Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh theo phong cách Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.94 MB, 223 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRAN THỊ QUYNH DIEN

XAY DUNG PHONG CACH LAM VIEC CUA

NHỮNG NGƯỜI HANH NGHE KHÁM, CHỮA BỆNH

THEO PHONG CÁCH HỊ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

HÀ NỘI - 2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

TRẢN THỊ QUỲNH DIỄN

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LAM VIỆC CUA

NHỮNG NGƯỜI HANH NGHE KHÁM, CHỮA BỆNH

THEO PHONG CÁCH HÒ CHÍ MINH

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các sôliệu, kêt quả nêu trong luận án là trung thực, có ngn gơc rõ ràng và được</small>

trích dẫn đầy đủ theo quy định.

<small>Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021</small>

<small>Tác giả luận án</small>

Trần Thị Quỳnh Diễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

\)/[08)7.1001257 34... 3Chương 1. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU LIEN QUANDEN DE TAL 00.7 ... 9

1.1. Tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...--- 5 5+ sex: 9

1.2. Khái quát những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và nhữngvấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiÊn CỨU...-- --««++ss£+++£++eeese+ 32

Tiểu kết chương Ì...-- ¿2-2-5 SE+E+E£EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 35

Chương 2. XÂY DỰNG PHONG CÁCH LAM VIỆC CUA NHUNGNGƯỜI HANH NGHE KHÁM, CHỮA BỆNH THEO PHONG CÁCH HO

CHÍ MINH - NHUNG VAN ĐÈ LY LUẬN...---s--scssecssecssess 36

<small>2.1. Các khái niỆm... --- << 2< E1 1666162223331 11111 1111195551111 kg xe 36</small>

2.2. Đặc trưng phong cách làm việc Hồ Chi Minh...--- 49

2.3. Y nghĩa phong cách làm việc Hồ Chí Minh ...---5- 5252: 76Tiểu kết chương 2...---¿- +: ©5£ 5£ £+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE211211211211271 111111 xe. 85Chương 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC

CUA NHỮNG NGƯỜI HANH NGHE KHAM, CHỮA BỆNH THEOPHONG CÁCH HO CHI MINH VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA ... 86

3.1. Những yếu tô tac động đến xây dựng phong cách làm việc của nhữngngười hành nghề khám, chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay theo phong cách

00908) 20157... 863.2. Thực trang xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề

khám, chữa bệnh theo phong cách Hồ Chí Minh từ 2016 đến nay... 96

3.3. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng phong cách làm việc của

những người hành nghề khám, chữa bệnh hiện nay theo phong cách làm

Vidc HO Chi Minh 1... ... 126Tiểu kết chương 3...---2- 52 2+SE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEE2112111121111 1111. cre, 132

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG

CÁCH LÀM VIỆC CỦA NHỮNG NGƯỜI HÀNH NGHÈ KHÁM,

CHỮA BỆNH THEO PHONG CÁCH HO CHÍ MINH... 133

<small>4.1. Phương hướng xây dựng phong cách làm việc của những người hành</small>

nghề khám, chữa bệnh theo phong cách H6 Chí Minh...---- 133

4.2. Giải pháp xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề

khám, chữa bệnh hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh...- 135

Tiểu kết chương 4...----2- 5£ 2+SE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE21121111 1111. cre, 165KET LUẬN ...-o° 5< 5< 5< S6 SsESsEsSESESESESSES9E35E33E25E252587582313903s 055 166DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊNQUAN DEN LUẬN AN ...--5- 5° s<©e< se EssEssEssEsserserserserserserssree 169DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO...-.5--5° 5° s2 5< ©ssesse 170

<small>PHỤ LỤC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách nhà cách mạng với đạo đứctrong sáng, trí tuệ man tiệp, kết hợp nói và làm, gắn bó gan gũi, nêu gươngtrước quần chúng nhân dân. Những giá trị cốt lõi phong cách Hồ Chí Minh lànhững chuẩn mực cho các cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và noi theo.Ngay từ Đại hội II (năm 1951), Đảng ta khang định vai trò, ý nghĩa, tác dụngcủa đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với

<small>cách mạng Việt Nam. Đảng kêu gọi toàn Đảng hãy ra sức học tập tác phong,</small>

đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, đồng thời khăng định sự học tập ay la

điều kiện tiên quyết làm cho Dang mạnh, cho cách mang mau đến thắng lợihoàn toàn. Học tập theo phong cách Hồ Chi Minh tiép tục nhân mạnh tai Đại

<small>hội XIII của Đảng, coi đây là công tác thường xuyên, quan trọng trong xây</small>

dựng Đảng: "Việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học

tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện

đồng bộ với các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ,

đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu." [20,

Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng mang đậm dấu ấn của

Người, thể hiện sinh động trong cuộc đời hoạt động, chỉ đạo cách mạng.Trong đó, đặc trưng phong cách làm việc Hồ Chí Minh là yếu tố đặc sắc trong

hệ thống phong cách của Người. Phong cách làm việc Hồ Chi Minh là chuẩn

<small>mực xây dựng, rèn luyện phong cách của cán bộ, đảng viên, nhân dân và của</small>

thé hệ trẻ tương lai đất nước. Nhận rõ những giá trị to lớn của phong cách Hồ

Chí Minh nói chung và phong cách làm việc nói riêng, Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban hành Chi thị số 05-CT/TW,

ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đây mạnh học tập và làm theo tư tưởng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực hiện trong toàn Đảng, toàn dân. Nộidung học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh lần đầu tiên được Đảng ta

triển khai trong chỉ thị, nham tao sự chuyén bién manh mé trong nhận thức va

hành động về phong cách của từng cán bộ, đảng viên và trong nhân dân.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, phát triển. Kinh tế tăng

trưởng, xã hội ôn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao,

<small>trong đó cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ được chú trọng. Y học Việt</small>

Nam đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

của nhân dân. Nhiều thành tựu to lớn của ngành y Việt Nam được thé giới

biết đến và ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức mà nềny tế phải đối mặt: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ,

tình trạng q tải ở các bệnh viện nhất là ở tuyến trung ương... Đặc biệt,

phong cách làm việc của một bộ phận những người hành nghề khám, chữa

bệnh chưa đúng mực, tình trạng nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm với người bệnh

<small>và người nhà người bệnh cịn diễn ra. Tình trạng một bộ phận những người</small>

hành nghề khám, chữa bệnh “cịn có tình trạng hách dịch, quát mắng người

bệnh”, thiếu sẻ chia với nỗi đau của người bệnh. Chính những tiêu cực trênđã va đang đặt ra van đề xây dựng phẩm chất, phong cách làm việc củanhững người hành nghề khám, chữa bệnh. Trong điều kiện xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng phẩm chất chonhững người hành nghề khám, chữa bệnh, đảm bảo thực hiện “lương y nhưtừ mẫu” trong mọi hoàn cảnh là việc làm cấp thiết và có giá trị ý nghĩa thực

tiễn. Xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa

bệnh là nhiệm vụ quan trọng nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài

<small>lòng của người bệnh. Xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc đảm bảo</small>

thực hành tốt chun mơn vừa thể hiện tính nhân văn, đạo đức của nghềnghiệp là điều kiện cần thiết dé ngành y phát triển, hoàn thành nhiệm vụ cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

quý mà Đảng và nhân dân giao phó. Đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh diễnbiến hết sức phức tạp và khó lường, xây dựng đội ngũ những người hành nghề

khám, chữa bệnh đủ phẩm chất, năng lực dé bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc sức

khoẻ nhân dân là việc làm cấp thiết và quan trọng, vừa thể hiện sự ưu việt,

nhân văn của chế độ, đồng thời góp phần kiểm sốt dịch bệnh, phát triển nền

kinh tế xã hội của đất nước. Xây dựng phong cách làm việc ln vượt quakhó khăn, thử thách, khắc phục những thiếu thốn về điều kiện vật chất để bảo

vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân là vơ cùng cần thiết của những ngườihành nghề khám, chữa bệnh trong hoàn cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức

tạp, nguy hiểm.

Xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữabệnh theo phong cách Hồ Chí Minh đảm bảo yêu cầu đổi mới phong cách làm

việc, thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, xây dựng nên y

tế phát triển, hội nhập với y tế thế giới là vấn đề có ý nghĩa ly luận và thựctiễn sâu sắc, là mục tiêu chiến lược lâu dài của ngành y tế.

Với ý nghĩa nêu trên, tác giả lựa chọn đề tai “Xây dựng phong cáchlàm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh theo phong cáchHồ Chi Minh” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Hỗ Chí Minh học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

<small>2.1. Mục dich</small>

Luận án làm rõ các đặc trưng, ý nghĩa phong cách làm việc Hồ Chí

<small>Minh và vận dụng vào đánh giá thực trạng phong cách làm việc của những</small>

người hành nghề khám, chữa bệnh, từ đó đề xuất phương hướng, giải phápxây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữabệnh theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

<small>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Đề đạt được mục đích, luận án xác định những nhiệm vụ chủ yếu

<small>sau đây:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>- Một là, tông quan các vân đê nghiên cứu có liên quan đên đê tài luận án.</small>

- Hai là, phân tích làm rõ các khái niệm “phong cách”, “phong cách HồChí Minh”, “phong cách làm việc Hồ Chí Minh”, “xây dựng phong cách làmviệc”, “người hành nghề khám, chữa bệnh”; đặc trưng, ý nghĩa của phong

cách làm việc Hồ Chí Minh

- Ba là, xác định các yếu tố tác động, đánh giá thực trạng xây dựngphong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh theophong cách Hồ Chí Minh, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

- Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách làm

việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh hiện nay theo phong cách

<small>3.2. Pham vi nghiên cứu</small>

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phong cách làm việc Hồ

Chí Minh thơng qua các tác phẩm và thực tiễn hoạt động cách mạng của

<small>Người; nghiên cứu thực trạng phong cách làm việc của những người hành</small>

nghề khám, chữa bệnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và đề xuất các

<small>phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách làm việc của những người</small>

hành khám, chữa bệnh hiện nay theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

Về khơng gian: Nghiên cứu thực trạng phong cách làm việc của đội

ngũ những người hành nghề khám, chữa bệnh tiếp xúc trực tiếp với người

bệnh trong hệ thống bệnh viện công lập tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến

<small>huyện trong cả nước.</small>

Về thời gian: Từ 2016 đến nay (tính từ mốc thời gian ké từ khi có Chi

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đây mạnh hoc tập va làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài4.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

<small>Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư</small>

tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về phong

cách làm việc và phong cách làm việc của những người hành nghề khám,

chữa bệnh; đồng thời luận án vận dụng phương pháp luận chính trị học trongnghiên cứu đề tài luận án.

Luận án dựa trên thực tiễn hành nghề của những người khàm chữa

bệnh ở các bệnh viện công lập tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyệnđể nghiên cứu đề tài luận án.

<small>4.2. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Trên cơ sở phương pháp luận cua Chủ nghĩa Mac — Lénin, tác gia đã sửdụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử.</small>

Luận án sử dụng phương pháp phỏng van sâu: tác giả tiến hành phỏng van

sâu các đối tượng: Các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý ở cả lĩnh vực

chính trị học, y khoa, những người trực tiếp hành nghề khám, chữa bệnh.

Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch — quynạp, tổng kết thực tiễn, so sánh, thong ké... nham thuc hién muc dich vanhiém vu ma dé tai da dat ra.

5. Đóng gop mới của dé tài

Luận án góp phần làm rõ các khái niệm: phong cách, phong cách Hồ

Chí Minh, phong cách làm việc Hồ Chí Minh, xây dựng phong cách làm việc,

khái niệm người hành nghề khám, chữa bệnh, xây dựng phong cách làm việc

cho những người hành nghề khám, chữa bệnh.

Luận án đánh giá tổng quát về thực trạng và những yêu cầu đặt ratrong xây dựng phong cách làm việc theo phong cách làm việc Hồ Chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Minh của những người hành nghề khám, chữa bệnh.

Luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng phong cách làm việc

của những người hành nghề khám, chữa bệnh hiện nay theo phong cách làmviệc Hồ Chí Minh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1. Ý nghĩa lý luận:

Luận án góp phan làm rõ hơn đặc trưng phong cách làm việc Hồ Chí

Minh, từ đó cung cấp các cơ sở khoa học cho việc đề xuất, thực thi các

chính sách về giáo dục, xây dựng đội ngũ những người hành nghề khám,

chữa bệnh có phong cách làm việc: quần chúng, dân chủ, khoa học, déi mới,

<small>nêu gương.</small>

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Luận án bổ sung vào nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng

<small>dạy của các môn khoa học chính tri, y đức và y xã hội học. Ngồi ra, làm cơ</small>

sở dé vận dụng, xây dựng và phát triển đội ngũ những người hành nghề khám,chữa bệnh trong điều kiện, tình hình hiện nay

7. Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung luận án bao gom 4 chuong, 10 tiết.

Chương 1: Tơng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề

khám, chữa bệnh theo phong cách Hồ Chí Minh — những van dé lý luận

Chương 3: Xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề

khám, chữa bệnh theo phong cách Hồ Chí Minh - thực trạng và những van dé

<small>đặt ra</small>

<small>Chương 4: Phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách làm việc của</small>

những người hành nghề khám, chữa bệnh theo phong cách Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Chương 1</small>

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh

Đã có nhiều cơng trình trong nước nghiên cứu về phong cách làm việcHồ Chí Minh. Giáo sư Đặng Xuân Kỳ là một trong những tác giả đầu tiênnghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách "Phuong pháp và phongcách Hồ Chi Minh" [45] do ơng chủ biên đã trình bày hệ thống phong cáchHồ Chí Minh, trong đó có phong cách làm việc Người. Cuốn sách đã nêu bậtnhững nội dung và giá trị ý nghĩa phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Trongphần nội dung phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra hai cách hiểu vềphong cách: cách hiểu theo nghĩa rộng và cách hiểu theo nghĩa hẹp. Tác giảcũng khăng định khái niệm phong cách trong cụm từ "Phong cách Hồ ChíMinh" phải được hiểu theo nghĩa rộng. Theo tác giả: "Phong cách Hồ Chí

Minh là sự tong hợp của: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phongcách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt. Năm mặt chủ yếu

nảy tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh" [45, tr.133-134].

Trong cuốn sách này, khái niệm phong cách Hồ Chí Minh chưa được phân

tích chỉ tiết cụ thể, nhưng đã chỉ ra các bộ phận cấu thành tổng thé phong cách Hồ

Chí Minh, định hướng cho những nghiên cứu về phong cách của Người. Phongcách làm việc Hồ Chí Minh được tác giả nghiên cứu và trình bày với ba đặc trưng

cơ bản: tác phong quần chúng, tác phong tập thể dân chủ và tác phong khoa học.Những đặc trưng này định hướng cho những nghiên cứu về phong cách Hồ Chí

<small>Minh nói chung và phong cách làm việc của Người nói riêng sau này.</small>

Tiếp nối cuốn sách "Phương pháp và Phong cách Hồ Chí Minh", nhiềutác giả tiếp tục nghiên cứu và đưa ra quan điểm về phong cách Hồ Chí Minh.

Cuốn sách "Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

[92] của tác giả Mạch Quang Thắng đã đưa ra khái niệm phong cách Hồ ChíMinh: “phong cách Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có, cái độc đáo, có

tính hệ thống, trở thành nền nếp ồn định được phản ánh trong tồn bộ cuộc

song của Hồ Chí Minh” [92, tr.155].

Tác giả Nguyễn Khắc Nho trong cuốn sách "Phong cách Hồ Chí Minh"

[75] đã tiếp cách Hồ Chí Minh trên góc độ phong cách của một lãnh tụ có sứccảm hố kỳ diệu, tạo niềm tin và sức sống mãnh liệt. Cuốn sách đã hệ thốngphong cách Hồ Chí Minh với sáu nội dung: Phong cách suy nghĩ và học tập

độc lập, sáng tạo; Phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thé,

tới nơi, tới chốn; Phong cách ứng xử van hố, tinh tế, đầy tính nhân văn, thắmđậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; Phong cách nói đi đơi với làm, nói

và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dé nhớ, dễ làm; Phong cách quần chúng, dân chủ,

tự mình nêu gương, sống thanh cao, giản di, lạc quan; Phong cách kiên trì vànhẫn nại, vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, sống ở đâu cũng được nhiều người

yêu quý, giúp đỡ và làm theo [75]. Cuốn sách đã chỉ ra những nội dung trongphong cách làm việc Hồ Chí Minh với những đặc điểm là thực hành dân chủ,

phát huy mở rộng dân chủ, phong cách làm việc khoa học hiệu quả, can thậnkỹ lưỡng cụ thé, tới nơi tới chốn có kiểm tra giám sát. Cuốn sách cung cấp

một cách tiếp cận khác về phong cách và phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

Cuốn sách "Phong cách Hồ Chí Minh" [49] do hai tác giả Đỗ HoàngLinh, Vũ Kim Yến tuyển chọn, biên soạn là một nguồn tài liệu cho việcnghiên cứu đề tài luận án. Từ những câu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh

được chia theo các chủ điểm: phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong

<small>cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, các tác giả đã có</small>

những nhận định, đánh giá về phong cách của người qua các bài viết, cơng

trình nghiên cứu. Hai tác giả khăng định giá trị của phong cách Hồ Chí Minh

<small>là tài sản vô giá đôi với dân tộc và nhân loại. Qua những mâu chuyện và các</small>

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

bài nghiên cứu, các tác giả muốn chứng minh sự gần gũi, thân thuộc, giản dịcủa Hồ Chí Minh đồng thời giúp người đọc nhận thấy sự vĩ đại của một con

<small>người được đánh giá là "đại nhân, đại trí, đại dũng".</small>

Cé thủ tướng Pham Văn Đồng đã có nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch

Hồ Chí Minh, một trong số đó là cuốn sách "Hồ Chí Minh — Tinh hoa và khí

phách của dân tộc" [27]. Đây là cuỗn sách nghiên cứu và đề cập nhiều đếnphong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách được chia làm năm phần nội dung: phầnI: Hồ Chí Minh cuộc gặp gỡ lịch sử; phần II: Hồ Chí Minh, lý luận và hành

động; phần III: Hồ Chí Minh, sự nghiệp; Phần IV: Hồ Chí Minh, con người

và Phần V: Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Cuốn sáchnày đã tập hợp những nghiên cứu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về người

thầy lớn, lãnh tụ tối cao của dân tộc. Cuốn sách đã làm sáng rõ những cống

hiến, những di sản mà Hồ Chi Minh dé lại cho dân tộc đó là hệ thống tutưởng, đạo đức và phong cách làm việc của Người, đặc biệt cuốn sách cũngkhẳng định những giá trị quý báu, tính thời sự của các di sản đối với công

cuộc xây dựng phát triển của đất nước hiện nay, trong tình hình diễn biến thế

giới sơi động, thay đổi. Trong tác phẩm này, bàn về phong cách Hỗ Chí Minh,Thủ tướng Pham Văn Đồng cho rang, đó là: "Sự thể hiện đẹp dé và vơ song

những gi là cao thượng nhất với những gi gọi là bình di nhất, là thơng thường

cua con nguoi, tat ca mang dau ấn Hồ Chí Minh" (27, tr.22].

Cuốn sách "Hồ Chí Minh — Nhà tư tưởng lỗi lạc" [96] của tác giảSong Thanh là cơng trình nghiên cứu về tư tưởng H6 Chí Minh và những giá

tri, đóng góp của Người đối với cách mạng Việt Nam. Cuốn sách đã khang

định, chứng minh Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, phân tích các nội dungtrong hệ thống tư tưởng của Người, từ đó chỉ ra những cách thức vận dụngtư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách chủ yếu tập trung vào

nghiên cứu tư tưởng của Người, khơng trực tiếp bàn về phong cách H6 Chí

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Minh, tuy nhiên từ việc nghiên cứu hệ thống tư tưởng, có thể đưa ra những

đánh giá, nhận định về phong cách.

Tác giả Trần Văn Giàu với cuốn sách "Hồ Chi Minh — Chân dung mộttâm hôn và trí tuệ vĩ đại" [31] cung cấp cho người đọc góc nhìn về con ngườivới nhân cách giản di, gần gũi, tài năng, tâm hồn vĩ đại, lớn lao. Theo tác giả,

phong cách H6 Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói điđơi với làm. Đặc biệt, tác giả nhân mạnh phong cách nêu gương, nói phải đi

đơi với làm: "phong cách Hồ Chí Minh là sự nhất quán trong suy nghĩ và việclàm..." Tác giả cũng đồng tình và tâm đắc với nhận định về phong cách Hồ

Chí Minh là "sự kết hợp nhuẫn nhuyễn sự tao nhã cao quý với tác phong gầngũi rất dân chủ, giữa tự do không nghỉ thức với sự nghiêm chỉnh thận trọng"

<small>[31, tr.37].</small>

Cuốn sách "Hồ Chí Minh tiểu sử" [98] là cơng trình nghiên cứu về cuộcđời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo sư Song Thành (chủ biên)cùng với tập thê các tác giả đã nghiên cứu, làm rõ tiểu sử của Người trong các

mối quan hệ: từ gia đình, quê hương, nhà trường đến xã hội, dân tộc, thời đại,

từ bạn bè đồng chí đồng đội đến cả kẻ thù; trong các hoạt động đấu tranh từtrong nước, ngoài nước từ đời sống chung của nhân loại và hoàn cảnh riêng

của dân tộc; từ các lĩnh vực đời sống tỉnh thần như tư tưởng — lý luận, dao

đức, phong cách, lối sống... Qua cuốn sách, phong cách Hồ Chí Minh đượcthé hiện từ phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo,

<small>phong cách ứng xử...</small>

Cuốn sách "Bi quyết thành công Hồ Chí Minh" [84] của tác giả Phùng

Hữu Phú là cơng trình nghiên cứu, tập hợp những bài viết lý giải về nhữngnguyên nhân tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Chủ tịch Hồ ChíMinh. Nhà nghiên cứu khăng định thắng lợi của cách mạng Việt Nam xuất

phát từ giải quyết thành công các mối quan hệ trong lực lượng cách mạng,

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thành phần dân tộc, từ đó xây dựng khối đại đồn kết tồn dân trên nền tảng

<small>liên minh cơng — nơng - trí thức dưới sự lãnh đạo của Dang Cộng sản Việt</small>

Nam. Cơng trình đã bắt đầu đề cập đến phong cách của Người thông qua việc

làm nỗi bật cách làm việc, ứng xử.

Cuốn sách do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn phục vụ thực hiện

Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị đây mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: "Những nội dung cơ bản của tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh" [4] chỉ ra sự thống nhất, gắn bó chặt chẽgiữa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Hệ thống tư tưởng, đạo đức

và phong cách gan bó, liên kết chặt chẽ, không tach rời, không biệt lập nhau..Trong nội dung phong cách, cuốn sách cho rằng, phong cách Hồ Chí Minh là

"những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư

tưởng, đạo đức của Người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗilạc, dao đức trong sáng, nhân văn" [4, tr.88-89]. Tài liệu khang định phongcách Hồ Chí Minh là hệ thống bao gồm phong cách tư duy, phong cách làm

việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Cuốn

sách ngăn gọn, đầy đủ, hệ thống và logic về tư tưởng, đạo đức và phong cáchcủa Người, đồng thời thé hiện rõ phong cách của Người là phong cách của vĩ

<small>nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố.</small>

Cuốn sách "Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh" [1A]tập hợp mười bay bài viết của các tác giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Cuốn

sách tập trung làm rõ nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách thể hiện trong

<small>cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Bên cạnh việc nêu bật nội dung,</small>

giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng, tắm gương đạo đức, các tác giả chỉ ra giá

trị phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh chính là sự phản ánhnhững giá trị cốt lõi trong tư tưởng đạo đức được thê hiện qua công việc, ứng

<small>xử, phong cách vừa gân gũi tự nhiên vừa có sức hút cảm hố kỳ diệu. Mơi</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

quan hệ tư tưởng, đạo đức, phong cách được thể hiện rõ. Tác giả Bùi ĐìnhPhong nhận định: “Tư tưởng Hồ Chi Minh thống nhất với phong cách, thé

<small>hiện qua phong cách và phong cách của Người chứa đựng những tư tưởng</small>

<small>lớn” [74, tr.189].</small>

Cuốn "Phong cách làm việc Lêninit, phong cách Hồ Chí Minh với cán

bộ cơng đoàn" [88] của tác giả Tran Dinh Quảng, Nguyễn Quốc Bao đã khaithác, đưa ra những nhận định cơ bản về phong cách làm việc Lêninit, những

nội dung cơ bản về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, và yêu cầu đổi mới

<small>phong cách làm việc trong cán bộ công đồn. Trên cơ sở phân tích những nội</small>

dung phong cách làm việc của Người, các tác giả đã đưa ra nhận định “HồChí Minh - tắm gương sáng ngời về phong cách làm việc”, từ đó nêu bật vai

trị cần thiết học tập theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh của đội ngũ cán

<small>bộ cơng đồn ở nước ta.</small>

Cơng trình "Đạo đức, phong cách, lê lối làm việc của cán bộ, cơng

chức theo tư trởng Hồ Chí Minh" [85], cua Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ,Viện khoa học tô chức Nhà nước, do tiến sĩ Thang Văn Phúc (Chủ biên) đã

có đề cập về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách

<small>đội ngũ cán bộ, cơng chức. Đây là cơng trình tập hợp các bài tham luận Hội</small>

thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩmSửa đổi lối làm việc. Các tác giả đã phân tích luận giải những vẫn đề cơbản về tiêu chuẩn, nội dung, yêu cầu, sự can thiết hoc tap, rèn luyện về đạođức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ cơng chức hiện nay theo tư

tưởng Hồ Chí Minh.

Cuốn sách "Học tập phong cách tư duy Hô Chi Minh" [83] của tác

giả Trần Văn Phịng (chủ biên) là một cơng trình nghiên cứu cơng phu về

<small>phong cách tư duy và việc học tập phong cách tư duy của Người. Bên cạnh</small>

<small>những nội dung sâu sac cụ thê vê phong cách tư duy, những vân đê cơ bản</small>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

về phong cách được tác giả nghiên cứu công phu. Cuốn sách cung cấp chongười đọc những cách tiếp cận đa dạng hơn về phong cách làm việc củaChủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác giả cuốn sách "Văn hố đạo đức Hồ Chí Minh" [6] — Nhà nghiêncứu Hồng Chí Bảo đã tổng hợp năm chuyên đề nghiên cứu về tư tưởng,

đạo đức của Người. Tác giả bàn đến những nội dung về văn hố đạo đứccủa Người, từ đó chỉ ra những van dé cần quan tâm trong thực hiện cuộc

vận động "Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ngồira, hai tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" và "Nâng cao đạo đức cách mạng,

<small>quét sạch chủ nghĩa cá nhân" được nghiên cứu, trình bày một cách hệ</small>

thống. Nội dung đặc sắc của cuốn sách cịn được thể hiện trong phần minh

triết Hồ Chí Minh về đạo đức. Cuốn sách không trực tiếp nghiên cứu phong

cách Hồ Chí Minh nhưng tác giả đề cập đến phong cách của Người qua các

<small>nội dung được trình bày.</small>

Tác giả Nguyễn Tử Nên bàn về phong cách Hồ Chí Minh thông quanhững câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Người. Trong cuốn sách "Phong

cách Bác Hồ" [70], tác giả khang định phong cách Hồ Chí Minh được tạo nên từchính cuộc song doi thuong, nép làm việc, cách ứng xử rất riêng biệt độc đáo.

Phong cách của Người đã tạo nên một Hồ Chủ Tịch vĩ đại không chỉ đối với nhân

dân Việt Nam mà còn đối với cả nhân đân u chuộng hồ bình trên thế giới. Đólà phong cách của một vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hố kiệt xuất.

Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, cónhững cơng trình tập hợp, sưu tầm, tuyển chọn những câu chuyện về phong

<small>cách của Người.</small>

Cuốn sách "Những mẫu chuyện về phong cách Hồ Chi Minh" [T3] củanhiều tác giả đã tập hợp các mau chuyện về Hồ Chí Minh. Các câu chuyệnđược sắp xếp theo các đặc trưng phong cách: những mâu chuyện về phong

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cách tư duy; phong cách làm việc; phong cách diễn đạt; phong cách ứng xử;

phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tác giả làm nổi bật phongcách, chuân mực của người cách mạng Hồ Chí Minh, phong cách khơng xalạ, cách biệt, mỗi con người bình thường đều có thể soi mình để học tập và

Tác giả Mạch Quang Thắng với tác phẩm "Hồ Chí Minh — Đơng hành

cùng dan tộc" [93] đã nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Tácgiả có quan điểm tương đồng với những nhà khoa học khác khi chỉ rõ các nội

dung của phong cách làm việc Hồ Chí Minh bao gồm: phong cách gần dân,hiểu dân, vì dân; phong cách làm việc dân chủ; phong cách làm việc khoa học

và phong cách nêu gương sáng. Tác giả cũng khang định, Hồ Chí Minh là

người có phong cách làm việc độc đáo, có sức làm việc phi thường, hết sức,hết lịng, tận tâm tận lực với công việc, với sự nghiệp giải phóng dân tộc và

<small>lãnh đạo cách mạng.</small>

Tác giả Trần Thái Bình (chủ biên) trong cuốn sách "Hồ Chí Minh — Sự

hình thành một nhân cách lớn" [8] đã nghiên cứu những nội dung về phong

cách và phong cách làm việc H6 Chí Minh. Đó là phong cách làm việc thận

trọng, thiết thực, chủ động; phong cách luôn luôn nắm vững đường lối quầnchúng: tác phong tập thé, dân chủ và tác phong khoa học. Tác giả cũng khang

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

định vai trò, giá trị to lớn của phong cách và phong cách làm việc Hồ ChíMinh đặc biệt là đối với thế hệ thanh thiếu niên: "Nhìn từng mặt phong cách

ay, các thế hệ thanh thiếu niên ta có thể rút ra được bài học sâu sắc: bài học dé

song ở đời va làm người" [8, tr.82].

Cuốn sách "Phong cách làm việc Hà Chí Minh: Một số vấn dé lý luận

và thuc tiên" [95] của hai tác giả Phùng Thanh và Bùi Văn Mạnh (đồng chủbiên) nghiên cứu những giá trị lý luận và thực tiễn phong cách làm việc Hồ

<small>Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Sau khi phân tích các đặc trưng phong</small>

cách làm việc Hồ Chí Minh, các tác giả đã chỉ ra các giá trị về lý luận và

thực tiễn phong cách làm việc của Người, đồng thời nêu ra những yêu cầutrong học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giai đoạn

vi nó trực tiếp liên quan đến mối quan hệ giữa cán bộ, đội ngũ lãnh đạo và

nhân dân. Các tác giả khang định sự cần thiết phải tiếp tục đây mạnh nghiêncứu và vận dụng, học tập theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí

<small>Minh trong giai đoạn hiện nay.</small>

Giá trị phong cách làm việc Hồ Chí Minh được trình bày hệ thốngtrong cuốn sách "Phong cách làm việc Hồ Chí Minh — Giá trị lý luận và thựctiên" [2] của tác giả Phạm Ngọc Anh (chủ biên). Các tác giả đã nhấn mạnh

phong cách làm việc Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong hệ thốngphong cách Hồ Chí Minh, góp phan tạo nên sự đặc sắc trong phong cách của

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Người. Theo các tác giả, phong cách làm việc Hồ Chí Minh được hiểu một

<small>cách đơn giản là cách thức hoạt động trong lãnh đạo quản lý của Người. Hệ</small>

thống phong cách làm việc của Người bao gồm phong cách làm việc quầnchúng: tập thé - dân chủ; khoa học; thiết thực, cụ thể; nêu gương. Các tác giảkhẳng định vai trò to lớn, sức lan toả của phong cách làm việc Hồ Chí Minh

đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời nhẫn mạnh hệthống phong cách này có giá trị lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng và phát

triển phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ tất cả các ngành nghề trong giaiđoạn hiện nay. Khang định, nhẫn mạnh vai trò, tam quan trọng phong cách làm

việc Hồ Chí Minh, các tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường

<small>học tập và làm theo phong cách làm việc của Người. Các giải pháp có ý nghĩa</small>

thiết thực trong việc xây dựng phong cách làm việc hiện nay cho đội ngũ cán

bộ, nhân viên, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ đang làm việc trong các cơquan của Chính phủ, Nhà nước. Đây là cuốn sách hữu ích trong q trình

<small>nghiên cứu thực hiện luận án.</small>

Tác giả Nguyễn Thế Thắng với tác phâm "Vận dung Tw tưởng Hồ Chi

<small>Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, lãnh đạo, quản lý ở</small>

nước ta hiện nay" [94] là cơng trình nghiên cứu công phu về xây dựng phong

cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Tư tưởng Hồ Chí

Minh. Cuốn sách gồm hai chương, chỉ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về phong

<small>cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý và vận dụng tư tưởng của Ngườitrong việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước</small>

ta hiện nay. Cuốn sách đã làm rõ các khái niệm như phong cách, phong cách

<small>làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý, chỉ ra những mục tiêu, phương hướng,nội dung xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý</small>

theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tài liệu cần thiết cho tác giả trong quá

<small>trình thực hiện nghiên cứu luận án của mình.</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Tác giả Vũ Ngọc Am với cuốn sách "Học tập và làm theo tư tưởng,tam gương đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh" [1] khái quát phong

cách làm việc Hồ Chí Minh gồm các nội dung: phong cách làm việc quần

chúng, phong cách làm việc tập thể - dân chủ, phong cách làm việc khoa học

<small>và phong cách làm việc nêu gương. Tác giả nhận định, dành được những</small>

thắng lợi to lớn của cách mạng, phong cách làm việc đặc biệt phong cách gầndân, tôn trọng nhân dân, tin tưởng nhân dân chính là điểm đặc sắc nổi bật

trong phong cách làm việc của Người. Tác giả khang định, phong cách làmviệc Hồ Chí Minh là "tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến

và giải quyết các kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phêbình của quần chúng, giáo dục, lãnh đạo quần chúng, học hỏi tự mình mẫu

mực dé xứng đáng với sự tin cậy của nhân dan" [1, tr.40].

Các cơng trình nghiên cứu phong cách làm việc Hồ Chí Minh rất đadạng, phong phú: các cuốn sách thể hiện tư duy, quan điểm của các tác giả

trực tiếp bàn đến phong cách làm việc Hồ Chí Minh; các tác phẩm tổng hợp,sưu tam tuyển chọn những mau chuyện về phong cách của Người; những tác

phẩm trực tiếp nghiên cứu phong cách làm việc Hồ Chi Minh; những cơngtrình thơng qua nghiên cứu tư tưởng, đạo đức dé làm nổi bật phong cách làm

việc của Người. Điểm chung, thống nhất của các nhà nghiên cứu đều khăng

định phong cách là những nét đặc sắc, riêng biệt, trở thành hệ thống, 6n địnhđược thể hiện trong tất cả hoạt động trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Phong cáchvà nghiên cứu phong cách gắn liền chặt chẽ với tư tưởng, đạo đức của Người.

Đã có một số luận án tiến sĩ, bài viết về phong cách Hồ Chí Minh, vận

dụng phong cách Hồ Chí Minh dé xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ

cán bộ, đảng viên, nhân viên ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Bài viết của tác gia Trần Nguyễn Tun: "Hơ Chí Minh vận dụng và

<small>phát triên quan diém cua chủ nghĩa Mác — Lênin về phong cách làm việc của</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

người lãnh đạo" [104] đã chỉ ra việc vận dụng và phát triển sáng tạo nhữngluận điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán

<small>bộ có phong cách làm việc khoa học, hợp lý và hiệu quả.</small>

Tác gia Bùi Dinh Phong có bài viết "Phong cách Hồ Chi Minh một giá

trị di sản văn hoá dân tộc" [78]. Bài viết đã cung cấp góc nhìn mới về ý

nghĩa, giá trị của phong cách Hồ Chí Minh, nghiên cứu phong cách củaNgười trên phương diện của một nhà văn hoá lớn . Tác giả khang định "phong

cách Hồ Chí Minh đã nâng cao tầm vóc nhà văn hố lớn Hồ Chí Minh".

Bài viết của tác giả Lê Thị Hương Lan về "Đổi mới phong cách làm

việc của đội ngũ cản bộ cấp cơ sở theo Tu tưởng Hồ Chí Minh" [47] nêu lênhai vấn đề: phong cách làm việc Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung là tính

tiên phong, gương mẫu, chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân;

phong cách làm việc dân chủ, phong cách làm việc khoa học và sự nhất quángiữa nói và làm; từ đó tác giả khăng định sự cần thiết, đúng đắn trong đổi mới

<small>phong cách làm việc của cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng theo tư</small>

tưởng Hồ Chí Minh.

Bài viết "Học tập và làm theo phong cách làm việc cua Chu tịch Hồ ChíMinh" [112] cua tác giả Lê Văn Yên đăng tải trên Báo Nhân dan cuối tuần

nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cách tiếp

cận về phong cách làm việc của Người. Theo tác giả, học tập phong cách làmviệc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung: học tập phong cách làm

<small>việc xác định rõ phương hướng, mục đích; phong cách làm việc có chương</small>

trình, kế hoạch rõ ràng: phong cách làm việc khoa học; phong cách làm việc

siêng năng, cần cù; phong cách làm việc biết quý trọng thời gian.

Tác giả Lê Gia Đồng với bài viết "Xây dựng phong cách làm việc củachính uỷ, chính trị viên theo phong cách Hồ Chí Minh" [25] khăng định vai trò

cần thiết của việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ chính uỷ, chính trị

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

viên trong lực lượng quân đội theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh năm nângcao sức chiến đấu, tăng cường bản lĩnh chính trị cho lực lượng quân đội. Tác giả

khăng định muốn học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh, người chính uỷ,chính trị viên cần tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủnghĩa cá nhân, tận tâm, tận lực với công việc. Bài viết đã nghiên cứu về việc vậndụng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho lực lượng quân đội hiện nay.

Tác giả Nguyễn Văn Chung cũng có bài viết đăng trên Tạp Chí cộng

sản ngày 18-11-2019 về nội dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh với tiêuđề "Học tập tắm gương làm việc trách nhiệm, khoa học, đổi mới của Chủ tịch

Hồ Chí Minh" [16]. Bài viết tập trung vào hai vấn đề: một là chỉ rõ nội dungphong cách, tắm gương làm việc trách nhiệm, khoa học, đơi mới của Chủ tịch

Hồ Chí Minh; hai là chỉ ra việc vận dụng phong cách vào xây dựng phong

cách làm việc của mỗi cán bộ đảng viên trong bối cảnh đổi mới, hội nhập.

Bài viết "Học tập và làm theo tam gương đạo đức, phong cách Hồ Chi

<small>Minh với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo Việt Nam hiện nay" [32] của tác giả</small>

Đỗ Thanh Hải chỉ ra những nội dung về đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

đội ngũ nhà giáo hiện nay cần học tập. Dựa trên các đặc trưng của đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu ra những nội dung đội ngũ giáo viêncần rèn luyện như tận tâm phụng sự tô quốc phụng sự nhân dân, đấu tranh phêbình và tự phê bình trước những hiện tượng tiêu cực về đạo đức, khơng ngừng

<small>học tập nâng cao trình độ chuyên môn.</small>

Hau hết, các bài viết nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh chỉ

<small>tập trung nghiên cứu sự vận dụng vào xây dựng phong cách làm việc của từng</small>

đối tượng ngành nghề cụ thể khác nhau. Mỗi bài viết đề cập những khía cạnh, giá

trị trong vận dụng phong cách làm việc của Người dé xây dựng đội ngũ cán bộ,

<small>đảng viên... Các cơng trình này đã giúp tác giả có cách nhìn rộng hơn trong quá</small>

<small>trình thực hiện nghiên cứu của mình.</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Đã có một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ

<small>Chí Minh.</small>

Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Huyền năm 2018 về đề tài "Xây dựng

phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miễn núi phíaBắc theo phong cách Hồ Chí Minh" [39] tập trung nghiên cứu về phong cách

làm việc Hồ Chí Minh, tác giả chia phong cách làm việc của Người theo nămnội dung: phong cách làm việc dân chủ, phong cách làm việc quần chúng,

<small>phong cách làm việc khoa học, phong cách làm việc nêu gương, phong cách</small>

làm việc nói đi đơi với làm. Luận án khang dinh:

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hịa của những giátrị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam cùng với tỉnh hoa văn hóa nhân

loại, trên nền tảng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác

-Lénin và những phẩm chất vĩ đại của một vị lãnh tụ suốt đời tận tụy vi nướcvì dân đã tạo nên sức sống lâu bền đối với mọi thế hệ [39, tr.61].

Từ đó luận án vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở dé nâng

cao hiệu quả chất lượng công việc cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Luận án tiến sĩ chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang "Xâydựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho cán bộ, giảng viên các học viện

<small>công an nhân dân hiện nay" [102] ngồi phân tích các đặc trưng, nội dung</small>

chủ yếu của phong cách làm việc đã chỉ ra giá trị của phong cách làm việc Hồ

<small>Chí Minh, từ đó vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên của các</small>

trường khối An ninh nhân dân. Từ nội dung phong cách làm việc Hồ ChíMinh, tác giả đã chi ra những van dé mà đội ngũ giảng viên các trường anninh cần làm theo là: xây dựng phong cách làm việc dân chủ đoàn kết; phong

cách làm việc sâu sát, nắm bắt tình hình thực tế; phong cách làm việc tận tuy,

<small>trung thực, trách nhiệm; phong cách làm việc nêu gương.</small>

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Ngoài những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, phong</small>

cách Hồ Chí Minh cũng được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu trong các

<small>năm giai đoạn trong cuộc đời sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Người:</small>

giai đoạn từ 1890-1917: từ chàng trai nghèo ở nông thôn, đến người phụ

bếp, đến đảng viên Đảng xã hội và đảng viên Đảng cộng sản; giai đoạn từnăm 1917-1940: Từ niềm tin đến hành động: Con đường trở thành Người

Cộng sản; giai đoạn từ 1941-1945: Sáng lập nhà nước kiểu mới ở Việt

Nam; giai đoạn từ 1945-1954: Con đường đến chiến thắng Điện Biên Phủ;giai đoạn 1954-1969: Sự tham gia của Người Mỹ và cuộc chiến tranh lần

thứ hai của Đông Dương. Trong cuốn sách này, tác giả đã nhận định chính

Hồ Chí Minh chính là "biểu tượng của sự sống, niềm hy vọng, cuộc dau

tranh vì độc lập, sự cơng hiến hy sinh và những thang lợi vẻ vang". Tác giacũng khăng định, chính phong cách gắn bó, gần gũi, tin tưởng vào nhân

dân của một vị lãnh tụ như Hồ Chí Minh là nguồn gốc dẫn đến những

thành cơng của Người: "Khả năng hoà đồng với nhân dân là cơ sở dẫn đếnmọi thành cơng của Hồ Chí Minh".

Cuốn sách "Ho Chi Minh, a life" [118] (tạm dịch là "Hồ Chí Minh một

cuộ đời) là tác phẩm của Giáo sư sử học Người Mỹ William J.Duiker. Tác phamgần 700 trang này là cơng trình nghiên cứu suốt 20 năm của ông, bằng việc đến

rất nhiều nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhân chứng, nhân vật, những tác giả đi

trước dé nghiên cứu cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng chính

<small>nhiệt tâm yêu nước, nhãn quan chính tri sac bén, tính khoan hoa, lịng nhân hau</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

và sự thấu hiểu triệt dé về phương thức đấu tranh chính là nguyên nhân cho sự

<small>thành công trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Người. Theo tác giả, con</small>

người Hồ Chí Minh có nhiều điểm giống với Lênin, có những điểm giống

Gandhi. Điểm nổi bật của Người trong mọi việc chính là tơn trọng người khác,luôn sử dụng cách thuyết phục, không áp đặt ý chí hay quyền lực của mình lên

người khác. Cuốn sách khắc hoạ rõ nét cuộc đời sống động của một con người"có một vị trí trong ngơi đền thờ những anh hùng cách mạng từng đấu tranhmạnh mẽ dé những người cùng khổ trên thế giới có được tiếng nói đích thực của

họ". Cuốn sách làm nổi bật phong cách, tài nang, trí tuệ Hồ Chí Minh — lãnh tụ

<small>cách mạng của Việt Nam và các nước thuộc địa.</small>

Cuốn sách "Ho Chi Minh Pfad" [114] bản dịch Tiếng Việt với tựa đề

Hồ Chí Minh - một biên niên sử [40] của tác giả người Đức Hellmut

Kapfenbergen được Đinh Hương và Thu Hà biên dịch cung cấp một gócnhìn tồn cảnh về cuộc đời Hồ Chí Minh. Khơng chỉ khắc hoạ cuộc đờingười chiến sĩ cộng sản, nhà yêu nước, đấu tranh khơng mệt mỏi vì độc lập

tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, cuốn sách đã làm nỗi bật

những giá trị, đóng góp vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng thếgiới. Tác giả đưa ra những nhận định về Hồ Chí Minh: Đó là một conngười diu dang, khiêm nhường, mềm dẻo, nhiều khi có cử chỉ có phan dédat, nhưng đã viết nên cả một chương vi đại của cuộc đấu tranh giải phóngchống dé quốc ở thế kỷ 20 va đã khơi dậy những tình cảm đồn kết rộngkhắp thế giới [40]. Đồng thời, tác giả cũng khăng định phong cách, nhân

cách đáng ngưỡng mộ, ngợi ca của Người: Trải qua cuộc sống trên thế giới

và rộng mở lòng mình với thế giới, thụ hưởng một nên giáo dục tuyệt vời,có một tư tưởng nhân văn, một tình người am áp, sự khiêm tốn tự nhiên vàtính liêm khiết khơng giả tạo là những tính cách đã tạo nên một nhân cáchHồ Chi Minh xuất chúng [40].

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Các cơng trình nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh đadạng, phong phú, tất cả đều khăng định phong cách làm việc là một bộ phậnquan trọng trong hệ thống phong cách của Người và những giá trị, ý nghĩaphong cách làm việc của Người dé lại. Phong cách làm việc của Người là tàisản vô cùng quý giá trong toàn bộ di sản đã dé lại cho dân tộc. Phong cách

làm việc Hồ Chí Minh không phải để ca ngợi, sùng bái mà để mỗi cá nhâncó thê học tập và noi theo. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là phong cách

làm việc khoa học, độc đáo, hiệu quả. Những cơng trình nghiên cứu vềphong cách làm việc của Người được tiếp cận dưới nhiều góc độ, đa dạng về

<small>nội dung.</small>

1.1.2. Nghiên cứu phong cách làm việc của những người hành nghề

khám, chữa bệnh và việc vận dụng phong cách làm việc Hồ Chí Minh vàoxây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa

<small>bệnh ở Việt Nam hiện nay</small>

Đội ngũ những người hành nghề khám, chữa bệnh là yếu tố quan trọng,

quyết định chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Trong những năm gần đây, y xã hội học là những vấn đề được nhiều nhà khoa

tập trung nghiên cứu. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện và hệ

thống về thực trạng phong cách làm việc của những người hành nghề khám,

chữa bệnh được tiến hành. Các nghiên cứu thường tập trung theo các hướngkhác như: đánh giá sự hài lòng về chất lượng của người bệnh đối với công táckhám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ; đánh giá về thái độ làm việc của những

người hành nghề khám, chữa bệnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công

tác; đánh giá về y đức trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thông

<small>qua những cơng trình nghiên cứu theo các hướng trên chỉ ra thực trạng phongcách làm việc của đội ngũ những người hành nghê khám, chữa bệnh.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Mạnh Hùng về "Nghiên cứu thực

trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trungương và kết quả một số biện pháp can thiệp" [37] phân tích những chuẩn mựcy đức của điều dưỡng trên thế giới và so sánh với những chuẩn mực y đức củađiều dưỡng ở Việt Nam. Băng các phương pháp do lường định tinh và định

lượng, luận án đã đưa ra các số liệu đánh giá việc thực hành y đức của cácđiều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương và đánh giá hiệu quả của các biện

pháp can thiệp. Luận án đã cung cấp cho tác giả những dữ liệu quan trọng vềđối tượng điều dưỡng trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình.

Luận án của Lê Thanh Chiến về dé tài "Nghiên cứu sự hài lòng củangười bệnh về khám, chữa bệnh tại 3 bệnh viện đa khoa hang I thuộc Sở Y té

thành phó Hồ Chi Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2010 —

2012)" [15] làm rõ thực trạng, các yếu tô ảnh hưởng đến sự hai lòng củangười bệnh về khám, chữa bệnh tại ba bệnh viện đa khoa hang I thuộc Sở Ytế thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp

nhằm nâng cao sự hài lòng người bệnh về khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Cấp

cứu Trưng Vương (2011- 2012). Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, sựhài lòng của người bệnh được thể hiện ở bốn yếu tố: hài lòng về cơ sở vật

chất; hài lịng về thủ tục hành chính; hài lòng về bác sĩ điều trị; hài lòng về

điều dưỡng chăm sóc và sự hài lịng về vệ sinh, an ninh, trật tự của bệnh viện.Trong đó, sự hài lịng của người bệnh đối với bác sĩ và điều dưỡng chăm sócđang ở mức chấp nhận được chứ chưa đạt được mức độ hài lịng cao. Luận án

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh đối với độingũ bác sĩ, điều dưỡng, cung cấp các số liệu cho tác giả trong quá trình thực

<small>hiện luận án.</small>

Báo cáo khảo sát "Sự hài lòng của người dân đổi với dịch vụ y té tuyến

xd" [9] được phối hợp thực hiện của Tỉnh Điện Biên va Unicef là báo cáo

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nghiên cứu đầy đủ, chỉ tiết về chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh, chămsóc sức khoẻ của đội ngũ những người hành nghề khám, chữa bệnh ở tuyến

thấp nhất (tuyến xã) ở một tỉnh miền núi. Báo cáo chỉ ra tình trạng cơ sở vật

chat, nguồn nhân lực của các trạm y tế xã, đặc biệt thực trạng nguồn nhân lực

yêu: thiếu cả về số lượng và chất lượng chuyên môn các trạm y tế xã. Tổng kết

mức độ hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ y tế cụ thể trên từng loạidịch vụ cụ thể: Dịch vụ được hài lịng nhất là dịch vụ tiêm chủng, tiếp đó là

dịch vụ khám thai, dịch vụ truyền thông sức khoẻ. Phần nội dung về thái độcủa đội ngũ nhân viên y tế cũng được báo cáo chia theo các loại dịch vụ,

<small>nghiên cứu thái độ, mức độ quan tâm, có hiện tượng vô cảm, thờ ơ với người</small>

bệnh hay không; mức độ cần thận trong quá trình khám, cho thuốc, hướng dẫn

chăm sóc day đủ, dễ hiểu. Những con số cụ thé của các bảng biểu trong Báo

cáo ít nhiều thể hiện phong cách làm việc của đội ngũ những người hành nghềkhám, chữa bệnh ở tuyến thấp nhất - cấp xã ở một tỉnh miền núi.

Báo cáo mới được thực hiện trong năm 2018 cũng đã đề cập đến phongcách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh là "Báo cáo chính

sách Chỉ số hài lịng người bệnh — Đánh giá chất lượng phục vụ khám, chữabệnh tại một số bệnh viện công lập ở Việt Nam từ góc nhìn của người bệnh"

[11]. Đây là nghiên cứu toàn diện, hệ thống về đánh giá chất lượng chăm sócsức khoẻ của ngành y ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện ở khắp các khuvực của cả ba miền Bắc Trung Nam: cụ thê là 24 bệnh viện tuyến tỉnh, 5 bệnhviện tuyến huyện ở 21 tỉnh, thành phố trong cả nước. Nghiên cứu này cũng đặc

biệt quan tâm đến chất lượng, trình độ chun mơn, thái độ giao tiếp ứng xửcủa đội ngũ nhân viên y tế. Các vấn đề từ thái độ của bác sĩ, điều dưỡng trong

quá trình khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc... đều được báo cáo trình bay chi

tiết qua bảng biểu, con số. Đây là Báo cáo có giá trị trong nghiên cứu phong

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh thể hiện trên cảchuyên môn, thái độ giao tiếp, ứng xử.

Luận văn thạc sĩ về Quản lý Công của tác giả Trần Mỹ Hạnh với đề tài

"Danh giả thực hiện quy tắc ung xu tại bệnh viện công thuộc thành phố HàNoi" [33] nghiên cứu một biểu hiện trong phong cách của nhân viên ngành y.

Tác giả nghiên cứu, chỉ ra thực trạng việc thực hiện các quy tắc ứng xử trongquá trình khám, chữa bệnh, đồng thời đưa ra những đánh giá kết quả trong

thực hiện quy tắc ứng xử. Nghiên cứu cho rằng việc thực hiện quy tắc ứng xửtại các bệnh viện công thuộc Hà Nội đã tạo ra những chuyên biến về nhận

thức, thái độ, hành vi ứng xử của thầy thuốc, nhân viên y tế, tạo ra môi trường

làm việc tốt nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tại một số bệnh

viện đã khơng cịn đơn thư phản ánh thái độ của nhân viên y tế đối với người

bệnh và người nhà của người bệnh, những người hành nghề khám, chữa bệnhý thức rõ hơn về trách nhiệm, duy trì thực hiện tốt quy chế chun mơn.

Ngồi ra luận văn cũng chỉ ra những hạn chế trong thực hiện quy tắc ứng xửnhư "thái độ cáu gắt với người bệnh và gia đình người bệnh, làm sai quy trình

chun mơn kỹ thuật, một bộ phận nhân viên y tế suy thoái phẩm chất đạođức, hách dịch cửa quyền, lãng phí, tham nhũng, thiếu trách nhiệm, vơ cảm

trước u cầu của người bệnh” [33, tr.60]

Luận văn thạc sĩ của tác giả Tạ Thị Tươi về dé tài "Sự hài lịng cuangười bệnh về dịch vụ chăm sóc nha khoa tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặttrường Đại học Y Hà Nội Năm 2018" [105] đưa ra các con số về chất lượng

<small>làm việc của đội ngũ nhân viên của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt Trường</small>

Đại học Y Hà Nội. Các tiêu chí được đưa ra liên quan đến chất lượng làm

việc của đội ngũ nhân viên y tế gồm thái độ của cán bộ y tế khi khám, chữabệnh, sự giải thích về quy trình điều tri, sự cần trọng của cán bộ y tế trong

<small>khám, chữa bệnh, thái độ chuyên môn của cán bộ y tê. Qua những sô liệu</small>

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

của nghiên cứu này, ít nhiều nhận thấy chất lượng phục vụ và đánh giá được

phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên y tế tại Viện Đào tạo Răng Hàm

<small>Mặt Trường Đại học Y Hà Nội.</small>

Những cơng trình nghiên cứu về thực trạng phong cách làm việc củanhững người hành nghề khám, chữa bệnh hiện nay chưa nhiều, chủ yếunghiên cứu chỉ số hài lịng của người bệnh. Một số cơng trình hướng đếnnghiên cứu thái độ của đội ngũ những người hành nghề khám, chữa bệnhtrong việc thực hiện nhiệm vụ. Các nghiên cứu được triển khai tại một số cơsở khám, chữa bệnh, chưa có nghiên cứu nào tổng quát cho tồn ngành y. Tuynhiên, thơng qua các cơng trình nghiên cứu này, có thé đưa ra các đánh giában đầu về phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên ngành y.

Trong những năm gần đây, vấn đề đôi mới phong cách, thái độ phục vụ

của những người hành nghề khám, chữa bệnh hướng đến sự hài lòng của ngườibệnh được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có dé tài nghiên cứu về thực hiện đổimới phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh theo

phong Hồ Chí Minh và cụ thé là theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Hau

hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở quan điểm Hồ Chí Minh về ngành y, về đạođức ngành y và thực hành y đức theo quan điểm, tư tưởng, dao đức Hồ Chí

<small>Minh. Thơng qua các nghiên cứu này, các tác giả đưa ra các nhận định, đánh</small>

<small>giá trên khía cạnh đạo đức nói chung, chưa đánh giá được phong cách, phong</small>

cách làm việc gồm cả chuyên môn, đạo đức, ứng xử, hành động trong q trìnhlàm việc của người hành nghề khám, chữa bệnh.

Cơng trình có dé cập đến vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào đổi

mới phong cách cho những người hành nghề khám, chữa bệnh là Kỷ yếu củaBan Tuyên giáo trung ương: "Kỷ yếu kết quả 4 năm triển khai cuộc vận động

"Hoc tập va làm theo tam guong dao duc Hồ Chi Minh" (2007 — 2010)" [3].Cuộc van động Hoc tap va làm theo tam gương dao đức Hồ Chí Minh đã tạo

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nên những chuyên biến trong nhận thức và những chuyên biến về làm theo

tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ý thức trách nhiệm của các tơ chức Dang,

chính quyền, đồn thể, cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân được nângcao hơn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Việc thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí có chuyền biến khá rõ rệt. Công tác cải cách thủ tụchành chính, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, phịng, chống quan liêu,tham nhũng có chuyền biến tích cực. Kỷ yếu đề cập đến việc đổi mới phong

cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh trong việc thực

<small>hiện cuộc vận động.</small>

Ngồi cơng trình này ra, hầu hết các cơng trình cịn lại là nghiên cứu vềquan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề y, về đạo đức nghé y và vận dụng

xây dựng đạo đức nghề y theo tư tưởng, quan điểm của Người. Cụ thé:

Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Chui tịch Hồ Chi Minh với công tác bảo vệsức khoẻ" [10] do Bộ Y tế và Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh téchức, được xuất bản thành sách nhân kỷ niệm lần thứ 107 năm ngày sinh của

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơng trình gồm 84 bài tham luận của gần 90 tác giả

bao gồm cả các nhà khoa học xã hội và cán bộ y tế. Cuốn kỷ yếu gồm bốnphần nội dung: Phần thứ nhất quan điểm của Hồ Chí Minh về trách nhiệm củangành y tế và xây dựng nền y học Việt Nam; phần thứ hai quan niệm củaChủ tịch Hồ Chí Minh về người cán bộ y tế và y đức; phần thứ ba quan niệmcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân;phần thứ tư quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng y tế địa

<small>phương và cơ sở.</small>

Cuốn sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh với y tế" [86] của ba tác giả Đỗ

<small>Nguyên Phương, Nguyễn Khánh Bật và Nguyễn Cao Thâm, trình bày tương</small>

đối đầy đủ về những tư tưởng, quan điểm về y tế của Hồ Chí Minh, sự vậndụng của Đảng và Nhà nước trong định hướng xây dựng và phát triển nền y

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

tế. Cuốn sách bước đầu nêu lên một số giải pháp phát triển y tế trong thời kỳday mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Cuốn sách này bàn nhiềuđến những quan điểm và dao đức dé phát triển ngành y của Hồ Chí Minh,mặc dù chưa dé cập đến phong cách nhưng thông qua tư tưởng và quan điểmvề đạo đức ngành nghề giúp tác giả có góc nhìn khái quát hơn trong quá

<small>trình nghiên cứu.</small>

GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng với tác phẩm "Quản lý y tế tìm toi học

tập và trao đổi" [38], đây la cuốn sách ban nhiều van dé dang dat ra cua

ngành y tế. Tác gia đặc biệt quan tâm đến van dé đạo đức, y đức, đòi hỏi cấp

bách phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc trong côngcuộc Đổi mới đất nước. Tác giả nghiên cứu hệ thong nội dung Tư tưởng Hồ

Chí Minh về sức khỏe và cơng tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đạo đức

<small>ngành y và vai trò cua dao đức ngành y trong giai đoạn hiện nay.</small>

Bài báo "Xây đựng y đức cho chiến sỹ quân y" [17] của tác giả ChuTiến Cường in trên báo Nhân dân ngày 01 tháng 8 năm 2008, thông qua các

bức thư Người gửi cho cán bộ, chiến sỹ quân y, tác giả bàn đến van đề xây

dựng đạo đức nghề y cho các cán bộ nghé y phục vụ trong quân đội theo quanđiểm của Người. Nêu lên những giá trị, ý nghĩa và quan điểm của Hồ Chí

Minh về y đức trong thời kỳ chiến tranh và nhắn mạnh vai trò ý nghĩa trong

<small>giai đoạn hiện nay.</small>

Bài báo "Trang bi lý tưởng đạo đức nghề y" [51] của tác giả Nguyễn Hiền

Lương được đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 11 tháng 5 năm 2010 nêu sựcấp thiết cần phải giáo dục, rèn luyện đạo đức y học, đồng thời cũng chỉ ra vaitrò giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với cán bộ nhân viên ngành y. Bài báo nêubật sự cần thiết trang bị kiến thức về đạo đức nói chung và đạo đức ngành y nói

riêng cho sinh viên ngành y cũng như đội ngũ những người hành nghề khám,

chữa bệnh trong công cuộc xây dựng, phát triển ngành y và đất nước.

<small>3l</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thi Ly với đề tài "Nang cao đạo đức

người thay thuốc trong diéu kién hién nay ở nước ta" [54] ban dén y duc —dao đức cua những người thầy thuốc, đưa ra những chuẩn mực dao đức cơbản của người thấy thuốc. Luận án đánh giá thực trạng y đức, chỉ ra nguyênnhân của thực trạng đó và nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao y đức cho

những người thầy thuốc — bác sĩ.

Có thê thấy, dù không trực tiếp nghiên cứu việc vận dụng phong cáchlàm việc Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ những

người hành nghề khám, chữa bệnh, nhưng các cơng trình này cũng đã đưa đến

các khía cạnh, góc nhìn quan trọng đó là vận dụng quan điểm va đạo đức HồChi Minh để xây dựng y đức — một biểu hiện rất thiết thực và cu thé của

phong cách làm việc. Các cơng trình nghiên cứu về vận dụng phong cách làm

việc Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ nhữngngười hành nghề khám, chữa bệnh cực kỳ khiêm tốn — có thé nói là hau nhưchưa có. Đây chính là khoảng trống để luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh đã được các cơng trình nghiên

cứu có hệ thống, khái quát nội dung, xác định giá tri trong việc xây dung,

phát triển, rèn luyện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện

<small>nay. Trong các cơng trình nghiên cứu chun biệt vê phong cách làm việc Hơ</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Chí Minh đã được xuất bản, các tác giả thường đi sâu nghiên cứu phong cáchlãnh đạo, coi đây là đặc trưng nổi bật nhất trong phong cách làm việc Hồ Chí

<small>Minh, những đặc trưng khác ít được chú trọng nghiên cứu.</small>

Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực trạng và vận dụng phong cách làmviệc Hồ Chí Minh để xây dựng phong cách làm việc của những người hành

nghề khám, chữa bệnh hiện nay.

Về thực trạng phong cách làm việc của những người hành nghề khám,

chữa bệnh: Các cơng trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá sự hàilòng của người bệnh qua các chỉ số chất lượng làm việc, thái độ làm việc của

những người hành nghề khám, chữa bệnh. Các dé tài nghiên cứu trực tiếp vềphong cách làm việc của người hành nghề khám, chữa bệnh cịn ít. Da phan

các cơng trình nghiên cứu bàn đến thái độ, chất lượng phục vụ của những

người hành nghề khám, chữa bệnh ở một khơng gian nhỏ, cụ thé, chưa có

<small>những nghiên cứu chung cho tồn ngành y. Ngồi ra, cũng chưa có cơng trình</small>

nghiên cứu về phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa

bệnh hệ thống và toàn diện.

Về vận dụng phong cách làm việc Hồ Chí Minh: Trên cơ sở nghiên cứuphong cách Hồ Chí Minh, phong cách làm việc Hồ Chi Minh, nhiều tác giả đã

đưa ra một số giải pháp nhăm vận dụng, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh trong thực tế. Tuy nhiên, các cơng trình mới đề cập đến việc vậndụng phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nóichung. Việc vận dụng phong cách làm việc Hồ Chí Minh vào xây dựng phong

cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh ở Việt Nam hiện

nay còn chưa được đề cập đến.

Như vậy, những cơng trình đã cơng bố phần nào đã đề cập đến phong

cách và phong cách làm việc Hồ Chí Minh; việc vận dụng phong cách làm

việc Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay. Tuy

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu van đề: Xây dựng phongcách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh theo phong

cách Hồ Chí Minh, đây là van đề mới có giá trị thực tiễn cần được nghiên

cứu một cách hệ thống.

1.2.2. Những vấn đề luận án can tiép tục nghiên cứu

Từ những kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố, ton tạikhoảng trống mà luận án cần nghiên cứu bổ sung, cụ thé:

Thứ nhất, phân tích các khái niệm cơng cụ dé phục vụ nghiên cứu đề

<small>tài, lựa chọn và phân tích những đặc trưng cơ bản và giá trị phong cách làm</small>

việc Hồ Chí Minh.

Thứ hai, luận án cần đánh giá thực trạng phong cách làm việc của

những người hành nghề khám, chữa bệnh - những người trực tiếp tham gia

<small>công tác khám, chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay. Làm rõ thực trạng, nguyên</small>

nhân và những vấn đề đặt ra trong xây dựng phong cách làm việc theo phongcách làm việc Hồ Chí Minh của những người hành nghề khám, chữa bệnh ở

<small>nước ta hiện nay.</small>

Thứ ba, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bảnnhằm tiếp tục xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghềkhám, chữa bệnh hiện nay theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

<small>34</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Tiểu kết chương 1

Phong cách làm việc H6 Chí Minh là một nội dung quan trọng trong hệthống phong cách của Người. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là cách thức,lề lối làm việc khoa học, hiệu quả, mang đặc trưng, bản sắc riêng, được thểhiện trong mọi hoạt động lãnh đạo, quản lý của Người nhăm thực hiện thắng

<small>lợi mọi mục tiêu nhiệm vụ mà cách mạng đã đặt ra.</small>

Qua tơng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, nội

dung phong cách, phong cách làm việc Hồ Chí Minh được các nhà khoa học

quan tâm nghiên cứu, bao gồm các chuyên gia trong nước và học giả nước

ngoài. Các nhà nghiên cứu đều khang định giá trị, ý nghĩa của phong cách Hồ

Chí Minh, phong cách làm việc Hồ Chí Minh đối với cơng tác xây dựng phong

cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, trong giai đoạn đất nước

hội nhập, phát triển hiện nay, xây dựng phong cách làm việc khoa học, đạt hiệu

quả, năng suất cao càng trở nên cấp bách, cần thiết hơn bao giờ hết.

Các cơng trình nghiên cứu về phong cách làm việc và vận dụng xâydựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh đã được một số cơng trình đề cậpđến đưới nhiều góc độ, phương pháp tiếp cận khác nhau và có những kết quả

bước đầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống,sâu sắc và toàn diện về việc vận dụng phong cách làm việc Hồ Chí Minh vàoxây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám, chữa bệnh

<small>hiện nay.</small>

Tiếp cận hướng nghiên cứu vận dụng phong cách làm việc Hồ Chí

Minh vào xây dựng phong cách làm việc của những người hành nghề khám,

chữa bệnh hiện nay, tổng quan đã chỉ ra một số nội dung đã được các cơng

trình nghiên cứu dé cập. Đây là nguồn tư liệu chính dé tiếp tục nghiên cứu, kếthừa và hồn thiện đề tài của tác giả. Bên cạnh đó, tổng quan đã chỉ ra những

<small>vân dé can tập trung nghiên cứu của luận án.</small>

<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>2.1.1. Khái niệm “phong cách”</small>

Phong cách là khái niệm có nhiều nghĩa khác nhau, nội hàm rộng, tuỳthuộc góc độ tiếp cận, hồn cảnh sử dụng dé có cách hiểu đúng, phù hợp.

Theo cuốn "Dai tir điển Ti iéng Viét" [109] khai niém "phong cach" hiéu

theo bốn nghĩa:

Phong cách: 1. Vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người

hay hạng người nào đó; 2. Phiên dạng của ngơn ngữ có những đặc điểm trong

việc lựa chọn, kết hợp và tô chức các phương tiện ngôn ngữ liên quan đếnnhiệm vụ giao tiếp; 3. Toàn bộ các thủ pháp sử dụng phương tiện ngôn ngữđặc trưng cho từng nhà văn, tác phẩm, thể loại; 4. Việc lựa chọn các phươngtiện ngôn ngữ theo nguyên tắc sắc thái tu từ - biểu cảm [109, tr.1261].

Trong bốn định nghĩa thì định nghĩa thứ nhất “phong cách” được hiểu

theo nghĩa rộng, ba định nghĩa còn lại được hiểu theo nghĩa hẹp trong lĩnh

<small>vực ngôn ngữ, văn học.</small>

Cuốn "Tir điển Tiếng Việt" [76] đưa ra ba cách hiểu khái niệm phong cách:

<small>Phong cách: 1. Là cung cach sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự,</small>

tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó; 2. Những đặc điểmcó tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biéu hiện trong sáng tac củamột nghệ sỹ hay trong sáng tác thuộc cùng một thê loại nói chung; 3. Dạng củangơn ngữ được sử dụng trong những yêu cầu chức năng điền hình nao đó, khác

với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm [76, tr.1032].

<small>36</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Trong ba định nghĩa, cách hiểu thứ nhất là cách hiểu theo nghĩa rộng, cách

hiểu thứ hai và thứ ba là cách hiểu theo nghĩa hẹp trong một lĩnh vực cụ thé là

<small>ngôn ngữ văn học.</small>

Cách diễn đạt khác nhau, cả hai cuốn Từ điển tương đồng nhau cách

hiểu theo nghĩa rộng khái niệm “phong cách”: phong cách là bàn đến nétriêng, đặc sắc của từng cá nhân hoặc một lớp người, bản sắc riêng biệt, khơngbị nhằm lẫn đó được thể hiện ở trong cả lối sống, trong sinh hoạt hàng ngày,

<small>trong công việc, trong cách cư xử.</small>

Trong cuốn sách "Phương pháp và phong cách Hồ Chi Minh" [45] tác

giả Đặng Xuân Ky đã nghiên cứu sâu về phong cách, cho rang:

Phong cách được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung cách,

cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nền nếp 6n định

của một người hoặc một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt

động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)... tạo

nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó [45, tr.130].

Tác giả Mạch Quang Thắng trong cuốn "Góp phan tìm hiểu tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" [92] đưa quan điểm về phong cách:

"Phong cách là cái riêng, cái độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nề nếp ồn

định của một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt củacuộc sống" [92, tr.155].

Trong cuốn sách "Đạo đức là gốc của người cách mạng" [82], tác giảBùi Đình Phong đưa quan điểm về phong cách: "Phong cách được hiểu là cái

đặc sắc, độc đáo, riêng có của chủ thể; là sáng tạo thật sự tự nhiên, khơng giả

<small>tạo, đích thực là chân - thiện - mỹ; phong cách chính là con người, là văn hoálàm người, dao làm người, trải nghiệm cả cuộc doi" [82, tr.178].</small>

Những quan điểm của các nhà nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng và

<small>thơng nhât vê cách hiéu khái niệm "phong cách". Khái niệm này được hiéu</small>

<small>37</small>

</div>

×