Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 30 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Khoa Kinh tế - Quản lý
Bài tiểu luận mơn:
THÀNH VIÊN NHÓM
MỤC LỤC
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ
QUÝ PHÚ NHUẬN...1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển...1
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh...2
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh chính của PNJ...2
1.2.2. Nguồn nguyên liệu...2
1.2.3. Cơ sở sản xuất...2
1.2.4. Kênh phân phối...2
1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của công ty...3
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN...4
2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2019 và năm 2020...4
2.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ...5
2.1.2. Khoản giảm trừ doanh thu...5
2.1.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ...5
2.1.4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp...5
2.1.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ...6
2.1.6. Doanh thu từ hoạt động tài chính...6
2.1.7. Chi phí tài chính...6
2.1.8. Chi phí bán hàng...6
2.1.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp...6
2.1.10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh...7
2.1.11. (Lỗ)/lợi nhuận khác...7
2.1.12. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế...7
2.1.13. Chi phí thuế TNDN hiện hành...7
2.1.14. Thu nhập thuế TNDN hoãn lại...8
2.1.15. Lợi nhuận sau thuế TNDN...8
2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2019 và năm 2020...9 2.3.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn...19
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán...21
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản...22
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời...23
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- 1988 – 1992: Hình thành và xác định chiến lược phát triển. Ngày
28/04/1988, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời. Năm 1992, PNJ chính thức mang tên Cơng ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận sau hai lần đổi tên. Tại thời điểm này, PNJ còn mở rộng hoạt động bằng việc sáng lập Ngân hàng Đơng Á với tỷ lệ vốn góp 40%.
- 1993 – 2000: Tăng tốc mở rộng mạng lưới và ngành nghề. Năm 1994, PNJ thành lập Chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ thống tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc. Giai đoạn này nữ trang PNJ bắt đầu xuất khẩu.
- 2001 – 2004: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và thực hiện cổ phần hoá. Năm 2001, Nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời. Ngày 2/1/2004: PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế Đảng thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Cũng trong thời gian này, PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất.
- 2005 – 2008: Tái tung thương hiệu và phát triển nhãn hàng cao cấp. Đây là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của PNJ trên mọi mặt. Nhãn hiệu trang sức CAO Fine Jewellery chính thức ra đời. Vào ngày 3/4/2008, PNJ chính thức cơng bố thay đổi logo mới nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển với hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại hơn, xứng tầm cho chặng đường mới. PNJ trở thành một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố của UNDP. - 2009 – 2011: Tiếp tục phát triển. Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức
niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng. Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ thống PNJ. Với 142 cửa hàng, PNJ trở thành cơng ty có hệ thống bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam. Năm 2010, PNJ được Chính phủ cơng nhận là thương hiệu quốc gia. Tháng 3/2011, PNJ khởi cơng xây dựng Xí nghiệp Nữ trang PNJ hiện đại nhất Việt Nam
- 2012 – 2017: Tái cấu trúc để phát triển trường tồn. Năm 2012, PNJ thuê tư vấn nước ngoài để chuẩn hóa hệ thống quản trị theo chuẩn quốc tế. Ngày 18/10/2012, PNJ đã khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ sau thời gian gần 18 tháng thi công, được đánh giá là một trong những xí nghiệp chế tác nữ trang lớn 1
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">nhất khu vực Châu Á. Ngày 12/1/2013, PNJ đã khánh thành Trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ lớn nhất trên toàn hệ thống tại 52A- 52B Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, được xem là một trong những trung tâm trang sức, kim cương lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Ngày 10/09/2013, PNJSilver đã chính thức tái định vị nhãn hàng, ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt Trung Tâm Kim Hoàn ở các tỉnh thành Việt Nam, nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong tồn quốc.
Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, PNJ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện tại, PNJ là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tác và bán lẻ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý. Sản phẩm PNJ ngày càng được các nước tại thị trường Châu Á và Châu Âu ưa chuộng.
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh chính của PNJ
- Sản xuất, kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà lưu niệm.
- Kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng miếng. - Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý. - Cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản. 1.2.2. Nguồn nguyên liệu
Được sản xuất từ các nguyên liệu chính gồm vàng, bạc, kim cương, đá quý, đá bán quý, đá CZ... được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi nhập mua từ hơn 100 nhà cung cấp uy tín trong và ngồi nước như Ý, Nhật, HongKong, Thái Lan... Trong đó, lượng nhập mua bình qn hàng năm đối với vàng mua 4.460 kg vàng nguyên liệu các loại, bạc là 2.000 kg, kim cương là 630.000 viên, đá quý và bán quý là 200.000 viên, đá CZ là 19 triệu viên... nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất và kinh doanh trên thị trường.
1.2.3. Cơ sở sản xuất
Xí nghiệp nữ trang PNJ có quy mơ lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích sử dụng 12.500 m , tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, sở hữu 1.000 thợ kim hoàn lành<small>2</small>
nghề cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo công suất trên 4 triệu sản phẩm/năm.
1.2.4. Kênh phân phối
Với hệ thống kênh phân phối đa dạng, rộng khắp, PNJ ngày càng tiếp cận các đối tượng khách hàng một cách quy mô và chuyên nghiệp hơn, minh chứng cho sự
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">nhanh nhạy trong chiến lược phát triển cũng như xứng đáng đối với vị thế cánh chim đầu đàn trong ngành kim hoàn Việt Nam.
Các kênh phân phối chính:
- Kênh phân phối lẻ: 219 cửa hàng, trong đó 111 cửa hàng tại các TTTM và 108 cửa hàng độc lập.
- Kênh phân phối sỉ: Gần 3.000 khách hàng. - Kênh trực tuyến: Giá trị đạt khoảng 15.2 tỷ đồng. - Kênh xuất khẩu: Tỷ trọng khoảng 1% doanh thu. 1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chuyên kinh doanh mua bán và lẻ nữ trang vàng, bạc, kim cương, đá quý, đá bán quý các loại,...
- Xây dựng chiến lược phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, phát triển toàn diện sản xuất, phân phối và bán lẻ.
- Tiếp tục hoạt động mở rộng thương mại sản xuất với đội ngũ thiết kế – sáng tạo mẫu mã riêng biệt.
- Phát triển mạng lưới phân phối, đảm bảo đưa sản phẩm dến tay người tiêu dùng.
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN VÀNG BẠC ĐÁ Q PHÚ NHUẬN
2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2019 và năm 2020 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">2.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu của PNJ đến từ hoạt động bán vàng, bạc, và đồ trang sức; bán phụ kiện và cung cấp các dịch vụ khách hàng. Doanh thu bán vàng, bạc và đồ trang sức là doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu và tỷ trọng này cũng đang có xu hướng tăng lên trong năm 2020. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 18.249 tỷ đồng, tăng hơn 3.151 tỷ đồng, tương đương với tăng 20,87% so với năm 2019. Doanh thu của PNJ tăng do sức mua của thị trường đã hồi phục tốt trong quý cuối của năm 2020 khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt bên cạnh việc thay đổi cách tiếp cận khách hàng. PNJ đã tập trung vào phân khúc khách hàng khác, chủ yếu là nhóm khách hàng trẻ tập trung ở các đơ thị lớn. Đồng thời, bối cảnh thị trường chung đi xuống và nhiều doanh nghiệp trong ngành phải thu hẹp hoạt động, thậm chí dừng kinh doanh, PNJ đã tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thêm thị phần, từ đó có mức doanh thu tăng trưởng kỉ lục.
2.1.2. Khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu của PNJ đều từ hàng bán bị trả lại. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2020 là hơn 163 tỷ đồng, tăng hơn 26 tỷ đồng tương đương với tăng 19,46% so với năm 2019. Năm 2020 là năm mà PNJ tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm mới, điều đó dẫn đến lượng sản phẩm lỗi khơng thể tránh khỏi, điều này làm cho hàng bị trả lại tăng mạnh so với năm 2019.
2.1.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần là kết quả của tổng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần năm 2020 là 18.086 tỷ đồng, tăng hơn 3.124 tỷ đồng tương
đương với tăng 20,89% so với năm 2019. Doanh thu thuần tăng là do tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20,87%. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng 19,46% nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhiều hơn.
2.1.4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
Giá vốn hàng bán năm 2020 là 14.814 tỷ, tăng hơn 3.078 tỷ đồng tương đương với 26,23% so với năm 2019. Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng là do tăng sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giá vàng thế giới tăng đột biến từ những yếu tố như dịch bệnh Covid-19, sự suy yếu của đồng USD, sự căng thẳng giữa các quốc gia, nhu cầu vàng tăng cũng tạo áp lực lớn lên giá vốn hàng bán của PNJ trong dài hạn khi muốn bổ sung hàng tồn kho.
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">2.1.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp là kết quả của doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 3.271 tỷ đồng, tăng hơn 46 tỷ tương đương với 1,43% so với năm 2019. Lợi nhuận gộp tăng do doanh thu thuần tăng 20,89%. Tuy giá vốn hàng bán cũng tăng 26,23% nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhiều hơn nên lợi nhuận gộp vẫn tăng nhẹ.
2.1.6. Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính của PNJ đến từ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, lãi thuần do đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ cuối năm và lãi tiền gửi. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2020 là 2.234 triệu đồng, giảm 2.018 triệu đồng tương đương 47,47% so với năm 2019. Lãi thuần do đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ và lãi tiền gửi của PNJ giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm doanh thu tài chính của PNJ trong năm. Do đó, biến động tỷ giá sẽ vẫn cịn tiếp tục là một ẩn số khó lường làm cho một phần doanh thu của PNJ cũng ảnh hưởng theo.
2.1.7. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của PNJ chủ yếu đến từ chi phí lãi vay. Chi phí tài chính năm 2020 là hơn 136 tỷ, giảm hơn 5 tỷ tương đương giảm 3,77% so với năm 2019. Trong đó, chi phí lãi vay tăng gần 23 tỷ tương đương tăng 20,88% so với năm 2019. Nguyên nhân chính làm chi phí tài chính giảm là do phần dự phòng giảm giá khoản đầu tư và tổn thất đầu tư của PNJ giảm.
2.1.8. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của PNJ bao gồm chi phí nhân viên, chi phí thuê cửa hàng, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí đồ dùng văn phịng, chi phí khấu hao và các chi phí khác. Trong đó, chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí bán hàng, tăng 56 tỷ tương đương 9,77% so với năm 2019. Chi phí bán hàng 2020 là 1.335 tỷ, tăng 104 tỷ tương đương 8,51% so với năm 2019. Nguyên nhân là do tất cả các loại chi phí đều tăng, chỉ có chi phí đồ dùng văn phịng giảm nhưng vì chiếm tỷ trọng nhỏ nên khơng ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí bán hàng. 2.1.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của PNJ bao gồm chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí khấu hao, chi phí đồ dùng văn phịng, thuế, phí và lệ phí và các chi phí khác. Trong đó, chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2020 là hơn 495 tỷ, tăng hơn 87 tỷ tương đương 21,49% so với năm 2019. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do chi phí nhân viên tăng với tỷ trọng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng chi phí quản
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">lý doanh nghiệp. Ngồi ra, các chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí khấu hao, thuế, phí và lệ phí và các chi phí khác đều có xu hướng tăng. Chỉ có chi phí đồ dùng văn phịng giảm nhưng vì chiếm tỷ trọng ít nên khơng có ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.1.10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần năm 2020 của công ty là 1.306 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần trong năm 2019 lại là 1.449 tỷ đồng, giảm hơn 143 tỷ tương đương với giảm 9,87% so với năm 2019. Nguyên nhân lợi nhuận thuần năm 2020 giảm một phần là do doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm đáng kể 47,47% so với năm 2019. Lợi nhuận gộp cũng tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 1,43%. Bên cạnh đó, chi phí tài chính giảm nhẹ 3,77% nhưng khơng đáng kể do mức tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn hơn nhiều cũng làm cho lợi nhuận thuần giảm. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 8,51%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 21,49% so với năm 2019. Điều này cho thấy rằng công ty chưa thực hiện tốt việc quản lý và tiết kiệm chi phí.
2.1.11. (Lỗ)/lợi nhuận khác
(Lỗ)/lợi nhuận khác là kết quả của thu nhập khác trừ chi phí khác. Năm 2020 cơng ty lỗ 3.326 triệu đồng, lợi nhuận khác giảm 3.680 tỷ đồng tương đương 1.040,46% so với năm 2019. Năm 2019, chi phí các hoạt động khác công ty chi ra ngang ngửa với so với thu nhập khác dẫn đến lợi nhuận khác thu lại không cao (khoảng 353 triệu đồng). Năm 2020, chi phí các hoạt động phát sinh khác của cơng ty tăng 124,86%, trong khi đó thu nhập khác chỉ tăng 20,09%. Mức tăng của chi phí khác cao hơn nhiều so với mức tăng của thu nhập khác dẫn đến hiện tượng PNJ lỗ 3.326 triệu đồng trong năm 2020.
2.1.12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là kết quả của lợi nhuận thuần cộng với (Lỗ)/lợi nhuận khác. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 là 1.302 tỷ, giảm hơn 146 tỷ tương đương 10,12% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 9,87% và lợi nhuận khác cũng giảm mạnh 1.040,46%. 2.1.13. Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hiện hành phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Do sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng cịn lợi nhuận giảm do chi phí bỏ ra khá cao vì vậy nên số thuế TNDN của cơng ty có xu hướng giảm. Thuế TNDN mà công ty phải nộp trong năm 2020 là khá cao (hơn 272 tỷ) nhưng vẫn ít hơn 2019 khoảng 21 tỷ tương đương giảm 7,21% so với năm 2019.
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">2.1.14. Thu nhập thuế TNDN hoãn lại
Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời. Thu nhập thuế TNDN hoãn lại năm 2020 là 1.583 triệu, giảm hơn 196 triệu đồng tương đương 11,03% so với năm 2019.
2.1.15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN là kết quả của Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ Chi phí thuế TNDN hiện hành cộng Thu nhập thuế TNDN hoãn lại. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 1.032 tỷ, giảm hơn 125 tỷ tương đương giảm 10.86% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế giảm là do tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 10,12% và thu nhập thuế TNDN cũng giảm 11,03%. Chi phí thuế TNDN hiện hành của công ty cũng giảm nhẹ 7,21% nên không đáng kể do mức tăng của Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là lớn hơn. So với tổng doanh thu hoạt động năm 2020 thì lợi nhuận thu về thấp. Do vậy cơng ty nên quản lý chi phí tiết kiệm hơn để cải thiện lợi nhuận.
Kết luận: Năm 2020 với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid nên nền kinh tế cả nước đã gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của PNJ cũng đã trải qua một năm đầy biến động với tăng trưởng lợi nhuận âm. Một trong những nguyên nhân khiến doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sụt giảm là do công ty bị suy giảm doanh thu từ hoạt động tài chính. Sự sụt giảm doanh thu từ hoạt động tài chính của PNJ trong năm 2020 chủ yếu do ảnh hưởng từ các biến động chênh lệch tỷ giá. Do đó, biến động tỷ giá vẫn còn tiếp tục là một ẩn số khó lường làm cho một phần thu nhập của PNJ cũng chơng chênh theo. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cơ bản như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… của PNJ đều tăng trong năm 2020. Từng khoản chi phí này tăng thêm khơng nhiều, nhưng việc tăng tồn diện dầu hết các khoản chi phí cơ bản cũng tạo ra một hiệu ứng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung. Đây cũng chính là khó khăn của PNJ khi vừa phải đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng thị trường, vừa phải tiết giảm chi phí để tăng hiệu quả lợi nhuận.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2019 và năm 2020 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2020
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">- Nguyên giá 669.060.757.659 666.299.045.857 2.761.711.802 0,41 - Giá trị khấu hao luỹ kế (32.347.199.197) (19.243.741.955) (13.103.457.242) 68,09 III. Tài sản dở dang dài
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">4. Quỹ đầu tư phát triển 372.779.556.918 313.083.556.918 59.696.000.000 19,07 5. Lợi nhuận sau thuế
("LNST") chưa phân phối
1.510.957.642.306 988.194.569.848 522.763.072.458 52,90
- LNST chưa phân phối
luỹ kế của các năm trước <sup>613.766.393.848</sup> <sup>8.315.394.986</sup> <sup>605.450.998.862</sup> 7.281,0
9 - LNST chưa phân phối
của năm nay <sup>897.191.248.458</sup> <sup>979.879.174.862</sup> <sup>(82.687.926.404)</sup> <sup>(8,44)</sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Tài sản ngắn hạn của PNJ trong năm 2020 là 6.474 tỷ, giảm 207 tỷ tương đương 3,1% so với năm 2019. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2020 là 81,26%, năm 2019 là 83,94, mức giảm chênh lệch là 2,68%. Mặc dù tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản có giảm nhẹ 2,68% trong năm 2020 nhưng trong cả hai năm tỷ trọng này đều lớn, điều đó cho thấy rằng hầu như công ty chú trọng vào đầu tư tài sản ngắn hạn hơn. Trong đó khoản hàng tồn kho có tỷ trọng năm 2020 là 85,65% và các khoản phải thu ngắn hạn có tỷ trọng là 13,96%; đây là hai chỉ tiêu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn giảm xuống chủ yếu là do hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn giảm, các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 302 tỷ tương đương giảm 32,44% và hàng tồn kho cũng giảm nhẹ 54 tỷ tương đương 0,97%.
Tiền của PNJ trong năm 2020 là 228 tỷ, tăng mạnh 145 tỷ tương đương tăng 176,63% so với năm. Có thể nói khoản này tăng là do cơng ty đang tiết kiệm chi phí cho việc mua nguyên vật liệu đầu vào. Hoặc công ty đã thu hồi được nợ, khoản mục này tăng lên sẽ giúp giảm nỗi lo thanh tốn nợ ngắn hạn cho cơng ty.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2020 giảm 302 tỷ tương đương giảm 32,44% so với năm 2019. Tỷ trọng năm 2020 là 9,74% và năm 2019 là 13,96%, giảm 4,22%. Trong đó khoản trả trước cho người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm là do các khoản mục đồng loạt giảm, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 53 tỷ tương đương 55,72% so với năm 2019; trả trước cho người bán ngắn hạn giảm 160 tỷ tương đương 21,89%; khoản phải thu về cho vay ngắn hạn giảm 50 tỷ tương đương giảm 50% so với năm 2019; đồng thời cũng phát sinh thêm khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó địi trong năm 2020 lên đến 46 tỷ, khoản này có thể là do trong năm 2020 tình hình dịch Covid diễn biến nghiêm trọng nên nhiều khách hàng của cơng ty gặp khó khăn nên chưa thể xoay được vốn để trả cho công ty; tài sản thiếu chờ xử lý cũng giảm 424 tỷ tương đương 87,75%. Chỉ có khoản phải thu ngắn hạn khác tăng 8 tỷ tương đương 204,48% so với năm 2019 nhưng
</div>