Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

quản trị vốn lưu động của công ty xuất nhập khẩu y tế domesco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 41 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP </b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN MƠN </b>

<b>TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 </b>

<b>XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO </b>

<b> </b>

<b>HÀ NỘI – 2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề bài. </b>

Vấn đề được đặt ra ở đây đó là hoạt động quản trị tài chính giúp đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm sốt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; vậy nên mà quản trị tài chính đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh từ cuộc khủng hoảng nền kinh tế từ 2008 đến nay. Trong các nội dung của hoạt động quản trị tài chính, quan trị vốn lưu động là quyết định tiền mặt trong quỹ bao nhiêu là hợp lý, hang tồn kho bao nhiêu là ổn, quản trị khoản phải thu sao cho giảm thiểu được rủi ro không thu hồi được tiền, quản trị khoản phải trả để doanh nghiệp không ở trong tình trạng mất khả năng thanh tốn mà vẫn chiếm dụng được tín dụng của đối tác. Vậy nên, rõ rang có thể thấy rằng, quản trị vốn lưu động có tác động rất to lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà trên thực tế, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, quản trị vốn lưu động một cách tối ưu nhất vẫn là một bài tốn khó nhằn.

Trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề nóng mà tồn cầu đang gặp phải đó chính là tình hình dịch Covid hiện nay diễn biến hết sức phức tạp. Đối với Việt Nam, ngành dược phẩm chỉ chiếm khoảng 2% GDP trong cả nước, và là ngành đang nhân được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Với mục tiêu phấn đấu ngành dược sẽ đáp ứng được nhu cầu cung ứng thuốc cho cả nước và có thể xuất khẩu ra nước ngồi… đồng thời có thể giảm giá thành của thuốc và bớt sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.

<i><b> Hiểu được tầm quan trọng đó, việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu vấn đề” Quản trị </b></i>

<i><b>vốn lưu động của công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco” trong giai đoạn 2019-2020 là </b></i>

một lựa chọn sáng suốt để tìm ra vấn đề cần giải quyết trong việc quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu và quản trị phải trả một cách tối ưu nhất.

Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục khác như báo cáo tài chính, bài Tiểu luận bao gồm 3 phần:

Chương 1 là khái quát vốn lưu động của công ty cổ phần Domesco Chương 2 là thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty Domesco

Chương 3 là một số khuyến nghị với doanh nghiệp xu hướng phát triển của ngành và bối cảnh kinh tế để đề xuất một vài giải pháp có tính khuyến nghị với doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>1.1.1. Vốn lưu động (VLĐ) và chu chuyển VLĐ. </i>

Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.

Chu chuyển VLĐ của DN: T - H…Sx…H’- T’.

Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển ln thay đổi hình thái biểu hiện và luân chuyển nhanh, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng trở về hình thành vốn bằng tiền. VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hồn lại tồn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh, tào thành vịng tuấn hồn, chu chuyển của VLĐ.

<i>1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp: </i>

Theo hình thái biểu hiện của VLĐ: Theo cách này VLĐ có thể chia thành vốn vật tư hang hóa (vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm), vốn bằng tiền và các khoản phải thu (tiền mặt tại quỹ, TGNH, các khoản phải thu…). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.

Phân loại theo vai trò VLĐ: tiêu thức này chia VLĐ thành 3 loại gồm VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất (gồm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất); VLĐ trông khâu sản xuất (gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và VLĐ trong lưu thơng (vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn trong đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền). Cách này cho thấy vai trị của từng loại VLĐ trong q trình sản xuất kinh doanh, từ đó có thể bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>1.1.3. Quản trị vốn lưu động. </i>

Về khái niệm, bản chất hoạt động quản trị là sự tác động có mục tiêu của nhà quản trị đến các đối tượng quản trị, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Vì thế có thể nói “Quản trị VLĐ trong các DN là việc nhà quản trị lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến việc huy động và sử dụng VLĐ (vốn bằng tiền, vốn phải thu và vốn tồn kho dự trữ), tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong hoạt động kinh doanh của DN”.

Mục tiêu của VLĐ duy trì sự cân bằng tối ưu giữa các thành phần VLĐ để tối đa hóa giá trị tài sản DN, đồng thời có đủ lượng tiền mặt thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.

<b>1.2. Nội dung quản trị VLĐ: </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm tiền mặt và quản trị vốn bằng tiền </b></i>

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm 3 nội dung đó là: Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ; Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt; Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hang năm.

Để nói về điểm lợi khi dự trữ vốn bằng tiền thì vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của DN. Thứ hai, giúp cho DN nắm bắt được các khả năng sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Thứ ba là từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó cũng có những điểm bất lợi vì tiền là đối tượng là đối tượng dễ bị thất thoát, tham ô, lợi dụng. Và việc dự trữ vốn bằng tiền sẽ phát sinh chi phí quản lý và chi phí cơ hội.

Như vậy, khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để được lợi nhuận.

Chính vì vậy, mục đích của quản trị tiền mặt là xác định đúng mức dự trữ tiền mặt hợp lý để đáp ứng nhu cầu thành toán của DN trong kỳ; Quản lý chặt chẽ khoản thu chi tiền mặt; Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng, tháng, quý, năm.

<i>1.2.2. Khái niệm và quản trị hàng tồn kho: </i>

Theo Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS (2001), hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sản xuất, kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó bởi hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp. Những tài sản này có thời gian ln chuyển ngắn, thường khơng q một năm và có giá trị thấp nên được xếp vào tài sản lưu động. Từ đó có thể thấy rằng, quản trị hàng tồn kho là giám sát số dư hàng tồn kho nhằm đảm bảo cân bằng giữa các chi phí và lợi ích khi nắm giữ hàng tồn kho.

Quản trị hàng tồn kho có vai trị quan trọng đối với các DN để việc sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, đồng thời khơng gây ra tình trạng ứ đọng, lãng phí khi dự trữu hàng tồn kho quá lớn. Quản trị hàng tồn kho tại DN tập trung vào các nội dungxác định lượng tồn kho và thời gian tồn kho dự trữ hợp lý; Theo dõi sự biến động giá cả, duy trì hàng tồn kho; thực hiện quản lý xuất nhập, kiểm kê.

<i>1.2.3. Quản trị các khoản phải thu: </i>

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với qui mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung của quản trị các khoản phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng và phải thu khác. Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ.

Việc quản trị các khoản phải thu đối với các DN ln có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Quản trị các khoản phải thu bao gồm xây dựng chính sách bán chịu hợp lý; phân tích tình hình tài chính để xây dựng hạn mức công nợ cho khách hàng đầy đủ; thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi công nợ khách hàng.

<i>1.2.4. Khái niệm và quản trị vốn phải trả. </i>

Các khoản phải trả được định nghĩa là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải trả cho ngwoif bán, các khoản thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh tốntiền cơng cho người lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Như vậy, việc quản trị các khoản phải trả sẽ bao gồm việc doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán trong ngắn hạn và cần cân nhắc xem có nên sử dụng tín dụng thương mại của đối tác hay không.

<b>1.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn lưu động. </b>

Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm và được xác định bằng tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ chia cho số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày và được xác định bằng số ngày trong kỳ (360 ngày) chia cho số vòng quay vốn lưu động.

Hàm lượng vốn lưu động phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động và được xác định bằng vốn lưu động bình quân chia cho doanh thu thuần trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ và được xác định bằng lợi nhuận trước (sau) thuế chia cho vốn lưu động bình quân.

<b>1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ và ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. </b>

<b> Các chính sách của Nhà nước: Nhân tố này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ </b>

của doanh nghiệp. Các qui định về thuế, chính sách kinh tế của Nhà nước tác động tới kế hoạch mua sắm, dự trữ của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tác động lớn tới sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp góp phần thay đổi hiệu quả sử dụng VLĐ.

Có rất nhiều loại rủi ro trong đó tồn tại một số rủi ro ảnh hưởng tới thi trường đầu ra, đầu vào gây ra tác động lớn tới VLĐ của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý của nhà quản trị trong quá trình quản lý, các nhà quản lý sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu cảu doanh nghiệp. Từ đó có những biện pháp nâng cao việc sử dụng VLĐ. Trình độ đội ngũ lao động: Lao động có tay nghề cao sẽ làm tăng năng suất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO. </b>

<b>2.1 Khái quát về doanh nghiệp </b>

<i>- Giới thiệu chung </i>

• Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO • Tên tiếng Anh: DOMESCO MEDICAL IMPORT EXPORT JOINT STOCK

CORPORATION. • Tên thương mại : DMC

• Mã chứng khốn: 1400460395 • Nhóm ngành: Dược phẩm

• Trụ sở chính : 66 Quốc lộ 30 - Phường Mỹ Phú - Thành phố Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp - Việt Nam

• Đăng ký lần đầu ngày: 30/12/2003.

• Phone: (84.277) 3.852.278 | (84.277) 3.859.370 • Fax: 0673 851 270

• E-mail : ; • Website :

<i>Về lịch sử hình thành: </i>

Tiền thân của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO là vật tư thiết bị y tế là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập năm 1985 the định số 349/TCCB ngày 04/07/1985 do UBND Tỉnh Đồng Tháp ký với tê Công ty vật tư thiết bị y tế trực thuộc Sở y tế Đồng Tháp. Chức năng của vật tư thiế bị y tế là tiếp nhận, quản lý tổ chức sản xuất, thu mua, cung ứng chữa các thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho ngành kinh tế. Từ khi thành nay, Công ty đã qua 7 lần thay đổi tên đăng ký kinh doanh từ Công ty vật tư thiết bị y tế (04/07/1985 – 28/07/1987) đến Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO (01/01/2004 đến nay) trong đó DOMESCO chính thức được ra đời ngày 19/5/1989.

Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hì Cơng ty cổ phần theo quyết định số 144/QĐ-UBTL ngày 27/11/2003 được Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh d 5103000015 do sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/12/2 vốn điều lệ là 60tỷ đồn.

Năm 2009, công ty đã tăng vốn lên đến 178.093.360.000 đồng (Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30% cho cổ đông hiện hữu từ nguồn Qũy đầu tư phát triển)

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO hoạt động trong lĩnh vực xản xuất thuốc, sản xuất dược liệu từ thực vật, động vật; Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làm thuốc- Nước hoa, các loại hóa – mỹ phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vắcxin; sinh phẩm dùng cho người, động vật và thực vật ...

Đối với những thành công mà DOMESCO đạt được thì hiện tại, Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp có đầy đủ giấy chứng nhận thực hành của GMP, GLP, GSP trên thị trường ngành dược. Thị trường tiêu thụ của Domesco ngày càng được mở rộng và đa dạng ở phạm vi trong nước vàquốc tế. Đối với thị trường trong nước, ngoài 4 chi nhánh ở TP.HCM, HN, Đà Nẵng, Cần Thơ, công ty cịn mở thêm các nhóm tiếp thị kích cầu ở các địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Với thị trường nước ngồi, cơng ty đã đặt đại diện làm công tác liên kết tiếp thị ở Lào, Myanmar, Campuchia và mở rộng suất khẩu sang Mỹ, Nhật...Thị phần tính trên lĩnh vực sản xuất của Domestic năm 2005 ước tính khoảng 5.5 % tổng thị phần cả nước. Năm 2018, DOMESCO là 1 trong 3 doanh nghiệp Dược Xuất sắc nhận được giải thưởng cao quý – Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2018.

Đối với doanh nghiệp ngành dược, khi Việt Nam gia nhập AFTA vào năm 2006, gia nhập 2007, thì sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh DOMESCO đạt được những thành công nhất định trong năm 2018-2019 thì cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác như: Công ty cổ phần Traphaco với bề dày 50 năm hoạt động, lọt Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam; hay hoạt động mạnh mẽ về chiến lược Marketing như Hapacol, Eyelight… Bên cạnh đó một đối thủ đang đứng top đầu Việt Nam là TRAPHACO, tuy mạng lưới phân phối hiện nay chưa đủ sức cạnh tranh với những công ty đầu ngành khác nhưng lại là người dẫn đầu trong lĩnh vực nhượng quyền sản xuất với qui trình và công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế và hơn DOMESCO về chất lượng sản phẩm.

<b>2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. </b>

Để có thể hiểu rõ hơn về trực trạng quản trị VLĐ của doanh nghiệp thì dưới đây là thực trạng quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu, quản trị vốn tồn kho

<b>2.2.1. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền: </b>

<i><b>Bảng 2.1 </b></i>

<b>STT </b>

<b>trọng </b>

<b>trọng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1 TSNH(a) </b> 1,231,691,824,167

1,298,541,564,770

1,241,162,616,080

66,849,740,603 5,43 -57.378.948.690 -4,42

<b>2 HTK (b) </b> 266,490,181,601

219,139,200,228

248,897,778,664

-47,350,981,373 -17,77 29.758.578.436 13,58

<b>3 TVCKTĐT (c) </b>

79,508,402,993

98,367,152,270

107,527,454,592

18,858,749,277 23,72 9.160.302.322 9,31

<b>4 NNH (d) </b>

334,490,688,599

279,568,196,408

147,650,159,886

-54,922,492,191 -16,42 -131.918.036.522 -47,19

<b>5 (1) = (a)/(d) </b>

3,68 4,64 8,40 -1,22 -33,05 0,43 9,36

<b>6 (2) = (a-b)/(d) </b>

Dựa vào bảng 2.1 cho ta thấy, nhìn chung từ năm 2018-2020 các hệ số thanh tốn của cơng ty có sự biến động rõ rệt và khơng có hệ số nào có xu hướng giảm xuống.

<i>+ Khả năng thanh tốn hiện thời: </i>

Nhìn vào tỉ số khả năng thanh tốn hiện thời, có thể đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cơng ty khi đến hạn trả. Vì từ năm 2018-2020 khả năng thanh toán hiện thời của công ty đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tổng giá trị tài sản của DN đủ để thanh tốn các khoản nợ hiện có của DN. Năm 2018, hệ số này là 3,68, cho biết cứ 1 đồng ngắn hạn thì có 3,68 đồng tài sản lưu động đứng sau. Năm 2019 đã tăng gấp 1.26 lần sao với 2018 và đến năm 2020 đã tăng 1.8 lần so với 2019.

<i>+ Khả năng thanh toán tức thời: </i>

Hệ số khả năng thanh toán tức thời, đây là hệ số đảm bảo khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn được chuyển đổi thành tiền nhanh nhất, đó chính là tiền và tương đương tiền. Từ năm 2018-2020 thì hệ số này tăng khơng nhiều, tất cả đều nhỏ hơn 1. Năm 2019 là 0.35, gấp 1,46 lần so với năm 2018 là 0,24; năm 2020 cũng tăng gấp 2 lần so với năm 2019. Điều này chứng tỏ công ty DOMESCO đang gặp khó khăn trong việc thanh tốn các khoản nợ cùng một lúc. Vì vậy, cơng ty cần dự trữ thêm nhiều tiền để phục vụ cho khả năng thanh toán tức thời, giảm rủi ro trong thanh toán

<i>+ Khả năng thanh toán nhanh: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hệ số khả năng thanh toán nhanh, đây là hệ số đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nhìn vào tổng thể thì hàng tồn kho chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, nên hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty là khá cao đều lớn hơn 2,5. Trong giai đoạn 2018-2020, hệ số 2019 là 3,86 tăng 1,34 lần so với năm 2018 là 2,88. Và đến năm 2020 chỉ số này tăng 6,72 cao gấp xấp xỉ 1,5 lần năm 2019. Điều này chứng tỏ cơng ty có lượng tiền vừa đủ để thanh tốn các khoản ngắn hạn. Nhưng hệ số này ngày càng tăng lên cũng cho thấy tình hình thanh tốn nợ không tốt bởi tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. So sánh với công ty TRA:

<b>Năm Hệ số khả năng thanh toán hiện thời </b>

<b>Hệ số thanh toán nhanh </b>

<b>Hệ số khả năng thanh toán tức thời </b>

DMC TRA DMC TRA DMC TRA 2020 8.40 2,31 6,72 1,66 0,73 0,7 2019 4,64 2,59 3,86 1,85 0,35 0,92 2018 3,68 2,89 2,88 1,71 0,24 1,1

<i>Bảng hệ số khả năng thanh toán giữa DMC-TRA. </i>

Ở năm 2018-2020, hệ số khả năng thanh toán hiện thời và thanh tốn nhanh của DMC có xu hướng tăng cịn khả năng thanh tốn hiện thời của TRA lại khá thấp, thể hiện khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn còn rất thấp. Trong năm 2019 và 2020 thì khả năng thanh tốn hiện thời liên tục giảm xuống ở mức 2,31(năm 2020), khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời cũng ở mức đáng lo ngại khi các hệ số đều dưới 2.

<b>2.2.2. Quản trị các khoản phải thu: </b>

<i> Bảng: Chỉ tiêu các khoản phải thu của DMC Năm 2018-2020. </i>

<b>Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Các khoản phải thu </b>

24,932,745,932 14,154,381,501 18,368,109,931

<b>Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi </b>

- 4,167,771,731 - 4,064,415,340 - 5,727,163,356

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Tài sản thiếu chờ xử lý </b> 7,923,825 18,359,526 Nhìn vào bảng số liệu trên, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá lớn. Năm 2018 chiếm 47,5%; năm 2019 chiếm 55,2% và năm 2020 chiếm 61%. Lí do là các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong khi các khoản thu khác thì giảm xuống. Phải thu khách hàng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2019 chiếm 97,5% và đến năm 2020 tăng lên là 97,8%. Từ đó có thể thấy tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng rất cao, công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản trị các khoản phải thu.

<b>2018 2019 2020 Đơn vị tính </b>

Vịng quay các khoản phải thu 2,97 2,35 2,09 (vịng)

Kỳ thu tiền trung bình 123 153 172 (ngày)

<i> Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các khoản phải thu. </i>

Nhìn vào bảng 2.3 ở trên, vịng quay các khoản phải thu đang có sự biến động theo chiều hướng tiêu cực. Cụ thể là năm 2018 là 2,97 giảm xuống còn 2,35(2019) và đến năm 2020 là 2,09 vòng. Kỳ thu tiền trung bình biến động ngày càng dài. Năm 2018 là 123 ngày, thấp hơn 30 ngày so với năm 2019 và 49 ngày so với năm 2020. Có thể thấy rằng, các khoản nợ và các khoản phải thu hồi của công ty chưa xử lý hiệu quả, không đảm bảo được công ty có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩ vụ tài chính. Mặc dù doanh thu bán hàng đang tăng lên nhưng các khoản phải thu vẫn giữ ở mức cao.

Nhìn về phía vịng quay các khoản phải thu của TRA:

<b>2018 2019 2020 Đơn vị tính </b>

Vịng quay các khoản phải thu 6,87 10,94 8,06 Vòng Kỳ thu tiền trung bình 52 32 44 Ngày

<i>Bảng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các khoản phải thu của TRA. </i>

So với DMC, số vòng quay các khoản phải thu của TRA tăng lên qua từng năm. Năm 2018 là 6,87 vịng thì đến năm 2019 tăng đến 10,94 vịng và sau đó giảm nhẹ xuống cịn 8,06 vòng ở năm 2020. Sự tăng số vòng quay các khoản phải thu đã tác động trực tiếp đến kì thu tiền trung bình của cơng ty. Đang có sự giảm dần từ 52 ngày ( năm 2018) xuống còn 32 ngày (năm 2019) và lại tăng nhẹ 44 ngày trong năm 2019. Có thể thấy rằng, các khoản nợ và các khoản phải thu hồi của công ty chưa xử lý hiệu quả khi giữ ở mức không đều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2.2.3. Quản trị hàng tồn kho. </b>

Nhìn vào bản Báo cáo tài chính, hàng tồn kho của công ty DOMESCO biến đổi không đồng đều trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2018 là 266,490,181,601 tỉ đồng thì năm 2019 giảm xuống cịn 219,139,200,228 tỉ và có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2020 là 248,897,778,664 tỉ đồng.

<b>2018 2019 2020 Đơn vị </b>

Vòng quay hàng tồn kho 3,5 4,02 4,33 vòng

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 103 90 84 ngày

Gía vốn hàng xuất bán 896,096 242,814 1,013,487 Đồng

<i>Bảng2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hàng tồn kho. </i>

Nhìn vào số vịng quay, số vòng quay hàng tồn kho của DOMESCO đăng tăng dần trong giai đoạn 2018-2020 từ 3,5 vòng lên 4,33 vòng và số ngày 1 vòng quay của hàng tồn kho cũng giảm dần từ 103 ngày (2020) xuống 90 ngày (2019) và 84 ngày (2018). Do giá vốn hàng xuất bán năm có xu hướng tăng nhưng hàng tồn kho lại giảm nhẹ làm cho vòng quay tăng và số ngày 1 vòng quay giảm. Dựa vào những số liệu trên có thể thấy cơng ty đã có sự quản lý khá tốt đối với hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giúp cho công ty đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn.

Nhìn lại vịng quay hàng tồn kho của TRA:

<b>2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty. </b>

<b>Các chỉ tiêu 2018 2019 2020 Đơn vị </b>

Doanh thu thuần 1,385,088,491,457 1,468,390,309,691 1,013,487,938,481

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Lợi nhuận sau thuế

228,771,647,390 232,634,592,463 179,535,201,028

Vòng quay vốn lưu động

1,2 1.16 1,14 vòng

Kỳ luân chuyển VLĐ

300 311 315 ngày Hàm lượng VLĐ 0,83 0,86 0,87 Lần Tỷ suất lợi nhuận

VLĐ

0,2 0,18 0,14 Lần

<i> Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty. </i>

Dựa vào bảng số liệu về đánh giá sử dung VLĐ của công ty, doanh thu thuần của công ty năm 2018 đạt 1,385,088,491,457 đồng; năm 2019 đạt 1,468,390,309,691 đồng, tăng 6% so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020 thì doanh thu lại có sự sụt giảm khi chỉ đạt 1,013,487,938,481 đồng giảm xấp xỉ 31% so với cuối năm 2019. Có sự sụt giảm này do tác động một phần khơng nhỏ của bệnh dịch Covid19 trên tồn cầu khiến cho tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, việc xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của công ty DOMESCO của năm 2020 cũng bị giảm mạnh so với năm 2018-2019.

Ở năm 2018, hàm lượng VLĐ là 0.83, nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,83 đồng VLĐ. Trong năm 2019 là 0,86 và năm 2020 là 0,87. Hàm lượng VLĐ tăng là do có sự biến động nhanh khá nhanh của doanh thu thuần trong khi VLĐ bình qn có sự tăng trưởng q nhanh. Tuy tăng khơng nhiều nhưng có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn đang giảm dần.

Tỷ suất lợi nhân VLĐ ở năm 2018 là 0,2 được hiểu là tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Cũng tương tự như vậy, 1 đồng doanh thu cần 0,18 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2020 là 0,14. Điều này là do sự sụt giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế và sự tăng trưởng nhẹ của VLĐ bình quân.

Doanh thu thuần tăng nhẹ nhưng VLĐ bình quân lại tăng nhanh hơn doanh thu khiến cho vịng quay VLĐ bình qn khơng có sự thay đổi quá đáng kể, nên vòng quay vốn vẫn giảm xuống 0,2 vòng, làm cho kỳ luân chuyển cũng tăng từ 300 ngày (2018) lên 315 ngày (2020). Qua đó thấy được rằng cơng ty DOMESCO quản trị VLĐ chưa hiệu quả, khiến VLĐ ứ đọng, giảm đi hiệu quả sử dụng vốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2.2.4. Đánh giá chung. </b>

<i>* Những kết quả đạt được: </i>

Nhìn vào những con số biết nói kia, có thể thấy được rằng Công ty Cổ phần xuất khẩu y tế DOMESCO có khả năng huy động vốn rất tốt, trong giai đoạn 2018-2020, VLĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản và ln duy trì được VLĐ lớn để sản xuất cho việc nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh. Hệ số thanh toán hiện thời ở mức tốt, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đang ở mức an toàn. Doanh thu bán hàng đang tăng lên và cơng ty đã có sự quản lý khá tốt đối với hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giúp cho công ty đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn.

Ví dụ như đến năm 2020, cơng ty mới có khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho nên hơi khó khăn với việc thích ứng với thị trường.

Việc quản trị khoản phải thu của cơng ty DOMESCO cịn chưa tốt, cịn gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản phải thu. Các khoản phải thu tăng lên nhanh chóng trong khi doanh thu tăng trưởng khá nhẹ làm cho kỳ thi tiền bình qn tăng lên làm vốn của cơng ty chậm luận chuyển dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc điều vốn để nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.

<b>CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP. </b>

<i>3.1. Nhận xét chung về thực trạng quản trị VLĐ. </i>

Nhìn tổng quan lại, trong giai đoạn 2018-2020, xét về cơ cấu nguồn vốn thì DMC và TRA có cơ cấu như nhau nhưng quy mơ nguồn vốn của DMC thì nhỏ hơn gấp nhiều lần TRA. Nhìn chung, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng đều tăng trưởng ở mức khả quan vì cơng ty kiểm sốt tốt các khoản chi phí nhưng sang đến năm 2020, một năm mà cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid19 bùng nổ khiến các công ty lao đao rơi vào tình trạng phá sản nhưng DMC thì lợi dung thời cơ đó để phát triển mạnh mẽ trong ngành dược phẩm và công ty đang phát triển theo hướng tích cực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Dựa trên các hệ số khả năng thanh toán mà báo cáo chỉ ra ta nhận DMC kém linh hoạt hơn, gặp khó khăn khi phải thanh tốn các khoản nợ khiến cơng ty khơng có lợi thế về mặt thanh tốn. Hiệu suất sử dụng vốn tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DMC luôn thấp hơn so với TRA. Là dấu hiệu cho thấy cơng ty chưa có phương án tối ưu nào để giải quyết vấn đề hàng tồn kho, hàng hóa chưa đạt lợi nhuận kỳ vọng dẫn đến khả năng thu hồi vốn chậm. Hiệu suất sử dung VLĐ của công ty trong năm 2019-2020 chưa được tốt, hàm lượng VLĐ trong 2 năm tăng và tỷ suất lợi nhuận VLĐ giảm.

<i>3.2. Bối cảnh và các giải pháp hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động tại công ty CP </i>

<i><b>xuất khẩu y tế DOMESCO. </b></i>

<i>* Bối cảnh: </i>

Nhận xét về kinh tế Việt Nam năm 2021, HSBC nhấn mạnh: Kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng chống chịu vững vàng trong đại dịch COVID-19. GDP của Việt Nam năm 2020 tăng trưởng được 2,9% và thuộc số ít các nền kinh tế tăng trưởng dương trong năm đầu tiên đại dịch COVID xuất hiện, và ngành dược chiếm khoảng 2% GDP

<i>của cả nước. </i>

Đây không phải là một con số quá lớn. Nhưng có thể nói trong bối cảnh này, cơ hội để phát triển và thể hiện ngành dược phẩm vô cùng quan trọng đối với Việt Nam nói

<i>riêng và cả thế giới nói chung.. </i>

Thực hiện thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”, vậy nên việc vừa phát triển nghiên cứu, vừa sản xuất kinh doanh là hai việc làm khơng thể tách rời để có thể nâng cao ngành dược, cung cấp kịp thời thuốc, dụng cụ y tế khẩu trang… để cùng nhau chung tay vượt qua đại dịch.

Các ngành khác cũng đang nỗ lực phát triển để bớt đi sự thiệt hại do COVID 19 gây ra. Công ty Cổ phần xuất khẩu Y tế DOMESCO trong những năm sắp tới đã và đang phát triển và tìm ra các giải pháp hiệu quả giúp công ty đi lên và đứng đầu ngành dược phẩm.

<i>3.3. Giải pháp. </i>

Vấn đề cần thiết ở đây là có sự phân tích báo cáo tài chính chính xác và sát với thị trường trong và ngoài nước. Cần lập kế hoạch cho chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cụ thể là vốn lưu động; định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này (có thể là hàng tháng hoặc hàng quý); so sánh với kế hoạch; phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu kết quả đạt được như có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch thì cần khen thưởng kịp thời,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khuyến khích người lao động. Trong trường hợp ngược lại thì kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh hoạt động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Thứ hai là cơng ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn lưu động được thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất.

Cuối mỗi năm, công ty phải đưa ra được kế hoạch về lượng vốn lưu động cần thiết, cách thức huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động cho năm tiếp theo. Nhưng để xây dựng được một kế hoạch như vậy, công ty cần phải xây dựng kế hoạch về vốn lưu động dựa trên những căn cứ khoa học như: kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời kỳ tới, trình độ và năng lực quản lý, tình hình của mơi trường kinh doanh, những chính sách của Nhà nước.

Thứ ba là tìm kiếm thị trường mới đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Quá trình tiêu thụ là một khâu quan trọng trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể thu được tiền hàng, là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải được các chi phí và giành được phần lợi nhuận. Thực hiện tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, góp phần tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn lưu động.

Thứ tư, cần có một chiến lược Marketing hồn hảo để có thể truyền thông rộng rãi đến tất cả mọi người. Công ty cần tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing hiệu quả trên cơ sở tăng cường đội ngũ marketing chuyên nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược phát triển kinh doanh một cách toàn diện. Mở rộng, phát triển thị trường bằng cách xây dựng các hệ thống bán hàng, thường xuyên tham gia các hội trợ triển lãm, vừa là cách quảng bá sản phẩm hiệu quả nhất, đồng thời cũng là cách tìm kiếm thêm khách hàng. Xây dựng chính sách giá cả phù hợp nhằm vừa đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của cơng ty, vừa kích thích người tiêu dùng trên cơ sở giá cả và chất lượng phù hợp.

<b>KẾT LUẬN CHUNG </b>

Qua phân tích quản trị vốn lưu động, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ytế DOMESCO sẽ có cơ hội để phát triển hơn nữa nhưng công ty cần có chiến lược định hướng thực sự hiệu quả để khắc phục những điểm yếu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nặng ký với 50 năm bề dày hoạt đơng trên thị trường tài chính ví dụ như TRA. Bởi lẽ, công ty nào cũng sẽ có điểm mạnh, điểm yếu, nhưng kẻ khắc phục được điểm yếu nhanh hơn, có những kế hoạch xây dựng chiến lược marketing chuyên nghiệp hơn sẽ có nhiều lợi thế và vượt xa hơn. Vì vây, việc thường xuyên tiến hành phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như xác định được đầy đủ, chính xác nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thơng tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Nắm được tình hình tài chính, quy mô, cơ cấu tài sản-nguồn vốn, khả năng thanh toán hay mức độ đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mức độ độc lập tài chính của công ty.

<b>Danh mục tài liệu tham khảo: </b>

1. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2015). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Học viện Tài Chính, NXB Tài Chính, Hà Nội.

2. DMC: Cơng ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco/Tin tức và dữ liệu doanh nghiệp,

< xem 10/6/2021

3. TRA: Công ty Cổ phần Traphaco/Tin tức và dữ liệu doanh nghiệp, < xem 11/6/2021

4. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco,

< 11/6/2021

5. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco, doanh-nghiep/CONG-TY-CP-XUAT-NHAP-KHAU-Y-TE-DOMESCO-Chart--904-2017.html>, xem 10/6/2021

< Công ty Cổ phần Traphaco, TY-CP-TRAPHACO-Chart--905-2017.html>, xem 11/6/2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>< lục </b>

</div>

×