Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.27 KB, 100 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI <sub> </sub></b>
<b><small> </small></b>
<b><small> </small></b>
<b>Sinh viên thực hiện: 1. Đào Thị Hồng Ánh – K58Q1 2. Nguyễn Hải Linh – K58Q1 3. Phạm Hà Linh – K58Q1 4. Long Thị Diệu Linh – K58Q1 5. Bùi Cẩm Tú – K57DD2Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thuỳ Dương</b>
<i>Hà Nội, năm 2024</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Trong suốt quá trình lên ý tưởng và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm và chỉ dẫn nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn của chúng tôi, cô Lê Thùy Dương. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô.
Tuy đã rất cố gắng và nỗ lực nhưng chắc chắn, đề tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được từ quý thầy cô, các bạn sinh viên và tất cả nhữngbạn đọc quan tâm đến đề tài này đưa ra những ý kiến, nhận xét và góp ý.
Chúng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình tham gia thực hiện khảo sát và tham gia trả lời phỏng vấn giúp chúng tôi thu thập được những dữ liệu quý giá phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
<b>Đào Thị Hồng ÁnhPhạm Hà LinhNguyễn Hải LinhLong Thị Diệu LinhBùi Cẩm Tú</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỤC LỤC</b>
<b>LỜI CẢM ƠN...2</b>
<b>PHẦN MỞ ĐẦU...6</b>
1. Tính cấp thiết của đề tài...6
2. Mục tiêu nghiên cứu...6
3. Đối tượng nghiên cứu...6
4. Câu hỏi nghiên cứu...7
5. Giả thuyết nghiên cứu...7
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài...7
7. Phương pháp nghiên cứu...7
8. Nơi thực hiện nghiên cứu...8
9. Bố cục của đề tài...8
10. Tính mới của đề tài...9
11. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...9
<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...14</b>
<i><b>1.1. Khái quát về từ vựng và phương pháp học từ vựng trong học tập ngoại ngữ tiếng Pháp</b>...14</i>
1.1.1. Khái niệm từ vựng...14
1.1.2. Từ loại trong từ vựng tiếng Pháp...15
1.1.3. Khái quát về việc học tập từ vựng (Apprentissage du vocabulaire)...15
1.1.4. Các phương pháp học từ vựng trong học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng...16
<i><b>1.2. Ảnh hưởng của từ vựng đối với các kỹ năng thực hành tiếng trong học ngoại ngữ tiếng Pháp...16</b></i>
1.2.1. Ảnh hưởng đến kỹ năng diễn đạt nói (EO)...16
1.2.2. Ảnh hưởng đến kỹ năng nghe hiểu (CO)...16
1.2.3. Ảnh hưởng đến kĩ năng diễn đạt viết (EE)...16
1.2.4. Ảnh hưởng đến kỹ năng đọc hiểu (CE)...16
<i><b>1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp...16</b></i>
1.3.1. Yếu tố người học...16
1.3.2. Trang thiết bị học tập...16
1.3.3. Môi trường học tập...16
1.3.4. Chương trình học...16
1.3.5. Các đặc điểm ngơn ngữ của từ vựng tiếng Pháp...16
<i><b>1.4. Mơ hình nghiên cứu...16</b></i>
<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...16</b>
<i><b>2.1. Thiết kế nghiên cứu...16</b></i>
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu...16
2.1.2. Qui trình nghiên cứu...16
<i><b>2.2. Xây dựng thang đo...16</b></i>
2.2.1. Thang đo nhận định về lợi ích...16
2.2.2. Thang đo phương pháp tự học...16
2.2.3. Thang đo tự học ngoài giờ...16
2.2.4. Thang đo giảng viên...16
2.2.5. Thang đo tài liệu học tập...16
2.2.6. Thang đo môi trường học tập...16
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i><b>2.3. Mẫu khảo sát...16</b></i>
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu...16
2.3.2. Kích thước mẫu...16
<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...16</b>
<i><b>3.1. Kết quả nghiên cứu định lượng...16</b></i>
3.1.1 Đánh giá thang đo...16
3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến việc học tập từ vựng tiếng Pháp của sinh viên...16
3.1.3 Phân tích mơ hình hồi quy đa biến...16
<i><b>3.2. Kết quả nghiên cứu định tính...16</b></i>
3.2.1. Dữ liệu khảo sát thơ...16
3.2.2. Danh sách mã hóa và hợp nhất dữ liệu...16
3.2.3. Tổng hợp dữ liệu và nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên...16
<i><b>4.1. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập từ vựng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại-trường Đại học Thương mại...16</b></i>
4.1.1. Vai trị của các yếu tố...16
4.1.2. Mơ hình nghiên cứu...16
<i><b>4.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng học từ vựng tiếng Pháp dành cho sinh viên...16</b></i>
4.2.1. Đề xuất đối với giảng viên...16
4.2.2. Đề xuất dành cho sinh viên...16
4.2.3. Yếu tố mơi trường...16
4.2.4. Giáo trình...16
<i><b>4.3. Những hạn chế và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...16</b></i>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...16</b>
<b>PHỤ LỤC...16</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ Đ</b>
Bảng 3.1: Cronbach’s Alpha của thang đo nhận định về lợi ích...16
Bảng 3.2: Cronbach’s Alpha của thang đo phương pháp tự học...16
Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của thang đo tự học ngoài giờ...16
Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố giảng viên...16
Bảng 3.5: Cronbach’s Alpha của thang đo tài liệu học tập...16
Bảng 3.6: Cronbach’s Alpha của thang đo môi trường học tập...16
Bảng 3.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất...16
Bảng 3.8: Bảng phương sai trích lần thứ nhất...16
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất...16
Bảng 3.10: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần...16
Bảng 3.11: Bảng phương sai trích lần cuối...16
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối...16
Bảng 3.13: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập...16
Bảng 3.14: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến...16
Bảng 3.15: Phân tích phương sai ANOVA...16
Bảng 3.16: Các thơng số thống kê trong mơ hình hồi quy bằng phương pháp Enter 16Hình 4.2: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa...16
Hình 4.3: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa...16
Bảng 3.17: Kết quả thống kê mô tả...16
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><small>Căn chỉnh!!!!</small>
Trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng phát triển, việc nắm vững kiến thức về ngơnngữ và văn hóa nước ngồi là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong lĩnh vựckinh doanh và thương mại. Đặc biệt, tiếng Pháp, là một trong những ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực thương mại, đòi hỏi sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại phải có kiến thức vững về từ vựng và cấu trúc ngơn ngữ để có thể hiểu và sử dụng trong các tình huống giao tiếp và kinh doanh thực tế.
Tuy nhiên, trong quá trình học từ vựng tiếng Pháp, sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại tại trường Đại học Thương mại thường phải đối mặt với nhiều thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học. Những yếu tố này có thể bao gồm mơi trường học tập, phương pháp giảng dạy, tài liệu học, động lực học tập và các yếu tố cá nhân khác. Để tối ưu hóa quá trình học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, việc hiểu rõ những yếu tố này và cách chúng ảnh hưởng là điều
<b>cần thiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tơi tập trung vào đề tài "Nghiên cứu các yếu tố </b>
ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại". Mục tiêu là tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện kỹ năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
<b>2.Mục tiêu nghiên cứu</b>
Nghiên cứu này sẽ xác định rõ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc học từ vựng, quá trình học từ vựng những yếu tố có thể cải thiện hiệu quả học tập tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại, từ đó tìm ra giải pháp hữu ích để góp phần nâng cao hiệu quả học tập, giúp các bạn sinh viên trường Đại học Thương mại nắm vững và sử dụng từ vựng tiếng Pháp một cách tự tin và hiệu quả. Từ đó nâng cao hiệu quả học tiếng pháp của sinh viên ngành tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại.
<b>3.Đối tượng nghiên cứu</b>
Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng học từ vựng tiếng Pháp
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại.
<b>4.Câu hỏi nghiên cứu</b>
Nghiên cứu này khảo sát thông tin từ sinh viên nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên
chuyên ngành tiếng Pháp thương mại?
- Những giải pháp nào có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếngPháp?
<b>5.Giả thuyết nghiên cứu</b>
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra các giả thuyết sau:Giả thuyết 1: Lợi ích học tập ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 2: Phương pháp tự học ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 3: Tự học ngoài giờ ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp củasinh viên.
Giả thuyết 4: Môi trường học tập ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 5: Giảng viên ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 6: Tài liệu học tập có ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
<b>6.Phạm vi nghiên cứu đề tài</b>
- Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương mại- Phạm vi thời gian: từ 5/10/2023 đến 25/2/2024
<b>7.Phương pháp nghiên cứu</b>
<i>Cách tiếp cận nghiên cứu</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Nghiên cứu sẽ sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để có cái nhìn đầy đủ về vấn đề.
Phỏng vấn bán cấu trúc (Entretien semi-directif)
<i>Nghiên cứu định lượng</i>
Phiếu điều tra khảo sát
Phương pháp xử lý và phân tích số liệuPhương pháp phân tích dữ liệu phỏng vấnPhương pháp phân tích số liệu khảo sát- Phân tích các nhân tố
- Chọn lọc các biến đưa vào phân tích và đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi- Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis gọi tắt EFA)- Phân tích kết quả bảng điều tra định lượng
<i>Phân tích thống kê mơ tả</i>
- Phân tích hồi quy
<b>8.Nơi thực hiện nghiên cứu</b>
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Đào tạo quốc tế, trường Đại học Thương mại., nơi sinh viên ngành tiếng Pháp thương mại đang học tập.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>9.Bố cục của đề tài</b>
Đề tài gồm 4 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứuChương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp
<b>10.Tính mới của đề tài</b>
Đề tài đặt ra một góc nhìn mới về q trình học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên ngành tiếng Pháp, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất những chiến lược học tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.
<b>11.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới
Căn chỉnh, xem lại hình thức!
Năm 2013, tác giả Wu, Lin-Fang với đề tài “A study of factors affecting college student’s use of ESL vocabulary learning strategies” đã nói về những nhân tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của sinh viên đại học. Các phân tích dữ liệu cho thấy động lực, hoạtđộng tự học và một số yếu tố khác chắc chắn có tác động đến chiến lược học từ vựng. Động lực là yếu tố quan trọng nhất khi học ngôn ngữ thứ 2 vì nó quyết định mức độ thamgia tích cực và thái độ của người học đối với việc học. Những người trả lời có động lực cao đã sử dụng các chiến lược học từ vựng thường xun hơn những người ít có động lựchơn. Hơn nữa, những người học thành thạo còn dành nhiều thời gian để tham gia các hoạtđộng học tập ngoại khóa. Động lực học tập thấp chắc chắn có tác động tiêu cực đến trình độ ngơn ngữ của học sinh. Các chiến lược giảng dạy nhằm nâng cao động lực học tập củahọc sinh sẽ là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên các môn ngôn ngữ thứ 2. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học từ vựng của học sinh là hồn cảnh gia đình. Theo Wu (2004), sự tham gia của gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Những người học thành thạo có nhiều thành viên trong gia đìnhdạy kèm bằng tiếng Anh đã áp dụng chiến lược học từ vựng tốt hơn so với những sinh viên kém thành thạo hơn. Ngoài ra, những người học thành thạo sử dụng tốt các chiến lược học từ vựng với động lực cao hơn những người học kém hơn. Họ thường tham gia vào các hoạt động học tập tự khởi xướng để tiếp thu từ vựng. Tóm lại, động lực và hồn
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">cảnh gia đình là những yếu tố chính ảnh hưởng đến khơng chỉ thành tích học tập, trình độngoại ngữ mà cịn cả chiến lược học từ vựng.
Tình hình nghiên cứu đến đề tài ở trong nước
Năm 2012, tác giả Phùng Văn Đệ với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh trường Đại họcTrà Vinh”. Nghiên cứu này tập trung vào khó khăn phổ biến nhất mà sinh viên gặp phải, đó là thiếu vốn từ vựng cần thiết để học tốt các kỹ năng ngôn ngữ. Điều này phản ánh sự quan trọng của việc nắm vững từ vựng trong quá trình học tập và sử dụng ngoại ngữ. Tuynhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng do động cơ học tập, thái độ và phong cách học tập của sinh viên đều đặc thù, vì vậy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, khó khăn và bản chất việc học từ vựng của từng sinh viên để thiết kế phương pháp học phù hợp. Nghiên cứu đãđề xuất hai phương pháp được thiết kế để giải quyết vấn đề này, đó là sử dụng thẻ từ vựng và viết lặp lại từ. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cả hai phương phápnày đều hiệu quả và có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng sinh viên. Ngồi ra, qua việc phân tích một số câu trả lời của sinh viên trong phần đọc hiểu và nghe trong các bài kiểm tra, kì thi, nghiên cứu đã nhận thấy rằng nhiều câu trả lời sai thường liên quan đến vốn từ vựng. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc nắm vững từ vựng trong q trình kiểm tra và học tập nói chung. Phương pháp học bằng cách lặp đi lặp lại đã bị đánh giá không hiệu quả và chỉ đưa sinh viên đến mức độ luyện tập nói, khơng giúp họ lưu lại từ vựng trong trí nhớ. Tuy nhiên, việc áp dụng hai phương pháp đề xuất đã đem lại hiệu quả và khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng đã xem xét ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của từ vựng, tình hình học từ vựng của họ, và phương pháp học từ vựng mà họ sử dụng. Điều đáng ngạc nhiên là đa số sinh viên cho rằng họ khơng có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả, mặc dù họ ý thức được tầm quan trọng của từ vựng. Tác giả cũng đưa ra một giả thuyết rằng việc ít học từ vựng thường xuyên có thể là nguyên nhân tại sao điểm số trong các kỳ kiểm tra khơng cao. Theo đó, nghiên cứu này đã đưa ra những thơng tin quan trọng về tình trạng học từ vựng của sinh viên và cách thiết kế phương pháp học từ vựng hiệu quả. Mặc dù hai phương pháp học được đề xuất không vượt trội so với các phương pháp khác, chúng vẫn có tiềm năng giúp sinh viên nâng cao vốn từ vựng và khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra phương pháp học tập phù hợp với đa dạng đối tượng sinh viên.
Đề tài nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6” của tác giả Đào Thị Diệu Linh, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 đã chỉ rõ
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp6. Bài viết này khảo sát hai nhóm đối tượng chính là giáo viên và học sinh, bằng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn.Kết quả nghiên cứu chỉ ra có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới kỹ năng ghi nhớ từ Tiếng Anh của học sinh lớp 6 : yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của học sinh lớp 6 về vai trò của từ trong hoạt động lời nói tiếng Anh, Hứng thú học tiếng Anh của học sinh lớp 6. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhậnthức của HS về vai trò của từ vựng có ảnh hưởng tới việc HS ghi nhớ từ và cách dùng từ nhưng sự ảnh hưởng này khơng mạnh. Cịn hứng thú học tiếng Anh có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của kĩ năng ghi nhớ từ tiếng Anh. Mức độ hứng thú học tiếng Anh có ảnh hưởng mạnh đến mức độ HS ghi nhớ được từ và cách dùng từ tiếng Anh đã học. HS càng hứng thú học tập bao nhiêu thì càng dễ dàng ghi nhớ được từ và các cách sử dụng từđó bấy nhiêu. Về mặt yếu tố khách quan, đa số học sinh cho rằng phương pháp dạy học của giáo viên không tạo hứng thú cho việc học tiếng Anh của các em, vì giáo viên dùng phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, vấn đáp và trực quan. Về yếu tố phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho học tập tiếng Anh, bài nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện, trang thiết bị có mối tương quan thuận tới kết quả ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh,trong đó tương quan giữa phương tiện bên trong là mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trò chuyện, giao tiếp với kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh là chặt chẽ và mạnh hơn so với các phương tiện bên ngoài ( tivi và đầu video, đài cát xét, máy chiếu,...). Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, các yếu tố đều có mối tương quan thuận với khả năng ghi nhớ từ tiếng Anh của HS lớp 6, nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau, trong đó hứng thú học tiếng Anh của học sinh là yếu tố có tác động mạnh nhất và phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố ít tác động tới khả năng ghi nhớ của học sinh nhất. Bài nghiên cứu này giúp ta nhìn nhận rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng ghi nhớ từ vựng của học sinh lớp 6 nói riêng, học sinh nói chung. Từ đó, ta có thể đề xuất những phương pháp học tập và giảng dạy hợp lí. Tuy nhiên, việc khảo sát này chỉmang tính tương đối, chúng ta vẫn cần nghiên cứu và khảo sát bằng nhiều cách khác nhau, phương diện khác nhau để có cái nhìn khách quan hơn.
Năm 2020, tác giả Đỗ Thị Thu Giang với đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Ngoại Thương”. Nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát, chất lượng giảng dạy Tiếng Pháp thương mại hiện nay chưa cao với những bất cập trong chương trình, nội dung giảng dạy, đội ngũ giảng viên và sinh viên cũng như giáo trình học liệu. Theo đó, việc giảng dạy Tiếng Pháp thương mại ở Đại học Ngoại thương hiện nay chưa hiệu quả bởi những bất cập trong từng yếu tố cấu thành của quá trình dạy và học, trong đó chủ yếu là do phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, chưa đúng với phương pháp luận của giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành: chưa
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">tập trung vào tất cả các kỹ năng giao tiếp, tiếp cận bài giảng theo hướng tập trung vào kiến thức kinh tế thay vì kiến thức tiếng. Cho nên, để nâng cao chất lượng giảng dạy, cần kết hợp thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chương trình, nội dung đào tạo, đội ngũ giảng viên, sinh viên và giáo trình học liệu, trong đó phương pháp dạy học của giảng viêntrên cơ sở tuân thủ nguyên tắc giáo học pháp của giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành đóngvai trị then chốt. Và khâu đột phá là xây dựng Bộ năng lực ngơn ngữ chun ngành, trong đó thống kê các kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Pháp cần thiết cũng như các hoạt động, bài tập ứng dụng cụ thể để giúp người học có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này trong môi trường kinh doanh như mục tiêu của chương trình đào tạo.
Năm 2022, tác giả Phan Thị Phượng và Đào Thị Ngân Huyền với đề tài “Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội”. Nghiên cứu cung cấp khái niệm về từ vựng, từ vựng không được hiểu chỉ bao gồm một từ duy nhất như: ngủ, học, viết mà cũng có thể được tạo thành từ hai hoặc ba từ nhưng thể hiện một nghĩa duy nhất. Ta có thể hiểu từ vựng là tổng số từ được sử dụng để truyền đạt ý tưởng của người nói. Với điều kiện đạt chuẩn đầu ra A2, đòi hỏi sinh viên trường đại học sư phạm thể dục thể thao phải lĩnh hội đủ các kiến thức và ứng dụng ngôn ngữ tiếng anh vào cuộc sống .Về thực trạng, việc học từ vựng tiếng anh của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vốn từ vựng, điều này được thể hiện rõ thông bốn kỹ năng nghe nói đọc viết. Kỹ năng nghe: Đốivới các bài học trên lớp, sinh viên phải thông qua sự hướng dẫn của giảng viên mới có thể làm được bài. Cịn đối với bài thi học kì, nhiều người bỏ qua phần nghe do thiếu vốn từ vựng để làm bài.Vậy phương pháp là sinh viên có thể nghe hoặc xem những video Tiếng anh hoặc những chương trình thể thao quốc tế mà bản thân yêu thích. Kỹ năng nói:Một số sinh viên khơng thể nói được, phải sử dụng ngơn ngữ hình thể hoặc nhờ sự hỗ trợ từ giảng viên và bạn. Trong kì thi cuối học kì, mặc dù đã được chuẩn bị sẵn nội dung các topic nhưng sinh viên vẫn không thể nhớ được từ vựng để diễn đạt ý dẫn đến kết quả không cao. Kỹ năng đọc: Trong các bài học xuất hiện nhiều từ vựng thuộc thuật ngữ chuyên ngành thể thao với nội dung khá dài. Sinh viên có thể tra từ điển nhưng với số lượng từ mới nhiều sẽ dẫn đến nhàm chán hoặc đoán nghĩa của từ thơng qua ngữ cảnh và hình ảnh nhưng khơng sát với nội dung bài đọc. Kỹ năng viết: Vốn từ hạn chế khiến sinh viên không thể diễn đạt được ý, câu văn sai chính tả, lỗi ngữ pháp,...Nghiên Nghiên cứu đã chỉ ra các phương pháp cải thiện: Ngữ pháp - Dịch: Học thuộc từ vựng, làm các bài tập ngữ pháp, dịch văn bản, đọc các tác phẩm văn học, viết luận,... Ưu điểm là sinh viên có phản xạ giao tiếp tốt, có thể ứng dụng vào cuộc sống đời thường . Nhược điểm là nhanh quên, khó áp dụng khi gặp tình huống tương tự khi giao tiếp, khơng diễn đạt được chính xác ý muốn nói sau một thời gian dài học tiếng anh. Giao tiếp: Luyện tập giao tiếp trong quá trình học sẽ giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng một cách tự nhiên và ứng
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">dụng được lượng từ đã có vào bốn kỹ năng nghe nói đọc viết. Ngồi ra cịn một số phương pháp khác: liệt kê từ vựng theo mơ hình cây, ghi âm hoặc viết đoạn văn.
Sau khi thực hiện tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi đưa ra một số nhận định sau:
Các đề tài nghiên cứu đi trước mà chúng tôi thu thập được đã tiếp cận với các mức độ khác nhau về nội dung về học tập và giảng dạy từ vựng ngoại ngữ nói chung và từ vựng tiếng Pháp nói riêng.
Các đề tài nghiên cứu trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của từ vựng và việc sử dụng từ vựng trong học tập ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng.
Mặc dù các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều kiến thức và nhận định thơng tin
quan trọng về q trình học tập từ vựng trong việc học ngoại ngữ và học tiếng Pháp như một ngoại ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, nhưng chúng tôi chưa ghi nhận một nghiêncứu nào về khía cạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>1.1Khái quát về từ vựng và phương pháp học từ vựng trong học tập ngoại ngữ</b>
<i><b>1.1.1. Khái niệm từ vựng</b></i>
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, việc học từ vựng là rất quan trọng để có thể hiểu và sử dụng ngơn ngữ đó một cách thành thạo. Từ vựng là nền tảng giúp người học có thể tiếp thu và giao tiếp một cách hiệu quả. Có nhiều nhà ngơn ngữ học cũng đã đưa ra các định nghĩa từ vựng như sau. Một trong những định nghĩa phổ biến nhất được đưa ra bởi nhà ngôn ngữ học người Mỹ, Noam Chomsky trong cuốn “Syntactic Structures” (1957).
<i>Ông đã định nghĩa từ vựng là “tập hợp các đơn vị ngữ pháp cơ bản mà ngơn ngữ xây dựng từ đó". Trong cuốn sách “Linguistic and Semantics” (1977) của John Lyons, từ vựngđược định nghĩa tương tự là “tập hợp các đơn vị ngữ pháp cơ bản mà ngơn ngữ được xâydựng từ đó, bao gồm các từ, cụm từ và thành ngữ”. Hay, Ferdinand de Saussure - nhà ngôn ngữ học người Pháp đã định nghĩa “Từ vựng là tập hợp các đơn vị ngữ pháp cơ bảnmà ngôn ngữ được xây dựng từ đó, bao gồm các từ và phần của từ”. Mặt khác, Wilhelm </i>
von Humboldt trong đã định nghĩa từ vựng trong cuốn “Course in General Linguistics” là
<i>“Từ vựng là tập hợp các biểu hiện ngôn ngữ cụ thể của một dân tộc hoặc một cộng đồng ngôn ngữ”. Theo ông, từ vựng không chỉ là các đơn vị ngữ pháp đơn thuần mà còn phản </i>
ánh cả tư tưởng và cảm xúc của con người sử dụng ngôn ngữ. Từ vựng được coi là một phần của tư duy và văn hố của một dân tộc. Ngồi ra, BZimmerman trích dẫn trong
<i>Coady và Huckin (1998) là “từ vựng là trọng tâm của ngơn ngữ và có tầm quan trọng quan trọng đối với việc học ngơn ngữ điển hình”.</i>
Vốn từ vựng của một cá nhân là một khía cạnh quan trọng trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Nó bao gồm tất cả các từ mà người đó có thể hiểu được và cũng bao gồm tất cả các từ mà người đó sử dụng để tạo ra các câu mới. Từ vựng của một người phản ánh sự đa dạng của kinh nghiệm và kiến thức của họ, cũng như sự phát triển của khả năng ngôn ngữ của họ qua thời gian. Việc mở rộng vốn từ vựng là một quá trình liên tục và cầnsự nỗ lực và thực hành. Khi một người có vốn từ dụng đa dạng, họ có thể hiểu và sử dụngngơn ngữ một cách chính xác và tự tin hơn. Điều này cũng giúp họ giao tiếp hiệu quả hơnvà tạo ra ấn tượng tốt hơn trong các tình huống khác nhau, từ giao tiếp hàng ngày đến cáctình huống chuyên nghiệp.
<i>Từ các định nghĩa trên, chúng tôi kết luận rằng: “Từ vựng là một phần của hệ thống ngônngữ và nó biểu thị cho những tư tưởng, cảm xúc, suy nghĩ, thông điệp của người sử dụng ngôn ngữ”</i>
Trong tiếng Pháp, có hai khái niệm về từ vựng là vocabulaire và lexique. Tuy nhiên,
<i>nhiều người học tiếng Pháp thường hiểu đơn giản chỉ là “từ vựng”. Thực tế, có sự khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này. Theo các nhà ngôn ngữ, “lexique" là tập hợp tất cả </i>
các từ trong một ngôn ngữ, là tất cả các từ thuộc các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, được đại diện bằng ngôn ngữ. Mỗi lĩnh vực trải nghiệm của con người đều có từ vựng
<i>riêng. Trong khi đó, “vocabulaire” chỉ đơn giản là tập hợp các từ vựng mà một người có </i>
thể sử dụng trong ngơn ngữ đó. Nó bao gồm các từ cơ bản và phổ biến nhất, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Như vậy, lexique là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả kháiniệm vocabulaire; hay nói cách khác, vocabulaire là một bộ phận của lexique.
<i><b>1.1.2.Từ loại trong từ vựng tiếng Pháp</b></i>
<i>1.1.2.1. Danh từ (Nom)</i>
Danh từ trong tiếng Pháp có thể biến đổi theo giống (giống đực và giống cái) và số. Chúng bao gồm các từ chỉ sinh vật và sự vật, tư tưởng, cảm xúc… Nhìn chung, danh từ được chia làm 2 loại chính:
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"> Danh từ chung là những từ thường chỉ sự vật, con vật, ...
Danh từ riêng là những từ thường là tên của một người hoặc là sự độc nhất vô nhị của 1 sự vật, hiện tượng và thường được viết hoa chữ cái đầu.
<i>1.1.2.2. Mạo từ (Articles)</i>
Mạo từ là loại từ đứng trước danh từ để chỉ ra mức độ xác định của danh từ rõ ràng hơn và cũng chỉ rõ giống và số của danh từ. Articles được phân ra thành 3 loại:
Mạo từ xác định (articles définis) : la, la, les, l’
Mạo từ không xác định (articles indéfinis) : un, une, des Mạo từ bộ phận (articles partitifs) : du, de la, des, de l’
Những liên từ dùng để nối hai từ hoặc mệnh đề cùng chức năng hoặc hai câu gọi là conjonctions de coordination (liên từ kết hợp).
Những liên từ dùng để nối 2 mệnh đề có quan hệ phụ thuộc với nhau, chia câu thành các mệnh đề chính phụ gọi là conjonctions de subordination (liên từ phụ thuộc).
<i>1.1.2.9. Thán từ (Interjection)</i>
Thán từ là một loại từ không biến đổi, dùng để diễn đạt một tình cảm hay một mệnh lệnh.
<i><b>1.1.3.Khái quát về việc học tập từ vựng (Apprentissage du vocabulaire)</b></i>
Từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học tiếng Pháp cho tất cả mọi người. Học tập và ghi nhớ từ vựng là một phần quan trọng trong quá trình học tập. Việc hiểu sâu về từ vựng cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và ghi nhớ.
Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là số lần một người phải đối mặt với từ vựng mà là những bối cảnh khác nhau mà từ vựng được trình bày. Người học sẽ nhớ từ vựng dễ dàng hơn nếu người học phát âm, viết, đọc và nghe nó hơn là lặp lại nó mười lần liên tiếp. Điều này có nghĩa là người học cần phải tìm cách tích hợp từ vựng vào cuộc sống hàng ngày của mình, sử dụng chúng trong các hoạt động thường ngày và tạo ra các bối cảnh khác nhau để từ vựng được sử dụng một cách tự nhiên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Để đạt được mục tiêu học tập, cần phải có một số buổi học nhất định. Đây có thể là các buổi họp nhóm, các cuộc trị chuyện với người bản ngữ hoặc các cuộc thảo luận với các bạn cùng học. Trong các cuộc họp này, người học có thể tập trung vào việc sử dụng từ vựng trong các bối cảnh khác nhau và tìm cách để nhớ chúng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ học tập như flashcard, ứng dụng, công nghệ thông tin cũng là một cách hiệu quả để học từ vựng. Người học có thể sử dụng các cơng cụ này để luyện tập và kiểm tra kiến thức của mình một cách thường xuyên.
Việc học tập và ghi nhớ từ vựng là một quá trình liên tục và cần sự kiên trì và nỗ lực. Nếu người học cố gắng và làm được những điều trên thì họ sẽ có thể đạt được mục tiêu học tập của mình
<i><b>1.1.4.Các phương pháp học từ vựng trong học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng</b></i>
<i>Khi sử dụng thuật ngữ “Phương pháp học từ vựng”, từ “phương pháp” được hiểu theo nghĩa “Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó”. Phương pháp </i>
học từ vựng tiếng Pháp là một hệ thống các cách học từ ngữ trên cơ sở lí luận ngơn ngữ học nhất định, giúp nhớ từ nhanh và lâu, đồng thời phát triển các kỹ năng tiếng Pháp. Việc nắm chắc từ vựng là rất quan trọng để giao tiếp mạch lạc và truyền tải đầy đủ thông tin. Nếu người học sở hữu được vốn từ phong phú, dồi dào, thì việc vận dụng và phát huy4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết mới được thực hiện một cách tự nhiên và đạt hiệu quả cao. Do đó, việc học từ vựng là một bước quan trọng trong quá trình học tiếng Pháp.
<i>1.1.4.1. Phương pháp học từ vựng theo chủ đề</i>
Phương pháp học từ vựng theo chủ đề là một phương pháp học hiệu quả cho sinh viên. Với phương pháp này, người học có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các nguồn tài liệu và các hoạt động thực tế, giúp họ sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp có ý nghĩa trong các bối cảnh công việc thực tế khác nhau. Phương pháp này có lẽ được biết tới là cách học từ vựng phù hợp và được nhiều người áp dụng nhất. Để tự tin và trôi chảy trong giao tiếp, mỗi người cần tích lũy cho bản thân ít nhất 1000 đến 1500 từ trở lên. Con số khổng lồ như vậy có thể khiến những người mới bắt đầu học tiếng nản lòng và áp lực ngay khi chưa bắt đầu.
Theo Brinton (2003), nội dung của các bài học theo chủ đề có thể kéo dài theo nhiều tuầnn, cung cấp một lượng lớn các kiến thức về mặt lý thuyết chẳng hạn như từ vựng, phát âm ngữ pháp đồng thời giúp phát triển toàn diện kỹ năng nghe nói, đọc, viết cho người đọc.
Nhóm các bài học được chọn lọc liên quan đến nhau có thể theo một chủ đề nào đó hoặc có thể theo một chủ điểm ngữ pháp, hay theo chức năng ngôn ngữ. Một chủ đề lớn sẽ gồm các bài học khác nhau, có liên kết chặt chẽ với nhau và được phát triển từ một chủ đề chung giúp kết nối người học với ngôn ngữ được sử dụng. Việc liên kết các bài học với nhau sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của
<i>ngơn ngữ. Ví dụ, nếu chủ đề của các bài học là “Du lịch", các bài học có thể bao gồm cácchủ đề như “cách đặt phịng khách sạn, tàu", “cách hỏi đường, từ vựng về địa điểm”, “ẩm thực", và nhiều chủ đề khác. Các bài học này sẽ giúp người học phát triển các kỹ </i>
năng ngôn ngữ liên quan đến du lịch bao gồm từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.
Phương pháp học từ vựng theo chủ đề giúp người học phát triển tồn diện các kỹ năng ngơn ngữ như nghe, nói, đọc, viết. Bằng các tiếp cận các chủ đề khác nhau, sinh viên có thể mở rộng vốn từ vựng của mình và nâng các khả năng sử dụng ngơn ngữ trong các tình huống khác nhau.
<i>1.1.4.2. Phương pháp học từ vựng qua giao tiếp</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Phương pháp học từ vựng qua giao tiếp là cách học từ vựng bằng cách sử dụng chúng trong các hoạt động giao tiếp thực tế. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các cuộc trò chuyện, thảo luận hoặc các hoạt động khác liên quan đến ngôn ngữ mà bạn đang học.
Học từ vựng tiếng Pháp là một trong những bước đầu tiên để có thể giao tiếp và hiểu được ngôn ngữ này. Tuy nhiên, việc học từ vựng không chỉ đơn thuần là việc nhớ các từ một cách qua loa, mà còn phải biết cách sử dụng chúng trong các trường hợp khác nhau.Một trong những phương pháp học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả là áp dụng ngay các từ vừa mới học vào những ví dụ thực tế. Việc này giúp người học hình dung được cách sử dụng từ đó trong các trường hợp khác nhau, từ đó giúp bạn nhớ từ vựng một cách dễ dàng hơn.
Ngồi ra, để có thể sử dụng từ vựng tiếng Pháp một cách tự tin và hiệu quả, người học cần tìm hiểu về các chủ đề giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như chủ đề về gia đình, bạn bè, cơng việc. học tập… Việc tìm hiểu về các chủ đề này giúp bạn có được vốn từ vựng phong phú và giao tiếp ngày càng tự tin hơn.
Ngồi ra, người học cũng có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc kết bạn với người bản ngữ để luyện tập giao tiếp. Việc này giúp người học có thể trau dồi kỹ năng nghe, nói và phát âm tiếng Pháp một cách tự nhiên và hiệu quả.
<b>1.2 Ảnh hưởng của từ vựng đối với các kỹ năng thực hành tiếng trong học ngoại ngữtiếng Pháp</b>
<i><b>1.2.1. Ảnh hưởng đến kỹ năng diễn đạt nói (EO)</b></i>
<i>Kỹ năng diễn đạt nói là khả năng truyền đạt ý tưởng, suy nghĩ và thơng tin một cách rõ </i>
ràng, chính xác và hiệu quả. Nó là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp vàđóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Kỹ năng diễn đạt nói bao gồm việc sử dụng ngôn từ phù hợp, giọng điệu, cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Nó cũng bao gồm khả năng lắng nghe và đưa ra phản hồi phù hợp để tương tác với người khác.
<i>1.2.1.1. Các yếu tố cấu thành kĩ năng diễn đạt nói </i>
Kỹ năng nói bao gồm tồn bộ các thành tố của kỹ năng giao tiếp: yếu tố ngơn ngữ, yếu tốvăn hóa-xã hội, yếu tố liên kết, yếu tố chiến lược.
<i>Yếu tố ngôn ngữ:</i>
Yếu tố ngôn ngữ bao gồm yếu tố ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm.
- Nội dung ngữ pháp: gồm kiến thức và khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp (cấu trúc câu, liên kết câu, cấu trúc từ, sắp xếp từ loại trong câu...)
- Nội dung từ vựng: gồm kiến thức và khả năng sử dụng từ vựng: từ đơn, từ ghép, thành ngữ và từ loại ngữ pháp (mạo từ, đại từ, từ chỉ chỏ, từ chỉ số lượng...)
- Nội dung ngữ âm: gồm kiến thức và khả năng nhận biết và sử dụng các âm vị, cấu tạo ngữ âm của từ (kết hợp âm tiết, nhấn từ...), ngữ điệu của câu (nhịp điệu của câu, nối âm...).
<i>Yếu tố văn hóa-xã hội:</i>
Yếu tố xã hội bao gồm các quy tắc lời nói trong các tình huống giao tiếp: vị trí xã hội, vaitrị, tuổi, tầng lớp trong xã hội, giới tính, mơi trường giao tiếp... Ai nói? Nói với ai? Nói ở
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">đâu? Nĩi như thế nào? Mục đích và thời điểm nĩi? Yếu tố xã hội này gắn với vốn sống của người học ngoại ngữ, ví dụ như hiểu biết về các quy tắc lịch sự trong giao tiếp: hỏi han về sức khỏe, biết tránh làm mất lịng người đối thoại (sử dụng “cám ơn”, “làm ơn” ...)
<i>Yếu tố liên kết</i>
Tùy theo từng mục đích, người tham gia giao tiếp biết sử dụng các thể loại văn bản và các mẫu câu phù hợp. Yếu tố này bao gồm kiến thức về sắp xếp câu, nối giữa các câu, ý chính/ý phụ, lập dàn ý tùy theo mục đích (để miêu tả, kể chuyện, giải thích hay để lập luận) ...
Khi học ngoại ngữ, người học cĩ thể bắt đầu học các câu ngắn, sau đĩ ở mức cao hơn, người học phải chú trọng tiếp thu yếu tố liên kết, sắp xếp ý để tăng hiệu quả khi giao tiếp.
<i>Yếu tố chiến lược trong giao tiếp:</i>
Người tham gia giao tiếp sử dụng một số phương pháp để cải thiện những thiếu sĩt về ngơn ngữ và làm tăng hiệu quả lời nĩi của mình bằng chiến lược tương tác, chiến lược tâm lí ngơn ngữ, các phương tiện hỗ trợ lời nĩi và phương tiện phi ngơn ngữ.
- Chiến lược khi tương tác nĩi: người nĩi sẽ sử dụng đến chiến lược này nếu muốn thể hiện ý nhưng sợ khơng đủ khả năng diễn đạt nên sử dụng đến các phương pháp khác như từ đồng nghĩa, từ vay mượn, nĩi tránh...
- Chiến lược tâm lý ngơn ngữ: người nĩi kéo dài thời gian (nĩi chậm lại, kéo dài từ, các từ euh, hm ...) để cĩ thời gian suy nghĩ chọn lựa yếu tố ngơn ngữ tiếp theo. Người nĩi cĩ thể sử dụng các cấu trúc nhằm cải chính, bổ sung các ý vừa diễn đạt (dùng “c’est-à-dire”, “je veux dire” ...)
- Các phương tiện hỗ trợ lời nĩi (nhận biết qua thính giác): các âm thanh (như “Chut!” đểyêu cầu im lặng, ‘Bof” để thể hiện sự khơng quan tâm, “aÏe” để thể hiện sự đau đớn...); ngữ điệu thể hiện thái độ như giọng nĩi (dễ chịu, gằn tiếng, chĩi tai, càu nhàu, vui vẻ...), âm lượng (thì thầm, hét lên...), độ dài (nhấn từ, kéo dài từ...); im lặng, nghỉ giữa chừng, thở dài, cười vang, ...
- Các phương tiện phi ngơn ngữ (nhận biết bằng thị giác): cử chỉ (vung tay để phản đối, xua tay để khơng đồng ý...), ánh mắt (nháy mắt đồng lõa hay ánh mắt sợ sệt...), tư thế (người rũ xuống thất vọng, nghiêng người phía trước thể hiện sự thích thú...), chạm người(ơm hơn, bắt tay, ...) et nét mặt (mỉm cười, khơng hài lịng...); khoảng cách giao tiếp (tùy vào văn hĩa, cấp bậc, mơi trường); các dấu hiệu bên ngồi khác (trang phục, đầu tĩc, trang điểm, sự sạch sẽ, ....)
Tĩm lại, yếu tố ngơn ngữ, yếu tố văn hĩa-xã hội, yếu tố liên kết, yếu tố chiến lược là bốn thành tố quan trọng để giao tiếp được hiệu quả. Tùy theo tình huống, người học phải biết sử dụng bốn yếu tố này cho phù hợp với mục tiêu giao tiếp.
<i>1.2.1.2. Vai trị của từ vựng đối với kĩ năng diễn đạt nĩi</i>
Từ vựng là một phần quan trọng trong kỹ năng diễn đạt nĩi vì nĩ giúp người nĩi biểu đạt ý tưởng của mình một cách chính xác và rõ ràng hơn. Khi sử dụng từ vựng phù hợp,
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">người nói có thể truyền đạt thơng điệp của mình một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có kho từ vựng phong phú có khả năng diễn đạt ý tưởng của mình một cách chính xác và tự tin hơn.
Từ vựng cũng giúp người nói biểu đạt cảm xúc và tạo ra ấn tượng tốt với người nghe. Nếu người nói sử dụng từ vựng phù hợp và đa dạng, người nghe sẽ cảm thấy họ đang nghe một diễn thuyết thú vị và không nhàm chán. Từ vựng phù hợp cũng giúp người nói tránh được sự lặp lại và nhàm chán trong diễn đạt của mình.
Ngồi ra, việc sử dụng từ vựng đa dạng và phù hợp còn giúp người nói tăng cường sự chun mơn của mình. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, sử dụng các thuật ngữ chun mơn sẽ giúp người nói truyền đạt thơng tin một cách chính xác và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng từ vựng quá phức tạp hoặc không phù hợp với đối tượng người nghe có thể gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Do đó, người nói cần phải biết cách sử dụng từvựng một cách linh hoạt và phù hợp với tình huống và đối tượng người nghe.
Tóm lại, từ vựng là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng diễn đạt nói và có thể giúp người nói truyền đạt thơng điệp của mình một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng từ vựng cần phải linh hoạt và phù hợp với tình huống và đối tượng người nghe để đạt được hiệu quả tốt nhất.
<i><b>1.2.2. Ảnh hưởng đến kỹ năng nghe hiểu (CO)</b></i>
<i>Kỹ năng nghe hiểu là khả năng lắng nghe và hiểu được ý nghĩa của những gì người khác </i>
đang nói. Nó là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp và đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Kỹ năng nghe hiểu bao gồm việc tập trung lắng nghe, đưa ra phản hồi và hiểu được ý nghĩa của những gì người khác đang nói.
<i>1.2.2.1. Khía cạnh tâm lý của nghe hiểu</i>
Theo tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, q trình nghe hiểu có thể được mô
<i>tả theo hai phương thức: Phương thức từ hình thức đến nội dung và phương thức đi từ nội dung đến hình thức</i>
<i>Phương thức từ hình thức đến nội dung:</i>
Theo phương thức này, quá trình nghe hiểu có thể được mơ tả như sau:
- Trước tiên, người nghe tách chuỗi âm thanh của thông điệp ra và xác định các âm có trong chuỗi âm thanh này (bước phân biệt)
- Sau đó người nghe chia cắt các từ, nhóm từ và câu do các âm này tạo ra (bước phân đoạn)
- Ở bước tiếp theo, người nghe sẽ gắn cho mỗi từ, mỗi nhóm từ, mỗi câu một nghĩa (bướcdiễn dịch)
- Cuối cùng, người nghe sẽ xây dựng nghĩa tổng thể của cả thông điệp bằng cách "cộng" nghĩa của tất cả các từ, cụm từ và câu lại (bước tổng hợp).
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Như vậy, theo phương thức này, người nghe đã ưu tiên cho việc tiếp nhận hình thức (cái biểu đạt) của thông điệp: mọi cái biểu đạt không được phân biệt và phân đoạn sẽ không được diễn dịch và tạo ra một lỗ hổng về nghĩa; mọi cái biểu đạt khơng được phân đoạn chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng vô nghĩa hoặc trái nghĩa.
<i>Phương thức đi từ nội dung đến hình thức</i>
Theo phương thức này, quá trình nghe hiểu có thể được mơ tả như sau:
- Đầu tiên, người nghe sẽ tự hình thành một loạt giả thiết về nội dung của thông điệp. - Tiếp theo, người nghe sẽ tiến hành kiểm tra các giả thiết. Việc kiểm tra được tiến hành không dựa trên sự phân biệt tuyến tính và trọn vẹn của chuỗi âm thanh, mà dựa trên một số dấu hiệu do người nghe tiếp nhận được, các dấu hiệu này cho phép khẳng định hoặc loại bỏ các giả thiết về hình thức cũng như về nội dung.
- Bước cuối cùng của q trình nghe hiểu theo mơ hình này tuỳ thuộc vào kết quả của việc kiểm nghiệm. Nếu các giả thiết được khẳng định thì ý nghĩa-giả định của thơng điệp hồ nhập vào q trình tạo nghĩa đang diễn ra. Nếu các giả thiết không được khẳng định thì người nghe sẽ tạm dừng quá trình tạo nghĩa và lưu các thông tin thu được vào bộ nhớ để có thể sử dụng sau khi có thêm các dấu hiệu bổ sung (khi các thông tin được nhắc lại chẳng hạn). Nếu như giả thiết ban đầu khơng đúng thì người nghe hoặc sẽ lại tiếp tục xâydựng các giả thiết khác trên cơ sở các thơng tin vừa thu được và áp dụng mơ hình đi từ hình thức đến nội dung cho phần văn bản đã được đưa vào bộ nhớ tức thì, hoặc là từ bỏ hồn tồn q trình tạo nghĩa của đoạn văn bản ấy.
Theo mơ hình này, về cơ bản, thơng điệp và hình thức bề ngồi của nó chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Người nghe dành sự ưu tiên cho hoạt động dự đốn nghĩa của thơng điệp. Điều này cho phép lý giải các hiện tượng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống hàngngày.
<i>1.2.2.2. Khía cạnh dụng học của nghe hiểu</i>
Q trình nghe hiểu phải được một người nghe cụ thể tiến hành trong một tình huống cụ thể, nhằm một mục đích cụ thể. Sự cụ thể hố này có liên quan đến hoạt động dụng học (chứ không phải là quá trình tâm lý) của hoạt động nghe và đóng vai trò quyết định trong việc xác định thái độ của người nghe, cịn trong dạy-học thì nó cho phép xác định các mục tiêu cần đạt. Một người nghe cụ thể: người nghe khơng chỉ đóng vai trị thụ động trong hoạt động tương tác. Đó là một cá nhân có các đặc điểm tâm lý, xã hội và văn hoá cụ thể. Các đặc điểm này sẽ chi phối người nghe trong q trình tiếp nhận thơng điệp. Nội dung của thơng điệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể: một bản tin phát trên đài, nói chuyện trực tiếp, báo cáo tại hội nghị, kịch... Những sự khác nhau này sẽ khiến cho người nghe phải có những chiến lược nghe khác nhau. Những đặc điểm về khơng gian và thời gian (có tiếng ồn hay khơng có tiếng ồn, nghe trực tiếp hay qua các phương tiện nghe nhìn, ...) cũng địi hỏi những mức độ cố gắng khác nhau trong quá trình nghe hiểu.
Nhìn chung, chúng ta có thể chia thành 4 kiểu nghe như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i>- Nghe có lựa chọn: người nghe đã biết trước điều mà mình đang cần tìm ở trong thơng </i>
điệp, họ biết là thơng tin đó nằm ở phần nào của văn bản nên sẽ dễ dàng phát hiện được những đoạn văn bản có chứa các thơng tin cần tìm và chỉ thực sự tập trung nghe các đoạnnày mà thôi.
<i>- Nghe tổng thể: người nghe khơng đi tìm một thơng tin cụ thể nào trong văn bản, mà chỉ </i>
muốn biết ý nghĩa tổng quát của cả văn bản nên sẽ nghe cả văn bản và tập trung đặc biệt sự chú ý của mình vào những đoạn có vai trị bản lề, những chỗ chuyển ý.
<i>- Nghe chi tiết: lúc này mục tiêu của người nghe là nghe toàn bộ văn bản để nắm toàn bộ </i>
nội dung của văn bản (chẳng hạn như khi chúng ta chép lời của một bài hát).
<i>- Nghe "cầm chừng": đó là khi người ta vừa làm việc vừa nghe đài, hoặc vừa trông con vừa </i>
nói chuyện với người khác. Lúc này, thao tác nghe gần như đã được tự động hố: khơng hiểu thực sự, nhưng khi có một chi tiết hấp dẫn nào đó thì người nhge vẫn biết ngay và khi đó sự chú ý sẽ được tập trung, cho phép hiểu kỹ điều vừa nghe thấy.
Trong quá trình nghe hiểu, rất có thể là các kiểu nghe này sẽ kế tiếp nhau và địi hỏi người nghe phải có một chiến lược nghe cụ thể. Tóm lại, hoạt động nghe hiểu thay đổi tuỳ theo người nghe, nội dung thơng điệp, hồn cảnh phát ngơn, mục đích nghe.
<i>1.2.2.3. Vai trò của từ vựng đối với kĩ năng nghe hiểu</i>
Từ vựng đóng vai trị rất quan trọng trong kỹ năng nghe hiểu. Nếu người học khơng có đủ từ vựng để hiểu các từ và cụm từ trong bài nghe, họ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung của bài nghe. Điều này có thể dẫn đến sự mất tự tin và giảm hiệu quả học tập.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học từ vựng là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu. Khi người học có đủ từ vựng, họ có thể dễ dàng nhận ra các từ và cụm từ quen thuộc trong bài nghe và từ đó hiểu được nội dung chính của bài nghe. Vốn từ vựng đa dạng sẽ giúp người học có khả năng hiểu và phân tích các từ và cụm từ phức tạp hơn trong bài nghe. Khi người học có vốn từ vựng đa dạng, họ có thể dễ dàng nhận racác từ và cụm từ mới trong bài nghe và từ đó mở rộng vốn từ vựng của mình.
Ngồi ra, vốn từ vựng đa dạng cũng giúp người học có khả năng hiểu được các từ và cụmtừ có nghĩa gần giống nhau nhưng có sự khác biệt về ngữ cảnh và cách sử dụng. Điều nàygiúp người học có khả năng phân biệt và sử dụng các từ và cụm từ một cách chính xác vàtự tin hơn.
Hơn nữa, vốn từ vựng đa dạng cũng giúp người học có khả năng suy luận và kết nối thông tin trong bài nghe một cách hiệu quả hơn. Khi họ có vốn từ vựng đa dạng, họ có thể dễ dàng liên kết các ý tưởng trong bài nghe và hiểu được ý nghĩa tổng thể của bài nghe một cách nhanh chóng và chính xác.
Ngồi ra, việc học từ vựng cũng giúp người học phát triển khả năng suy luận và kết nối thông tin trong bài nghe. Khi họ biết nghĩa của các từ và cụm từ, họ có thể dễ dàng liên kết các ý tưởng trong bài nghe và hiểu được ý nghĩa tổng thể của bài nghe.
Do đó, việc học từ vựng là rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nghe hiểu và nó cần được đưa vào quá trình học tập một cách chủ động và hiệu quả.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i><b>1.2.3. Ảnh hưởng đến kĩ năng diễn đạt viết (EE)</b></i>
Kĩ năng diễn đạt viết là khả năng sử dụng ngôn từ và cấu trúc câu để truyền đạt ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả trong văn bản viết. Nó bao gồm khả năng tổ chức ý tưởng, lựa chọn từ ngữ phù hợp, sắp xếp câu văn hợp lý và sử dụng các kỹthuật viết để thu hút sự chú ý của độc giả. Kĩ năng diễn đạt viết là một kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả học tập, nghiên cứu, kinh doanh và truyền thông.Từ vựng là một yếu tố quan trọng trong kĩ năng diễn đạt viết. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng của người viết để truyền đạt ý tưởng và thông tin một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số khía cạnh của kĩ năng diễn đạt viết và vai trị của từ vựng trong mỗi khía cạnh đó:
<i>Sự rõ ràng và chính xác: Kĩ năng diễn đạt viết địi hỏi người viết phải truyền đạt ý tưởng </i>
và thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Từ vựng phải được sử dụng một cách chính xác để tránh nhầm lẫn và hiểu nhầm. Nếu người viết không sử dụng từ vựng đúng cách, thơng điệp của họ có thể bị mất đi hoặc bị hiểu sai.
<i>Sự đa dạng và phong phú: Kĩ năng diễn đạt viết cũng đòi hỏi người viết phải sử dụng từ </i>
vựng đa dạng và phong phú để truyền đạt ý tưởng và thông tin một cách hiệu quả. Nếu người viết sử dụng các từ vựng trùng lặp hoặc giới hạn, thông điệp của họ có thể trở nên nhàm chán và khơng thuyết phục.
<i>Sự phù hợp với mục đích và đối tượng: Người viết cần phải sử dụng từ vựng phù hợp với </i>
mục đích và đối tượng của bài viết. Ví dụ, nếu bài viết là về một chủ đề kỹ thuật, người viết cần sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật phù hợp để truyền đạt thông tin một cách chính xác và hiệu quả.
<i>Sự sáng tạo và độc đáo: Từ vựng cũng có thể giúp người viết tạo ra một bài viết sáng tạo </i>
và độc đáo. Sử dụng các từ vựng không phổ biến hoặc các từ vựng được sắp xếp một cách khéo léo có thể giúp bài viết trở nên độc đáo và thu hút sự chú ý của độc giả.Tóm lại, từ vựng là một yếu tố quan trọng trong kĩ năng diễn đạt viết. Nó có thể ảnh hưởng đến sự rõ ràng, chính xác, đa dạng, phù hợp và sáng tạo của bài viết.
<i><b>1.2.4. Ảnh hưởng đến kỹ năng đọc hiểu (CE)</b></i>
<i>1.2.4.1. Đặc điểm tâm lý ngôn ngữ của đọc hiểu</i>
Theo quan điểm của tâm lý học thì đọc hiểu là một hoạt động. Theo D.I Clưtrnhicơva: “Đọc hiểu là một q trình của tri giác và xử lí thơng tin mang tính tích cực - cái đã được mã hóa bằng những nét chữ theo một hệ thống của ngôn ngữ này hay ngơn ngữ kia” Đọc hiểu có những đặc điểm tâm lý ngôn ngữ sau:
<i><b>- Đọc hiểu là một loại hoạt động lời nói nhằm tri giác và thơng hiểu ngơn ngữ viết. Hay </b></i>
nói cách khác, đọc là một dạng giao tiếp bằng bút ngữ. Do vậy, khác với nghe, khi đọc, các tín hiệu ngơn ngữ được thu nhận vào bằng mắt chứ không phải bằng tai. Trong khi đọc, cảm giác nhìn chiếm ưu thế. Trong khi đọc, người đọc tái tạo lại ngữ điệu bằng lời nói bên trong (khi dọc thầm) hoặc bằng lời nói bên ngồi (khi đọc to).
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>- Tất cả các hình thức của đọc (đọc to, đọc nhẩm hay đọc thầm) đều có quan hệ chặt chẽ </i>
<i><b>với lời nói bên trong. Nhờ đó mà người đọc hiểu được bài đọc, thiếu mối quan hệ này thì </b></i>
việc đọc chỉ là quá trình biểu lộ âm thanh đơn thuần, khơng có sự hiểu
<i><b>- Đọc có quan hệ chặt chẽ với các dạng hoạt động lời nói khác (nghe, nói, viết). Cũng </b></i>
giống như các hoạt động đó, đọc có đặc điểm, cấu trúc, chức năng riêng
<i>1.2.4.2. Vai trò của từ vựng đối với kỹ năng đọc hiểu</i>
Từ vựng là một phần quan trọng trong kĩ năng đọc hiểu. Nếu người đọc không hiểu được các từ vựng trong văn bản, họ sẽ không thể hiểu được nội dung của văn bản đó. Từ vựng cũng giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của các câu và đoạn văn. Nếu người đọc không biết nghĩa của một từ, họ sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu hoặc đoạn văn đó.Ngồi ra, việc sử dụng từ vựng phù hợp cũng giúp người đọc hiểu được mục đích của tác giả. Tác giả sử dụng từ vựng để truyền đạt thơng điệp của mình và nếu người đọc không hiểu được từ vựng, họ sẽ không thể hiểu được thông điệp của tác giả.
Từ vựng cũng giúp người đọc phát triển kỹ năng ngơn ngữ của mình. Khi người đọc học các từ mới, họ sẽ có thêm vốn từ vựng và có thể sử dụng các từ đó trong việc viết và nói.Tóm lại, từ vựng là một phần quan trọng trong kĩ năng đọc hiểu và có ảnh hưởng đến khảnăng hiểu và phân tích nội dung của văn bản.
Việc hiểu và sử dụng từ vựng là một phần khơng thể thiếu trong q trình học ngoại ngữ, và điều này đặc biệt quan trọng khi học tiếng Pháp. Từ vựng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của các văn bản, ngữ cảnh giao tiếp mà cịn là chìa khóa mở cánh cửa đếnvăn hóa và xã hội của một quốc gia. Bằng cách nắm vững từ vựng, chúng ta có thể thảo luận, giao tiếp và hiểu sâu hơn về các chủ đề đa dạng từ hàng ngày đến chuyên sâu. Từ đơn giản nhưng quan trọng như các động từ, danh từ và tính từ cơ bản cho đến các thuật ngữ chuyên ngành, tất cả đều cần thiết để có thể giao tiếp một cách tự tin và chính xác.Ngồi ra, việc học từ vựng cũng giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, giúp chúng ta xây dựng câu trả lời và ý kiến phong phú hơn trong các cuộc trị chuyện. Khơng chỉ dừnglại ở việc nhớ từ vựng, mà còn cần kết hợp với việc hiểu về ngữ cảnh và cách sử dụng để có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Tóm lại, việc học từ vựng là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình chinh phục ngoại ngữ, đặc biệt là khi chúng ta đang học tiếng Pháp. Việc đầu tư thời gian và nỗlực vào việc mở rộng vốn từ vựng sẽ mang lại lợi ích lâu dài và giúp chúng ta trở thành những người sử dụng ngôn ngữ thành thạo và linh hoạt.
<b>1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp </b>
<i><b>1.3.1. Yếu tố người học</b></i>
<i>1.3.1.1. Yếu tố tâm lý</i>
Yếu tố tâm lý của người học có tác động sâu rộng đến quá trình học từ vựng trong ngoại ngữ. Tâm lý của mỗi người có thể ảnh hưởng đến cách họ tiếp nhận và ghi nhớ từ vựng mới. Trên thực tế, yếu tố tâm lý có thể đóng vai trị chủ yếu trong việc xác định sự thành cơng của một người học trong việc học từ vựng ngoại ngữ. Yếu tố tâm lý không nên bị
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">coi thường trong q trình học ngơn ngữ, dưới đây là những nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến học từ vựng trong ngoại ngữ.
<i>Động lực và sự quan tâm:</i>
- Nghiên cứu của Gardner và Lambert (1972) về "Theory of Second Language Acquisition" đã chỉ ra rằng động lực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ. Người học có động lực cao và sự quan tâm sâu sắc đối với ngơn ngữ mới thường có khả năng học từ vựng tốt hơn.
<i>Tâm trạng và tâm lý cá nhân:</i>
- Một nghiên cứu của Dewaele và Al Fawzan (2018) về "Emotional Dimensions in Language Learning" đã chỉ ra rằng tâm trạng tích cực của học viên liên quan chặt chẽ đếnhiệu suất học tập. Sinh viên trong tâm trạng tích cực thường có khả năng học từ vựng hiệu quả hơn.
<i>Kiên nhẫn và nhận thức về thời gian:</i>
- Nghiên cứu của Oxford (2016) về "Teaching and Researching Language Learning Strategies" đã chỉ ra rằng sự kiên nhẫn và nhận thức về thời gian đều ảnh hưởng đến q trình học ngơn ngữ. Người học có khả năng quản lý thời gian tốt và kiên nhẫn với q trình học hơn có thể nắm bắt từ vựng nhanh chóng hơn.
<i>Sự hiểu biết và đánh giá bản thân:</i>
- Nghiên cứu của Macaro và Gregersen (2012) về "Self-regulation in Foreign LanguageLearning" đã chỉ ra rằng tự hiểu biết về phong cách học và khả năng tự đánh giá có tác động lớn đến sự thành công trong việc học từ vựng.
<i>Mục tiêu cá nhân và động lực:</i>
- Dörnyei và Ushioda (2011) trong "Teaching and Researching: Motivation" đã thấy rằng mục tiêu cá nhân và động lực là yếu tố quyết định sự cam kết và hiệu suất học tập. Người học có mục tiêu rõ ràng và động lực mạnh mẽ thường có khả năng học từ vựng hiệu quả hơn.
<i>Tương tác xã hội và sự giao tiếp:</i>
- Nghiên cứu của Pellerin (2005) về "The Role of Social Interaction in Learning to Pronounce Foreign Vowels" đã chỉ ra rằng sự tương tác xã hội và giao tiếp với người bảnxứ có thể cải thiện khả năng sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế.
<i> 1.3.1.2. Thói quen</i>
Thói quen đóng một vai trị quan trọng trong q trình học từ vựng tiếng Pháp và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của bạn. Thói quen chơi nhỏ có thể tác động lớn đến qtrình học từ vựng tiếng Pháp. Việc tạo ra thói quen học hiệu quả và tích hợp tiếng Pháp vào cuộc sống hàng ngày giúp bạn phát triển vững về từ vựng và kỹ năng ngơn ngữ. Thóiquen chơi trị chơi di động, xem TV, hoặc lướt mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến việc học từ vựng. Nếu bạn dành nhiều thời gian cho những hoạt động này, bạn có thể ít thời
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">gian hơn cho việc học từ vựng. Hơn nữa, các ảnh hưởng trực tiếp từ các loại trị chơi nói chung và trị chơi di động nói riêng có thể ảnh hưởng đến quy trình học từ vựng của bạn. Bạn có thể cảm thấy mất tập trung hoặc khơng có đủ thời gian để học từ vựng một cách hiệu quả. Ngồi ra, thói quen xã giao và việc tương tác xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến học từ vựng. Nếu bạn ít tương tác với người nói tiếng nước ngồi hoặc ít sử dụng ngơn ngữ mục tiêu, bạn có thể khơng có cơ hội thực hành hoặc sử dụng từ vựng một cách thường xuyên. Tuy nhiên, thói quen tích cực cũng có thể hỗ trợ quá trình học từ vựng. Việc đọc sách, xem phim hoặc nghe nhạc bằng ngơn ngữ mục tiêu có thể giúp bạn tiếp xúc với từ vựng mới và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh thực tế. Hơn nữa, việc sử dụng ứng dụng học tiếng hoặc dịch vụ trực tuyến có thể làm cho q trình học từ vựng trở nên thú vị hơn và dễ dàng hơn. Việc thiết lập thói quen học tập đều đặn và có kế hoạch cũng có thể giúp cải thiện khả năng học từ vựng. Do đó, việc cân nhắc và điều chỉnh thói quen của bạn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình học từ vựng. Thay vì trìhỗn hoặc tránh khỏi việc học từ vựng, bạn có thể tìm cách tích hợp nó vào cuộc sống hàng ngày của mình và thúc đẩy quá trình học tập thơng qua việc tạo ra những thói quen tích cực. Ví dụ như:
<i>Thói quen học đều đặn: Học từ vựng mỗi ngày giúp củng cố và mở rộng vốn từ của bạn </i>
theo thời gian. Thói quen học đều đặn là chìa khóa để nâng cao khả năng nhớ và sử dụng từ vựng.
<i>Sử dụng ứng dụng và tài nguyên học tập trực tuyến: Sử dụng ứng dụng di động, trang </i>
web, hoặc các tài nguyên học tập trực tuyến giúp tạo ra thói quen học từ vựng mọi lúc, mọi nơi. Các ứng dụng thường cung cấp các bài kiểm tra, trị chơi, và các tình huống thựctế để áp dụng từ vựng.
<i>Thói quen xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp: Xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp không</i>
chỉ giúp bạn làm quen với cách phát âm và ngữ điệu mà còn tăng cường vốn từ vựng qua ngữ cảnh thực tế.
<i>Sử dụng sổ từ vựng hoặc ứng dụng quản lý từ vựng: Việc ghi chép từ vựng vào sổ từ </i>
vựng hoặc sử dụng ứng dụng quản lý từ vựng giúp bạn theo dõi tiến trình học tập và làm tăng khả năng ghi nhớ.
<i>Thói quen thực hành bằng cách giao tiếp: Giao tiếp bằng tiếng Pháp với bạn bè, giáo </i>
viên, hoặc đồng học là cách hiệu quả để thực hành và ứng dụng từ vựng vào tình huống thực tế.
<i><b>1.3.2. Trang thiết bị học tập</b></i>
<i>1.3.2.1. Giáo trình</i>
Một giáo trình dạy/học từ vựng cần phải bao gồm những yếu tố quan trọng sau đây để giúp học viên hiệu quả hóa q trình học:
- Xác định chủ đề cụ thể hoặc ngữ cảnh trong đó từ vựng được sử dụng.
- Kết hợp từ vựng với các tình huống thực tế để sinh viên có thể áp dụng từ vựng vào cuộc sống hàng ngày.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">- Phân loại từ vựng dựa trên các tiêu chí như chủ đề, loại từ, mức độ khó khăn, và tần suất sử dụng.
- Phân chia từ vựng thành các nhóm để giúp việc học và ghi nhớ dễ dàng hơn.
- Cung cấp bảng âm thanh cho từng từ vựng để sinh viên có thể nghe cách phát âm chính xác.
- Sử dụng biểu đồ phát âm và các ký hiệu phiên âm để hỗ trợ việc phát âm.- Cung cấp mẫu câu minh họa cách sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế.- Tạo các tình huống giả định để sinh viên có thể áp dụng từ vựng vào giao tiếp.
- Bao gồm nhiều loại bài tập như điền từ, ghép câu, xây dựng câu, và trò chơi từ vựng để tăng cường kỹ năng sử dụng từ vựng.
- Bài tập phải được thiết kế để thách thức sinh viên từ cấp độ dễ đến khó.
- Cung cấp tài liệu bổ sung như danh sách từ vựng, từ điển, và nguồn học phụ khác để sinh viên có thể nâng cao từ vựng một cách tự nhiên.
- Tích hợp các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá hiệu suất và đo lường sự tiến triển của sinh viên.
- Tích hợp cơng nghệ, sử dụng ứng dụng di động, phần mềm học tập trực tuyến, hoặc các công cụ khác để tăng cường trải nghiệm học tập và tương tác.
<i>1.3.2.2. Tài liệu bổ trợ</i>
Ngồi giáo trình chính, có nhiều tài liệu bổ trợ có thể hỗ trợ quá trình dạy và học từ vựng.- Sử dụng từ điển giải nghĩa để cung cấp các định nghĩa chi tiết và ví dụ sử dụng. Từ điểnhình ảnh có thể giúp hình dung hóa ý nghĩa của từ vựng.
- Chọn sách hoặc truyện ngắn phù hợp với cấp độ học viên chứa nhiều từ vựng mới. Bài đọc có thể đi kèm với ghi chú từ vựng và bài tập thực hành.
- Cung cấp bài viết từ tạp chí hoặc báo cáo về các chủ đề sinh viên quan tâm để mở rộng vốn từ vựng và kiến thức.
- Sử dụng podcast và video với phụ đề để học viên luyện nghe và mở rộng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế.
- Sử dụng ứng dụng từ điển, và ứng dụng học từ vựng để sinh viên có thể học mọi nơi.- Một sách hướng dẫn ngữ pháp sẽ giúp học viên hiểu cách sử dụng từ vựng trong các cấutrúc ngữ pháp phức tạp.
- Sử dụng các nền tảng mạng xã hội hoặc nhóm thảo luận trực tuyến để học viên có thể tương tác và chia sẻ từ vựng mới với nhau.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">- Sử dụng nội dung bài giảng trực tuyến và video hướng dẫn để giảng viên có thể giải thích cách sử dụng từ vựng và cung cấp thêm ví dụ.
Bằng cách tích hợp những tài liệu này, q trình học từ vựng trở nên đa dạng và thú vị, giúp học viên phát triển kỹ năng ngơn ngữ tồn diện.
<i>1.3.2.3. Phương tiện kĩ thuật</i>
Bảng đen, bảng tương tác, đài, máy tính, máy quay, tivi, máy chiếu... hiện nay đang sử dụng rất phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ. Tuy nhiên, cách khai thác các tài liệu này còn nhiều hạn chế. Để tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện này trong việc dạy và họctừ vựng. Có thể sử dụng đài và máy quay để ghi âm và phát lại các bài giảng, giúp học viên luyện nghe và làm giàu từ vựng qua các ngữ cảnh thực tế, tạo video giảng giải và hướng dẫn về từ vựng để học viên có thể xem lại và ôn tập. Dùng tivi và máy chiếu để phát các video, phim, hoặc chương trình giáo dục có phụ đề để học viên luyện nghe và hiểu biết về cách sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế. Ngồi ra có thể kết hợp các phương tiện với nhau, sử dụng máy chiếu để trình chiếu hình ảnh và video minh họa về từ vựng, giúp học viên hình dung hóa ý nghĩa của từ. Kết hợp sự sáng tạo và đa dạng trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật có thể làm cho q trình học từ vựng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với sinh viên.
<i><b>1.3.3. Môi trường học tập</b></i>
Nhớ rằng, môi trường học tập không chỉ bao gồm lớp học, mà cịn có thể là cuộc sống hàng ngày, giao tiếp xã hội, và các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Đối với việc học ngoại ngữ, việc tạo ra một mơi trường đa dạng và tích cực sẽ có lợi cho quá trình học tập và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của người học.
"Ngôn ngữ không chỉ là từ vựng và ngữ pháp, mà cịn là văn hóa. Mơi trường học tập đa văn hóa sẽ giúp sinh viên hiểu rõ sâu sắc về ngôn ngữ và cả thế giới xung quanh." - Ludwig Wittgenstein
Một môi trường nơi có cơ hội giao tiếp thường xun, ví dụ như trong các buổi thảo luận,lớp học tương tác, hoặc trong các nhóm ngoại ngữ, có thể giúp học viên sử dụng và nhớ từ vựng một cách hiệu quả hơn thông qua việc áp dụng chúng trong ngữ cảnh thực tế. Cũng có thể là một mơi trường học tập rộng lớn và đa dạng ngữ cảnh, nơi mà từ vựng được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, sẽ tạo ra một trải nghiệm học tập phong phú. Điều này giúp học viên kết nối từ vựng với các tình huống cụ thể và làm tăng khả năng ghi nhớ.
<i><b>1.3.4. Chương trình học</b></i>
Chương trình học đóng một vai trị quan trọng trong q trình học từ vựng. Chương trình học sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt và đa dạng, bao gồm các hoạt động như tròchơi, thảo luận, và sử dụng phương tiện đa phương tiện. Phương pháp này giúp học viên tiếp cận từ vựng từ nhiều góc độ và kích thích sự quan tâm.
Chương trình có tổ chức rõ ràng và cấu trúc logic giúp học viên dễ theo dõi và hiểu bài học. Nếu từ vựng được đặt vào các chủ đề hoặc ngữ cảnh học thuật, nó có thể giúp học viên kết nối thông tin và ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Chương trình học nên tạo cơ hội cho học viên thực hành từ vựng thơng qua các hoạt độngnhư giao tiếp, trị chơi, và bài tập viết. Sự tương tác và thực hành giúp củng cố kiến thức và làm tăng khả năng nhớ.
Chương trình học tạo nên ngữ cảnh và kết nối từ vựng với ngữ cảnh thực tế, cung cấp ví dụ và hoạt động liên quan đến cuộc sống hàng ngày hoặc ngữ cảnh công việc, giúp học viên hiểu rõ hơn về cách sử dụng từ vựng trong các tình huống thực tế.
Tóm lại, chương trình học đóng vai trị quan trọng trong q trình học từ vựng bằng cách xác định phương pháp giảng dạy, tổ chức bài học, cung cấp cơ hội thực hành, và tạo ngữ
<i><b>cảnh thực tế cho học viên.</b></i>
<i><b>1.3.5. Các đặc điểm ngôn ngữ của từ vựng tiếng Pháp</b></i>
Từ vựng trong tiếng Pháp có những đặc điểm ngơn ngữ độc đáo, bao gồm các đặc tính vềphát âm, từ vựng, và ngữ nghĩa. Cách phát âm tiếng Pháp của các từ vựng là một trở ngại lớn đối với những ai mới bắt đầu học ngơn ngữ này. Nếu khơng có sự hướng dẫn bài bản ngay từ ban đầu, chúng ta rất có thể sẽ phát âm sai. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học từ vựng sau này. Hơn nữa, nó cịn gây ảnh hưởng đến hoạt động nghe, nói, viết của chúng ta sau này.
<i>1.3.5.1. Đặc điểm về phát âm (Phonetique)</i>
Tiếng Pháp có một hệ thống phát âm phong phú và đa dạng, với nhiều âm thanh có thể khá khó khăn đối với người học mới bắt đầu.
- Nguyên âm: Tiếng Pháp có nhiều nguyên âm khác nhau, bao gồm các nguyên âm đơn như "a", "e", "i", "o", "u" cùng với các nguyên âm kép như "eu", "ui", và "ou". Mỗi nguyên âm thường có nhiều cách phát âm khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và những âm vị xung quanh. Trong tiếng Pháp, có một số nguyên âm quan trọng cần được lưu ý:1. /a/ - Nguyên âm mở "a": Phần lớn người học tiếng Pháp gặp khó khăn khi phát âm nguyên âm này. Cần phải mở rộng miệng và hạ lưỡi xuống. Ví dụ: là (là - như "là một").2. /e/ - Nguyên âm "e" mở: Nguyên âm này có thể được phát âm như "ơ" cũng có thể được phát âm giống như âm "ê" trong tiếng Việt. Ví dụ: être (ítơ - nghĩa là "là").
3. /i/ - Nguyên âm "i" nhọn: Phát âm tương tự như chữ "i" trong tiếng Việt. Ví dụ: livre (livr - nghĩa là "sách").
4. /o/ - Nguyên âm "o" đóng: Để phát âm ngun âm này, bạn phải làm lưỡi và mơi trịn. Ví dụ: bon (bon - nghĩa là "tốt").
5. /u/ - Nguyên âm "u" nhọn: Đây là một trong những nguyên âm khó phát âm nhất trong tiếng Pháp. Để phát âm ngun âm này, bạn cần làm mơi hình trịn và hạ lưỡi xuống. Ví dụ: une (un - nghĩa là "một").
6. /y/ - Nguyên âm "u" nhọn đóng: Đây là phiên âm hiếm gặp trong tiếng Việt, và nó cũng khá khó phát âm. Để phát âm nguyên âm này, bạn cần làm mơi trịn và tất nhiên mơi, cũng giống như /u/ nhưng lưỡi và hàm dưới đẩy lên. Ví dụ: été (eté - nghĩa là "mùa hè").
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Những nguyên âm trên là những nguyên âm cơ bản trong tiếng Pháp và việc luyện tập phát âm chính xác của chúng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe và nói tiếng Pháp. Việc lắng nghe người bản xứ phát âm và thực hành chúng s giỳp bn tin b nhanh chúng.- Amorỗage (liaison): Trong tiếng Pháp, có một nguyên tắc phát âm gọi là "amorỗage" hoc "liaison" m khi phỏt õm, mt s t trong câu sẽ kết nối với nhau một cách liền mạch. Việc này có thể khiến cho việc nghe và nói tiếng Pháp trở nên khá phức tạp đối vớingười hc ln u. Trc ht, hiu rừ v amorỗage (hoặc liaison) trong tiếng Pháp, chúng ta cần hiểu rằng nó là phần của một quy tắc phát âm tiếng Pháp, mà khi hai từ kết nối với nhau, nếu từ đầu tiên kết thúc bằng một âm không phải là nguyên âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng một nguyên âm, âm cuối cùng của từ đầu tiên "làm liên kết" (liason) với âm đầu tiên của từ tiếp theo.
Ví dụ, trong cụm từ "les enfants" (/le.z ɑ̃.fɑ̃/), "les" kết thúc bằng "s" (không phải là ‿ ɑ̃.fɑ̃/), "les" kết thúc bằng "s" (không phải là nguyên âm) và "enfants" bắt đầu bằng "e" (nguyên âm), do đó, âm "s" cuối cùng của "les" sẽ liên kết với âm "e" đầu tiên của "enfants", và khi phát âm, chúng ta sẽ nghe "le-zenfants". Tuy nhiên, sự phát âm này không áp dụng cho tất cả các trường hợp, có một sốtrường hợp ngoại lệ khi liên kết khơng được thực hiện. Ví dụ, trong cụm từ "petit ours" (/pə.ti.t uʁ/), dù "petit" kết thúc bằng "t" (không phải nguyên âm) và "ours" bắt đầu bằng ‿ ɑ̃.fɑ̃/), "les" kết thúc bằng "s" (không phải là "o" (nguyên âm), tuy nhiên trong trường hợp này, khơng có liên kết nào diễn ra, và khi phát âm, người ta nghe "peti-tours". Quy tắc để xác định liệu có liên kết (liaison) hay khơng có thể phức tạp đơi khi. Có những quy tắc và ngoại lệ đặc biệt và phụ thuộc vào âm cuối cùng của từ, âm đầu tiên của từ tiếp theo, và cả ngữ cảnh. Việc lắng nghe người bản xứ và thực hành cùng với việc học các quy tắc cụ thể sẽ giúp bạn làm quen và nắm vững việc sử dụng liên kết (liaison) trong tiếng Pháp.
- Phụ âm: Tiếng Pháp cũng có nhiều phụ âm đặc biệt, như âm "r" được phát âm bằng cách cuốn lưỡi ở phía sau răng cửa, và âm "gn" được phát âm giống như tiếng "ny" trong tiếng Việt. Trong tiếng Pháp, có 20 phụ âm chính. Dưới đây là danh sách các phụ âm nàytheo cách phát âm tiếng Anh tương ứng:
1. /b/ - b as in "bon" (good)2. /p/ - p as in "pain" (bread)3. /d/ - d as in "deux" (two)4. /t/ - t as in "tarte" (pie)5. /g/ - g as in "garỗon" (boy)6. /k/ - k as in "cafộ" (coffee)7. /f/ - f as in "frais" (fresh)8. /s/ - s as in "soleil" (sun)9. /ʃ/ - ch as in "chaise" (chair)10. /ʒ/ - j as in "jour" (day)
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">11. /m/ - m as in "main" (hand)12. /n/ - n as in "neuf" (nine)13. /l/ - l as in "lune" (moon)14. /ʁ/ - r as in "rouge" (red)15. /v/ - v as in "veau" (veal)16. /z/ - z as in "zéro" (zero)17. /ʁ/ - r as in "radio"
18. /ʁ/ - r as in "rire" (to laugh)19. /θ/ - th as in "thé" (tea)
20. /tʃ/ - tch as in "tchèque" (Czech)
- Ngữ điệu: Tính đặc trưng của ngơn ngữ Pháp là ngữ điệu, có ảnh hưởng lớn đến cách phát âm. Người học cũng cần lưu ý cách mà ngữ điệu ảnh hưởng đến cách phát âm và đọc tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp, ngữ điệu rất quan trọng và có vai trị lớn trong cách diễn đạt thơng điệp. Có một số ngữ điệu cơ bản cũng như phức tạp trong tiếng Pháp, và chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến ý nghĩa của thông điệp.
+ Ngữ điệu hỏi: Khi nói câu hỏi trong tiếng Pháp, người nói thường nâng giọng ở cuối câu, nhấn mạnh lên từ hoặc cụm từ cuối cùng. Ví dụ: "Tu as faim?" (Are you hungry?)+ Ngữ điệu phủ định: Khi nói một câu phủ định, người nói thường nâng giọng ở cuối câu.Ví dụ: "Je ne sais pas" (I don't know).
+ Ngữ điệu phát âm: Trong tiếng Pháp, người nói thường nhấn mạnh lên âm tiết cuối cùng của từ. Ví dụ: "Je suis arrivé" (I have arrived).
+ Ngữ điệu cảm xúc: Khi diễn đạt cảm xúc, người Pháp thường sử dụng ngữ điệu mạnh mẽ và biến hóa âm điệu. Tùy thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa, người nói có thể thể hiện sựcảm xúc thông qua ngữ điệu khác nhau.
Các ngữ điệu này cùng với sự nhấn nhá, điệu bộ và cử chỉ tay, cơ thể cũng tạo nên phong cách giao tiếp đặc trưng của người Pháp. Điều này đặc biệt quan trọng trong giao tiếp hàng ngày và khi học tiếng Pháp.
- Sự liên kết giữa âm nhạc và ngơn ngữ: Tiếng Pháp có sự liên kết mạnh mẽ giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là việc học cách phát âm tiếng Pháp có thể được hỗ trợ bởi việc học cách hát các ca khúc tiếng Pháp để cải thiện khả năng nghe và phát âm. Sự liên kết giữa Âm nhạc và ngôn ngữ trong tiếng Pháp là một chủ đề rất thú vị. Âm nhạcvà ngôn ngữ đều là những phương tiện truyền đạt cảm xúc, ý tưởng và văn hóa. Trước tiên, chúng ta có thể nói về sự tương đồng về cấu trúc âm nhạc và ngôn ngữ. Cả hai đều có các phần tử cơ bản, từ note và beat trong âm nhạc đến từ vựng và ngữ pháp trong ngơnngữ. Mỗi ngơn ngữ có những điệu nhạc riêng biệt, và tiếng Pháp không phải là ngoại lệ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Âm nhạc Pháp có nhiều đặc điểm riêng biệt, từ những bản ballad lãng mạn đến những bản nhạc samba sơi động. Có một sự độc đáo trong cách mà người Pháp thể hiện tình cảm thông qua âm nhạc của họ, và điều này thường được phản ánh thông qua ngôn ngữ của họ. Một yếu tố quan trọng trong liên kết giữa âm nhạc và ngôn ngữ trong tiếng Pháp là lời bài hát. Lời bài hát khơng chỉ là văn hóa mà cịn là một phần quan trọng của ngơn ngữ. Bằng cách hợp nhất âm nhạc và từ ngữ, người nghe có thể tận hưởng âm nhạc Pháp và học hỏi ngơn ngữ trong q trình đó. Ngồi ra, nên nhớ rằng việc học ngơn ngữ thơng qua âm nhạc có thể là một phương pháp học hiệu quả, đặc biệt đối với những người học ngôn ngữ mới. Khi người học nghe âm nhạc Pháp và cố gắng hiểu lời bài hát, họ có thể nắm bắt được ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm. Điều này giúp họ học ngôn ngữ một cách tự nhiên và thú vị hơn. Ngồi ra, âm nhạc cũng có thể diễn tả những khía cạnh văn hóa và xã hội của một quốc gia. Trong trường hợp của Pháp, âm nhạc thường phản ánh những giá trị, niềm vui và nỗi buồn của người dân. Điều này cũng góp phần làm nổi bật và phát triển ngôn ngữ của họ. Không chỉ vậy, mà âm nhạc cũng có thể tạo ra sự tương tác tuyệt vời giữa ngôn ngữ và người thực hành nó. Nó thúc đẩy mơi trường học tập tích cực và gần gũi hơn, đặc biệt là đối với những học viên không phải là người bản xứ. Cho nên, âm nhạc khơng chỉ là một hình thức nghệ thuật mà cịn là cơng cụ học tập q giá. Cuối cùng, sự liên kết giữa âm nhạc và ngôn ngữ trong tiếng Pháp không chỉ giúp người học nắm vững ngơn ngữ mà cịn giúp họ hiểu sâu hơn về văn hóa Pháp, cũng như tơn trọng ngơn ngữ và âm nhạc của đất nước này. Điều này giúp tạo nên một môi trường học tập đa chiều và toàn diện, giúp học viên phát triển cả về mặt ngơn ngữ và văn hóa.
Trong q trình học tiếng Pháp, việc lắng nghe, luyện tập phát âm và thực hành cùng người bản xứ sẽ giúp người học nắm vững đặc điểm về phát âm trong tiếng Pháp. Đồng thời, việc tập trung vào ngữ điệu, cách phát âm, và cách liên kết giữa các từ sẽ giúp ngườihọc cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Pháp của mình.
1. Amour - Tình u2. Liberté - Tự do
3. Mathématiques - Tốn học4. Historie - Lịch sử
5. Musique - Âm nhạc6. Université - Đại học
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">7. Liberté - Tự do
8. Collaboration - Sự cộng tác9. Dictionnaire - Từ điển10. Tradition - Truyền thống
Những từ này chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều từ vựng tiếng Pháp có nguồn gốc từ tiếng Latin. Sự ảnh hưởng này hiển nhiên trong ngữ pháp và từ vựng của tiếng Pháp ngàynay.
- Từ vựng mượn từ tiếng Anh: Do ảnh hưởng của văn hóa và cơng nghệ, tiếng Pháp đã mượn rất nhiều từ vựng từ tiếng Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghệ, giải trí và thờitrang. Trong quá trình phát triển, tiếng Pháp đã mượn rất nhiều từ từ tiếng Anh và tích hợp chúng vào ngơn ngữ của mình. Một số từ vựng tiếng Anh mượn vào tiếng Pháp:1. Le week-end - Cuối tuần
2. Le tennis - Quần vợt3. Le parking - Bãi đỗ xe4. Le marketing - Tiếp thị5. Le football - Bóng đá
6. Le smartphone - Điện thoại thông minh7. Le design - Thiết kế
8. Le leader - Lãnh đạo9. Le style - Phong cách10. Le week-end - Cuối tuần
Những từ này cho thấy sự phong phú và đa dạng của tiếng Pháp do việc mượn từ vựng từcác ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh. Sự tích hợp này có thể thể hiện sự phản ánh củaviệc tiếp xúc với văn hóa và công nghệ quốc tế.
- Từ vựng chuyên ngành: Tiếng Pháp có một số từ vựng chuyên ngành rất phong phú, bao gồm một số từ vựng chuyên ngành trong tiếng Pháp cho một số lĩnh vực khác nhau:Y tế:
- Médecine - Y học - Infirmière - Y tá - Pharmacie - Dược học - Radiologie - X quang
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">- Commerce - Thương mại - Marketing - Tiếp thị - Entreprise - Doanh nghiệp - Stratégie - Chiến lượcDu lịch và lữ hành: - Voyage - Du lịch - Hôtel - Khách sạn - Tourisme - Du lịch
- Guide touristique - Hướng dẫn du lịchLuật pháp:
- Avocat - Luật sư - Justice - Công lý - Loi - Luật pháp - Tribunal - Tịa án
Tiếng Pháp cũng có sự đa dạng từ vựng rất lớn. Ví dụ, có rất nhiều cách diễn đạt một ý nghĩa khác nhau trong tiếng Pháp, tạo nên sự phổ biến của các từ từ ngữ và thành ngữ. Có một số từ vựng phổ biến trong tiếng Pháp mà người học cần nắm vững để có thể giao tiếp hàng ngày, bao gồm từ vựng về thời tiết, giao thông, mua sắm, và cuộc sống hàng ngày. Việc tiếp xúc với từ vựng qua việc đọc sách, xem phim hoặc nghe nhạc sẽ giúp người học mở rộng vốn từ vựng của mình. Việc sử dụng từ điển tiếng Pháp và tham gia các hoạt động học tập tại trường lớp cũng là cách hiệu quả để nắm vững từ vựng tiếng Pháp.
<i>1.3.5.3. Đặc điểm ngữ nghĩa (Sesmantique)</i>
Đặc điểm ngữ nghĩa (sémantique) trong tiếng Pháp rất đa dạng và phức tạp, và chúng có ảnh hưởng lớn đến cách mà người học tiếp cận và sử dụng từ vựng trong ngôn ngữ này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">- Nghĩa đa diễn: Nhiều từ trong tiếng Pháp có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách sử dụng. Điều này đôi khi gây khó khăn cho người học khi phải thích nghi và hiểu rõ các ngữ cảnh sử dụng từ vựng. Thuật ngữ "ngữ nghĩa đa diễn" trongtiếng Pháp được dịch là "polysemie". Đây là một khái niệm trong ngôn ngữ học mô tả sự đa diễn nghĩa của một từ cho một số ngữ cảnh khác nhau. Trong tiếng Pháp, như trong nhiều ngơn ngữ khác, nhiều từ có thể có nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách sửdụng. Sự phong phú và linh hoạt của ngữ nghĩa đa diễn có thể tạo ra nguồn cảm hứng vô tận cho ngôn ngữ và văn chương. Ngữ nghĩa đa diễn là một đặc điểm tự nhiên của ngơn ngữ, và nó làm phong phú thêm cách diễn đạt trong tiếng Pháp. Cùng một từ có thể ám chỉ nhiều ý nghĩa hoặc khái niệm khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Việc hiểu rõ về ngữ nghĩa đa diễn trong tiếng Pháp là quan trọng cho việc sử dụng ngơn ngữ một cách chính xác và linh hoạt.
Để minh họa, hãy xem xét từ "pain" trong tiếng Pháp. "Pain" có thể có nghĩa là "bánh mì", nhưng cũng có thể có nghĩa là "đau đớn". Trường hợp này cho thấy sự đa diễn nghĩacủa từ và cách sử dụng từng ý nghĩa trong ngữ cảnh phù hợp. Một ví dụ phổ biến khác là từ "table" trong tiếng Pháp. "Table" có thể có nghĩa là "cái bàn", nhưng cũng có thể được sử dụng để ám chỉ "thực đơn" (menu) hoặc "hội đồng" (board) tùy thuộc vào ngữ cảnh cụthể. Sự đa diễn nghĩa của từ "table" là một ví dụ rõ ràng về ngữ nghĩa đa diễn trong tiếng Pháp. Ngữ nghĩa đa diễn cũng có thể tạo ra sự thú vị trong văn chương và nghệ thuật. Việc sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo và linh hoạt có thể tạo ra sự mơ hồ, tinh tế và sâu sắc trong văn chương. Ngữ nghĩa đa diễn cung cấp cơ hội cho người viết để sáng tạo và chơi chữ, tạo ra sự giàu có và đa dạng trong tác phẩm của họ. Tuy nhiên, đôi khi, ngữ nghĩa đa diễn cũng có thể gây nhầm lẫn và hiểu lầm nếu người nghe hoặc người đọc không hiểu rõ ngữ cảnh hoặc ý nghĩa cụ thể mà người nói hoặc người viết muốn truyền đạt. Điều này có thể tạo ra khó khăn trong việc truyền đạt ý nghĩa chính xác và gây ra sự hiểu lầm trong giao tiếp. Do đó, việc hiểu và sử dụng ngữ nghĩa đa diễn một cách chính xác là quan trọng đối với người học tiếng Pháp và người sử dụng ngôn ngữ này trong giao tiếp hàng ngày. Việc phân biệt và hiểu rõ về ngữ nghĩa đa diễn của các từ giúp ngườihọc sử dụng ngơn ngữ một cách linh hoạt và chính xác trong các tình huống khác nhau.Tóm lại, ngữ nghĩa đa diễn là một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ Pháp và làm phong phú thêm sự linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ. Việc hiểu và sử dụng ngữ nghĩa đa diễn một cách chính xác và linh hoạt sẽ giúp người học tiếng Pháp giao tiếp hiệu quả và truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác trong các tình huống khác nhau.
- Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa: Như trong nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Pháp cũng có cáctừ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Việc hiểu và sử dụng chúng một cách chính xác là một phần quan trọng của việc học từ vựng. Trong tiếng Pháp, như trong nhiều ngơn ngữ khác,có nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Từ đồng nghĩa là các từ có cùng ý nghĩa hoặc gần giống nhau, trong khi từ trái nghĩa là các từ có ý nghĩa ngược nhau. Việc hiểu và sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa một cách chính xác rất quan trọng để làm phong phú ngôn ngữ và sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác.
Ví dụ về từ đồng nghĩa trong tiếng Pháp:1. beau - joli (đẹp)
2. grand - gros (lớn)
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">3. heureux - content (hạnh phúc)4. rapide - vif (nhanh chóng)
Ví dụ về từ trái nghĩa trong tiếng Pháp bao gồm:1. chaud - froid (nóng - lạnh)
2. bon - mauvais (tốt - xấu)3. haut - bas (cao - thấp)4. jeune - vieux (trẻ - già)
Việc sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa một cách chính xác khơng chỉ giúp làm phong phú ngơn ngữ mà cịn giúp người học tiếng Pháp biểu đạt ý nghĩa một cách chính xác và linh hoạt trong giao tiếp.
- Sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa: Tiếng Pháp có một nguồn từ vựng phong phú và đa dạng, điều này có nghĩa là cùng một ý nghĩa có thể được diễn đạt thơng qua nhiều từ và cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa là một khía cạnh quan trọng trong ngơn ngữ. Ngữ nghĩa đề cập đến ý nghĩa của từ và cách mà từ hoặc cụm từ được sử dụng để diễn đạt ý nghĩa. Ngữ nghĩa phong phú và đa dạng cung cấp cho người nói và người viết nhiều cách để diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác và chính thống trong giao tiếp và văn chương. Một trong những cách thể hiện sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa là thông qua từ vựng. Mỗi ngôn ngữ đều có một kho từ vựng lớn, chứa những từ và cụm từ có ý nghĩa khác nhau. Việc sử dụng từ vựng phong phú và đa dạng giúp người nói và người viết diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác và truyền đạt sâu sắc hơn.
Ngồi ra, ngữ nghĩa còn phản ánh sự đa dạng trong cách diễn đạt ý nghĩa thông qua ngữ pháp và cấu trúc câu. Mỗi ngơn ngữ có phong cách và cú pháp tự nhiên riêng, cho phép người nói diễn đạt ý nghĩa theo nhiều phong cách và mức độ truyền đạt ý nghĩa khác nhau. Sự đa dạng của ngữ nghĩa cũng được thể hiện qua sự biến đổi trong ngữ cảnh và tình huống. Một từ hay cụm từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể mà nó được sử dụng. Điều này cho phép người nói và người viết linh hoạt thích ứng với mơi trường giao tiếp và truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác. Trong khi sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa mang lại lợi ích lớn cho người sử dụng ngôn ngữ, đôi khi cũng có thể tạo ra sự hiểu lầm. Điều này đặc biệt đúng khi người nói hoặc người viết khơng sử dụng từ ngữ hoặc cấu trúc ngữ pháp một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trong thời đại hiện đại, sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa cũng được thể hiện qua sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Việc sử dụng từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh cụ thể là quan trọng khi giao tiếp trực tuyến qua email, trang mạng xã hội, hoặc ứng dụng tinnhắn. Sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa trong một ngơn ngữ là rất quan trọng vì nócho phép người sử dụng ngơn ngữ truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác và truyền cảm trong giao tiếp và văn chương. Đồng thời, việc hiểu và sử dụng ngữ nghĩa một cách chínhxác cũng địi hỏi sự nhạy bén và kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">- Ngữ cảnh và ý nghĩa: Trong tiếng Pháp, ngữ cảnh chơi một vai trò quan trọng trong việc hiểu ý nghĩa của một từ vựng hoặc cụm từ. Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụngtừ vựng trong giao tiếp hàng ngày hoặc viết văn. Trong tiếng Pháp, như trong hầu hết cácngơn ngữ khác, ngữ cảnh và ý nghĩa đóng vai trị quan trọng trong việc hiểu và sử dụng ngơn ngữ một cách chính xác và hiệu quả. Sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa trong tiếng Pháp được thể hiện thông qua sự đa nghĩa (polysemy) của các từ vựng. Sự đa nghĩa xuất hiện khi một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách mà từ đó được sử dụng. Việc hiểu và sử dụng sự đa nghĩa của từ vựng trong tiếng Pháp đòi hỏi người học phải có kiến thức rõ ràng về ngữ cảnh và mục đích sử dụng.Một ví dụ phổ biến về sự đa nghĩa trong tiếng Pháp là từ "banc". Từ này có thể có ý nghĩa là "ghế dài" hoặc "bàn đầu". Tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, từ này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Ngồi ra, việc hiểu và sử dụng ngữ cảnh một cách chính xác cũng quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa trong tiếng Pháp. Ngữ cảnh không chỉ bao gồm văn cảnh vật lý mà còn bao gồm ngữ cảnh xã hội, văn hóa và tâm trạng. Một từ hoặc cụm từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh, và việc hiểu rõ ngữ cảnh giúp người học tiếng Pháp truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác và truyền cảm. Ngồi việc hiểu và sử dụng sự đa nghĩa và ngữ cảnh, việc sử dụng từ từ vựng và cấutrúc ngữ pháp khác nhau cũng giúp mở rộng phạm vi ngữ nghĩa trong tiếng Pháp. Việc sửdụng từ vựng đa dạng giúp người học diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác và sâu sắc hơn, trong khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp khác nhau giúp thể hiện sự linh hoạt trong cách diễn đạt ý nghĩa. Cuối cùng, việc hiểu và sử dụng đa dạng ngữ nghĩa trong tiếng Pháp đòihỏi người học phải tiếp xúc và luyện tập trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau. Việctham gia vào các cuộc trị chuyện, đọc sách, xem phim, và thậm chí viết văn bản sẽ giúp người học nắm bắt được sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ Pháp.
Sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa trong tiếng Pháp đòi hỏi người học phải hiểu rõ và sử dụng thành thạo sự đa nghĩa cũng như ngữ cảnh, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp khácnhau. Việc này sẽ giúp họ truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác và truyền cảm trong giao tiếp và văn chương.
- Nghĩa ẩn và biểu hiện: Một số từ vựng trong tiếng Pháp có những ý nghĩa ẩn hoặc ngụ ýmà khơng thể hiểu rõ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Điều này đòi hỏi người học phải tập trungvào việc hiểu sâu hơn về ngữ nghĩa và cách sử dụng từ vựng để truyền đạt ý nghĩa này. Trong tiếng Pháp, như trong nhiều ngơn ngữ khác, có sự phân biệt giữa nghĩa ẩn (implicitmeaning) và nghĩa biểu hiện (explicit meaning). Nghĩa biểu hiện hay còn gọi là nghĩa rõ ràng là ý nghĩa mà từ hoặc cụm từ diễn đạt một cách trực tiếp. Điều này có thể hiểu dễ dàng từ ngữ cảnh hoặc cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ, từ "chien" (chó) trong tiếng Pháp có nghĩa rõ ràng là lồi động vật có bốn chân.
Ngược lại, nghĩa ẩn là ý nghĩa mà hơi ngụ ý hoặc được ám chỉ, thường không diễn đạt một cách rõ ràng. Nghĩa ẩn có thể chỉ đến ý nghĩa sâu sắc hơn, ý nghĩa ẩn sau từ ngữ hoặc cấu trúc ngữ pháp. Đơi khi, nghĩa ẩn cũng có thể phụ thuộc vào ngữ cảnh hoặc tâm trạng của người nói. Việc hiểu và áp dụng cả nghĩa ẩn và nghĩa biểu hiện là quan trọng trong việc hiểu và sử dụng tiếng Pháp một cách chính xác và truyền cảm. Nghĩa ẩn cung cấp sự sâu sắc và tốn nhiều thời gian để hiểu được ý nghĩa thực sự của một văn bản hay một cuộc trò chuyện. Ngược lại, nghĩa biểu hiện giúp truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràngvà chính xác. Việc nắm bắt cả nghĩa biểu hiện và nghĩa ẩn trong tiếng Pháp đòi hỏi ngườihọc cần phải có kiến thức rõ ràng về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, và ngữ cảnh để có thể
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">hiểu được ý nghĩa sâu sắc và truyền cảm của văn bản hay cuộc trò chuyện. Trên hết, việc hiểu và sử dụng cả nghĩa biểu hiện và nghĩa ẩn sẽ giúp người học tiếng Pháp trở nên thành thạo và linh hoạt trong giao tiếp và văn chương.
<b>1.4. Mơ hình nghiên cứu</b>
Mơ hình nghiên cứu đặt nền tảng vững chắc trên các nghiên cứu uy tín, như nghiên cứu của Gardner và Lambert (972), Dewaele và Al Fawzan (2018), Oxford (2016), Macaron và Gregersen (2012), Dörnyei và Ushioda (2011), và Pellerin (2005). Sự kết hợp của những nghiên cứu này giúp xây dựng một cơ sở lý thuyết vững chắc, đồng thời đưa ra cáinhìn đa chiều về tác động của yếu tố tâm lý, kiên nhẫn, động lực và mục tiêu cá nhân đối với quá trình học từ vựng.
Nghiên cứu của Gardner và Lambert (1972) đã đưa ra những quan điểm về tác động của yếu tố tâm lý trong quá trình học ngơn ngữ. Các khía cạnh như tư duy, tâm trạng, và tư tưởng được họ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với việc học từ vựng. Những nhận định này khơng chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc vào khía cạnh tâm lý của học từ vựng mà còn làm cơ sở cho việc nghiên cứu các yếu tố tâm lý khác. Dewaele và Al Fawzan (2018) tiếptục mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng việc xem xét vai trị của kiên nhẫn trong q trình học từ vựng. Nghiên cứu của họ đề cập đến khả năng chịu đựng, lịng kiên trì và sự nhạy bén trong việc nắm bắt từ vựng, từ đó mở rộng đối thoại về yếu tố động lực trong quá trình học ngơn ngữ. Oxford (2016) đã đóng góp thơng tin quan trọng về mối quan hệ giữamục tiêu cá nhân và quá trình học từ vựng. Bằng cách tập trung vào mục tiêu cá nhân, nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong mục tiêu học của sinh viên và cách nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học từ vựng của họ. Macaron và Gregersen (2012) đã tập trung vào tầm quan trọng của động lực trong quá trình học từ vựng. Bằng cách này, nghiên cứu này cung cấp thêm chứng cứ cho sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố động lực và q trình học từ vựng. Dưrnyei và Ushioda (2011) đã đưa ra một góc nhìn tồn diện hơn về động lực học ngoại ngữ, trong đó bao gồm cả quá trình học từ vựng. Bằng cách này, nghiên cứu này mở rộng phạm vi của mơ hình nghiên cứu, bao gồm cả những khía cạnh lớn hơn của quá trình học ngơn ngữ. Cuối cùng, nghiên cứu của Pellerin (2005)đã chú ý đến các khía cạnh cụ thể của quá trình học từ vựng, đặc biệt là sự ảnh hưởng củamôi trường học tập và các chiến lược học tập.
Sự kết hợp của những nghiên cứu nổi bật này tạo nên một cơ sở lý thuyết đa chiều và đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho mơ hình nghiên cứu hiện tại. Việc hiểu rõ những yếu tố tâm lý, kiên nhẫn, động lực và mục tiêu cá nhân sẽ giúp phân tích sâu sắc hơn về quá trình học từ vựng và cung cấp cơ sở cho việc xây dựng chiến lược giảng dạy và hỗ trợ học tập hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng ngơn ngữ.
Phần về thói quen là một đóng góp quan trọng, nhấn mạnh vai trị của các thói quen tích cực như học đều đặn, xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp, sử dụng sổ từ vựng hoặc ứng dụng quản lý từ vựng. Điều này không chỉ thúc đẩy việc học mà cịn khuyến khích học viên tích hợp ngơn ngữ vào cuộc sống hàng ngày.
<i>Thói quen học đều đặn là yếu tố chủ chốt giúp xây dựng nền tảng vững chắc trong việc </i>
tiếp thu ngôn ngữ mới. Việc dành thời gian mỗi ngày để học tập giúp củng cố kiến thức và tạo ra môi trường học tập liên tục. Thói quen này khơng chỉ tăng cường kiến thức ngơn ngữ mà cịn xây dựng sự kiên nhẫn và nhất quán trong quá trình học.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp là những hoạt động giải trí giúp học viên tiếp xúc vớingơn ngữ một cách tự nhiên và thú vị. Qua các phương tiện truyền thơng này, họ có thể nghe cách người bản xứ diễn đạt, hiểu rõ về ngữ cảnh sử dụng từ vựng và ngữ pháp. Điềunày không chỉ giúp mở rộng vốn từ vựng mà còn phát triển khả năng lắng nghe và hiểu rõngôn ngữ trong ngữ cảnh thực tế.
Sử dụng sổ từ vựng hoặc ứng dụng quản lý từ vựng là một thói quen hữu ích để ghi chép và ôn tập từ vựng một cách có tổ chức. Việc này giúp sinh viên theo dõi tiến triển của mình, đồng thời tạo ra một nguồn tài ngun hữu ích để ơn tập đều đặn. Sự có tổ chức này khơng chỉ giúp củng cố từ vựng mà còn làm tăng khả năng tự tin khi sử dụng ngơn ngữ trong các tình huống thực tế.
Quan trọng hơn, việc tích hợp ngơn ngữ vào cuộc sống hàng ngày thơng qua các thói quen là chìa khóa để đạt được sự thành công trong việc học ngôn ngữ. Việc sử dụng ngônngữ hàng ngày không chỉ là một nhiệm vụ học thuật mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Những thói quen tích cực khơng chỉ thúc đẩy q trình học mà còn hỗ trợ học viên xây dựng một mơi trường sống bền vững, nơi họ có thể liên tục áp dụng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên.
<i>Mơ hình cũng chú ý đến trang thiết bị học tập và môi trường học tập. Việc sử dụng giáo </i>
trình Alter Ego+ và các tài liệu bổ trợ, cùng việc tận dụng các phương tiện kĩ thuật như đài, máy quay, tivi, máy chiếu là rất thiết thực và phản ánh xu hướng hiện đại trong giáo dục ngoại ngữ.
Việc sử dụng giáo trình Alter Ego+ và các tài liệu bổ trợ, kết hợp với việc tận dụng các phương tiện kỹ thuật như đài, máy quay, và tivi mang lại nhiều lợi ích to lớn trong quá trình giảng dạy và học tập. Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc tích hợp các phương tiện và tài liệu đa dạng giúp tạo ra môi trường học tập phong phú và hiệu quả.
Giáo trình Alter Ego+ là một công cụ học tiếng Pháp chất lượng, được thiết kế để phát triển cả kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết. Các bài học trong giáo trình này được xây dựng một cách có tổ chức và có tính logic, từ dễ đến khó, giúp học viên tiếp cận và hiểu rõ từ vựng cũng như ngữ pháp một cách hiệu quả. Sự cấu trúc hệ thống trong giáo trình này giúp người học phát triển một cách tự nhiên từ những khái niệm cơ bản đến những kỹ năng sâu rộng. Đồng thời, việc kết hợp giáo trình với các tài liệu bổ trợ như sách tham khảo, bài báo, hay bản tin giúp mở rộng tầm nhìn của học viên. Những tài liệu này khơngchỉ giúp củng cố kiến thức mà còn giúp học viên tiếp xúc với ngôn ngữ thực tế, đa dạng và phản ánh đúng hơn về văn hóa ngơn ngữ.
Sử dụng các phương tiện kỹ thuật như đài, máy quay, và tivi cung cấp một chiều sâu kháccho quá trình học. Việc nghe và xem các chương trình, tin tức, hoặc phim tiếng Pháp giúp học viên làm quen với cách diễn đạt tự nhiên, giọng điệu, cũng như từ vựng và ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế. Đồng thời, việc thực hành ngơn ngữ qua các tình huống thực tế hơn giúp học viên phát triển kỹ năng giao tiếp một cách linh hoạt và tự tin.Mối liên kết giữa giáo trình và các phương tiện kỹ thuật khơng chỉ giúp học viên nắm vững kiến thức mà còn khám phá và ứng dụng ngôn ngữ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.Sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy này không chỉ thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc về ngơn ngữ mà cịn tạo ra một mơi trường học tập tích cực và tương tác. Việc sử dụng giáo trình Alter Ego+ và các tài liệu bổ trợ, kết hợp với việc tận dụng các phương tiện kỹ
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">thuật, tạo ra một trải nghiệm học tập đa chiều, giúp học viên phát triển kỹ năng ngơn ngữ một cách tồn diện và thú vị.
<i>Ngồi ra, mơ hình cịn đánh giá chương trình học, đề cập đến sự linh hoạt và đa dạng </i>
trong phương pháp giảng dạy, cũng như việc kết nối từ vựng với ngữ cảnh thực tế. Điều này là quan trọng để tạo ra một mơi trường học tập tích cực và đảm bảo rằng học viên có cơ hội thực hành và tương tác nhiều với từ vựng. Chương trình học tiếng hiện nay cần dựa trên sự linh hoạt và đa dạng trong phương pháp giảng dạy cũng như khả năng kết nốitừ vựng với ngữ cảnh thực tế. Điều này là quan trọng để xây dựng một môi trường học tập tích cực và đảm bảo rằng học viên có cơ hội thực hành và tương tác nhiều với từ vựngtiếng Pháp.
Một chương trình học hiệu quả cần phải linh hoạt trong cách nó giảng dạy, chú trọng đến sự đa dạng của các phương pháp. Việc sử dụng nhiều phương tiện như video, âm thanh, và bài giảng trực tuyến sẽ giúp học viên tiếp xúc với tiếng Pháp từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này khơng chỉ giúp nâng cao kỹ năng nghe và nói mà cịn tạo ra sự đa dạng trong q trình học.
Ngoài ra, việc kết nối từ vựng với ngữ cảnh thực tế là một yếu tố quan trọng. Thay vì chỉ học từ vựng cô độc, học viên cần được thực hành từ vựng trong các tình huống thực tế. Ví dụ, sử dụng từ vựng liên quan đến giao thông khi thảo luận về việc đi lại, hoặc sử dụng từ vựng về ẩm thực khi tham gia vào các bài thực hành nấu ăn. Điều này giúp học viên nhớ từ vựng một cách hiệu quả hơn và sử dụng chúng một cách tự tin trong giao tiếphàng ngày.
Một mơi trường học tích cực cũng địi hỏi sự tương tác. Chương trình học cần kích thích sự thảo luận, trao đổi ý kiến, và hoạt động nhóm để học viên có thể áp dụng kiến thức củahọ trong các tình huống thực tế. Việc này khơng chỉ giúp củng cố từ vựng mà còn tạo ra một cảm giác tự tin khi sử dụng tiếng Pháp.
Phần đặc điểm ngôn ngữ của từ vựng tiếng Pháp đưa ra cái nhìn sâu sắc về những thách thức cụ thể mà người học có thể gặp khi học tiếng Pháp, đồng thời đề xuất những cách tiếp cận và thực hành để vượt qua những thách thức này. Tính đa dạng và phong phú của từ vựng tiếng Pháp là một trong những đặc điểm nổi bật và đồng thời là một thách thức lớn đối với người học. Sự phong phú này không chỉ xuất phát từ nguồn gốc lịch sử, văn hóa mà cịn được thể hiện qua sự chấp nhận và sáng tạo liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật đến khoa học, công nghệ, và đời sống hàng ngày. Điều này tạo nên một ngôn ngữ phức tạp, đồng thời cũng làm tăng độ khó trong việc học và sử dụng tiếng Pháp.
Một thách thức chính là sự biến đổi của ngơn ngữ theo thời gian và sự đa dạng giữa các khu vực địa lý và cộng đồng người nói tiếng Pháp. Sự chênh lệch giữa tiếng Pháp chính thức được sử dụng tại Pháp và các biến thể ở các quốc gia khác là một rắc rối đối với người học. Điều này có thể dẫn đến tình trạng họ khơng hiểu hoặc sử dụng sai từ ngữ trong các tình huống giao tiếp thực tế. Để vượt qua thách thức này, sinh viên cần tiếp xúcvới nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau, từ sách văn học đến phương tiện truyền thơng để có cái nhìn tổng thể và linh hoạt với từ vựng.
Một khía cạnh khác của đặc điểm ngơn ngữ là cấu trúc ngữ pháp phức tạp của tiếng Pháp.Sự đồng nhất và nhất quán trong cách sử dụng ngữ pháp là quan trọng, nhưng đồng thời
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">cũng đòi hỏi người học phải nắm bắt một số lượng lớn quy tắc và biểu hiện ngữ pháp. Việc học từ vựng khơng chỉ địi hỏi khả năng nhớ từ và ý nghĩa của chúng mà còn yêu cầu khả năng kết hợp chúng một cách chính xác trong các bối cảnh khác nhau. Để đối mặt với thách thức này, sinh viên cần áp dụng từ vựng trong các bài nói và bài viết thực tế, giúp họ xây dựng sự linh hoạt và tự tin trong việc sử dụng từ ngữ.
Ngồi ra, khía cạnh âm thanh và phát âm cũng là một thách thức đặc biệt trong việc học tiếng Pháp. Cách người Pháp thay đổi âm thanh và sự đa dạng trong cách phát âm từ vùng này sang vùng khác có thể gây khó khăn cho người học trong việc hiểu và phát âm đúng từ. Để vượt qua thách thức này, sinh viên cần lắng nghe nhiều loại giọng khác nhau,có thể thông qua các tài liệu học, phim, hoặc người bản xứ. Thực hành liên tục và sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng học tiếng cũng có thể giúp cải thiện kỹ năng này.Đặc điểm ngôn ngữ của từ vựng tiếng Pháp mang đến sự phức tạp và đa dạng, làm tăng thách thức cho sinh viên. Tuy nhiên, thông qua việc tiếp xúc với nhiều nguồn ngơn ngữ, áp dụng từ vựng trong các tình huống thực tế, và luyện kỹ năng nghe và phát âm, sinh viên có thể vượt qua những thách thức này và phát triển một cách hiệu quả trong việc sử dụng tiếng Pháp.
Kết quả của việc phân tích, tổng hợp các tài liệu trên, chúng tơi khái qt hóa mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp qua sơ đồ dưới đây:
<b>Hình 1.1: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp</b>
<b>Kết luận chương 1</b>
<b>Tóm lại, trong chương 1, đề tài đã cố gắng tổng hợp các vấn đề lý thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, đề tài cập đến các khía cạnh quan trọng nhất về lý thuyết. Đó là lý thuyết về loại từ, lý huyết về phương pháp học từ </b>
</div>