Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.91 KB, 47 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH </b>
LƯƠNG VĂN DUY
<b>TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI XE MÁY THÁI NGUYÊN </b>
THÁI NGUYÊN, NĂM 2022
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH </b>
<b>TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI XE MÁY THÁI NGUYÊN </b>
THÁI NGUYÊN, NĂM 2022
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>
<b>NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP </b>
<b>Họ và tên sinh viên: Lương Văn Duy Lớp: K15-QTKDTH A </b>
<b>Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại xe máy Thái Nguyên </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN </b>
<b>Họ và tên sinh viên: Lương Văn Duy Lớp: K15-QTKDTH A </b>
Tên đề tài: <b>Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên </b>
1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
- Mức độ liên hệ với giáo viên: ...
- Thời gian thực tập và quan hệ với đơn vị: ...
- Tiến độ thực hiện so với kế hoạch: ...
2. NỘI DUNG BÁO CÁO: - Thu thập và xử lý số liệu: ...
<i> Thái Nguyên, ngày ... tháng .. năm…. </i>
<b> Giáo viên hướng dẫn </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN </b>
<b>Họ và tên sinh viên: Lương Văn Duy Lớp: K15-QTKDTH A </b>
Tên đề tài: <b>Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên</b>
...
...
<i> Thái Nguyên, ngày ... tháng .. năm…. </i>
<b> Giáo viên phản biện </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>PHIẾU CHẤM ĐIỂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Lương Văn Duy Lớp: K15-QTKDTH A </b>
<b>Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại xe máy Thái Nguyên </b>
Tên đề tài khóa luận: <b>Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên </b>
<b>đa </b>
<b>Điểm chấm của giảng viên 1 Đặt vấn đề (Làm rõ tính cấp thiết của đề tài; Xác định </b>
<b>rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu) <sup>1,5 </sup>2 Phương pháp nghiên cứu (Phù hợp với mục tiêu đề </b>
ra; Mô tả phương pháp nghiên cứu cụ thể, chính xác) <b><sup>0,5 </sup></b>
<b>3 Chương 1: Cơ sở lý luận và các công trình nghiên </b>
3.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của các cơng trình
<b>4 Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh </b>
4.2 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 1,5 4.3 Những thành công, hạn chế và nguyên nhân 1,0
<b>6 Kết luận (luận ngắn gọn, súc tích, đáp ứng được mục </b>
<b>tiêu đề ra, phù hợp với kết quả thu được) <sup>0,5 </sup></b>
<b>8 Tính sáng tạo và triển vọng của đề tài (có khả năng </b>
<b>áp dụng, tham khảo; có hướng phát triển,…) <sup>0,5 </sup></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Trước hết, tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện và được sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn ThS.Trần Xuân Kiên.
<b>Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên” của tôi là trung thực và </b>
chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của mình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã hồn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đường Đại học. Trong phạm vi nghiên
<b>cứu đề tài “Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Ngun” để hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng </b>
để trình bày và phân tích một cách rõ ràng, thực tế và cụ thể nhất.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Quản trị kinh doanh, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn thầy ThS.Trần Xuân Kiên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đơn vị thực tập đã hỗ trợ nguồn tài liệu và động viên trong suốt thời gian qua để em có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Thơng qua khóa luận tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hố lại tồn bộ kiến thức đã học cũng như đề xuất những giải pháp và định hướng, những đóng góp mới vào việc triển khai cho công ty. Do khả năng và thời gian hạn chế, khóa luận tốt nghiệp của em khơng thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn sinh viên khác để có thể hồn thiện bản thân từng ngày.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>2. Ý nghĩa của đề tài ... 13</b>
<b>3. Đối tượng nghiên cứu ... 13</b>
<b>4. Mục tiêu nghiên cứu ... 13</b>
<b>5. Phương pháp nghiên cứu ... 14</b>
<b>6. Phạm vi nghiên cứu ... 14</b>
<b>II. PHẦN NỘI DUNG ... 15</b>
<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP ... 15</b>
<b>1.1 Cơ sở lý thuyết ... 15</b>
<b>1.1.1. Khái niệm năng suất ... 15</b>
<b>1.1.2 Khái niệm năng suất lao động ... 15</b>
<b>1.1.3 Khái niệm tăng năng suất lao động ... 15</b>
<b>1.1.4. Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động ... 16</b>
<b>1.1.5. Phân loại năng suất lao động ... 17</b>
<b>1.1.5.1 Năng suất lao động cá nhân ... 17</b>
<b>1.1.5.2 Năng suất lao động xã hội ... 17</b>
<b>1.1.6 Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội ... 18</b>
<b>1.2 Giới thiệu đề tài nghiên cứu ... 18</b>
<b>1.3. Tóm tắt thực tiễn nghiên cứu tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên ... 19</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH </b>
<b>DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI XE MÁY THÁI NGUYÊN ... 21</b>
<b>2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ... 21</b>
<b>2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 21</b>
<b>2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ... 22</b>
<b>2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. ... 23</b>
<b>2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng năng suất lao động ... 24</b>
<b>2.2.1. Các yếu tố gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật ... 24</b>
<b>2.2.2 Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người ... 25</b>
<b>2.2.3. Các yếu tố cơ sở vật chất- kỹ thuật ... 25</b>
<b>2.3. Phân tích thực trạng năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Ngun ... 25</b>
<b>2.3.1 Tình hình lao động của cơng ty ... 25</b>
<b>2.3.2 Thực trạng về năng suất lao động tại công ty ... 27</b>
<b>2.3.2.1. Các giải pháp đã được công ty áp dụng để nâng cao năng suất lao động ... 27</b>
<b>2.3.2.3. Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lao động ... 33</b>
<b>2.3.2.4 Năng suất suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên ... 34</b>
<b>2.4. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ... 38</b>
<b>2.4.1. Tình hình hoạt động của công ty ... 38</b>
<b>2.4.2. Những thành công đã đạt được ... 38</b>
<b>2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ... 39</b>
<b>2.4.3.1. Hạn chế ... 39</b>
<b>2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ... 40</b>
<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ... 42</b>
<b>(KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP) ... 42</b>
<b>3.1 Định hướng chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp ... 42</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>3.2.1. Căn cứ của giải pháp ... 43</b>
<b>3.2.2 Mục tiêu của giải pháp ... 43</b>
<b>3.2.3 Nội dung của giải pháp ... 43</b>
<b>3.2.4 Dự kiến kết quả của giải pháp ... 45</b>
<b>III. KẾT LUẬN ... 46</b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 47</b>
<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Bảng 2. 1 Ngành nghề kinh doanh ... 22 </b>
<b>Bảng 2. 2 Thống kê nhân sự theo trình độ học vấn ... 25 </b>
<b>Bảng 2. 3 Thống kê nhân sự theo giới tính ... 26 </b>
<b>Bảng 2. 4 Thống kê nhân sự theo tính chất cơng việc ... 27 </b>
<b>Bảng 2. 5 Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lao động của công ty ... 33 </b>
<b>Bảng 2. 6 Năng suất lao động của công ty ... 35 </b>
<b>Bảng 2. 7 So sánh biến động năng suất lao động của năm 2020 với năm 2018 ... 35 </b>
<b>Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Dịch vụ thương mại xe máy Thái Nguyên ... 24</b>
<b>Sơ đồ 2. 2 Quy trình sữa chữa bảo dưỡng ... 28</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>TÓM TẮT KHÓA LUẬN </b>
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của công ty, là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. .
<b>Vì những lý do đó, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên” làm đề </b>
tài khóa luận của mình.
Khóa luận có ba phần chính bao gồm: Đặt vấn đề, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng suất lao động tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên.
Chương 3: kết quả nghiên cứu và các đề xuất kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn đề tại tại công ty, bài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nhất định như: Nắm rõ thực trạng công tác nâng cao năng suất lao động tại công ty, những thành công mà cơng ty đạt được. Bên cạnh đó, phát hiện những hạn chế cịn tồn tại mà cơng ty cần khắc phục, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài </b>
Có thể nói, năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Năng suất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp, năng suất lao động ảnh hưởng tới lợi nhuận và những cơ hội đầu tư. Về lâu dài , năng suất lao động cịn có ý nghĩa trong việc tạo việc làm cho người lao động. Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế. Do đó việc nâng cao năng xuất lao động đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với Cơng ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên.
<b>Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên” để làm đề tài nghiên </b>
cứu cho cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
<b>2. Ý nghĩa của đề tài </b>
Nâng cao năng suất lao động là một yếu tố để daonh nghiệp không ngừng mở rộng tiêu thụ hàng hóa, phục vụ khách hàng với điều kiện tốt nhất. Việc tăng suất lao động giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, cải thiện chất lượng đời sống cho lao động trong cơng ty, thúc đẩy q trình phát triển kinh tế.
<b>3. Đối tượng nghiên cứu </b>
Những vấn đề lý luận về năng suất lao động và thực tiễn liên quan đến năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên.
<b>4. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa nội dung kiến thức về năng suất lao động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên. Từ đó, đưa một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cho Doanh nghiệp.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Đề tài nghiên cứu dựa trên nhiều phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thu nhập thông tin từ nội dung bài giảng giảng viên cung cấp, sách, báo, internet, tham khảo một số bài nghiên cứu khoa học liên quan đến thống kê lao động, năng suất lao động.
Phương pháp thống kê các chỉ tiêu tổng sản lượng, lao động, thời gian làm việc…Thống kê theo thời gian giúp cho q trình nghiên cứu có hệ thống.
Phương pháp so sánh theo thời gian, so sánh giữa thực hiện và kế hoạch. So sánh tốc độ tăng năng suất lao động, cũng như so sánh mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới năng suất lao động.
<b>6. Phạm vi nghiên cứu </b>
<b>II. PHẦN NỘI DUNG </b>
<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP </b>
<b>1.1 Cơ sở lý thuyết </b>
Trong kinh tế học, năng suất là một khái niệm được dùng để chỉ mối quan hệ giữa sản phẩm hay sản lượng của một đơn vị kinh tế nào đó so với đầu vào dùng để sản xuất ra một loại sản phẩm hay sản lượng đó. Trong đó thì kết quả đầu ra có thể kể đến chính là giá trị gia tăng hay sản phẩm, sản lượng, số lượng,… Cịn kết quả đầu vào có thể nhắc đến như vốn, lao động, thời gian, năng lượng, ngun liệu,… Dễ thấy nhất thì năng suất chính là yếu tố chủ chốt quyết định tốc độ tăng trưởng của mức sống.
<b>1.1.2 Khái niệm năng suất lao động </b>
<i>Theo C. Mác: “Năng suất lao động” là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó </i>
nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.”
Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp xác định kết quả lao động có ích của người làm việc, được tính bằng số sản phẩm có ích sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như vậy, năng suất lao động được tính bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất làm ra dưới dạng hiện vật hoặc giá trị trên một đơn vị lao động hao phí (có thể là lao động hoặc thời gian hao phí).
Năng suất lao động cao hay thấp đánh dấu trình độ phát triển của một xã hội qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia không thể được xem xét một cách độc lập, tách biệt với tăng hiệu quả và tăng năng suất lao động.
<b><small> 1.1.3 </small>Khái niệm tăng năng suất lao động </b>
Tăng năng suất lao động (NSLĐ) là “sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLĐ, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Bản chất của tăng năng suất lao động: Trong quá trình sản xuất, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo những lượng nhất định. Lao động sống là sức lực con người bỏ ra trong quá trình sản xuất. Lao động quá khứ, sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia biểu hiện ở giá trị máy móc, ngun vật liệu). Hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân. Hạ thấp chi phí cả lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã hội. Như vậy, bản chất của việc tăng NSLĐ là hạ thấp lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (cả lao động sống và lao động quá khứ).
<b>1.1.4. Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động </b>
Đối với một chế độ xã hội: Trong xã hội tư bản, cùng với sự tăng NSLĐ, lợi nhuận tư bản cũng tăng lên, giai cấp cơng nhân bị bóc lột nặng nề hơn, giai cấp cơng nhân bị bần cùng hố. Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là tăng NSLĐ gắn liền với tăng cường độ lao động. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa quyết định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao NSLĐ. Mục đích sản xuất của chủ nghĩa xã hội là thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của mọi người trong xã hội. Nâng cao NSLĐ gắn liền với việc nâng cao sự thoả mãn của người lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Vì vậy việc nâng cao NSLĐ không chỉ là vấn đề quan tâm của một bộ phận người lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của cả mọi người lao động. Nâng cao NSLĐ cũng có nghĩa là nâng cao đời sống vật chất của chính bản thân người lao động.
Trong quản lý kinh tế: Trong phạm vi một quốc gia, tăng NSLĐ quốc gia tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nước và được xem như một chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tiêu chuẩn sống. Tăng NSLĐ quốc gia cũng là chỉ số dùng để so sánh giữa các quốc gia. So sánh mức năng suất giữa các quốc gia cho thấy nước nào có sức mạnh kinh tế trên thế giới. Vì vậy, việc tăng năng suất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đất nước nhằm củng cố vị trí của nước mình trên trường quốc tế. Trong phạm vi một tổ chức, một đơn vị, trước hết tăng NSLĐ làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Tăng NSLĐ cho phép giảm được số người làm việc, do đó cũng dẫn đến tiết kiệm được quỹ lương; đồng thời lại tăng tiền lương cho từng cơng nhân do hồn thành vượt mức sản lượng. NSLĐ cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết các vấn đề tích luỹ và tiêu dùng. Tăng NSLĐ làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Đối với Việt Nam, vấn đề tăng NSLĐ càng có ý nghĩa quan trọng vì lẽ, NSLĐ còn quá thấp do chưa khai thác hết tiềm năng đã là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu nhập quốc dân tính trên đầu người hàng năm quá thấp (so với các nước trên thế giới). Muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống, Việt Nam phải tìm mọi cách để tăng NSLĐ. Đó là biện pháp nhằm biến Việt Nam thành nước cơng nghiệp hố, hiện đại hố, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng văn minh.
<b>1.1.5. Phân loại năng suất lao động </b>
Năng suất lao động (NSLĐ) có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người ta chia ra làm hai loại là NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội.
<b>1.1.5.1 Năng suất lao động cá nhân </b>
NSLĐ cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động trong một đơn vị thời gian. NSLĐ cá nhân có vai trị rất lớn trong q trình sản xuất. Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Việc tăng hay giảm NSLĐ cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng NSLĐ cá nhân có nghĩa là giảm chi phí lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuận của công ty. NSLĐ cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người lao động như trình độ, tay nghề, sức khoẻ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và cơng cụ lao động mà người lao động đó sử dụng là cơng cụ thủ cơng hay cơ khí, là thô sơ hay hiện đại.
<b>1.1.5.2 Năng suất lao động xã hội </b>
NSLĐ xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc của tất cả cá nhân trong xã hội. Vì vậy có thể khẳng định NSLĐ xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng cơng việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phạm
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">NSLĐ của quốc gia, phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể. Nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước. NSLĐ xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm, tức là đã có sự tăng lên của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất. NSLĐ xã hội không chỉ phụ thuộc vào cơng cụ lao động, trình độ của người lao động mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động, bầu không khí văn hố.
<b>1.1.6 Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội </b>
NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là Bảng hiện của tăng năng suất cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng NSLĐ cá nhân dẫn đến tăng NSLĐ xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân. Hạ thấp chi phí cả lao động sống và lao động quá khứ, nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra công cụ hiện đại đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế, nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo chỉ tiêu NSLĐ cá nhân (tiết kiệm lao động sống) sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Thực tế cho biết có nhiều trường hợp, NSLĐ của một số cá nhân nào đó tăng nhưng NSLĐ của tồn phân xưởng, tồn doanh nghiệp khơng tăng, thậm chí giảm. Như vậy, đã có sự thay đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ: lao động sống càng có năng suất cao hơn thì địi hỏi sự kết hợp với nhiều lao động vật hố hơn. Khi nói về mối quan hệ giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội, Karl Marx viết: “Giá trị của hàng hoá được quy định bởi tổng số thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống đã nhập vào hàng hoá đấy. NSLĐ tăng lên biểu hiện ở chỗ, phần lao động sống giảm bớt, còn phần lao động quá khứ thì tăng lên, nhưng tăng lên như thế nào để cho tổng số lao động chứa đựng trong hàng hoá ấy lại giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên”1. Tóm lại, để NSLĐ xã hội tăng lên thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên và tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ.
<b>1.2 Giới thiệu đề tài nghiên cứu </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Cùng với sự phát triển của xã hội, q trình sản xuất khơng ngừng biến đổi, năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vấn đề sống còn của một doanh nghiệp. Tuy nhiên tại nước ta, trong một thời gian khá dài, vấn đề năng suất lao động không được quan tâm đúng mức dẫn tới hiệu quả sản xuất thấp. Do u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao động. Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động.Tuy nhiên do chưa khai thác hết các khả năng tiềm tàng giúp tăng năng suất lao động nên năng suất lao động tại công ty tăng rất chậm và không ổn định. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong q trình
<b>thực tập tại cơng ty em đã chọn đề tài:“Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên”</b>với mục đích: Hệ thống lại kiến thức về năng suất lao động đã được học, phân tích thực trạng biến động năng suất lao động tại cơng ty. Thơng qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất lao động . Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp. Việc phân tích được tiến hành thơng qua phân tích năng suất lao động giờ, năng suất lao động ngày, năng suất lao động năm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động và tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra các nhận xét và kết luận.
<b>1.3. Tóm tắt thực tiễn nghiên cứu tại Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Xe Máy Thái Nguyên </b>
Quá trình nghiên cứu trong 2 năm 2019 – 2020 cho thấy: hiệu suất sử dụng lao động của công ty chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy hết được năng lực của người lao động trong công ty, tỷ suất sinh lời cịn thấp do đó dẫn tới năng suất lao động của công ty chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do động lực làm việc của lao động tại công ty đang ở mức thấp. Công ty chưa thực sự có được những giải pháp nâng cao năng suất lao động hiệu quả. Vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu và tìm ra những giải pháp giải quyết là yếu tố cấp thiết cho sự phát triển của cơng ty.
<b>1.4. Những đóng góp mới của khóa luận: </b>
- Định hướng chiến lược tăng trưởng hiệu suất sử dụng lao động trong tương lai của
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">- Chỉ ra những khó khăn, hạn chế còn gặp phải của doanh nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng suất lao động trong thời gian ngắn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI XE MÁY THÁI NGUYÊN </b>
<b>2.1. Tổng quan về doanh nghiệp </b>
- Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế: 4600284953.
Trong khoảng 20 năm hoat động kinh doanh kể từ ngày thành lập, Cơng ty đã có nhiều sự thay đổi lớn, trong đó việc chuyển đổi mơ hình quản tri ̣từ mơ hình mơt chủ đầu tư sang mơ hình cổ phần với bốn chủ đầu tư đã mang lại bước ngoạc mang tính đột phá và phát triển mạnh mẽ, kinh doanh có hiệu quả hơn. Lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty là buôn bán xe máy. Trong những năm đầu thành lập, trên địa bàn tỉnh Thái Ngun cơng ty có 04 cửa hàng tại Gia Bẩy, Mỏ Bạch, Gang Thép và Phổ Yên. Vào năm 2008, Công ty mở thêm 02 cửa hàng tại Đại Từ và thành phố Bắc Kạn. Đến năm 2013 tiếp tục mở rộng kinh doanh với 03 cửa hàng tại Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và thành phố Bắc Kạn. Tính đến tháng 12/2021, Công ty đang quản lý và kinh doanh buôn bán xe máy với 10 cửa hàng tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
<i>Sứ mệnh được công ty TNHH Dịch vụ thương mại xe máy Thái Nguyên xác định: “Kinh </i>
<i>doanh và cung cấp dịch vụ, phụ tùng chính hãng, luôn luôn cam kết đưa ra sản phẩm và chất lượng dịch vụ cao nhất, đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng”. </i>
Theo đó, giá trị cốt lõi cũng được công ty xác định bao gồm: - Độ tin cậy: Cơ sở chính cho sự phát triển của công ty bền vững.
- Sức mạnh tinh thần: Đo lường để tạo thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Thành lập và phát triển công ty dựa trên sức mạnh của nhóm. Tiếp tục học hỏi và đổi mới để làm
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">- Nguồn nhân lực: Cam kết luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, nhân viên, đối tác và phát triển xã hội.
Qua sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà cơng ty xác định có thể thấy được tầm nhìn của cơng ty ln hướng vào khách hàng, tạo niềm tin giữa khách hàng với công ty ngay từ ấn tượng đầu tiên.
Tính đến nay, Vinamotor Thái Nguyên có hệ thống 08 cửa hàng được Honda ủy nhiệm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành công về mặt kinh tế, công ty đã đạt được nhiều thành tích khác và được nhà nước ghi nhận. Các thành tích tiêu biểu như: Bằng khen của UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2017; Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010; Top 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2009 – 2011; Đến tháng 12/2018; tổng tài sản của cơng ty ước tính hơn 230 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 67,7 tỷ đồng; Doanh thu đạt khoảng 1.128 tỷ đồng. Lực lượng lao động gồm 195 người. Công ty đước đánh giá thuộc loại Doanh nghiệp vừa với quy mô hoạt động như hiện tại.
<b>2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh </b>
Vinamotor Thái Nguyên có nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chủ yếu chính của Vinamotor Thái Nguyên là buôn bán mô tô, xe máy (mã ngành 4541).
Sản phẩm kinh doanh bao gồm các dòng xe máy do Honda Việt Nam sản xuất, cụ thể gồm:
- Xe số có 05 sản phẩm: Future; Wave Alpha; Wave Blade; Super Cub; Wave RSX. - Xe cơn tay có 03 sản phẩm: Winner; Monkey; MSX.
- Xe ga có 05 sản phẩm: SH 125/150; LEAD; Vision; PCX; AirBlade. - Xe mơ tơ có 02 sản phẩm: Rebel 300; CBR 150.
Bên cạnh kinh doanh các sản phẩm xe máy Honda, công ty cũng cung cấp thêm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và kinh doanh phụ tùng xe gắn máy.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><b>TT Tên ngành Mã ngành </b>
<b>2 </b> Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt 722
<b>5 </b> Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống) 45120
<b>6 </b> Bảo dưỡng, sửa chữa ơ tơ và xe có động cơ 45200
<b>7 </b> Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
4530
<b>9 </b> Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy 4543
<b>11 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh </b> 4773
<b>14 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác </b>
còn lại chưa được phân vào đâu
82990
<i><b>Nguồn: Công ty Vinamotor Thái Nguyên </b></i>
<b>2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. </b>
Công ty thực hiện quản lý theo mơ hình quản lý trực tuyến – chức năng, đây là mơ hình quản lý doanh nghiệp được kết hợp giữa cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến. Mơ hình này có ưu điểm rõ rệt, giúp cho Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp cho cán bộ quản lý và nhân viên cấp dưới thực thi, thực hiện nhanh chóng, phù hợp với đặc điểm, không phức tạp và hạn chế chống chéo trong phân cấp quản lý.
</div>