Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.89 KB, 14 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT </b>
------
<b> </b>
<b>ANH/ CHỊ HÃY PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; GIỮA CƠ QUAN CÓ THÂM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN TỪ THỰC TIỄN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19 </b>
<b> HỌ VÀ TÊN <small> : LÝ DƯƠNG NHƯ QUỲNH LỚP : K65B </small></b>
<b><small>MÃ SINH VIÊN : 20061239 </small></b>
<b><small>MÔN : LUẬT HÀNH CHÍNH GIẢNG VIÊN : TS. BÙI TIẾN ĐẠT </small></b>
<b>Hà Nội – 2021 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC: </b>
<b>MỤC LỤC</b> ... 2
<b>LỜI MỞ ĐẦU</b> ... 3
<b>NỘI DUNG</b> ... 3 I. Cơ sở lý luận của mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương , cơ quan có thẩm quyền chung và chính quyền
II. THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 ... 10 1. Vận dụng mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan chun mơn vào thực tiễn
<i>phịng chống dịch bệnh Covid – 19. ... 10 </i>
<b>KẾT LUẬN</b> ... 13
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b> ... 13
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI MỞ ĐẦU </b>
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng việc mở rộng các quan hệ quốc tế, xu hướng mở cửa đã tạo những tiền đề nhất định đòi hỏi việc Nhà nước ta phải tiến hành tăng cường công tác cải cách hành chính. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc đổi mới cơ chế quản lý hành chính nhà nước, tập trung và chú trọng cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn. Hơn hết, hiện nay nước ta đang đối mặt với đại dịch Covid-19, để cơng tác phịng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất thì việc chú trọng xây dựng mối quan hệ bền chặt trên đóng vai
<i>trị rất lớn. Chính vì lẽ đó, em xin chọn đề tài “Phân tích, bình luận mối quan </i>
<i>hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chun mơn từ thực tiễn phịng, chống dịch bệnh Covid -19” </i>
<b>NỘI DUNG </b>
<b>I. Cơ sở lý luận của mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương , cơ quan có thẩm quyền chung và chính quyền chun mơn </b>
<b>1. Mối quan giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương </b>
<i><b>1.1. Khái niệm, tính chất pháp lý </b></i>
<b>a) Chính quyền trung ương </b>
Chính quyền trung ương là những cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương có vai trị quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi tồn quốc, có nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định chi tiết. Bao gồm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i>(1) Chính phủ: là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước </i>
CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Với vai trò thực hiện quyền hành pháp, việc tổ chức thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan cấp trên là trách nhiệm trước hết của Chính phủ
<i>(2) Bộ, cơ quan ngang bộ: Tuy Hiến pháp 2013 không quy định trực tiếp vị </i>
trí, tính chất của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Tại Điều 39 Luật Tổ chức
<i>Chính phủ 2015 quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của </i>
<i>Chính phủ”. Quy định trên cho thấy vị trí, tính chất pháp lý của cơ quan </i>
này khơng phải cơ quan hành chính hay một cấp hành chính độc lập mà là cơ quan của Chính phủ với các chức năng mang tính chất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên những lĩnh vực cụ thể như: kế hoạch, tài chính, ngân hàng, khoa học và cơng nghệ, nội vụ, ngoại giao,…
<b>b) Chính quyền địa phương </b>
Chính quyền địa phương bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương.
Ở Việt Nam, các cấp hành chính được tổ chức thành 3 cấp như sau: (1) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); (2) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc TP trực thuộc TW (gọi chung là cấp huyện); (3) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); ngồi ra nước ta cịn có đơn vị hành chính là khu kinh tế đặc biệt.
Theo Hiến pháp 2013, ở mỗi cấp hành chính địa phương có hai cơ quan là Hội đơng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Cụ thể:
<i>(1) Hội đồng nhân dân: là cơ quan quyền lực nhà nước ở đại phương, đây </i>
là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i>(2) Uỷ ban nhân dân: đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ </i>
quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ do chính quyền trung ương chỉ đạo tại từng địa phương cụ thể.
<i><b>1.2. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương </b></i>
Mối quan hệ giữa cấp chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là vấn đề liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước. Xẻt về bản chất mối quan hệ này nghĩa là sự phân định thẩm quyền giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới trong việc thi hành pháp luật, giải quyết các vấn đề xã hội. Xem xét mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương có thể thấy một số điểm nổi bật như sau:
<i><b>Thứ nhất, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính </b></i>
quyền địa phương thông qua cơ chế phân cấp<sup>1</sup>. Điều 13. Phân cấp cho chính
<i>quyền địa phương: “1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và </i>
<i>điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Theo đó, mối quan này được thực hiện thông qua cơ chế cơ </i>
quan trung ương phân cấp cho cơ quan địa phương bằng việc đề ra những chính sách, quy hoạch, kế hoạch và bảo đảm điều kiện để các cơ quan địa phương thực hiên được các công việc chung trong tổ chức, quản lý và giải quyết các vấn đề tại từng địa phương đó, tiến tới hồn thành các mục tiêu chung của đất nước. Việc phân chia các cấp địa giới hành chính, phân công, phân cấp quản lý của cơ quan trung ương tới từng đơn vị hành chính cho thấy
<small> </small>
<small> Tính thống nhất quyền lực và vấn đề phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương / Trần Cơng Dũng, Luật học.Trường Đại học Luật Hà Nội,Số 10/2015, tr. 3 - 8. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">mối quan hệ cấp trên cấp dưới gắn bó chặt chẽ. Tuy khơng có quy định rõ về nội dung phân cấp nhưng Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 quy định rõ thẩm quyền phân cấp của chủ thể phân cấp<small>2</small>, tức cơ quan cấp trên chỉ có thể phân cấp cho cơ quan cấp dưới thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Quy định này rằng buộc mối quan hệ chính quyền trung ương và địa phương một cách chắn chắn rõ ràng hơn, tạo thuận lợi trong việc phân công chỉ đạo
<i>công việc cũng như xác định trách nhiệm nếu có sai phạm sau này. </i>
<i><b>Thứ hai, hiện nay mối quan hệ này không đơn thuần là việc cấp trên chỉ </b></i>
đạo, giao nhiệm vụ và cấp dưới phải thực hiện một cách y hệt (mối quan hệ mệnh lệnh – phục tùng).<small>3</small>
Với vai trị lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát với chính quyền địa phương nhưng chính quyền trung ương vẫn tạo “hành lang” cho chính quyền địa phương được hoạt động độc lập nhất định trong việc tổ chức và quản lý nền hành chính địa phương<small>4</small>. “Độc lập” ở đây, khơng phải việc chính quyền địa phương tổ chức hoạt động tách biệt, riêng rẽ với chính quyền trung ương. Mà chính quyền địa phương có thể có quan điểm độc lập trong giải quyết các vấn đề tại địa phương (bởi đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc, làm việc với dân, đáp ứng những nhu cầu của dân), thể hiện ý kiến, đánh giá của chính quyền địa phương đối với những chỉ đạo, chính sách cịn chưa phù hợp của chính quyền trung ương. Về nguyên tắc, chính quyền trung ương phải nắm bắt được các vấn đề mang tính chất chiến lược, quan trọng để chỉ đạo giải quyết đối với mỗi địa phương. Xét theo bản chất thì mối quan hệ này trở nên hình thức, khiến việc thực hiện của chính
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">quyền địa phương gị bó, thiếu linh hoạt. Thực tế, việc tạo cơ hội cho chính quyền địa phương được phản ánh, tham gia đóng góp với chính quyền trung ương khiến cơng tác hành chính ở mỗi địa phương sẽ mỗi địa phương sẽ được chủ động, sáng tạo trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được trao.
<i><b>Thứ ba, mối quan hệ của chính quyền trung ương và chính quyền địa </b></i>
phương qua cơ chế kiểm tra, giám sát<small>5</small>
. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo và thực thi. Trong quá trình đó, vẫn diễn ra cơng tác kiểm tra, giám sát quyền lực. Theo đó, chính quyền trung ương có thể tiến hành kiểm tra, thanh tra chất lượng, hiệu quả thực hiện cơng việc được giao của chính quyền địa phương thep quy định của pháp luật. và ngược lại, chính quyền địa phương căn cứ theo quy định của pháp luật cũng có những phản biện của mình để bảo vệ lợi ích, xác định rõ trách nhiệm của mình khi cấp trên can thiệp khơng đúng. Cơng tác kiểm tra, giám sát cho thấy mối quan hệ đối trọng qua lại của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Cấp trên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành của cấp dưới trong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ và theo phân cấp hành chính được quy định của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống chính quyền.
<b>2. Mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn </b>
<i><b>2.1. Khái niệm </b></i>
<b>a) Cơ quan có thẩm quyền cung </b>
Cơ quan có thẩm quyền chung là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi ngàng, mọi lĩnh vực của đời sống xã
<small> </small>
<small> Phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam/ PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp. Bao gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan có thẩm quyền chung có một số đặc điểm như sau:
(i) Được thành lập theo Hiến pháp, pháp luật với chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực.
(ii) Thực hiện quyền hành pháp để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ hành chính của con người.
(iii) Làm việc theo cơ chế tập thể
<b>b) Cơ quan chuyên môn </b>
Cơ quan chuyên môn là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp. Cơ quan chuyên môn bao gồm<small>6</small>: Bộ và các cơ quan ngang bộ, các Phịng. Các cơ quan chun mơn có một số đặc điểm sau:
(i) Được thành lập theo Hiến pháp hoặc các văn bản dưới luật với chức năng quản lý hành chính nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực
(ii) Điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền (iii) Lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng
<i><b>2.2. Mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn </b></i>
<i><b>Thứ nhất, mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan </b></i>
chun mơn thông qua cơ chế phân cấp, uỷ quyền. Điều 9 Luật Tổ chức chính
<i>quyền địa phương 2015 quy định: “Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được </i>
<i>tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp </i>
<small> </small>
<small> Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/ Nguyễn Huyền Trang, Cổng thông tin Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i>trên”.Theo đó, cơ quan chun mơn thuộc cơ quan hành chính ở địa phương </i>
tỉnh, huyện và tương đương, thực hiện công tác tham mưu giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý ngành và lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương<small>7</small>
. Pháp luật hiện hành cũng khơng có quy định cụ thể nội dung công việc nào, nhiệm vụ, quyền hạn nào có thể được phân cấp, ủy quyền. Khoản 1 Điều 14 chỉ quy định cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền “trong trường hợp cần thiết”, song cũng không quy định rõ trường hợp cần thiết là những trường hợp nào. Như vậy, có thể hiểu phạm vi ủy quyền có thể bao gồm bất cứ lĩnh vực nào thuộc nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn cấp dưới.
<i><b>Thứ hai, mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan </b></i>
chuyên môn thể hiện thông qua thông qua hoạt động<small>8</small>: (1) Cơ quan có thẩm quyền chung chỉ đạo, đề ra chính sách, kế hoạch về những vấn đề chung liên quan đến tổ chức và quản lý hành chính nhà nước; (2) Cơ quan chuyên môn sẽ hỗ trợ tham mưu, đưa ra những góp ý, đề xuất giải quyết cụ thể liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình. Hai hoạt dộng này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên hệ thống vận hành được chun mơn hố của các cơ quan hành chính nhà nước. Khi đó, hoạt động quản lý hành chính chung của các cơ quan có thẩm quyền chung chỉ có thể đạt hiệu quả khi cơ quan chuyên môn được xây dựng, kiện toàn đáp ứng được những yêu cầu, địi hỏi trong cơng tác hỗ trợ, tham vấn chun mơn cho cơ quan có thẩm quyền chung.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>II. THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 </b>
<b>1. Vận dụng mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn vào thực tiễn phòng chống dịch bệnh Covid – 19. </b>
<b>Thứ nhất, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. </b>
Trước những hậu quả nặng nề của dịch Covid-19, các đối tượng yếu thế, những người lao động trong xã hội chịu nhất tổn thất nặng nề. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết sửa đổi, mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19 cho người lao động tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do đại dịch COVID-19<small>9</small>
. Vậy cơ chế nào để những đối tượng trên có thể nhận tiền trợ cấp từ Chính phủ? Khi đó, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đóng vai trị cực kì lớn. Khi chính quyền địa phương là cơ quan tiếp xúc người dân gần nhất nên những chính sách của Chính phủ sẽ không thể nào thực hiện được nếu khơng có sự hỗ trợ, triển khai từ UBND các cấp. Theo đó, người lao động sẽ tiến hành làm hồ sơ nhận hỗ trợ theo quy định và gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
<small> </small>
<small> Chính phủ mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của COVID-19/ Trang thông tin về dịch bệnh viêm đường hồ hấp Covid-19, Bộ Y tế </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">sơ, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Như vậy, chính quyền địa phương chính là cơ quan trung gian để khiến các chính sách của cơ quan trung ương được thi hành trên thực tế và ngược lại cũng là cơ quan để nhân dân được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, Chính phủ đã có những chỉ đạo với tỉnh Bắc Giang về công tác tổ chức hưỡng dẫn, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho người dân trong việc lưu thông, tiêu thụ nông sản. Chính phủ làm việc với chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang trong xây dựng kế hoạch thu mua, tiêu thụ vải thiều, triển khai các hoạt động kết nối mở rộng thịt rường, tạo điều kiện để xe chở nông sản của tỉnh được lưu thông vào các tỉnh, thành phố khác nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chống dịch. Trước những chỉ đạo đó, chính quyền tỉnh Bắc Giang quyết định thành lập 2 tổ hỗ trợ xuất khẩu vải thiều tại cửa khẩu tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn với nhiệm vụ nắm bắt và xử lý những vấn đề khó khăn nảy sinh trong q trình lưu thơng, xuất khẩu vải qua các cửa khẩu. Như vậy, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã cho thấy tác động kịp
<b>thời trong giải quyết các vấn đề cấp bách tại thời điểm dịch Covid-19. </b>
<i><b>Thứ hai, mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung với có </b></i>
<b>quan chun mơn </b>
Cụ thể, trong thời gian qua, khi nhà nước ta đẩy mạnh việc phịng chống Covid-19 bằng cơng tác tiếp cận đa dạng các nguồn vaccine. Chính phủ đã đưa ra chỉ đạo yêu cầu tiếp cận đa dạng các nguồn vaccine, thúc đẩy hoạt động ngoại giao đàm phán để mua vaccine nhanh nhất và nhiều nhất, đảm bảo nguồn vaccine được công khai, minh bạch, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực,
</div>