Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.5 KB, 12 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Đại học Quốc gia Hà Nội_Khoa các Khoa học Liên ngành_</b>
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lư Thị Thanh Lê
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lương Thị Phương Thảo - MSV: 23090728 2. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh - MSV: 23090562
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">MỤC LỤC
I. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử...3
1. Thời khơng văn hóa...3
1.1. Thời gian xuất hiện...3
1.2. Khơng gian...3
2. Thời kỳ đồ đá...3
2.1. Văn hóa Núi Đọ...3
2.2 Văn hóa Sơn Vi...4
2.3 Văn hóa Hịa Bình...5
3. Thời kỳ kim khí...5
3.1. Văn hóa Đơng Sơn...5
3.2. Văn hóa Đồng Nai...7
3.3. Văn hóa Sa Huỳnh...9
II. Đặc điểm chung và đóng góp vào văn hóa VN...11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...12
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>I. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử</b>
1. Thời khơng văn hóa
<i>1.1. Thời gian xuất hiện </i>
Văn hóa Việt Nam thời tiền sử: Trước khi nền văn minh cổ đại xuất hiện (tức trước khi hình thành nhà nước, quốc gia), trên lãnh thổ Việt Nam đã có q trình phát triển văn hóa lâu dài. Đó chính là văn hóa Việt Nam thời tiền sử. Bắt đầu kể từ khi con người có mặt trên lãnh thổ Việt Nam đến khoảng thế kỉ I trước Công nguyên.
Văn hóa Việt Nam thời sơ sử: Cách đây 4000 năm, cư dân VN từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí.Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã tồn tại 3 trung tâm văn hoá lớn của 3 quốc gia cổ nhất Đông Nam Á.
<i>1.2. Khơng gian </i>
Đơng Nam Á có vị trí địa lý phía Bắc vươn tới bờ nam sơng Dương Tử (vùng Hoa Nam Trung Quốc hiện nay), phía Tây lan rộng tới vùng Đông Bắc Ấn Độ, phía Đơng và Nam bao gồm các đảo, quần đảo trên Ấn Độ dương và Thái Bình dương, được nhận xét là “không một nơi nào trên thế giới mà thiên nhiên lại giàu có và đa dạng đến thế”, “một trong những cái nôi cái lồi người” (Vượng, 1998). Thời tiền sử, với vị trí trung tâm của “một trong những cái nôi đầu tiên có tuổi vào loại xưa nhất trong lịch sử nhân hóa từ vượn người Homo Erectus đến lồi người Homo Sapiens” (Mạnh, 2007) cùng khí hậu mang nặng đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có vị trí thích hợp cho sự sinh sống của loài người và rất thuận lợi cho việc giao lưu trên cả đường bộ lẫn đường biển. Việt Nam ngay từ buổi bình minh của thời tiền sử đã là điểm gặp gỡ của các dân tộc và nền văn hóa khác nhau.
2. Thời kỳ đồ đá
Thời kỳ đồ đá là thời kỳ kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại. Căn cứ vào kỹ thuật làm đồ đá, các nhà khảo cổ học chia ra làm 3 thời kỳ: Đá cũ, đá giữa, đá mới.
<i>2.1. Văn hóa Núi Đọ</i>
Văn hóa Núi Đọ thuộc thời kì đá cũ
Từ cách đây 300.000 năm di tích người vượn đã xuất hiện. Thời kì này, người vượn chủ yếu săn bắt hái lượm trong một vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho việc sinh sống. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, tại Thanh Hóa, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết sinh sống của người vượn. Họ tìm thấy và thu nhặt được hàng vạn những mảnh ghè tước qua bàn tay gia công của người ngun thủy. Ngồi ra người ta cịn tìm
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">thấy 8 chiếc rìu. Thời kì này người vượn đã biết chế tác công cụ lao động đá từ đá cuội và có sự ghè đẽo hết sức thơ sơ. Rìu đá tay cân xứng ở Núi Đọ đã chứng tỏ những người vượn đã có khái niệm về sự cân xứng đồng thời cũng thể hiện sự phát triển qua việc chế tác cơng cụ. Qua đó, chứng minh trí tuệ của họ vào thời điểm đó. Đồng thời tại thời điểm này nguồn thức ăn của họ cũng dựa hoàn tồn vào tự nhiên và chưa có sự giao lưu thức ăn giữa các nhóm với nhau.
<i>2.2 Văn hóa Sơn Vi</i>
Thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người (người hiện đại) đã cư trú trên địa bàn rất rộng, và họ là chủ nhân của văn hóa Sơn Vi. Dấu tích của nền văn hóa này được tìm thấy rộng và khơng đều ở các tỉnh miền núi và Trung du Bắc Bộ. Địa điểm tìm thấy nhiều di chỉ của văn hóa Sơn Vi là tại tỉnh Phú Thọ. Nơi cư trú chính là trên các gị đồi cao ngồi ra cịn ở trên các thềm sơng, hang động, núi đá vôi…
Các bộ lạc chủ yếu dùng đá cuội để chế tác cơng cụ. Tuy cịn nhiều thơ sơ tuy nhiên khi so sánh với thời kì văn hóa trước thì các chế tác đã tinh vi hơn, đã có nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho nền văn minh Sơn Vi là các hòn đá cuội đẽo cạnh. Đa số là công cụ được gọt đẽo 1 mặt, ít tu chỉnh và khơng có kỹ thuật mài. Điều này chứng minh được nhận định của giáo sư Hà Văn Tấn khi ông cho rằng họ đã có tư duy phân loại. Tư duy phân loại ở đây chính là việc phân loại đá. Họ chỉ dùng những hịn đá cứng, có độ dẻo phù hợp còn những loại đá xấu, dễ vỡ thì lại khơng. Tư duy phân loại cịn được thể hiện ở sự đa dạng về công cụ như các công dụng như chặt, nạo, cắt… Điều này chứng minh sự phát triển tư duy bởi trước khi chế tác ra sản phẩm thì họ đã có sự hình dung về hình ảnh cũng như kiểu dáng. Ngồi ra họ cịn biết cách dùng lửa và sử dụng lửa để đánh đuổi thú dữ. Nguồn sống chính của người Sơn Vi là săn bắt động vật và hái lượm thực vật. Thức ăn chủ yếu là những loài thực vật, những động vật vừa và nhỏ. Ngồi ra sự xuất hiện của người Khơn Ngoan Sơn Vi đã đánh dấu bước chuyển biến trong tổ chức thị tộc. Tại thời điểm đó, một số thị tộc gần gũi với nhau hoặc một số có chung nguồn gốc tổ tiên xa xơi đã hợp thành bộ lạc. Họ có quan hệ giúp đỡ, quan hệ hôn nhân giữa các thị tộc trong cùng bộ lạc.
Cách chôn người chết của Người Sơn Vi thể hiện niềm tin của họ về sự tồn tại của một thế giới khác. Họ chôn người chết tại nơi cư trú và chôn những công cụ lao động. Điều này đã chứng tỏ niềm tin của những người nguyên thủy về một thế giới khác sau khi ta chết đi chứ không đơn thuần “chết là hết”. Họ quan niệm người chết khi sang “thế giới bên kia” vẫn sinh hoạt và sinh sống như bình thường, bởi vậy họ chơn cơng cụ cạnh người chết. Điều này chứng tỏ cư dân Sơn Vi đã có tư duy về tín ngưỡng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i>2.3 Văn hóa Hịa Bình</i>
Văn hóa Hịa Bình xuất hiện cách đây khoảng một vạn năm, khi con người bước vào thời đại đá mới.
Theo Hà Văn Thùy (2019), thuật ngữ văn hóa Hịa Bình được xem như một khái niệm để chỉ một nền văn hóa có cùng một kỹ thuật chế tác mà khơng xem như là nguồn gốc, đó là kỹ thuật chế tác đá bằng cách ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội (Thùy, 2019).
Theo quy chuẩn quốc tế, Thời đại đồ đá mới được bắt đầu khoảng 10.200 năm trước. Nhưng tại Việt Nam, văn hóa đá mới Hịa Bình hình thành từ hơn 20.000 năm cách nay. Nếu theo ghi nhận của Hội nghị quốc tế về Hoabinhian năm 1980 thì tuổi chính thức của văn hóa Hịa Bình là 18.000 năm. Những bằng chứng trên chứng tỏ Hịa Bình là trung tâm của một nền văn hóa đá mới sớm nhất của nhân loại. Điều đó có thể là nhờ vào khí hậu và mơi trường sống của Đơng Nam Á thuận lợi hơn so với Phương Tây cổ đại.
Là những cư dân nông nghiệp, cư dân của văn hóa Hịa Bình chủ yếu sống bằng phương pháp săn bắt và hái lượm. Từ một số di chỉ văn hóa, có thể thấy đã có một nền nơng nghiệp sơ khai đã bước đầu hình thành trơng lịng văn hóa Hịa Bình (Vượng, 1998).
3. Thời kỳ kim khí
<i>3.1. Văn hóa Đơng Sơn</i>
<i>3.1.1. Niên đại, nguồn gốc và khơng gian phân bố</i>
Văn hóa Đơng Sơn là nền văn hóa tiền sử phát triển tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ II, thuộc thời đại Đồ sắt ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ từ năm 1945 - 1980, các nghiên cứu khảo cổ học đã xác lập được diện mạo của các văn hố Tiền Đơng Sơn ở các vùng khác nhau. Đó là những bằng chứng đầy thuyết phục về nguồn gốc bản địa của văn hóa Đơng Sơn, chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn được xác định là người Việt Cổ. Nền văn hóa này chủ yếu được hình thành tại chỗ ở lưu vực ba con sông lớn trong khu vực trung du và đồng bằng trong phạm vi lưu vực của các con sông lớn ở Bắc Bộ: sơng Hồng, sơng Mã, sơng Cả. Trong q trình phát triển của mình, văn hóa Đơng Sơn có sự chọn lọc và tiếp thu từ những nền văn hóa lân cận đặc biệt là văn hóa Điền và văn hóa Hán (Chung, 2014). Từ góc độ địa bàn cư trú nếu có thể nói văn hóa Đơng Sơn là “văn hóa đồng bằng”, “văn hóa tiền lục địa”. (Sáu, 2014).
<i>3.1.2. Văn hóa vật chất</i>
Kỹ thuật đúc đồng thau đạt đến đỉnh cao với trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc, tạo ra những hiện vật bằng đồng với kích thước lớn, trang trí hoa văn
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">phong phú như trống đồng, thạp đồng, thố đồng…Kỹ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển ở giai đoạn cuối của văn hoá Đơng Sơn. Ngồi ra, người Đơng Sơn cịn biết chế tạo thủy tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, làm gốm, chế tác đá…Một số những hiện vật của văn hóa Đơng Sơn được phát hiện ngẫu nhiên có thể kể đến như trống đồng Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, trống Cổ Loa I hay thạp đồng Đào Thịnh, kho mũi tên đồng Cổ Loa,… Trong những hiện vật được phát hiện trống Đông Sơn được xem là di vật tiêu biểu cho văn minh của người Việt cổ thời dựng nước. Đến nay, người ta đã tìm thấy hơn 500 trống Đơng Sơn, điển hình là trống Ngọc Lũ, Hồng Hạ, Cổ Loa v.v... (Chung, 2014).
<i>3.1.3. Phương thức sản xuất</i>
Cư trú ở vùng đồng bằng, gần các lưu vực sông lớn, những vùng có điều kiện rất thuận lợi cho nơng nghiệp lúa nước, những người dân vùng Đông Sơn là những người làm nơng thành thạo. Văn hóa Đơng Sơn là một nền văn hóa điển hình của một nền nông nghiệp lúa nước. Họ canh tác trên nhiều loại đất khác nhau với hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa, những kĩ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt cũng được ứng dụng trong q trình canh tác. Ngồi ra, truyền thuyết “Bánh chưng bánh dày” đã phản ánh phần nào sự tồn tại của gạo nếp và cách chế biến một số sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh trồng trọt, cư dân Đơng Sơn cịn biết chăn ni. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, cư dân Đông Sơn đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò trong nông nghiệp và thuần dưỡng voi để tận dụng vào việc chuyên chở. Người dân Đông Sơn cịn ni một lồi động vật quen thuộc từ bao đời nay là chó. Người ta tìm thấy hình ảnh con chó được khắc hoạ trên rìu đồng gót vng ở Gị De, Làng Cả trong cảnh đang đón đầu hươu trong một cảnh đi săn (Chung, 2014).
<i>3.1.4. Văn hóa tinh thần</i>
Trái với tưởng tượng thơng thường, người Đơng Sơn có y phục khá phong phú, khơng chỉ ở trần mặc vỏ cây. Nữ giới phổ biến mặc váy thay khố, ngồi ra cịn một số trang phục đặc biệt khác như áo dài đến cánh tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm. Họ cũng ưa thích những loại trang sức, phụ kiện được làm từ đồng hay thủy tinh.
Nghệ thuật âm nhạc của cư dân Đông Sơn khá phát triển với nhiều loại nhạc cụ đáng chú ý như trống đồng, sênh, phách, khèn… Trong các nhạc cụ, tiêu biểu nhất là trống đồng. Trống đồng được sử dụng phổ biến trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa. Ngồi chức năng nhạc cụ, trống đồng Đơng Sơn được coi như một biểu tượng thể hiện quyền lực của các thủ lĩnh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Về phong tục tín ngưỡng, văn hóa Đơng Sơn là thời kỳ hình thành những huyền thoại, thần thoại (bài mo “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường). Phong tục tập quán của người Đông Sơn khá đa dạng: nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non, tục ma chay, cưới xin,...
Những nghi lễ và tín ngưỡng của vùng Đơng Sơn gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước như tục thờ mặt trời, mưa dông, các nghi lễ phồn thực. Bên cạnh đó là những nghi lễ nơng nghiệp như hát đối đáp gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều, lễ hội hiến sinh trâu bò, lễ hội cầu nước,…
<i>3.1.5. Giao lưu văn hóa</i>
Quan hệ với văn hóa Sa Huỳnh: Do vị trí địa lý và niên đại tồn tại, văn hóa Đơng Sơn và văn hóa Sa Huỳnh có ảnh hưởng lớn đến nhau (niên đại của văn hoá Sa Huỳnh được coi là trùng với niên đại của văn hố Đơng Sơn khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN và kéo dài tới thế kỷ 1-2 sau công nguyên). Tuy nhiên theo các di chỉ khảo cổ, có thể kết luận sự giao lưu văn hố Đơng Sơn vào địa bàn văn hoá Sa Huỳnh là đậm nét hơn so với chiều ngược lại. Tại Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ học đã thấy sự xuất hiện của loại hình mộ đất trên trung tâm văn hóa Sa Huỳnh, loại hình này vốn là một trong những hình thức mai táng đặc trưng của văn hóa Đơng Sơn. Người ta cũng thu thập được nhiều những hiện vật bằng đồng có yếu tố đặc trưng Đơng Sơn trên địa bàn văn hóa Sa Huỳnh (Tiến, 2011), tiêu biểu có thể kể đến trống đồng được phát hiện ở khu vực các tỉnh miền Trung Chung, 2014)…
Quan hệ với khu vực Nam Trung Quốc: Văn hố đồ đồng Vân Nam có mối liên hệ rõ nét với văn hoá đồ đồng Bắc Việt Nam từ rất sớm. Ngồi ra văn hóa Đơng Sơn cũng tác động đến văn hóa vùng Lưỡng Quảng, đây là mối liên hệ đa chiều, có sự tác động qua lại lẫn nhau (Chung, 2014).
Quan hệ với khu vực Đơng Nam Á: Văn hóa Đơng Sơn có ảnh hưởng đến cả Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa thông qua đường bộ và đường biển.
Sự giao lưu văn hoá đã giúp văn hố Đơng Sơn hình thành bản lĩnh mang tính cách Việt trong lịch sử hình thành và phát triển của chính mình: năng động, rộng mở, nhưng khơng mất đi bản sắc riêng, hịa nhập nhưng khơng hịa tan.
<i>3.2. Văn hóa Đồng Nai</i>
<i>3.2.1. Niên đại, các giai đoạn phát triển và không gian phân bố</i>
Khoảng 2.500 năm cách ngày nay (khoảng thế kỷ V trước Công nguyên), cư dân cổ Đồng Nai bước vào một truyền thống văn hố kim khí phát triển. Văn hóa Đồng Nai được chia làm 3 giai đoạn:
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Giai đoạn Sơ kỳ đồ đồng (thế kỷ 5 TCN - thế kỷ 2 TCN): Giai đoạn phát triển ban đầu, cư dân biết chế tác cơng cụ bằng đồng: rìu, lưỡi cày,... Giai đoạn Đồng - Sắt(thế kỉ thứ 2 TCN - thế kỷ thứ 1 CN): Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hóa Đồng Nai. Cư dân đã biết chế tác công cụ lao động bằng đồng và sắt. Họ cũng đã có những bước tiến trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, như làm gốm, đồ trang sức,...
Giai đoạn sơ kỳ thời đại Sắt (thế kỷ thứ 1 CN - thế kỉ thứ 2 CN): Đây là giai đoạn suy tàn của văn hóa Đồng Nai. Cư dân đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.
Văn hóa Đồng Nai phân bố chủ yếu ở phạm vi lưu vực sông Đồng Nai, sông Bé, sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ Tây- Đơng.
<i>3.2.2. Văn hóa vật chất</i>
Do sự khan hiếm của kim loại, đồ đá là di vật được giới khảo cổ tìm thấy nhiều nhất và cũng loại công cụ - vũ khí phổ biến nhất trong những giai đoạn phát triển về sau của văn hóa Đồng Nai.
Nghề đúc đồng và luyện kim đồng thau phổ biến trong văn hóa Đồng Nai khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đồ đồng ở đây được chế tạo bằng phương pháp đúc trong khn hai mang “liên hồn” nhiều vật đúc: Rìu, giáo, lao, mũi tên, lục lạc, lưỡi câu, lao có ngạnh, …
Đồ gốm và nghề làm gốm rất phát triển, các loại đồ dùng trong sinh hoạt như nồi, bát đĩa chân cao, bình, bếp lị… có mặt trong tất cả các di tích khảo cổ. Ngồi ra cịn có nhiều dụng cụ bằng gốm như bàn xoa, dọi se sợi, chì lưới… Ngồi các chất liệu chủ yếu trên trong văn hóa Đồng Nai cịn tìm thấy những di vật bằng gỗ, xương, sừng hay mai rùa… làm công cụ và đồ trang sức. Đồ trang sức chủ yếu là các loại vịng tay, khun tai. (Hậu, 2017)
<i>3.2.3. Văn hóa tinh thần</i>
Văn hóa tinh thần của nền văn hóa Đồng Nai thể hiện qua các tập tục, tín ngưỡng của cư dân văn hóa này. Một số tập tục, tín ngưỡng tiêu biểu của nền văn hóa Đồng Nai có thể kể đến như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tín <small>, </small> ngưỡng thờ thần linh tín ngưỡng phồn thực ập tục tang ma, …<small>, , t</small>
Tập tục tang ma là một tập tục độc đáo của cư dân Đồng Nai được thể hiện qua một số vật dụng, nghi thức, nghi lễ đặc biệt sau đây:
Mộ chum: Mộ chum là loại hình mộ phổ biến nhất của nền văn hóa Đồng Nai. Người chết sẽ được đặt trong một chiếc chum lớn, sau đó chum được
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">chôn xuống đất. Đây là một hình thức mai táng khá đặc biệt, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với người đã khuất.
Chôn theo nhiều vật dụng: Trong mộ của người chết thường được chôn theo nhiều vật dụng, đồ trang sức,... để người chết dùng ở thế giới bên kia. Đây là một minh chứng cho niềm tin của cư dân văn hóa Đồng Nai về sự tồn tại của thế giới bên kia.
Đốt lửa tiễn đưa: Sau khi chôn cất người chết, người thân sẽ đốt lửa tiễn đưa người chết về thế giới bên kia. Đây là một nghi thức thể hiện sự mong muốn của người thân để người chết được yên nghỉ ở thế giới bên kia.
<i>3.3. Văn hóa Sa Huỳnh</i>
<i>3.3.1. Niên đại, nguồn gốc và không gian phân bố</i>
Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ thời đại Đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới Sơ kỳ thời đại Sắt sớm (những thế kỷ 7-6 TCN cho tới thế kỷ 1-2 trước và sau cơng ngun). Mặc dù có nhiều ý kiến về giai đoạn sớm muộn của nền văn hóa này, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng Sa Huỳnh cổ xưa là bắt nguồn từ những di tích của thời đại đồng thau. Văn hóa Sa Huỳnh được xem là trung tâm hay đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) và được gọi theo tên cánh đồng muối Sa Huỳnh, nằm ở cửa sông Trà Bồng (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) (Tiến, 2011). Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh được tìm kiếm là có mối quan hệ cội nguồn với các văn hoá hậu kỳ đá mới, sơ kỳ Đồng thau ven biển. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, văn hóa Sa Huỳnh cịn có những quan hệ cội nguồn hay giao lưu với những văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau của miền cao nguyên Lâm Đồng mà chủ nhân của nền văn hóa trên được coi là tiền Môn – Khơme hay tiền Nam Á.
Những chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh tựa mình vào dãy Trường Sơn và đương đầu với biển Đơng. Có thể nói rằng văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa của những con người lấn biển: “tựa/dựa núi - men/ven sông - vươn ra biển” (Sáu, 2014).
<i>3.3.2. Văn hóa vật chất</i>
Một trong những nét đặc sắc của cư dân Sa Huỳnh đó là kỹ thuật chế tạo đồ sắt (chủ yếu là phương pháp rèn). Chính vì vậy nên đặt trong tương quan cùng các trung tâm văn hóa khác như Đơng Sơn ở phía Bắc, Đồng Nai ở phía Nam thì đồ sắt của nền văn hóa Sa Huỳnh phổ biến rộng rãi hơn hản với số lượng lên tới hàng trăm cùng với sự đa dạng về chủng loại: gốm rựa, dao quầm, giáo, mai, liềm, thuồng,..
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Đồ đồng và đồ đá so với đồ sắt ít hơn nhiều về số lượng. Đồ đá chủ yếu là công cụ sản xuất và những đồ gia dụng như: rìu, bơn đá tứ giác, bơn đá có vai, cuội có vết sử dụng, bàn mài, chày nghiền... Những di vật này chứng tỏ rằng, trong thời đại đồ sắt các cơng cụ bằng đá vẫn cịn được sử dụng, nhưng khơng có vai trị đáng kể. Tuy vậy trong một vài năm trở lại đây, tại các khu mộ táng văn hoá Sa Huỳnh đã tìm thấy nhiều đồ đồng tuỳ táng gồm cơng cụ, vũ khí, đồ nghi lễ,… (Tiến, 2011)
Ngồi ra thì trong những nghiên cứu cịn phát hiện nền văn hóa Sa Huỳnh cịn có những bước phát triển đầy ấn tượng với các nghề se dệt, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức.
Phong cách sử dụng các loại đồ trang sức của chủ nhân nền văn hóa này cũng đủ để thấy họ là những người có năng khiếu thẩm mỹ rất khéo tay và một mỹ cảm tuyệt vời với nghệ thuật. Họ rất ưa dùng đồ trang sức (vòng, nhẫn, khuyên tai, ...) bằng thủy tinh, mã não, đá, gốm, nephrit. Khuyên tai (hay bùa đeo) hai đầu thú và ba mẫu là một chế phẩm mang tính biểu tượng của Sa Huỳnh. Địa bàn phân bố của khuyên tai ba mấu là hầu khắp các địa điểm thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Nhưng loại hai đầu thú cho tới nay chỉ được phát hiện ở một số vùng. Trong văn hóa Đơng Sơn hay các địa điểm ở Philippines, Thái Lan...cũng đã phát hiện loại khuyên tai hai đầu thú - đây là những bằng chứng về sự lan toả ảnh hưởng của văn hoá Sa Huỳnh sang các văn hóa đồng đại (Dung, 2019).
<i>3.3.3. Phương thức sản xuất</i>
Chưa có nhiều bằng chứng về nghề trồng lúa và trồng trọt nói chung của cư dân Sa Huỳnh. Tuy nhiên có một lượng lớn nơng cụ được tìm thấy cho thấy vai trò nhất định của trồng trọt trong đời sống dân cư Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh phân bố tại miền Trung Việt Nam- nơi có nguồn lợi liên quan đến núi, rừng, sông biển rất phong phú và giàu có. Cư dân Sa Huỳnh đã khai thác một cách hiệu quả những thế mạnh này đặc biệt là nguồn lâm thủy hải sản.
Cùng với sự phát triển của nghề chế tác kim loại, các ngành nghề thủ công cũng rất phát triển, buôn bán trao đổi cả bên trong và bên ngoài đều được đẩy mạnh. Cư dân cổ Sa Huỳnh biết cách khai thác thế mạnh địa hình biển của khu vực miền Trung. Người ta tìm thấy nhiều di vật khảo cổ học liên quan đến sự tiếp xúc giữa miền Trung Việt Nam với thế giới bên ngồi như với Đơng Nam Á, Hải đảo, Trung Hoa, Ấn Độ, Địa Trung Hải trong các di tích Sa Huỳnh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hồ... Điều này có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình diễn trình và tiếp biến văn hóa của nền văn hóa Sa Huỳnh.
</div>