Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 64 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>LÊ THÔNG TIẾN </b>
<b>TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2024 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH </b>
<b>LÊ THƠNG TIẾN </b>
<b>TĨM TẮT LUẬN ÁN </b>
Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Bất định tỷ giá hối đoái được đo lường dựa trên hai phương pháp khác nhau để đảm bảo tính vững cho các kết quả ước lượng, bao gồm thước đo độ lệch chuẩn và chỉ số Z-score.
Mơ hình lý thuyết được xây dựng dựa trên mơ hình các yếu tố đẩy và kéo của Fernandez-Arias (1996), lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất, lý thuyết quyền chọn thực, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và lý thuyết trung gian tài chính. Lý thuyết quyền chọn thực đã đưa ra các điều kiện để hai lý thuyết lo ngại rủi ro và lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất có thể diễn ra, bao gồm những lập luận nổi tiếng của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007). Đồng thời, vai trị tương tác của phát triển tài chính với bất định tỷ giá hối đoái cũng được thêm vào mơ hình nghiên cứu dựa trên việc luận giải từ lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết về thông tin bất cân xứng. Bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm 114 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi.
Phương pháp Bayes được sử dụng để ước lượng mơ hình thực nghiệm và thực hiện các suy diễn thống kê xuyên suốt nội dung luận án. Ước lượng Bayes thừa nhận đồng thời cả hai ảnh hưởng với xác suất về tất cả khả năng có thể xảy ra. Kết quả nghiên cứu được thực hiện khi không xem xét và có xem xét ảnh hưởng của biến tương tác bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính.
Khi khơng xem xét ảnh hưởng của biến tương tác, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi chủ yếu là cùng chiều với xác suất cao (94%-95%) ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn là cùng chiều nhưng yếu hơn so với nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Xác suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái dao động từ 88% đến 90%. Như vậy, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất vẫn được ủng hộ mạnh mẽ hơn lý thuyết lo ngại rủi ro. Sự khác biệt giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái chỉ thể hiện ở mức độ phổ biến của xác suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái.
Kết quả nghiên cứu khi có xem xét ảnh hưởng tương tác đã cho thấy sự khác biệt có bổ sung so với mơ hình thực nghiệm khơng xem xét ảnh hưởng tương tác. Ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnh hưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng này đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi. Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thì càng gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định tỷ giá hối đối. Ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi. Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thì tác động biên cùng chiều càng giảm. Các nền kinh tế có phát triển tài chính càng thấp thì càng có xu hướng làm cho ảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng chiều. Xét theo các giá trị trung bình hậu nghiệm, ảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái ở cả hai nhóm quốc gia khả năng cao sẽ có sự phổ biến hơn của ảnh hưởng cùng chiều so với ảnh hưởng ngược chiều.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>MỤC LỤC </b>
<i><b>TÓM TẮT LUẬN ÁN--- i </b></i>
<i><b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU --- 1 </b></i>
<b>1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu --- 1 </b>
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu --- 1 </b>
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát --- 1
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể --- 1
<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu --- 1 </b>
<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --- 1 </b>
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu --- 1
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu --- 1
<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu --- 1 </b>
<b>1.6. Đóng góp chính của luận án --- 2 </b>
<b>1.7. Thiết kế nghiên cứu --- 2 </b>
<b>1.8. Kết cấu của luận án --- 3 </b>
<i><b>CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT --- 4 </b></i>
<b>2.1. Một số khái niệm --- 4 </b>
2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài --- 4
2.1.2. Tỷ giá hối đoái và chế độ tỷ giá hối đoái --- 4
2.1.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái --- 4
2.1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái --- 4
2.1.3. Bất định tỷ giá hối đoái --- 4
2.1.4. Phát triển tài chính --- 5
<b>2.2. Cơ sở lý thuyết --- 5 </b>
2.2.1. Lý thuyết các yếu tố đẩy và kéo --- 5
2.2.1.1. Tăng trưởng thu nhập bình quân --- 6
2.2.1.7. Bất định tỷ giá hối đoái --- 6
2.2.2. Lý thuyết lo ngại rủi ro --- 6
2.2.3. Lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất --- 7
2.2.4. Lý thuyết quyền chọn thực --- 9
2.2.4.1. Mơ hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận vùng khơng hoạt động ---- 9
2.2.4.2. Mơ hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận xác suất đầu tư--- 11
2.2.5. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng --- 15
2.2.6. Lý thuyết trung gian tài chính--- 15
<b>2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây --- 16 </b>
2.3.1. Tác động ngược chiều của bất định của tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài --- 16
2.3.2. Tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài --- 16
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">2.3.3. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI dưới các chế độ tỷ giá hối
đoái khác nhau --- 16
2.3.4. Ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi --- 17
<b>2.4. Thảo luận về khoảng trống nghiên cứu --- 17 </b>
<i><b>CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM --- 18 </b></i>
<b>3.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm --- 18 </b>
<b>3.2. Dữ liệu nghiên cứu--- 20 </b>
<b>3.3. Phương pháp ước lượng Bayes --- 20 </b>
3.3.1. Phương pháp ước lượng Bayes cho mơ hình thực nghiệm--- 20
3.3.2. Các kiểm định sau ước lượng --- 21
<b>3.4. Giả thuyết nghiên cứu --- 21 </b>
3.4.1. Tác động riêng lẻ của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI --- 21
3.4.2. Tác động tương tác giữa bất định tỷ giá và phát triển tài chính đến FDI -- 21
<i><b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU --- 23 </b></i>
<b>4.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngồi, bất định tỷ giá hối đối và phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đối neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi --- 23 </b>
4.1.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài --- 23
4.1.2. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngồi và bất định tỷ giá hối đối ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi --- 23
4.1.3. Thực trạng về phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi --- 24
4.1.4. Thực trạng về FDI và một số yếu tố vĩ mô ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi --- 25
<b>4.2. Thống kê mơ tả --- 26 </b>
<b>4.3. Phân tích kết quả ước lượng --- 26 </b>
4.3.1. Kiểm định tính vững trước khi thực hiện suy diễn thống kê --- 26
4.3.2. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài -- 32
4.3.2.1. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm --- 32
4.3.2.2. Ảnh hưởng bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi --- 34
4.3.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng bất định tỷ giá hối đối và đầu tư trực tiếp nước ngồi ở chế độ tỷ giá neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi - 36 4.3.3. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái và sự tương tác với phát triển tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài --- 37
4.3.3.1. Ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ---- 37
4.3.3.2. Ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi --- 42
4.3.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến FDI ở chế độ tỷ giá neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi --- 47
4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến đầu tư trực tiếp nước ngoài --- 49
<i><b>CHƯƠNG 5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH--- 51 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu --- 51 </b>
<b>5.2. Hàm ý chính sách đối với nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm --- 52 </b>
<b>5.3. Hàm ý chính sách đối với nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi --- 52 </b>
<b>5.4. Hàm ý chính sách từ các mối quan hệ của các biến số khác --- 52 </b>
<b>5.5. Hạn chế của luận án --- 52 </b>
<b>5.6. Hướng nghiên cứu tiếp theo --- 53 </b>
<i><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO --- i </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu </b>
Thứ nhất, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã sụt giảm hơn so với những năm trước đây. Thứ hai, các lập luận về mặt lý thuyết ban đầu chỉ tập trung vào mối quan hệ đơn chiều giữa bất định tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngồi, dựa vào lý thuyết về tính linh hoạt trong sản xuất và lý thuyết lo ngại rủi ro. Thứ ba, việc nghiên cứu một cách hệ thống ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn cịn chưa được thể hiện. Thứ tư, rất nhiều nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tìm ra ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhưng câu chuyện đằng sau đó vẫn thường bị bỏ ngỏ. Cuối cùng, do hạn chế về mặt dữ liệu, rất nhiều những nghiên cứu trước đây không dễ tiếp cận nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau.
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<b>1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát </b>
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là phân tích ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đối, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau để từ đó phân tích sâu sắc hơn những bằng chứng khoa học về mặt thực nghiệm.
<b>1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể </b>
Để đáp ứng mục tiêu tổng quát, những mục tiêu cụ thể được luận án đề ra bao gồm hai mục tiêu chính:
(i) Phân tích ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi tại nhóm các quốc gia phân loại theo các chế độ tỷ giá hối đối khác nhau.
(ii) Phân tích vai trị của phát triển tài chính, dưới dạng ảnh hưởng tương tác với bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu </b>
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu tập trung trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
(i) Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi ở các chế độ tỷ giá hối đối khác nhau như thế nào?
(ii) Phát triển tài chính làm thay đổi ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi như thế nào?
<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>
Đối tượng nghiên cứu là tác động của bất định tỷ giá hối đối thơng qua ảnh hưởng tương tác với phát triển tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại nhóm
<b>các quốc gia có chế độ tỷ giá hối đối khác nhau. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>
Về không gian, nghiên cứu được tiến hành tại 57 quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm (Soft Pegs) và 57 quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi (Floating regimes). Về thời gian nghiên cứu, mẫu quan sát được thu thập từ năm 2000 đến năm 2021.
<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án cố gắng mơ hình hóa ảnh hưởng của bất định của tỷ giá hối đối đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi bằng mơ hình
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">dữ liệu dạng bảng. Luận án đồng thời cũng mơ hình hóa vai trị của phát triển tài chính dưới dạng biến tương tác với bất định tỷ giá hối đoái để xem xét ảnh hưởng giữa chúng lên đầu tư trực tiếp nước ngoài.
<b>1.7. Thiết kế nghiên cứu </b>
<b>Nguồn: Thiết kế bởi tác giảHình 1.1. Thiết kế nghiên cứu chi tiết của luận án </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>1.8. Kết cấu của luận án </b>
Chương 1 được luận án giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2 chủ yếu được tập trung làm rõ các định nghĩa và cơ sở lý thuyết dẫn đến những lập luận khoa học, những cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Chương 3 sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu Bayes nguồn dữ liệu được thu thập, mơ hình thực nghiệm và các kiểm định cần thiết để đảm bảo tính vững sau khi ước lượng mơ hình thực nghiệm.
Chương 4 thực hiện phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu dựa trên mơ hình thực nghiệm, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ước lượng ở Chương 3.
Chương 5 tổng kết hóa các kết luận quan trọng mà luận án đã phân tích, đồng thời nhấn mạnh những đóng góp cụ thể trong luận án thông qua các hàm ý chính sách.
Về phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu được tiến hành tại 114 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2021. Bộ dữ liệu nghiên cứu được phân thành nhóm 57 quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và nhóm 57 quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi.
Với phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thơng qua mơ hình dữ liệu dạng bảng và phương pháp ước lượng Bayes.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY </b>
<b>2.1. Một số khái niệm </b>
<b>2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài </b>
Theo OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là loại hình đầu tư dùng để chỉ sự luân chuyển vốn từ quốc gia đầu tư sang quốc gia nhận đầu tư để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở quốc gia nhận đầu tư nhằm mục đích có tiếng nói hữu hiệu trong quản lý doanh nghiệp.
<b>2.1.2. Tỷ giá hối đoái và chế độ tỷ giá hối đoái </b>
<i><b>2.1.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái </b></i>
Luận án chỉ sử dụng tỷ giá thực đa phương (REER) làm thước đo chung cho tỷ giá hối đoái được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Theo Darvas (2021), tỷ giá thực đa phương được tính như sau:
. <i><sup>h</sup></i>
<i>NEER PREER</i>
<small> 1</small>
<i><b>2.1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái </b></i>
Hệ thống tỷ giá hối đối ngày nay cịn được gọi là hệ thống tỷ giá hỗn hợp. Các quốc gia theo đuổi các chế độ tỷ giá hối đoái, trên danh nghĩa bao gồm chế độ thả nổi, chế độ cố định và chế độ thả nổi có quản lý.
<b>2.1.3. Bất định tỷ giá hối đoái </b>
Furceri & Borelli (2008) đã sử dụng ba phương pháp đo lường về bất định của tỷ giá hối đoái. Thước đo độ biến động tỷ giá hối đoái đầu tiên là độ lệch chuẩn theo tháng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái (σ). Thước đo thứ hai là trung bình số học của tỷ số phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái theo tháng (Δ). Thước đo thứ ba về bất định của tỷ giá hối đoái là đo lường điểm số Z-scores do Ghosh và cộng sự (2003) đề xuất. Các thước đo này được công thức hóa như sau:
<small></small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>2.1.4. Phát triển tài chính </b>
Čihák và cộng sự (2012) đã tiếp cận và đo lường phát triển tài chính đa chiều hơn so với những nghiên cứu trước đây. Phát triển tài chính được định nghĩa là sự kết hợp của chiều sâu đại diện cho quy mơ và tính thanh khoản của thị trường; khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính; sự hiệu quả đo lường mức độ hoạt động của thị trường vốn, đồng thời đo lường khả năng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí thấp và có nguồn thu bền vững; và sự ổn định của hệ thống tài chính. Svirydzenka (2016) đã tiếp tục phát triển nền tảng đa chiều này để xây dựng bộ dữ liệu phát triển tài chính được IMF cập nhật thường xuyên và cơng bố miễn phí. Bộ dữ liệu do Svirydzenka (2016) xây dựng khơng bao gồm sự ổn định tài chính như của Čihák và cộng sự (2012) nhưng đã khái quát hóa được chỉ số tổng hợp là phát triển định chế tài chính và phát triển thị trường tài chính từ các chỉ số thành phần của phát triển tài chính.
<b>2.2. Cơ sở lý thuyết </b>
<b>2.2.1. Lý thuyết các yếu tố đẩy và kéo </b>
<b>Nguồn: Svirydzenka (2016) Hình 2.1. Đo lường phát triển tài chính của Svirydzenka (2016) </b>
<b>Nguồn: Thiết kế bởi tác giả Hình 2.2. Các yếu tố đẩy và kéo của Fernández-Arias (1996) được áp dụng vào luận án </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i><b>2.2.1.1. Tăng trưởng thu nhập bình quân </b></i>
Ảnh hưởng cùng chiều của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngồi được tìm thấy ở rất nhiều nghiên cứu (Rhadbane & Moudden, 2022; Nguyen & Cieślik, 2021; Moraghen và cộng sự, 2020; Siddikee & Rahman, 2020; Rjoub và cộng sự, 2017; Kottaridi & Stengos 2010; Bevan & cộng sự, 2004; Chakrabarti, 2001; Culem, 1988)
<i><b>2.2.1.2. Cung tiền </b></i>
Lập luận về ảnh hưởng cùng chiều của cung tiền đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài được ủng hộ bởi một số cơng trình nghiên cứu khoa học (Tien và cộng sự, 2022; Shafiq và cộng sự, 2015; Fu & Liu, 2015; Ahmed & Zlate, 2014)
<i><b>2.2.1.3. Lạm phát </b></i>
Tien và cộng sự (2022) đã tìm ra ảnh hưởng ngược chiều của lạm phát đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia mới nổi từ năm 2002 đến năm 2019. Kết quả tương đồng được tìm thấy trong các cơng trình nghiên cứu trước đó (Nguyen & Cieślik, 2021; Smith, 2021; Gao và cộng sự, 2021; Hoang, 2021; Rafidi & Verikios, 2021; Akisik, 2020; Yavas & Malladi, 2020; Asamoah và cộng sự, 2019).
<i><b>2.2.1.4. Độ mở thương mại </b></i>
Độ mở thương mại càng lớn thì khối lượng giao thương càng lớn, sự hội nhập sâu rộng và sức mạnh thị trường sẽ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và FDI cũng khơng hồn tồn rõ ràng (Dhakal và cộng sự, 2010).
<i><b>2.2.1.5. Tỷ giá hối đối </b></i>
Goldberg (2009) đã giải thích tác động của tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi thông qua kênh tiền lương tương đối (relative wage), kênh tài sản tương đối (relative wealth), và thị trường vốn khơng hồn hảo (imperfect capital market).
<i><b>2.2.1.6. Phát triển tài chính </b></i>
Hầu hết các nghiên cứu gần đây ủng hộ tác động cùng chiều của phát triển tài chính trong nước đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Haque và cộng sự, 2022; Doan & Bui, 2021; Islam và cộng sự; 2020; Pradhan và cộng sự, 2019; Jehan & Hamid, 2017; Kaur và cộng sự, 2013; Ezeoha & Cattaneo, 2012; Lee & Chang, 2009). Yohanna (2013) là tác giả hiếm hoi ủng hộ ảnh hưởng ngược chiều của phát triển tài chính.
<i><b>2.2.1.7. Bất định tỷ giá hối đoái </b></i>
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những tác động cùng chiều (Jamal & Bhat, 2022; Nguyen & Cieślik, 2021; Nadine và cộng sự, 2021; Ramzan, 2021), ngược chiều (Havi, 2021; Huong và cộng sự, 2021; Shetty và cộng sự, 2019) và thậm chí là khơng thể xác định (Moraghen và cộng sự, 2020; Zerrin, 2018). Theo đó, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất ủng hộ ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái và lý thuyết lo ngại rủi ro ủng hộ cho tác động ngược chiều. Mặt khác, một số lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng ảnh hưởng cùng chiều và ngược chiều có thể cùng tồn tại trong một số điều kiện nhất định (Tien và cộng sự, 2022; Balaban và cộng sự, 2019; Jeanneret, 2007; Darby và cộng sự, 1999).
<b>2.2.2. Lý thuyết lo ngại rủi ro </b>
Theo lý thuyết ngại rủi ro, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm khi bất định của tỷ giá hối đoái tăng. Dixit & Pindyck (1994) cho rằng hầu hết các khoản chi đầu tư đều có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, đầu tư không thể bị đảo ngược. Thứ hai, đầu tư có
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">thể bị trì hỗn, cho phép nhà đầu tư chờ đợi thông tin mới về giá cả, chi phí và các điều kiện thị trường khác trước khi cam kết các nguồn lực. Mơ hình lý thuyết quyền chọn
<i>thực của Dixit & Pindyck (1994) ủng hộ hoàn toàn lý thuyết lo ngại rủi ro. Lý thuyết </i>
tóm gọn của Barrell và cộng sự (2007) minh họa cho lý thuyết lo ngại rủi ro như sau: Một công ty đa quốc gia sẽ quyết định đầu tư I vào các quốc gia A và B dựa trên sự tối đa hóa hiện giá của hữu dụng từ lợi nhuận của mình:
Xuất phát từ giải pháp bài toán tối ưu của Hamilton và các giả định bổ sung về hàm lợi nhuận, giá cả và sản lượng thị trường, đạo hàm của đầu tư theo bất định tỷ giá:
<i><small>i ki</small></i>
Dễ thấy,
<i><small>i ki</small></i>
<small></small> . Hay nói cách khác, đầu tư sẽ giảm khi bất định tỷ giá tăng lên.
<b>2.2.3. Lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất </b>
Lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất (Production flexibility) được tiên phong bởi Abel (1983), ủng hộ quan điểm cho rằng bất định về tỷ giá hối đoái sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngồi.Theo quan điểm về tính linh hoạt của sản xuất, các nhà sản xuất có thể điều chỉnh việc sử dụng một yếu tố đầu vào ngẫu nhiên thành lợi nhuận. Một cách giải thích khác về tác động tích cực có thể được chứng minh khi cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài về bản chất là nhằm thay thế xuất khẩu. Sự gia tăng bất định tỷ giá hối đối thúc đẩy cơng ty phục vụ nước sở tại thông qua cơ sở sản xuất địa phương hơn là xuất khẩu, nhằm bảo vệ lợi nhuận trước rủi ro của tỷ giá hối đoái.
Tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết được xây dựng theo lập luận của Lin và cộng sự (2010). Cũng dựa trên quan điểm hữu dụng kỳ vọng nhưng có khác biệt về một số thơng
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">số, nếu công ty đầu tư để sản xuất ở nước ngoài và ở lại thị trường mãi mãi thì sự thay đổi trong hiện giá hữu dụng kỳ vọng, 𝜉<sub>𝐸</sub><small>1</small>, sẽ là:
Việc tính tốn chênh lệch hữu dụng <i>EU</i>
12
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Dễ thấy, <small>0</small><sup>2</sup>1
<i><b>2.2.4.1. Mơ hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận vùng khơng hoạt động </b></i>
<b> Darby và cộng sự (1999) cho rằng mơ hình quyền chọn thực sẽ cung cấp cái nhìn </b>
mới về quyết định đầu tư dưới điều kiện không chắc chắn. Các quyền chọn này tương ứng với quyết định thực hiện đầu tư (Entry), trì hỗn (Wait) hoặc rời bỏ thị trường (Exit).
Bắt đầu với hàm cầu ngược của công ty được viết dưới dạng như sau:
<i>Trong đó, R là tỷ giá hối đoái;D Q là doanh số của cơng ty tính theo đơn vị </i>
<i>ngoại tệ; P là giá nhận được bằng nội tệ và P / R là giá cả được tính bằng ngoại tệ. </i>
Giả sử rằng giá tuân theo tiến trình Brown:
Trong đó, 𝑑𝑧 là số gia của tiến trình Wiener, được phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai 𝑑𝑡; và 𝛼 là mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái - thể hiện độ lệch của giá và 𝜎 là thước đo mức độ bất định của tỷ giá hối đoái.
Ta xem xét một dự án đầu tư với các tham số: chi phí chìm I (sunk cost), chi phí thốt E (exit cost), chi phí vận hành một đơn vị sản phẩm C và đơn giá bán sản phẩm P. Lãi suất là μ. Các tham số C, μ, I và E là hằng số và không ngẫu nhiên:
<b>Bảng 2.1. Các quyết định của một doanh nghiệp theo mơ hình quyền chọn thực </b>
P<small>L </small>< C-μE P<small>H</small> - P<small>L</small> P<small>H </small>> C+μI Quyết định thoát khỏi
<b>Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả từ nghiên cứu của Darby và cộng sự (1999) </b>
Nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án nếu: P > C+μI ≡ C<small>H</small> (mức giá P<small>H</small> là mức giá lớn hơn C<small>H</small>), nếu không thì quyết định đầu tư sẽ bị trì hỗn.
Nếu đầu tư đã được thực hiện dự án rồi và giá cả hạ xuống, nhưng không thấp hơn mức C<small>L</small> ≡ C-μE thì nhà đầu tư tiếp tục vận hành dự án vì lợi nhuận dưới mức trung bình thu được trong tình huống này được bù đắp bằng lợi nhuận trên mức trung bình thu được trong khi giá cao hơn C<small>H</small>. Nếu giá giảm xuống dưới mức C<small>L</small>, ngừng hoạt động sẽ là một giải pháp ưu tiên hơn so với tiếp tục hoạt động. Mức giá thấp dẫn đến quyết định ngừng hoạt động sẽ là P<small>L</small> và P<small>L</small> nhỏ hơn C<small>L</small>.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Nếu vùng không hoạt động (P<small>H</small> - P<small>L</small>) tăng lên khi 𝜎<small>2</small> tăng lên thì quyết định đầu tư sẽ ít được thực hiện hơn và do đó đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Như vậy, tác động của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư phụ thuộc vào 𝜕(𝑃<sub>𝐻</sub> − 𝑃<sub>𝐿</sub> )/𝜕𝜎.
Xét V<sub>0</sub>(P) là giá trị quyền chọn chờ đợi để đầu tư, và V<sub>1</sub>(P) là giá trị cơng ty kích hoạt quyền chọn. V<sub>0</sub>(P) và V<sub>1</sub>(P) được tính bằng hiện giá rịng (net present value) kỳ vọng của dự án đầu tư. Cơng ty đang có dịng tiền nhàn rỗi sẽ thực hiện đầu tư khi P > P<small>H</small>, và công ty đang hoạt động sẽ thoát khỏi thị trường khi P < P<small>L</small>. Các giá trị ngưỡng 𝑃<sub>𝐻</sub>và 𝑃<sub>𝐿</sub>, có thể được xác định như sau:
Nội dung phần sau sẽ tiếp tục tính tốn sai phân từng phần của 𝑃<sub>𝐻</sub>, 𝑃<sub>𝐿</sub> và 𝑃<sub>𝐻</sub> − 𝑃<sub>𝐿</sub>theo 𝜎, Kết quả tính tốn phức tạp được lược bớt, Darby và cộng sự (1999) đã tính tốn được như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i>trường hợp bất định tỷ giá σ<small>2</small> và chi phí cơ hội δ có ở những cấp độ khác nhau. Xét về </i>
điều kiện đủ, Darby và cộng sự (1999) cho rằng bất định tỷ giá có thể tác động cùng chiều đến đầu tư trong trường hợp chi phí cơ hội nhỏ và quốc gia theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi, hoặc chi phí cơ hội lớn và quốc gia theo đuổi chế độ tỷ giá ổn định hoặc cố định.
Darby và cộng sự (1999) cũng xác định điều kiện cần để
<i><b>2.2.4.2. Mơ hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận xác suất đầu tư </b></i>
Mơ hình lý thuyết của Jeanneret (2007) tiếp cận quyền chọn thực theo xác suất đầu tư cho rằng bất định tỷ giá hối đoái cao sẽ thúc đẩy FDI trong khi bất định tỷ giá hối đoái thấp làm suy giảm FDI:
<i>fdiE</i>
<sup>nếu </sup><i>E</i>
<i>fdiE</i>
<sup> nếu </sup><i>E</i>
Jeanneret (2007) dựa vào thước đo Martingale ℚ, theo đó, ở nước sở tại, tỷ giá hối đối (𝑠<sub>𝑡</sub>)<sub>𝑡≥0</sub> được quy định bởi q trình sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i><small>ds</small></i> <small></small> <i><small>r</small></i><small></small><i><small>rs dt</small></i><small></small><i><small>s dZ</small></i> với
Sau khi giải hai phương trình trên, Jeanneret (2007) đã tìm ra ∆V(𝑠<sub>𝑜</sub>) như sau:
<small></small> <sub></sub>
<small></small> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub><small></small> <sub></sub><sub></sub> <sub></sub><sub></sub><small></small>
(2.35)
Từ đó, ta có <small></small><sub>2</sub> <small>0</small>
<small></small> <sub></sub><small></small> <sup>2</sup><sup> & </sup>
<i><small>ff</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Giá trị ∆V(𝑠<sub>𝑜</sub>) đại diện cho giá trị quyền chọn. Trong mơ hình, 𝑠<small>∗</small> khơng phụ thuộc vào doanh thu nước ngồi 𝑝<sub>𝑓</sub>. Cơng ty sẽ đầu tư ra nước ngồi ngay lập tức khi đạt tỷ giá 𝑠<small>∗</small>. Có thể thấy, 𝑠<small>∗</small> giống như một giá trị kích hoạt quyền chọn mua kiểu Mỹ. Quyền chọn này chính là quyền chuyển đổi tài sản giữa giá trị chiết khấu của dòng tiền từ chiến lược xuất khẩu với giá trị chiết khấu của dịng tiền sản xuất nước ngồi.
Đạo hàm của ∆V(𝑠<sub>𝑜</sub>) theo bất định tỷ giá 𝜎<small>2</small> được tính tốn từ phương trình trên có kết quả như sau:
<small></small> <sub></sub>
<small></small> <sup>, </sup><i>ln</i>V
Tuy nhiên, việc lập luận này nếu chỉ dừng ở đây thì sẽ có một số hạn chế mà Jeanneret (2007) đã chỉ ra. Đầu tiên, Dixit & Pindyck (1994) và Campa (1993) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự bất định đến giá trị quyền chọn của việc đầu tư, thay vì bản thân mức đầu tư. Thứ hai, đầu tư có thể tăng lên do sự thúc đẩy dòng vốn trong tương lai. Hơn nữa, rất nhiều những thông số trong mơ hình sẽ thay đổi và khơng đồng nhất, bao gồm chi phí, mức đầu tư kéo theo sự thay đổi của 𝑠<small>∗</small>.
Do đó, Jeanneret (2007) một mặt thống nhất với nghiên cứu bằng quyền chọn chờ đợi, mặt khác đã đề xuất phương pháp tính xác suất của đầu tư để tìm ra ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i><small>tt T</small></i>
Trong đó,
này là hết sức phức tạp và được diễn giải trong cơng trình nghiên cứu của Jeanneret (2007). Khoản đầu tư ban đầu được quy đổi về nội tệ là
<i><small>f</small></i>
(OTM). Ngược lại, việc sản xuất tại nước ngồi sẽ có lợi nhuận ban đầu nếu
<i>s</i> <i>s</i> được minh hoạt bởi công thức (2.38). Khi bất định tỷ giá tăng lên, xác suất đầu tư sẽ thay đổi vì làm
<i>s</i> <i>s</i> sẽ thấp hơn và <i>s</i><sub>0</sub> <i>s</i><sup>*</sup><sub>diễn ra </sub>
thường xuyên hơn.
Việc tính toán kỳ vọng của tổng đầu tư dựa trên xác suất thực hiện đầu tư và mức đầu tư cụ thể sẽ là hữu dụng trong phân tích vĩ mơ để xem xét ảnh hưởng tổng thể của bất định tỷ giá hối đoái lên đầu tư.
<i><small>tt T</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">hưởng của bất định tỷ giá và đầu tư trực tiếp nước ngồi, thay vì cố gắng tìm ra ảnh hưởng ngưỡng như Jeanneret (2007).
<b>2.2.5. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng </b>
Lý thuyết thông tin bất cân xứng, được phát triển bởi Akerlof (1970), cho rằng sự mất cân bằng thông tin giữa người mua và người bán có thể dẫn đến sự kém hiệu quả ở một số thị trường nhất định. Do thông tin bất cân xứng, các chủ thể kinh tế có thể khơng có được hoặc có được thơng tin nhưng khơng đầy đủ về sản phẩm liên quan. Khi có sự không chắc chắn về chất lượng, người mua sẽ thực hiện một hành động chỉ dựa trên sự hiểu biết khơng đầy đủ về chất lượng của hàng hóa được mua. Rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch làm phát sinh thêm chi phí sàng lọc và giám sát trên thị trường tài chính. Điều này làm cho việc cung cấp tài chính cho nền kinh tế khó diễn ra tối ưu (Berger & Udell, 2002). Do đó, hệ thống tài chính càng phát triển thì càng giảm thiểu chi phí sàng lọc và giám sát, càng thúc đẩy sự gia tăng FDI hiệu quả (DeMeza & Webb, 1999).
<b>2.2.6. Lý thuyết trung gian tài chính </b>
Sự hiểu biết về vai trò và các chức năng của các trung gian tài chính được gọi là lý thuyết trung gian tài chính (The theory of financial intermediation). Lý thuyết trung gian tài chính truyền thống cho rằng các trung gian tài chính được thành lập là để giảm thiểu vấn đề chi phí giao dịch và thơng tin bất cân xứng trên thị trường (Gurley & Shaw, 1960; Diamond, 1984). Vai trò giảm thiểu chi phí giao dịch của trung gian tài chính được nhấn mạnh lần đầu tiên bởi Gurley & Shaw (1960).
Thị trường dần trở nên hoàn hảo thì vai trị trung gian tài chính sẽ dư thừa. Sự gia tăng không ngừng của các cuộc cách mạng cơng nghệ đã làm giảm đáng kể chi phí giao dịch và thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên, sự giảm bớt những xung đột được cho là do sự khơng hồn hảo của thị trường đã khơng dẫn đến sự giảm vai trị của các trung gian tài chính và thậm chí cịn ngược lại. Hoạt động của các trung gian tài chính vẫn phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóa khơng ngừng và ngày càng thịnh vượng ngay cả khi những mâu thuẫn đã giảm bớt. Do đó, Allen & Santomero (1998) đã phát triển bổ sung và hồn thiện hơn lý thuyết trung gian tài chính. Theo đó, Allen & Santomero (1998) đã làm rõ vai trị của trung gian tài chính là nhằm quản lý việc chuyển giao rủi ro và giải quyết sự phức tạp của các cơng cụ và thị trường tài chính. Cơ sở lý thuyết giải thích cho vai trị của phát triển tài chính trong mối quan hệ giữa bất định tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể được giải thích tốt thơng qua lý thuyết trung gian tài chính được hồn thiện bởi Allen & Santomero (1998).
Phát triển tài chính có thể làm giảm thiểu đi ảnh hưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi, như một sự trung hịa với rủi ro. Aghion và cộng sự (2009) cho rằng phát triển tài chính giúp giảm sự không chắc chắn và cung cấp các phương tiện phòng ngừa rủi ro tốt hơn cho các nhà đầu tư. Việc thiếu hệ thống tài chính phát triển nhiều khả năng sẽ thiếu sự đa dạng của các cơng cụ phịng ngừa rủi ro và dịng vốn đầu tư có thể hạn chế vào quốc gia đó khi bất định tỷ giá khó kiểm sốt (Mohanty, 2013).
Nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm thay thế xuất khẩu, phát triển tài chính có thể làm giảm bớt ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu rủi ro tỷ giá hối đoái làm tăng chi phí thương mại đủ để khiến các cơng
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">ty đầu tư sản xuất vào một nền kinh tế khác để tránh rủi ro đó, thì phát triển tài chính ở nền kinh tế tiếp nhận đầu tư có thể được xem là một kênh khả thi để giúp các công ty đa quốc gia tránh rủi ro ngay từ đầu. Theo lý thuyết trung gian tài chính của Allen & Santomero (1998), sự phức tạp và đa dạng của các sản phẩm tài chính ở các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển cũng có thể làm phát sinh thêm chi phí về sự hiểu biết và gia tăng thêm chi phí tham gia. Sự vận dụng khơng tối ưu các cơng cụ tài chính được các trung gian tài chính cung cấp có thể làm giảm hiệu quả của bất định tỷ giá hối đoái đối với FDI đạt được nhờ vào tính linh hoạt trong sản xuất.
<b>2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây </b>
<b>2.3.1. Tác động ngược chiều của bất định của tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi </b>
Những cơng trình nghiên cứu trước đây đã tìm ra ảnh hưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với FDI.
<b>2.3.2. Tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi </b>
Một số cơng trình nghiên cứu trước đây đã tìm ra ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
<b>2.3.3. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI dưới các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau </b>
Dựa trên cách tiếp cận về chế độ tỷ giá, các tài liệu thực nghiệm đưa ra các kết quả hỗn hợp, thường mâu thuẫn về tác động của các chế độ tỷ giá đối với dịng vốn và do đó, khơng có sự nhất trí rõ ràng về việc chiến lược tỷ giá hối đoái nào hoạt động tốt hơn ở các nền kinh tế mới nổi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên thực tế, những người ủng hộ tỷ giá hối đoái linh hoạt đã nhấn mạnh tầm quan trọng về sự linh hoạt của kinh tế vĩ mơ trong việc ứng phó với những cú sốc đột ngột (Meade, 1951, Friedman, 1953) và do đó có khả năng tạo ra một mơi trường thuận lợi để hấp thụ các ngoại tác tiêu cực. Ngược lại, những người ủng hộ tỷ giá hối đoái cố định đã nhấn mạnh đến lợi ích của chi phí giao dịch thấp đối với thương mại quốc tế (Rose, 2000; Frankel & Rose 2002) và đối với dòng vốn (Dixit & Pindyck, 1994; Bacchetta & Wincoop, 1998). Bên cạnh đó, cũng có những lập luận lý thuyết cho rằng ảnh hưởng cùng chiều và ngược chiều của bất định tỷ giá hối đối đến FDI có thể cùng có ý nghĩa trong một số điều kiện nhất định. Đều dựa trên mơ hình quyền chọn thực, Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007) là hai trong số những đại diện tiêu biểu trên và xem xét ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI ở hai cách tiếp cận khác nhau.
Rhadbane & Moudden (2022) đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của bất định tỷ giá hối đoái (REER) trong các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau và tác động của đại dịch Covid-19 đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 1990–2020 vào Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Bằng chứng thống kê từ mơ hình ARDL cho thấy dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi phản ứng ngược chiều với bất định tỷ giá hối đoái ở mức ý nghĩa 10% ở Maroc với chế độ tỷ giá neo mềm và phản ứng cùng chiều ở mức ý nghĩa 1% ở Thổ Nhĩ Kỳ ở độ trễ thứ hai với chế độ tỷ giá thả nổi. Kết quả của nghiên cứu của Rhadbane & Moudden (2022) đã có nhận định thực nghiệm về tác động
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở hai chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau nhưng mẫu quan sát chỉ mới dừng lại ở hai quốc gia Maroc và Thổ Nhĩ Kỳ.
<b>2.3.4. Ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đối đến đầu tư trực tiếp nước ngồi </b>
Hầu hết các tài liệu thực nghiệm trước đây ước tính sự phát triển tài chính theo hai thước đo là tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn trên GDP (Ezekiel & Temidayo, 2023; Jehan & Hamid, 2017; Khraiche & Gaudette, 2013; Rajan & Zingales, 1998). Hai ước tính này khá hẹp và chưa thực sự tổng quát được phát triển tài chính như bộ dữ liệu phát triển tài chính đa chiều như của Čihák và cộng sự (2012) và Svirydzenka (2016). Dữ liệu được phát triển bởi Svirydzenka (2016) và được công bố miễn phí thực sự có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có thể xem xét các mối quan hệ và giải thích một số vấn đề còn đang bị bỏ ngõ. Jehan & Hamid (2017), Khraiche & Gaudette (2013) và Ezekiel & Temidayo (2023) là số ít những tác giả cung cấp được bằng chứng cho thấy sự phát triển tài chính thực sự có thể thay đổi tác động của bất định tỷ giá hối đối lên đầu tư trực tiếp nước ngồi.
<b>2.4. Thảo luận về khoảng trống nghiên cứu </b>
<i>Thứ nhất, rất nhiều những nghiên cứu gần đây đã được thực hiện nhưng hầu hết </i>
chỉ tập trung vào ảnh hưởng đơn chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI.
<i>Thứ hai, chế độ tỷ giá hối đoái đã được đề cập và quan tâm tại một số cơng trình </i>
nghiên cứu gần đây, nhưng việc khái quát hóa ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI vào cùng một bức tranh tồn cảnh dưới các chế độ tỷ giá này cịn chưa được xem xét đầy đủ.
<i>Thứ ba, ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đối và phát triển tài chính </i>
đến FDI thì cịn tương đối ít và mờ nhạt.
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 </b>
Nội dung chương 2 tập trung vào việc trình bày và giải thích về các cơ sở lý thuyết, bao gồm Mơ hình lý thuyết các yếu tố đẩy và kéo của Fernandez-Arias (1996), lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất, lý thuyết quyền chọn thực, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và lý thuyết về trung gian tài chính. Mơ hình lý thuyết các yếu tố đẩy và kéo sẽ diễn giải ảnh hưởng của các yếu tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh tỷ giá hối đoái và bất định tỷ giá hối đoái, như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền, độ mở thương mại và phát triển tài chính.
Lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất và lý thuyết quyền chọn thực sẽ cùng thảo luận về các lý giải cho các ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, nội dung sau đó dựa trên lý thuyết về thơng tin bất cân xứng và lý thuyết trung gian tài chính để giải thích về vai trị của phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các chế độ tỷ giá khác nhau, làm cơ sở để thiết lập mơ hình thực nghiệm trong Chương 3.
Cuối cùng, luận án cũng tổng kết các khoảng trống nghiên cứu trước đây, bao gồm việc chỉ tập trung vào ảnh hưởng đơn chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI; việc khái quát hóa ảnh hưởng này dưới các chế độ tỷ giá này còn chưa được xem xét đầy đủ; và ảnh hưởng tương tác của phát triển tài chính với bất định tỷ giá đến FDI thì cịn tương đối ít và mờ nhạt.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm </b>
Luận án xây dựng mơ hình lý thuyết dựa trên mơ hình các nhân tố đẩy và kéo (Push and Pull factors) của Fernandez-Arias (1996). Khung lý thuyết này xem các tác động từ quốc tế là nhân tố đẩy (Push) và các tác động nội địa là nhân tố kéo (Pull) đối với dòng vốn nước ngồi. Như đã giải thích ở phần cơ sở lý thuyết, các yếu tố đẩy sẽ chưa quan tâm trong nội dung của luận án. Việc không thêm vào các yếu tố đẩy vẫn sẽ không làm thay đổi trọng yếu kết quả nghiên cứu. Ước lượng Bayes xem xét riêng lẻ từng phân phối xác suất tiền nghiệm của các tham số trong mơ hình, do đó, việc có thêm vào các yếu tố đẩy hay khơng cũng không làm thay đổi ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi.
<i>FDIGDP</i><i>X</i> (3.1)
<i>Trong đó, FDIGDP là tỷ lệ phần trăm của dòng vốn vào ròng của đầu tư trực tiếp </i>
nước ngoài trên GDP; X bao gồm tập các yếu tố ảnh hưởng đến <i>FDIGDP</i>. Các yếu tố bao gồm: REER ,<i>VolREER, FD ,<small>gGDP</small></i>, <i><small>Openness</small></i>, <i><small>Inf</small></i> , <i>M GDP</i>2 <small>. </small>Trong đó, REER là tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate), có xem xét sức mạnh cạnh tranh
<i>trên thị trường quốc tế và hiệu chỉnh theo chỉ số giá; FD là phát triển tài chính được đo </i>
lường bởi Svirydzenka (2016); <i><small>gGDP</small></i> được tính dưới dạng tăng trưởng thu nhập GDP bình quân đầu người; <i><small>Openness </small></i>đại diện cho độ mở thương mại, là tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP; <i><small>Inf</small></i> là tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI); <i>M GDP</i>2 là tỷ lệ phần trăm của cung tiền trên GDP; và cuối cùng là bất định tỷ giá hối đoái <i>VolREER</i><small>. </small>Bất định tỷ giá hối đoái được đo lường chủ yếu bằng độ lệch chuẩn theo tháng của tỷ giá hối đoái <small>(</small><i><small>VolREER</small></i><small>)</small>. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng thêm phương pháp đo lường bất định tỷ giá hối đoái mà Furceri & Borelli (2008) đã đề xuất là điểm số Zscores, thay thế phương pháp đo lường bất định tỷ giá hối đối bằng độ lệch chuẩn <small>(</small><i><small>VolREER</small></i><small>)</small>.
Mơ hình thực nghiệm dạng tuyến tính được trình bày chi tiết như sau:
<small>2 +</small>
<i><small>i tgGDPi tInfi tM GDPi tOpennessi tREERi tVolREERi tFDi ti ti t</small></i>
<small>2 +</small>
<i><small>i tgGDPi tInfi tM GDPi tOpennessi tREERi tZscorei tFDi ti ti t</small></i>
<small></small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>Bảng 3.1. Mơ tả dữ liệu trong mơ hình nghiên cứu </b>
địa chỉ
% Ngân hàng Thế giới (World Bank)
<small></small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">bất định tỷ giá hối đoái bằng Zscore.
<i><small>ZscoreFDZscorex DF</small></i>
<b>3.2. Dữ liệu nghiên cứu </b>
Bảng 3.1 tổng hợp chú thích của các biến được sử dụng trong mơ hình thực nghiệm. Các biến số sử dụng trong mơ hình, ngoại trừ tỷ giá hối đối và phát triển tài chính, được thu thập và tổng hợp từ cơ sở dữ liệu thứ cấp Chỉ số Phát triển Thế giới (World Development Indicators - WDIs) của Ngân hàng Thế giới tại địa chỉ truy cập Bộ dữ liệu bao gồm 114 quốc gia. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ nguồn mở, dễ dàng truy cập và sử dụng.
Dữ liệu về phát triển tài chính được thu thập từ bộ dữ liệu về Chỉ số Phát triển Tài chính (Financial Development Index Database) của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Dữ liệu này được tính tốn bởi Svirydzenka (2016) bao gồm hai dữ liệu thành phần là phát triển các định chế tài chính và phát triển thị trường tài chính.
<b>3.3. Phương pháp ước lượng Bayes </b>
Định lý Bayes được biểu diễn như sau:
Trong đó, biến cố B là một tập hợp đầy đủ được tạo thành bởi tất cả các biến cố A<small>i</small>.
<i>Vận dụng định lý Bayes, ước lượng Bayes cho phân phối hậu nghiệm của tham số θ có </i>
dạng như sau:
<small>(</small> <i><small>ypy</small></i> <small></small> <i><small>p</small></i> <small></small>
<i>Phân phối hậu nghiệm của θ được thiết lập như một sự kết hợp giữa phân phối tiền </i>
nghiệm và hàm hợp lý. Rất khó để có thể nhận định chính xác phân phối tiền nghiệm và hàm hợp lý trong việc tạo ra các tham số ước lượng không gặp bất kỳ vấn đề nào về hội tụ. Do đó, việc xác định phân phối tiền nghiệm cùng với hàm hợp lý được đơn giản hóa và sử dụng các mặc định cho trước tạo ra sự phù hợp một cách thuận tiện cho mơ hình Bayes (Kruschke, 2015). Phương pháp Markov Chain Monte Carlo (MCMC) được coi là giải pháp hiệu quả để lấy mẫu gần đúng từ các phân phối hậu nghiệm. Thuật toán Metropolis-Hastings sẽ được sử dụng trong luận án.
Với <small>(1-)(0,1),</small>khoảng tin cậy (CRI) xác định vùng tin cậy <small>{(1-) x 100%}%</small> chứa
<i>các giá trị đúng của tham số ngẫu nhiên θ. Vùng tin cậy </i><small>{(1-)x100%}%</small> đối với θ, được gọi là C, và được cơng thức hóa như sau:
<small>|)</small>
<small>(</small> <i><small>CypydP</small></i>
(3.8)(1 − α) là xác suất để θ nằm trong C với dữ liệu y được quan sát trước.
<b>3.3.1. Phương pháp ước lượng Bayes cho mơ hình thực nghiệm </b>
Luận án thực hiện ước lượng Bayes trước hết dựa trên giả định tiền nghiệm mặc định được cung cấp bởi Stata 18. Kích thước mẫu được mơ phỏng càng lớn thì các giá trị MCMC được tạo ra càng mịn và càng bám sát với phân phối xác suất mà giả định tiền nghiệm xây dựng (Stata, 2023). Do đó, mơ hình thực nghiệm sẽ được ước lượng với việc
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Luận án sử dụng định dạng phân phối chuẩn (normal) tiền nghiệm cho hàm hợp lý (Likelihood) và các hệ số hồi quy; và gamma nghịch đảo (inverse-gamma) cho các tham số phương sai. Theo đó, phân phối tiền nghiệm giả định các hệ số ước lượng tuân theo quy luật phân phối chuẩn, θ~N(0,10000); và các tham số phương sai tuân theo quy luật phân phối gamma nghịch đảo, σ,σ<small>U</small>~InvGamma (0.01,0.01). Trong trường hợp khơng có thơng tin giả định tiền nghiệm của các hệ số ước lượng và phân phối xác suất tương ứng, phân phối chuẩn cho các tham số và phân phối gamma nghịch đảo cho các phương sai thường được sử dụng (Block & ctg, 2011). Luận án sử dụng phương pháp lấy mẫu Gibbs và thuật tốn Metropolis-Hastings với mơ phỏng số lần lặp bằng MCMC.
<i>Hàm hợp lý (Likelihood): </i>
<small>2</small>( <i><sub>b</sub><sup>FDIGDP</sup></i>, )
<b>3.3.2. Các kiểm định sau ước lượng </b>
Để đảm bảo tính vững sau khi ước lượng mơ hình thực nghiệm, một số kiểm định cũng được luận án thực hiện, bao gồm sử dụng chỉ số lấy mẫu hiệu quả, kiểm định Gelman–Rubin và chẩn đoán đồ thị.
<b>3.4. Giả thuyết nghiên cứu</b>
<b>3.4.1. Tác động riêng lẻ của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI </b>
<i>H<small>1</small>: Tác động ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái là nổi trội hơn so với tác động cùng chiều đến đầu tư trực tiếp nước ngồi ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. H<small>2</small>: Tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái là nổi trội hơn so với tác động ngược chiều đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi. </i>
<b>3.4.2. Tác động tương tác giữa bất định tỷ giá và phát triển tài chính đến FDI </b>
<i>H<small>3</small>: Phát triển tài chính làm giảm bớt tác động ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. </i>
<i>H<small>4</small>: Phát triển tài chính làm giảm bớt tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi. </i>
<b>Bảng 3.2. Kỳ vọng dấu ảnh hưởng và một số nghiên cứu ủng hộ </b>
<i>Chế độ tỷ giá neo mềm </i>
- Rhadbane & Moudden (2022); Jeanneret (2007)
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">+ Ezekiel & Temidayo (2023); Jehan & Hamid (2017)
<i>Chế độ tỷ giá thả nổi </i>
+ Rhadbane & Moudden (2022); Jeanneret (2007)
- Khraiche & Gaudette (2013)
<i>Ảnh hưởng của các biến kiểm soát khác </i>
<i>FD </i> + Haque và cộng sự (2022); Smith (2021); Nguyen & Lee (2021); Taşdemir (2020); Islam và cộng sự (2020)
<i>gGDP </i> + Rhadbane & Moudden (2022); Nguyen & Cieślik (2021); Moraghen và cộng sự (2020); Siddikee & Rahman (2020); Rjoub và cộng sự (2017)
<i>M2GDP </i> + Tien và cộng sự (2022); Fu & Liu (2015); Shafiq và cộng sự (2015); Ahmed & Zlate (2014)
<i>Inf </i> - Tien và cộng sự (2022); Nguyen & Cieślik (2021); Smith (2021); Hoang (2021); Rafidi & Verikios (2021); Akisik (2020)
<i>Openness </i> + Rhadbane & Moudden (2022); Tien và cộng sự (2022); Smith (2021); Moraghen và cộng sự (2020); Maryam & Mittal (2020); Taşdemir (2020); Bianco & Loan (2017)
<i>REER </i> + Moraghenvà cộng sự (2021); Murtala (2017); Ullah và cộng sự (2012)
<b> Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 </b>
Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng dựa trên mơ hình các nhân tố đẩy và kéo của Fernandez-Arias (1996). Luận án không dừng lại ở việc kiểm định ảnh hưởng của bất định tỷ giá đến đầu tư trực tiếp nước ngồi, mà sẽ tiếp tục phân tích vai trị của phát triển tài chính trong mối quan hệ đó.
Phương pháp Bayes được sử dụng để ước lượng và thực hiện suy diễn thống kê cho mơ hình thực nghiệm được xây dựng trong luận án. Việc ước lượng các tham số hậu nghiệm đã được hỗ trợ thuận tiện bởi Stata 18, bởi các gói lệnh cung cấp sẵn tùy chọn mặc định cho các tham số. Trong trường hợp kết quả ước lượng trung bình hậu nghiệm chưa thỏa điều kiện hội tụ của các chuỗi MCMC được mô phỏng, một số giả định tiền nghiệm sẽ được điều chỉnh để đảm bảo các suy diễn thống kê là đáng tin cậy.
Về dữ liệu nghiên cứu, tỷ giá hối đoái đa phương thực được tính tốn và thu thập dựa trên nghiên cứu của Darvas (2021). Phát triển tài chính được thu thập từ bộ dữ liệu của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), được tính tốn bởi Svirydzenka (2016). Những dữ liệu nghiên cứu còn lại chủ yếu được thu thập từ bộ dữ liệu của ngân hàng thế giới.
Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây đều cho thấy chiều hướng ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn cịn chưa thống nhất. Một số giả thuyết nghiên cứu vẫn được đặt ra để bám sát nội dung trọng tâm cũng như định hướng cho những công việc sẽ được thực hiện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>4.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngồi, bất định tỷ giá hối đối và phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đối neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi </b>
<b>4.1.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài </b>
<b>4.1.2. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngồi và bất định tỷ giá hối đối ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi </b>
<small>895</small> <sub>752 737</sub><sup>1,011</sup><small>1,563</small>
<small>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022Đơn vị tính: Tỷ USD</small>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.2. Tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi </small></b>
<small>trong mẫu quan sát </small>
<small>3.73% 3.73%5.42%5.75%</small>
<small>3.46%3.69%</small><sup>5.34%</sup> <sub>5.13%</sub><sub>3.17%</sub>
<small>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021Tỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm</small>
<small>Tỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi</small>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.4. Bất định tỷ giá hối đoái và tỷ lệ FDI trên GDP bình qn ở hai nhóm quốc gia có chế độ </small></b>
<small>tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><b>4.1.3. Thực trạng về phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi </b>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.8. Phát triển tài chính và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo </small></b>
<small>mềm và thả nổi trong mẫu quan sát </small>
<small>0.273</small> <sub>0.280</sub><small>0.2880.300</small>
<small>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021</small>
<small>có chế độ tỷ giá neo mềm trong mẫu quan sát </small>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.5. Phát triển tài chính, tỷ lệ FDI trên GDP bình qn, và bất định tỷ giá hối đối ở nhóm quốc gia </small></b>
<small>có chế độ tỷ giá thả nổi trong mẫu quan sát </small>
<small>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021</small>
<small>Phát triển tài chính tại nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổiTỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổiVolREER ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổiZscore ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><b>và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi </b>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.10. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo </small></b>
<small>mềm và thả nổi trong mẫu quan sát </small>
<small>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021</small>
<small>Tỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềmTỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổiTỷ lệ lạm phát ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm Tỷ lệ lạm phát ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi</small>
<small>Tăng GDP bình qn đầu người ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi</small>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.11. Tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia </small></b>
<b><small>có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát </small></b>
<b><small>Nguồn: Thực hiện bởi tác giả Hình 4.12. Độ mở thương mại và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá </small></b>
<small>neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát </small>
<small>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021</small>
<small>Tỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổiTỷ lệ FDI trên GDP ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềmĐộ mở thương mại ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổiĐộ mở thương mại ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm </small>
<small>0%5%10%</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><b>Bảng 4.1. Thống kê mô tả </b>
Biến <sup>Số quan </sup>
sát Giá trị trung bình <sup>Độ lệch </sup><sub>chuẩn </sub> <sup>Giá trị nhỏ </sup><sub>nhất </sub> <sup>Giá trị lớn </sup><sub>nhất </sub>
<i>Nhóm các quốc gia theo đuổi các chế độ tỷ giá neo mềm </i>
<b>Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả </b>
<b>4.3. Phân tích kết quả ước lượng </b>
<b>4.3.1. Kiểm định tính vững trước khi thực hiện suy diễn thống kê </b>
Chỉ số lấy mẫu hiệu quả cần vượt qua giá trị tiêu chuẩn 0,1 để cho thấy sự hội tụ cao của các chuỗi MCMC (Stata, 2023). Trong mơ hình với giả định tiền nghiệm mặc định, chỉ số lấy mẫu hiệu quả cho thấy một vài biến có sự hội tụ chưa tốt. Các tham số có chỉ số lấy mẫu hiệu quả chưa vượt qua 0,1 đã được đánh dấu trong Bảng 4.2 và Bảng 4.3.
<b>Bảng 4.2. Chỉ số lấy mẫu hiệu quả sau ước lượng hậu nghiệm của mơ hình khơng xem </b>
xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái Chỉ số lấy
mẫu hiệu quả
Các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm Các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi Mặc
định chỉnh <sup>Hiệu </sup> <sup>Mặc </sup>định chỉnh <sup>Hiệu </sup> <sup>Mặc </sup>định chỉnh <sup>Hiệu </sup> <sup>Mặc </sup>định chỉnh <sup>Hiệu </sup>θ<small>gGDP</small> 0,1449 0,4220 0,1540 0,4318 0,4794 0,4546 0,5033 0,4688
<b>Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả </b>
Do đó, chỉ số lấy mẫu hiệu quả của các biến chưa vượt qua 0,1 sẽ được hiệu chỉnh giả định tiền nghiệm. Sau khi thay đổi một số giả định tiền nghiệm, chỉ số lấy mẫu hiệu
</div>