Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 27 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢTHAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HN&GĐ</b>
Ngày: 16/04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 01 Lớp: Thảo luận N05.TL1 Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: 47 Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt: 10
+ Vắng mặt: 0 Có lý do:………..…. Khơng có lý do:…..……….. Loại bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật hôn nhân và gia đình
<i>Nội dung: Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật –</i>
<i>Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế.</i>
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm
<b>4</b> 471702 Nguyễn Thị Lâm Oanh A
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hơn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 ngày 06/1/2016
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>MỤC LỤC</b>
<b>MỞ ĐẦU... 1</b>
<b>NỘI DUNG... 1</b>
<b>I. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAUNHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT...1</b>
<b>1.1. Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng khôngđăng ký kết hôn...1</b>
<b>1.2. Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật...2</b>
<b>1.3. Các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng với nhau trái phápluật...2</b>
<i>1.3.1. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả haibên dưới tuổi luật định...2</i>
<i>1.3.2. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả haibên đang có vợ, có chồng...4</i>
<i>1.3.3. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng thuộc Điểm d Khoản 2Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014...4</i>
<b>1.4. Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống với nhau như</b>
<b>2.1. Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà một bênhoặc cả hai bên dưới tuổi luật định...9</b>
<b>2.2. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả haibên đang có vợ, có chồng...10</b>
<b>2.3. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng thuộc Điểm d Khoản 2Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014...10</b>
<b>III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU</b>
<b>NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT...12</b>
<b>3.1. Yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội phát triển...12</b>
<b>3.2. Yếu tố phong tục tập quán...13</b>
<b>IV. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚINHAU NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT...15</b>
<b>4.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật...15</b>
<b>4.2. Các giải pháp khác...17</b>
<b>KẾT LUẬN...19</b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...20</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>MỞ ĐẦU</b>
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến quan hệ hơn nhân, gia đình, trong đó có việc chung sống giữa hai bên. Chung sống như vợ chồng trái pháp luật vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội. Do đó, nghiên cứu về chung sống như vợ chồng trái pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay là vô cùng cần thiết. Không chỉ nhằm dự liệu thêm các trường hợp phát sinh, mà quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa cách giải quyết và hạn chế các trường hợp vi phạm đó. Có như vậy ý nghĩa của chế định này mới được phát huy, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, đảm bảo trật tự an toàn xã
<i>hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm 01 đã lựa chọn đề tài: “Các trường hợpnam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật – Thực trạng, nguyênnhân và giải pháp hạn chế” nhằm làm rõ các vấn đề liên quan.</i>
<b>NỘI DUNG</b>
<b>I. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚINHAU NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT </b>
<b>1.1. Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng khôngđăng ký kết hôn</b>
Theo Khoản 7 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, chung sống như vợ chồng cần thỏa mãn điều kiện: có sự kiện “tổ chức cuộc sống chung” và họ “coi nhau là vợ chồng. Trong đó “tổ chức cuộc sống chung” là việc nam, nữ thường xuyên ở với nhau dưới một mái nhà, họ sinh hoạt ăn chung, ngủ chung, có hoạt động thỏa mãn nhu cầu sinh lý, cùng nhau đi làm, tạo lập, đóng góp tài sản với nhau, họ có thể có con chung, được họ hàng hai bên, hàng xóm, láng giềng cơng nhận như vợ, chồng mà khơng dựa vào việc họ có đăng ký kết hơn hay khơng. Việc họ “coi nhau như vợ chồng” có thể hiểu là họ cơng nhận, tơn trọng, chăm sóc
1
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">nhau như vợ chồng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng nhằm mục đích tạo nên một mái ấm gia đình.
Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội nhưng khơng tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo ngun tắc, việc kết hơn chỉ có giá trị pháp lý khi hai bên nam nữ tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hơn.
Dựa trên tinh thần đó, khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ
<i>chồng mà không đăng ký kết hơn có thể được hiểu như sau: “Nam nữ chungsống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là việc hai bên nam vànữ tự thỏa thuận sống chung với nhau, coi nhau như là vợ chồng mà khôngđăng ký kết hôn”.</i>
<b>1.2. Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật</b>
Luật hiện hành chỉ đưa khái niệm về chung sống như vợ chồng mà không đưa ra khái niệm hoặc các trường hợp cụ thể về chung sống như vợ chồng trái
<i>pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu: “Chung sống như vợ chồng vi phạm các điềukiện kết hôn theo quy định Điều 8 và Điểm c, d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐnăm 2014 (gọi chung là chung sống như vợ chồng trái pháp luật) là việc nam,nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn;đồng thời, việc chung sống này vi phạm các quy định cấm của pháp luậtHN&GĐ”. </i>
<b>1.3. Các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng với nhau trái phápluật</b>
<i><b>1.3.1. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả haibên dưới tuổi luật định </b></i>
Độ tuổi là một trong những điều kiện đầu tiên được Luật HN&GĐ đề cập tới khi đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>HN&GĐ năm 2014 “…a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”</i>
mới được quyền đăng ký kết hôn. Điều này được các nhà lập pháp nghiên cứu trên cơ sở khoa học về tâm, sinh lý con người Việt Nam. Về thể chất, con người đạt đến độ tuổi này mới phát triển toàn diện, đầy đủ sức khỏe để có thể đảm nhiệm vai trị làm cha mẹ, vợ chồng, bên cạnh đó cịn đảm bảo việc sinh con khỏe mạnh để duy trì nịi giống. Về trí tuệ, ở độ tuổi này con người mới có sự phát triển đầy đủ về nhận thức để có thể bày tỏ được ý chí, tình cảm của mình về các vấn đề trong cuộc sống, trong các giao dịch dân sự và có kinh nghiệm sống, kiến thức nuôi dạy con cái cũng như khả năng gánh chịu trách nhiệm.
Về cách tính tuổi kết hơn, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 2 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: nam từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì thực hiện như sau:
<i>“a. Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thìtháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b. Nếu xác định được nămsinh, tháng sinh nhưng khơng xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xácđịnh là ngày mùng một của tháng sinh”.</i>
Bên cạnh đó, dựa trên những quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chúng ta có thể thấy rằng tuổi tối thiểu để thực hiện quan hệ tình dục hợp pháp được xác định là 16 tuổi nếu có sự đồng thuận của đơi bên. Ví dụ: trường hợp nam (22 tuổi) và nữ (15 tuổi), chung sống với nhau như vợ chồng, có quan hệ tình dục với nhau mặc dù dựa trên sự tự nguyện nhưng vẫn bị xem là vi phạm pháp luật (Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi<small>1</small>). Vậy nên, khi nói việc sống chung như vợ chồng khi mà một bên hoặc cả hai bên nam nữ dưới tuổi luật định không chỉ là vấn đề về việc sống chung và coi nhau như vợ chồng, mà cịn có thể phát sinh mối quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Hình sự năm 2015, gắn liền với đó là các hậu quả pháp lý mà
<small>1 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015</small>
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">cá nhân hoặc các bên trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau trái pháp luật phải gánh chịu.
<i><b>1.3.2. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả haibên đang có vợ, có chồng </b></i>
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cấm hành
<i>vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống nhưvợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Vậy hiểu thế nào là một người rơi</i>
vào tình trạng đang có vợ, có chồng? Hướng dẫn điều này, Khoản 4 Điều 2
<i>TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: “Người đang cóvợ hoặc có chồng” là người thuộc một trong các trường hợp sau: </i>
<i>“a. Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật vềhôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hơn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) củahọ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;</i>
<i>b. Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) củahọ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;</i>
<i>c. Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quyđịnh của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tịa án cơng nhận quan hệhơn nhân bằng bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và chưaly hơn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họkhông bị tuyên bố là đã chết”. </i>
Theo đó, có thể hiểu người đang có vợ hoặc có chồng là những người đang có quan hệ hơn nhân hợp pháp được pháp luật hiện hành thừa nhận tức là nam, nữ kết hôn đúng quy định của luật HN&GĐ hiện hành, nam, nữ đủ tuổi đủ năng lực, đủ điều kiện theo luật định và được UBND cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>1.3.3. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng thuộc Điểm d Khoản 2Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014</b></i>
<b>Trường hợp chung sống với nhau giữa những người cùng dòng máu vềtrực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.</b>
Để đảm bảo cho giống nòi, sức khỏe của thế hệ tiếp nối, xuất phát từ những nghiên cứu của khoa học, nhà làm luật đã quy định cấm chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dịng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Những người có cùng dịng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau . Như vậy,<small>2</small>
những người có cùng dịng máu trực hệ có thể là giữa cha, mẹ với con; giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì là đời thứ ba .<small>3</small>
Việc pháp luật quy định cấm chung sống như vợ chồng giữa những trường hợp này nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của thế hệ sau, đồng thời đó cũng là sự phù hợp với đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán của người Việt Nam. Về mặt khoa học, theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những đứa trẻ sinh ra từ các cặp cận huyết thống dễ dị dạng hoặc mang các bệnh di truyền, phổ biến như hồng cầu hình liềm, rối loạn chuyển hóa, thiếu enzyme G6PD, tan máu bẩm sinh, mù màu, bạch tạng, biến dạng xương mặt, bụng phình to và có thể dẫn đến tử vong. Khi trưởng thành, những đứa trẻ được sinh ra từ những ơng bố bà mẹ có quan hệ anh em họ cũng dễ có nguy cơ sẩy thai hoặc vô sinh. Như vậy, từ những trường hợp chung sống giữa những người có quan hệ huyết thống gần với nhau đã làm ảnh hưởng tới nòi giống, gây suy giảm chất lượng dân số ở nước ta. Bên cạnh đó pháp luật về HN&GĐ cấm những người có quan hệ huyết thống gần kết hôn, chung sống như vợ chồng với nhau còn nhằm
<small>2 Khoản 17 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. </small>
<small>3 Khoản 18 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.</small>
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, bảo đảm thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam, phù hợp với các quy tắc đạo đức trong xã hội hiện nay.
<b>Trường hợp chung sống như vợ chồng giữa mẹ nuôi với con nuôi; giữangười đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợvới con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. </b>
Theo đó, ta có thể hiểu quy định này cấm chung sống như vợ chồng giữa những người sau:
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; - Giữa những người đã từng là bố chồng với con dâu; - Giữa những người đã từng là mẹ vợ với con rể;
- Giữa những người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ; - Giữa những người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.
Xét về mặt huyết thống, những đối tượng nêu trên gần như khơng có mối liên hệ nào (trừ trường hợp cơ, dì, bác, cậu ruột nhận cháu ruột làm con ni). Tuy nhiên, trong gia đình, họ lại có sự liên kết về tình cảm, về thứ bậc, trật tự trên dưới. Việc chung sống như vợ chồng giữa những người này tuy không ảnh hưởng đến gen di truyền đối với con cái thế hệ sau, nhưng lại làm đảo lộn ngôi, thứ, bậc quan hệ trong gia đình, khơng đảm bảo trật tự trong gia đình, từ đó ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức trong xã hội.
<b>1.4. Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống với nhau nhưvợ chồng trái pháp luật</b>
<i><b>1.4.1. Giải quyết về dân sự</b></i>
Theo Khoản 4 Điều 3 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
<i>quy định như sau: “Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng màkhơng có đăng ký kết hơn (khơng phân biệt có vi phạm điều kiện kết hơn haykhơng) và có u cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hơn thìTịa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật HN&GĐ tuyênbố không cơng nhận quan hệ hơn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợpđồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của LuậtHN&GĐ”. Vậy nên về cơ bản, việc giải quyết về nhân thân, tài sản và con</i>
chung thì trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật sẽ tương tự như trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn không vi phạm pháp luật.
<i>Về quan hệ nhân thân: Tòa án sẽ khơng cơng nhận quan hệ vợ chồng .</i><small>4</small>
Ngồi ra thì đây là hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong thực tế, nên xét thấy khi giải quyết những vụ án như những trường hợp này Toà án sẽ tuyên hai bên nam, nữ buộc phải chấm dứt ngay hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
<i>Về quan hệ tài sản: Giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật HN&GĐ</i>
năm 2014. Dựa trên nguyên tắc tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc về bên đó. Về tài sản chung, các bên vẫn được ưu tiên tự thỏa thuận về việc chia tài sản sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau thì sẽ giải quyết theo pháp luật dân sự. Tuy vậy, đặt vấn đề nếu là chung sống như vợ chồng trái pháp luật khi một bên đang tồn tại một quan hệ hơn nhân hợp pháp thì việc thỏa thuận giữa hai bên liệu có phù hợp nếu tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng hợp pháp? Trong trường hợp này có thể phải yêu cầu người vợ hoặc người chồng hợp pháp vào tham gia tố tụng.
<i>Về quan hệ giữa cha, mẹ và con: Sự kiện không công nhận quan hệ hôn</i>
nhân giữa cha và mẹ nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái về nguyên tắc không thay đổi. Tức là, dù cha mẹ có kết hơn hay khơng kết hơn thì vẫn tồn tại những quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con. Theo đó, tinh thần này đã được cụ
<i>thể hóa ở Điều 15 Luật HN&GĐ năm 2014: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữchung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định củaLuật này và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”. Việc nuôi con sẽ do hai bên</i>
<small>4 Khoản 2 Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2014.</small>
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">cùng thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
<i><b>1.4.2. Giải quyết về hành chính</b></i>
Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, tại Điểm b, c, d Khoản 1; Điểm a, b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 59 quy định xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
<i> “1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau:</i>
<i>b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với ngườikhác;</i>
<i>c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với ngườimà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;</i>
<i>d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha mẹnuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với conriêng của vợ, mẹ kể với con riêng của chồng;</i>
<i>2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau:</i>
<i>a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòngmáu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;</i>
<i>b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;3. Biện pháp khắc phục hậu quả</i>
<i>Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quyđịnh tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.”</i>
<i><b>1.4.3. Giải quyết về hình sự</b></i>
Đã là hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy thuộc mức độ nguy hiểm và hậu quả mà hành vi đó gây ra là nặng hay nhẹ, vậy nên việc chung sống như vợ chồng có thể bị xử lý hình sự. Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài về xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:
</div>