện thực ngồi ngơn ngữ mà văn bản đang thê hiện và mối<small>quan hệ của văn bản với hiện thực đó.</small>

<small>4. Chọn tư liệu chính:</small>

- Lựa chọn các tư liệu có liên quan tới thể loại văn bản đủ dé phân biệt

với các thể loại văn bản khác. Có thé dựa vào mục dich giao tiếp, ngữ cảnhtình huống mà văn bản hay được sử dụng và các đặc điểm chung nỗi bật trong<small>các văn bản.</small>

5. Nghiên cứu bối cảnh chế ước (context/settings).

Tìm bối cảnh chế ước sử dụng của văn bản, các nguyên tắc và thông lệ

(về ngơn ngữ, văn hóa, xã hội, học thuật, nghề nghiệp). Sự giúp đỡ của các

nhà chuyên môn trong lĩnh vực là chỗ dựa chính của người nghiên cứu ngơn

ngữ. Ngồi ra, có thể dựa vào một số kỹ thuật khác như điều tra, bảng hỏi

...tai thực địa nơi thé loại văn ban được sử dụng.

6. Phân tích ngơn ngữ ở các cấp độ: Có thể ở ba cấp độ

Cấp độ 1. Phân tích các đặc điểm từ vựng - ngữ pháp

Cấp độ 2. Phân tích các đặc điểm thuộc văn bản

Cấp độ 3. Phân tích giải thuyết cấu trúc thé loại văn bản

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Phân tích văn bản ở mức độ này tập trung vào khám phá kiểu loại cau

trúc ngầm ân quyết định triển khai các đơn vị từ vựng, ngữ pháp. Đó là cautrúc phát triển nhận thức (cognitive structuring) mà trong luận án nay chúng

tôi gọi là cấu trúc chức năng của văn bản QPPL quyết định việc triển khai ýnghĩa chính của văn bản và câu trúc phát triển tiềm năng (generic structurepotential) quyết định triển khai tồn bộ văn bản.

7. Các thơng tin mang tính chun mơn nghề nghiệp trong phân tích thé

loại diễn ngôn. Day là bước cudi cùng người nghiên cứu có thê tiến hành dékiểm tra độ tin cậy và tính đúng đắn của các kết luận qua việc kiểm tra thông

tin phản hồi từ các nhà chuyên môn trong lĩnh vực. Bước này thường đượctiến hành khi nghiên cứu các thể loại văn bản xa lạ, chưa được nghiên cứuhoặc người nghiên cứu không chắc chắn các văn bản đang nghiên cưú cóthuộc thê loại diễn ngơn đó khơng.

1.3.2. Phân tích diễn ngơn phê phán

<small>Theo Nguyễn Hịa [56], phân tích diễn ngơn phê phán (CDA) là mộtđường hướng phân tích diễn ngơn được hình thành như một chun ngành từ</small>

những năm 70 của thế kỷ XX với việc nhận thức diễn ngôn không chỉ là thựctiễn và tập quán xã hội (social practice) mà đồng thời còn là sự phản ánh thựctiễn đó. Các nhà ngơn ngữ có đóng góp quan trọng đối với CDA là Fowler và

<small>các cộng sự (1979),Van Dijk [147], Fairclough [150]; Wodak[157]va</small>Chouliaraki. Theo một số tác gia, CDA bat nguồn từ tư tưởng của Mác về líthuyết xã hội và tơ chức xã hội. Chủ nghĩa Mác coi ngôn ngữ như là một hiệntượng xã hội. Một số tác giả khác cho rang CDA gan bó với trường pháiFrankfurt (Đức). Trường phái này quan niệm rằng vai trị của các nhà lí luận

là góp phan làm rõ và phát triển ý thức về giai cấp, là dau tranh dé giải phóng.

Mục đích của CDA khơng chỉ là miêu tả diễn ngơn, mà cịn giải thích

diễn ngơn đã được kiến tạo như thé nào và vì sao nó lại tổn tại và hoạt động

như vậy. CDA thừa nhận vai trị của ngơn ngữ trong việc tổ chức quan hệquyên - thế (power) xã hội và nó bắt đầu nỗi lên như là một đường hướng

<small>34</small>

</div>

×