Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ SỰ SAI LỆCH HÀNH VI CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.35 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> </b>

<b>---TIỂU LUẬN NHĨM NĂM HỌC 2023-2024MƠN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG</b>

<b>ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ SỰ SAI LỆCH HÀNH VI CỦA GIỚI TRẺ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THEONHĨM:</small></b>

<b><small>STTHọ và Tên MSSVNội dung</small></b>

<b><small>phân cơng </small><sup>Thời gian</sup><small>thực hiện thực hiện</small><sup>Kết quả</sup><sup>Điểm của</sup><small>Nhóm</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>Thư nội dung</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>MỤC LỤC</small></b>

<b><small>Phần I: MỞ ĐẦU...6</small></b>

<b><small>1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận...6</small></b>

<b><small>1.2 Mục đích của bài viết...7</small></b>

<b><small>1.3 Phương pháp thực hiện...7</small></b>

<b><small>PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN...7</small></b>

<b><small>1. Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận...7</small></b>

<b><small>1.1.Các khái niệm cơ bản...7</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận.</b>

Môi trường sống xung quanh của chúng ta sẽ quyết định đến suy nghĩ, tư duy và những hành vi của bản thân mỗi người chúng ta. “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành nhiều thời gian” đây là một câu nói nổi tiếng, nó phản ánh về mơi trường sống tác động đến lối sống của bạn mạnh mẽ đến mức nào. Và trong thời đại ngày nay với sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ đã góp phần giúp cho các bạn trẻ có cơ hội gần gũi để tìm hiểu, khám phá về văn hóa của các vùng miền trong nước và của bạn bè quốc tế và từ đó cũng

<b>dần hình thành nên những hiểu biết và thay đổi về hành vi. </b>

Thực tế rằng hiện giờ các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube, là những cái tên rất quen thuộc với mọi người trong chúng ta. Nhất là đối với các bạn trẻ ở thế hệ hiện tại. Đó là nơi mà mọi người tương tác, chia sẻ với nhau bằng những hình ảnh, video và tin nhắn mà lại khơng phải chi trả khoản phí nào. Và những cơng ty chuyên về các ứng dụng mạng xã hội đó họ không ngần ngại chi ra một số tiền lớn, hàng triệu đô mỗi năm chỉ để lấy sự chú ý của bạn, để giữ chân bạn với ứng dụng của họ lâu nhất có thể. Và với cơng nghệ và sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đủ loại mặt hàng điện tử thơng minh, thì ngày nay đa số mỗi gia đình khơng khó để đầu tư cho con cái những thiết bị thông minh phục vụ cho mục đích tra cứu, học tập. Cũng từ sự tò mò, ham khám phá nên các các bạn đã có thể tiếp cận với mạng xã hội rất sớm, một công cụ như một con giao hai lưỡi nếu như khơng có sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm. Khi các bạn trẻ tiếp xúc với những nội dung số có xu hướng xấu, lệch lạc, vi phạm về mặt đạo đức thì rất dễ hình thành nên những tư duy, suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những hành động, hành vi sai lệch. Trong thời gian gần đây thì thời sự cũng lên nhiều bản tin liên quan đến những hành vi sai lệch của giới trẻ khi tiếp xúc với mạng xã hội.

Gia đình là nơi mà các bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, chuyện trị với những người thân của mình. Điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cũng như là hành vi của bạn trẻ. Trong môi trường mà gia đình liên tục cãi vả, nói năng thơ tục, hay có những cuộc bạo lực gia đình thì những bạn trẻ đó sẽ có xu hướng hành vi kiểu giống như vậy sau này nếu khơng có sự gặp gỡ trao đổi với người khác để thay đổi. Cịn trong mơi trường gia đình gia giáo thì những bạn trẻ sẽ có những hành vi chuẩn mực hơn, điểm tĩnh và cư xử đúng mực ít khi bị cảm xúc che mờ lí trí và cũng dễ thành công trong cuộc sống. Bạn bè xung quanh cũng là một nhân tố không thể thiếu tác động nên hành vi của giới trẻ đây là nơi mà các bạn cũng thường xuyên gặp gỡ trên trường lớp, khi đi chơi, làm việc nhóm, nhắn tin qua mạng xã hội và thường cùng nhau khám phá những điều mới lạ. Vì thế việc hình thành nên những hành vi cũng dần hình thành qua những nhóm bạn mà các bạn tiếp xúc. Các bạn sẽ có xu hướng nhậu nhẹt, hút thuốc nếu nhóm của bạn có xu hướng như vậy hoặc là các bạn sẽ để ý đến nhan sắc, hình thể của mình nếu như nhóm bạn của mình hay đến phịng tập thể hình, chạy bộ, đạp xe, chơi đá banh.

Trong thời gian qua nổi lên những hiện tượng mạng có những hành động trái với chuẩn mực đạo đức như “Khá Bảnh”, “Huấn Hoa Hồng”, và những clip liên quan đến khiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

dâm, mà hiện nay được các bạn trẻ coi là thần tượng trên khơng gian mạng, và các bạn trẻ có xu hướng bắt trước theo. Vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, mà hiện nay các bạn lại bị đầu độc trên không gian mạng, và các mối quan hệ xung quanh dẫn đến có những hành vi sai lệch nên nhóm em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận “Tìm hiểu về sự sai lệch hành vi ở giới trẻ hiện nay và cách khắc phục” để làm đề tài nghiên cứu. Để hiểu rõ được cơ chế và từ đó tìm ra những biện pháp để hạn chế những sự sai lệch của hành vi của giới trẻ hiện nay bằng những phương pháp mềm dẻo mà hiệu quả nhất.

<b>1.2 Mục đích của bài viết.</b>

Mục đích của bài viết này để nghiên cứu về hành vi của giới trẻ nó được hình thành xuất phát từ đâu, và tại sao lại xuất hiện nên những sự sai lệch về hành vi của giới trẻ. Cũng như là đem đến cho đọc giả và các bạn trong độ tuổi còn trẻ những góc nhìn, nghiên cứu, chắt lọc thơng tin để từ đó có được những biện pháp khắc phục tốt nhất.

<b>1.3 Phương pháp thực hiện</b>

Phương pháp luận

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp nghiên cứu đinh lượng

<b>PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN </b>

<b>1. Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận1.1.Các khái niệm cơ bản</b>

Hành vi sai lệch thường được sử dụng trong các lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học và hệ thống pháp luật để mô tả những hành động mà một cá nhân thực hiện mà không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực hoặc giá trị xã hội chung. Hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội chính là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, là hành vi lệch chuẩn, hành vi không được xã hội chấp nhận. Như vậy, có thể hiểu hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội là bất kì hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của một nhóm hoặc của xã hội. Nói cách khác, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội hay còn gọi là hành vi lệch chuẩn là hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội

<b>Ví dụ: Giết người, trộm cắp, tham ô, nghiện ngập, mại dâm...</b>

Chuẩn mực xã hội là gì? Là “các quy tắc quy định hành vi có thể chấp nhận được trong các tình huống cụ thể” . Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của hành vi, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. Chuẩn mực xã hội có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội, được hình thành, nảy sinh từ chính nhu cầu thiết yếu cần có phương tiện điều tiết, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội, định hướng cho hành vi xã hội của các thành viên. Chúng được tạo thành từ ý chí chung của các thành viên trong xã hội, các nhóm xã hội, các giai cấp, nhằm củng cố hay phục vụ cho các nhu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cầu, lợi ích của họ. Chuẩn mực xã hội phản ánh tính chất, nội dung các quan hệ xã hội, thể hiện bản chất và thực tiễn đời sống xã hội.

Để xác định một hành vi có phải là lệch chuẩn hay khơng. Trước hết phải xác định các quy tắc văn hoá của xã hội (nhóm) mà chủ thể hành vi đang sống. Trên cơ sở đó xác định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó. Một hành vi cá nhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội. Nó có thể là bình thường hay lệch chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội. Nó có thể được thừa nhận là đúng đắn trong nền văn hoá xã hội này nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với văn hố xã hội khác.

<b>Ví dụ : Đối với người Việt chúng ta ăn thịt heo hay thịt bị khơng thành vấn đề, nhưng ăn</b>

thịt bò đối với người chăm theo đạo Bàlamôn hay ăn thịt heo đối với người Chăm theo đạo Hồi giáo là những hành vi lệch lạc.

<b>1.2. Các kiểu hành vi sai lệch</b>

Thực tế chỉ ra rằng, trong tất cả những khu vực hoạt động cơ bản của con người, khơng nơi nào khơng có những quy định, quy ước được công nhận dưới dạng các chuẩn mực để điều chỉnh và kiểm soát các hành vi xã hội. Đồng thời, nơi nào tồn tại các chuẩn mực xã hội, nơi đó cũng hàm chứa những vấn đề của sự sai lệch. Nói một cách chính xác, sự lệch chuẩn cũng như các tật bệnh xã hội, khi nhiều, khi ít đều có thể nảy sinh và tồn tại ở bất cứ nơi nào và lĩnh vực nào có những hoạt động của con người. Bởi vậy, nếu lấy các dạng hoạt động cơ bản của con người trong xã hội làm nền tảng, chúng ta có thể xếp đặt và vạch ra được một lược đồ khái quát về những hành vi sai lệch, những tệ nạn xã hội và trên cơ sở đó tìm hiểu sự tác động nội sinh giữa chúng.

<b>Phân loại theo lĩnh vực chuẩn mực xã hội bị vi phạm: Do nhu cầu điều chỉnh các</b>

quan hệ trong đời sống xã hội, có nhiều loại chuẩn mực xã hội được quan tâm như chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chính trị,... Có những chuẩn mực quy định đối với các cộng đồng nghề nghiệp hoặc nhóm đối tượng cụ thể như chuẩn mực đạo đức nhà giáo; chuẩn mực đạo đức của học sinh, sinh viên,... Tương ứng có các dạng hành vi sai lệch như: Vi phạm pháp luật; vi phạm nội quy, quy chế, quy định, đạo đức,... Theo đó, ngành giáo dục cần xây dựng quy chế, quy định về đánh giá đạo đức, điểm rèn luyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

của học sinh,sinh viên mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm. Những hành vi nào không phù hợp với chuẩn mực hành vi xã hội là hành vi sai lệch.

<b>Phân loại theo tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại: Căn cứ vào tính chất</b>

của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại có thể phân ra hai loại: Hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.

- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp với thực tế xã hội. Hành vi sai lệch tích cực khơng cần ngăn chặn, nhưng cần được quản lí để khơng dẫn tới phá vỡ các chuẩn mực khác.

- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Theo cách phân loại này, những thay đổi về quan niệm văn hóa cần được cập nhật thường xuyên. Nhà trường cần tổ chức các tọa đàm chuyên đề giúp trao đổi về nhận thức và định hướng hành vi cho học sinh, đồng thời tạo bầu khơng khí dân chủ, phù hợp với môi trường học đường, để học sinh được bộc lộ quan điểm của mình.

<b>Phân loại theo mục đích và ý thức của chủ thể thực hiện hành vi: Dựa vào mục đích</b>

của hành vi, sai lệch chuẩn mực xã hội được phân loại theo hai nhóm cơ bản: Hành vi có chủ đích và hành vi lầm lạc. Những người thực hiện hành vi có chủ đích hiểu rõ việc thực hiện là khơng đúng chuẩn mực xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện vì ý định, lợi ích. Người thực hiện hành vi lầm lạc khơng ý thức được việc mình làm là sai trái hoặc không cố ý thực hiện hành vi. Hành vi lầm lạc cũng có thể được thực hiện do các bệnh lí hoặc do nhận thức. Xác định cụ thể các nhóm hành vi theo tiếp cận này giúp nhà giáo dục phân loại các nhóm đối tượng giáo dục để lựa chọn biện pháp giáo dục thích hợp.

<b>Phân loại theo mức độ, phạm vi ảnh hưởng của hành vi: Dựa vào mức độ, phạm vi</b>

ảnh hưởng đến xã hội, có các loại hành vi: Vi phạm pháp luật; vi phạm trật tự xã hội; vi phạm kỉ luật; vi phạm tệ nạn xã hội; vi phạm lối sống đạo đức; vi phạm truyền thống văn hóa,... Cách phân loại này cần được thể hiện trong quy chế, quy định của nhà trường về đánh giá đạo đức, điểm rèn luyện của học sinh,sinh viên.

<b>Phân loại theo chủ thể thực hiện hành vi: Dựa vào chủ thể hành vi, có hành vi sai lệch</b>

của tập thể và hành vi sai lệch của cá nhân. Hành vi sai lệch của tập thể là hành vi được thực hiện ở cấp độ nhóm. Hành vi sai lệch của cá nhân là hành vi do cá nhân thực hiện. Ảnh hưởng của các hành vi sai lệch có tính tập thể thường nghiêm trọng hơn. Biện pháp can thiệp đối với hai loại hành vi cũng khác nhau. Trong từng nhóm hành vi nêu trên có các phân nhóm cụ thể hơn. Ví dụ, nhóm hành vi sai lệch có chủ đích có thể chia thành các hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động. Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính tốn, chủ động, cố ý vi phạm, cố tình phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội. Hành vi sai lệch thụ động là hành vi sai lệch được thực hiện một cách bị động hoặc do lôi kéo vào hành động sai phạm. Việc tiếp cận phân loại đầy đủ cần quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tâm đến cả tính chất của hành vi, nguyên nhân có hành vi, chủ thể của hành vi và biện pháp can thiệp.

<b>Hành vi sai lệch xã hội có những đặc điểm cơ bản như sau: </b>

<b>Tồn tại trên một phạm vi, một địa bàn rộng lớn: Hành vi sai lệch xã hội tồn tại ở mọi</b>

quốc gia trên thế giới, có ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Hành vi này có ở mọi tầng lớp, mọi giai cấp – từ một người, nhóm nhỏ 2-3 người, đến cả một tập thể, một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước, một khu vực… bởi con người tồn tại với biết bao hoạt động xã hội khác nhau, song lại có quan hệ với nhau.

<b>Diễn ra ở mọi cấp độ, mức độ khác nhau: Hành vi sai lệch xã hội diễn ra ở mọi cấp độ,</b>

mọi mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh vi, từ nhẹ nhàng đến nặng nề…, sai lệch xã hội ở mức độ nhỏ bé – đó có thể là nói chuyện trong giờ học nên không theo dõi được bài học và không hiểu bài; nói to, gây ồn ào ngồi đường phố làm ảnh hưởng đến trật tự và văn minh đô thị... Ở mức độ cao hơn, có thể là ăn nói bậy bạ, chửi thề nơi cơng cộng; ăn mặc hở hang, lố lăng, phản cảm nơi cơng cộng; nói dối, vô lễ, thất hứa… Mức độ cao nhất của sai lệch xã hội là những hành vi phạm tội như cướp của, đốt nhà, giết người…

<b>Vừa có tính nhất thời, vừa có tính bền vững: Có những sai lệch có tính tạm thời, nhất</b>

thời, song có những sai lệch lại mang tính ổn định, bền vững. Chúng có thể mang tính thuận nghịch, khả hồi, song cũng có thể không thể phục hồi, vãn hồi hay đảo ngược. Ví dụ cho những sai lệch xã hội nhất thời người ta thường nói đến những phản ứng rất khác nhau của trẻ em mới lớn. Những phản ứng này thể hiện đặc tính khủng hoảng của lứa tuổi giai đoạn vị thành niên và tạo ra những phức tạp đáng kể cho chính những đứa trẻ, cũng như những người xung quanh. Bên cạnh đó, những sai lệch xã hội lâu dài như là việc sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác trong nhiều năm liền, thường được gọi là nghiện ngập, và gây nhiều tổn hại cho sức khỏe

<b>Có cả sai lệch mang tính tích cực: Nói đến sai lệch xã hội, người ta thường chỉ nghĩ đến</b>

những vấn đề có tính tiêu cực, xấu xa. Song, xét trong một bối cảnh xã hội với những tiêu chuẩn xã hội nhất định, lệch lạc xã hội có cả lệch lạc tích cực. Lệch lạc xã hội có tính tích cực là những hành vi, hành động, việc làm tạo điều kiện cho phát triển nhân cách và tiến hóa xã hội, ví dụ như sự “vượt trước” trong tư duy và hành động theo chiều hướng tích cực, sáng tạo… Trong một nhóm bạn, có thể có một cá nhân vượt trội hơn những người khác về các tiêu chuẩn của một nền văn hóa lý tưởng, người đó có vẻ hãnh tiến, ‘lên mặt đạo đức’ với những người khác. Như vậy, ít nhiều người đó đã có biểu hiện của hành vi sai lệch xã hội, song những biểu hiện này trong chừng mực nhất định có tính tích cực bởi thể hiện được những ưu điểm nổi trội của cá nhân.

<b>Hình thức đa dạng, phong phú: Hành vi sai lệch xã hội rất đa dạng, phong phú, nhiều</b>

hình thức, nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc từng nền văn hóa khác nhau. Bởi, hành vi lệch lạc của nền văn hóa này chưa chắc đã là hành vi lệch lạc ở một nền văn hóa khác. Ở Ấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Độ ăn bốc bằng tay, song ở nơi khác cách ăn như vậy lại không được chấp nhận; ở Việt Nam sử dụng đũa khi ăn, còn ở đa số các nước Châu Âu, khi ăn uống lại sử dụng dao, nĩa Nhiều ví dụ minh chứng cho sự phong phú, đa dạng của hành vi sai lệch xã hội trong sự so sánh với rất nhiều khác biệt của các nền văn hóa ở các quốc gia, các dân tộc, các cộng đồng khác nhau trên thế giới.

<b>Có tính mơ hồ, không rõ ràng: Một đặc điểm nữa của hành vi sai lệch xã hội là rất mơ</b>

hồ, không rõ ràng. Đây là một đặc tính rất đáng quan tâm của sai lệch xã hội, khi một hành vi sai lệch có biểu hiện nước đơi, khơng rõ ràng, vừa có thể đúng, vừa có thể sai. Đó là những hành vi mà có thể đúng đắn, được cho phép thực hiện ở nơi này, song lại thành sai trái, lệch lạc, không được phép ở một nơi khác. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, di chuyển giao thông luôn ở bên tay trái, song ở nhiều nước khác lại quy định phải đi bên tay phải.

<b>Thay đổi theo không gian và thời gian: Hành vi sai lệch xã hội luôn biến đổi theo lịch</b>

sử, thay đổi theo khơng gian và thời gian. Nói cách khác, việc xác định hành vi lệch lạc tùy thuộc vào địa điểm và thời điểm thực hiện hành vi đó. Một hành vi được phép ở chỗ này hoặc lúc này, song nó có thể trở thành hành vi lệch lạc ở chỗ khác, lúc khác. Ví dụ như hút thuốc lá có thể được phép hút ở chỗ này, nhưng không được phép hút ở chỗ khác. Áo dài tứ thân, một chuẩn mực trong ăn mặc của phụ nữ Việt Nam ngày xưa, ngày nay sẽ không phù hợp và không sử dụng phổ biến.

<b>1.3. Ý nghĩa của chủ đề đối với bản thân sinh viên hiện nay.</b>

 Với chủ đề này, sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn một cách cụ thể, trực quan hơn về sự sai lệch trong chuẩn mực xã hội. Để từ đó, sinh viên ý thức trong việc điều chỉnh hành vi của mình cho đúng với chuẩn mực của mơi trường, xã hội. Việc nắm bắt được những hành vi sai lệch là rất cần thiết giúp sinh viên có thể tạo ra cho mình được các kế hoạch rèn luyện bản thân có bản lĩnh trước những cám dỗ, biết đánh giá được cái đúng cái sai để không mắc phải, ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội, có ý thức giúp đỡ, giáo dục cho những người xung quanh cùng lên án, phản đối mạnh mẽ những biểu hiện của việc sai lệch hành vi xã hội của bạn bè, người thân và cộng đồng. Việc hiểu và tuân thủ các chuẩn mực xã hội không chỉ là một phần quan trọng trong việc hình thành đạo đức và phẩm chất cá nhân của sinh viên, mà còn giúp tạo ra một mơi trường học tập, mơi trường sống tích cực và lành mạnh cho cả cộng đồng.

<b>2. Khảo sát thực trạng trẻ em có hành vi sai lệch2.1 Thơng qua các bài báo</b>

<b>-Hành vi bạo lực: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 Qua biểu đồ trên ta thấy được đa phần các vụ việc xích mích, đánh nhau có sử dụng hành vi bạo lực chủ yếu xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên do chưa có nhận thức đúng đắn về các hành vi của bản thân, cũng như tính hiếu thắng, thích tranh đua, hơn thua với mọi người xung quanh.

<b>-Bạo lực học đường:  Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả </b>

nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngồi trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.

<b>VD: Vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An</b>

tự tử nghi do bị bạo lực đường. Nguyên nhân chính xác của vụ việc hiện vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng nữ sinh bị bạn đánh, ngược đãi, áp đảo tâm lý, xin chuyển trường nhưng chưa được thì xảy ra sự việc đau lịng. Theo thơng tin từ gia đình cung cấp, nữ sinh khóa trái cửa và tự tử vào ngày 16/4.

<b>-Bạo lực qua không gian mạng: Ở Việt Nam theo một cuộc khảo sát vào năm 2023 của</b>

chương trình nghiên cứu internet và xã hội thì có 78% người dùng khẳng định mình từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội, 61,7% từng chứng kiến hoặc là trở thành nạn nhân của những lời phỉ báng, xúc phạm và có 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thơng tin. Và chính những lời nói ác ý, phỉ báng, xúc phạm từ những “anh hùng bàn phím” đã khiến cho khơng ít người rơi vào trầm cảm thậm

</div>

×