Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận: Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.94 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT </b>

🙡🕮🙣

<b>TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MƠN CHÍNH TRỊ HỌC </b>

<b>Đề bài: “ Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản nhất” </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CHƯƠNG 2: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CĂN </b>

2.1. 32.2. 42.3. 62.4. 6

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1

<b>A. </b>

<b>PHẦN</b>

<b> MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Michel Foucault từng nói “ Quyền lực hiện diện khắp nơi khơng phải vì nó bao trùm tất cả mà vì nó đến từ mọi ngóc ngách của đời sống.” Quả đúng như vậy, khi mỗi chúng ta tham gia vào các mối quan hệ trong một xã hội thì đều có sự xuất hiện của quyền lực. Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, kể từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau, cùng với nó là sự xuất hiện của chính trị và thực thi quyền lực chính trị ln là vấn đề trọng tâm của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, lực lượng xã hội. Đối với chính trị thì cụm từ quyền lực nhà nước đã khơng có gì là xa lạ. Và đặc biệt là trong xã hội hiện nay thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền đang được đẩy mạnh thực hiện, việc lạm dụng quyền hạn đang diễn ra khá phổ biến. Chính vì thế, chúng ta cần hiểu rõ, hiểu đúng hơn về quyền lực của nhà nước để tránh những hậu quả xấu xảy

<b>ra. Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản” làm đề tài tiểu luận cuối kì với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về quyền </b>

lực nhà nước.

<b>2. Mục tiêu và nhiệm vụ </b>

Về mục tiêu nghiên cứu: đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quyền lực nhà nước để thấy được những đặc điểm của một quyền lực chính trị căn bản. Qua đó rút ra

<b>được những biện pháp hồn thiện hơn về quyền lực nhà nước </b>

Về nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích một số vấn đề cơ bản về quyền lực nhà nước, hoạt động của quyền lực nhà nước và phương hướng thực hiện tốt quyền lực nhà nước.

<b>3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật

<b>lịch sử, phép biện chứng duy vật . Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp, so sánh, phương pháp logic lịch sử ... để tiến hành nghiên cứu. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>hạnh của người khác, là cái mà nhờ đó buộc người khác phải phục tùng. </b>

Về quyền lực chính trị nó cũng là một loại quyền lực nhưng là quyền quyết định, định đoạt những công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chính đảng hay tập đồn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt, điều hành bộ máy nhà nước, cai quản một xã hội.

Quyền lực chính trị có những đặc điểm cơ bản như quyền lực chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp, tồn tại trong mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, là sức mạnh trấn áp bằng bạo lực và được thể hiện thành hệ thống chính trị của xã hội. Khơng chỉ vậy, quyền lực chính trị ln hướng tới quyền lực nhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ.

<b>1.2 Khái quát chung về Quyền lực nhà nước </b>

Nhà nước là một tổ chức pháp lý của một cộng đồng dân cư trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, ngoài trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhà nước cịn có trách nhiệm quản lý dân cư, bảo vệ cơng dân của mình, đồng thời phải thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Muốn vậy, nhà nước phải có quyền lực và quyền lực ấy phải được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

Về quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước được áp đặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng

<small>1 Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, H.2003, tr.638. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3

mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội. Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu còn phụ thuộc vào sức mạnh vũ trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội.

<b>CHƯƠNG 2: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CĂN BẢN NHẤT </b>

<b>2.1. Quyền lực nhà nước mang bản chất giai cấp </b>

Bất cứ quyền lực nhà nước nào cũng là công cụ thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, khơng có quyền lực nhà nước nào là của tất cả mọi người, tầng lớp trong xã hội. Quyền lực nhà nước luôn thuộc về giai cấp thống trị và xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền lợi của giai cấp tầng lớp thống trị trong xã hội. Nhà nước là một tổ chức trực

<b>tiếp mang quyền lực nhà nước. Trong các nhà nước quân chủ chuyên chế thì quyền lực </b>

nhà nước nằm trong tay Hồng đế, người được coi là thay trời, thay chúa vì nhân dân. Ở Việt Nam, kể từ khi nhà nước được thành lập, nhà nước luôn thể hiện bản chất giai cấp vì nhân dân lao động của mình. Quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì dân được quy định rất rõ trong các bản hiến pháp và điều đó ln được quy định ngay từ những trang đầu tiên trong mỗi bản hiến pháp. Chính vì thế, ta thấy được tầm quan trọng của giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Tại Hiến pháp 2013 quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”<small>2</small>. Ta có thể thấy rằng tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân Việt Nam. Quyền lực nhà nước không thuộc về một đẳng cấp, một tổ chức hay một nhóm người mà quyền lực nằm hoàn toàn trong tay nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân có quyền tự do thể hiện ý chí của mình và thơng qua các đại biểu của mình biến ý chí đó thành ý chí Nhà nước, thành quy phạm pháp luật buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện. “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

<small>2Quốc hội, 2013, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trước nhân dân”<small>3</small>. Như vậy, nhân dân đã trao quyền lực của mình khơng chỉ cho Quốc hội mà cịn cho cả hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước. Quốc hội chính là hình ảnh của khối đại đồn kết tồn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.

<b>2.2. Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng hệ thống bộ máy nhà nước </b>

Quyền lực Nhà nước được thể hiện bằng hệ thống bộ máy nhà nước đó là cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện, lực lượng Nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phải phục tùng ý chí của giai cấp, tầng lớp thống trị; thực hiện các chức năng xã hội khác. Là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, tạo nên sự thay đổi của quyền lực nhà nước sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản tính chất của quyền lực chính trị, phương thức cầm quyền và chế độ chính trị.

Trong hiện pháp 2013 cũng đã đề cập đến vấn đề quyền lực nhà nước gồm ba yếu tố đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất thực hiện quyền hành pháp và toà án nhân dân tối cao thực hiện quyền tư pháp.

Thứ nhất về quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và Luật. Theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, quyền lập pháp đó là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Việc Quốc hội có quyền làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp cho phép quy định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy

<small>3 Quốc hội, 2013, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

5

định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Không chỉ vậy việc làm luật và sửa đổi luật giúp điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt động của Nhà nước. Khơng một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn đều phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.

Thứ hai về quyền hành pháp, đây là quyền thi hành pháp luật. Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ- cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tuy quyền hành pháp có tính độc lập tương đối trong các nhánh quyền lực nhà nước, nhưng với bản chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội thì vẫn phải chịu sự kiểm sốt, giám sát, điều đó xuất phát từ tính chất trực tiếp đại diện cao nhất cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Ngồi ra quyền hành pháp của chính phủ còn thực hiện việc thi hành pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Chính phủ có trách nhiệm đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn và đảm bảo pháp luật được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm minh. Cơ quan hành pháp cịn được xác định là cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lí, điều hành,…

Thứ ba, quyền tư pháp là việc giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt từ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng, nhằm khơi phục, duy trì trật tự pháp luật, khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

góp phần bảo đảm pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm minh. Ở Việt Nam thì hệ thống tư pháp gồm Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân các cấp.

<b>2.3. Quyền lực nhà nước có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước </b>

Các cơ quan nhà nước xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

.

Mặc dù quyền lực nhà nước có sự phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng ba quyền này không hề tách biệt nhau, mà cả ba quyền này phối hợp chặt chẽ với nhau, hoạt động một cách nhịp nhàng để đảm bảo nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao cho mỗi quyền. Mục đích của việc phân chia quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là để chia rẽ quyền lực nhà nước. Việc phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để nhà nước hoạt động một cách có hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tịa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giữa các cơ quan nhà nước còn nhiều chồng chéo và chưa đảm bảo được hiệu quả trong việc thống nhất phân công và phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta

.

<b>2.4. Nhà nước là công cụ thực hiện Quyền lực chính trị </b>

Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ công cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Điều đó giúp cho Nhà nước có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là một tổ chức công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

7

trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mơ tồn xã hội. Nhà nước quản lý tồn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và có những phương diện và cơng cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định. Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trị của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mơ đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.

Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia; là tổ chức duy nhất được coi là chủ thể của cơng pháp quốc tế. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trị nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.

<b>C. KẾT LUẬN </b>

Ta có thể thấy một trong những đặc điểm của quyền lực chính trị là luôn hướng tới quyền lực nhà nước và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị, mọi quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng khơng phải mọi quyền chính trị đều là quyền lực nhà nước. Suy cho cùng thì quyền lực chính trị vẫn mang nghĩa rộng hơn quyền lực nhà nước và do vậy quyền lực nhà nước là một quyền lực chính trị căn bản. Điều đó thể hiện ở chỗ Quyền lực bao giờ cũng mang bản chất giai cấp, quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không chỉ có vậy quyền lực nhà nước cịn có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và nhà nước chính là cơng cụ thực hiện quyền lực chính trị.

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, chúng ta cần hiểu rõ hơn về quyền lực nhà nước, có tinh thần trách nhiệm hơn trong việc phát huy quyền làm chủ của bản thân trong việc xây dựng đất nước. Để thực hiện đúng chủ trương của Đảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

về việc tổ chức bộ máy nhà nước, phát huy được hết những giá trị tích cực, tiến bộ mà nguyên tắc tổ chức này mang lại để hướng tới mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh thì mỗi cơ quan nhà nước cần phải thực hiện nguyên tắc này một cách nghiêm túc hơn nữa. Xã hội càng phát triển, con người càng nghĩ đến lợi ích cá nhân dẫn đến việc tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn để mang đến lợi ích cho bản thân. Chính vì thế, việc kiểm sốt quyền lực nhà nước là điều cần thiết để tránh những hiện tượng xấu đó xảy ra. Cuối cùng người viết cũng mong rằng phần nghiên cứu trên đây của mình cũng sẽ góp một phần nhỏ vào mục đích đó.

<b>Tài liệu tham khảo </b>

1. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, 2010, Giáo trình Chính trị học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Quốc hội, 2013, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp.

3. Bài giảng PGS.TS Đỗ Đức Minh

4. Alvin Toffler, 2002, Thăng trầm quyền lực, Nxb Thanh niên

5. TS Nguyễn Minh Đoan, 2013, Cần hiểu đúng về bản chất của quyền lực nhà nước, Tạp chí ban tuyên giáo Trung ương.

6. Nguyễn Minh Đoan, 2009, Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

</div>

×