Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

các nhân tố tác động đến thương mại song phương việt nam liên hệ từ mô hình trọng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>PHẠM NGUYỄN BÍCH PHƯƠNG </b>

<b>CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM </b>

<b>LIÊN HỆ TỪ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC </b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: </b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: </b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>TĨM TẮT </b>

Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến Thương mại song phương của Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 đến 2022. Giá trị thương mại song phương được đo lường và thu thập từ 50 quốc gia có giá trị thương mại song phương nhiều với Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022. Dữ liệu đã được thu thập và tiến hành xử lý thông qua mơ hình trọng lực với hồi quy dữ liệu bảng, sử dụng các phương pháp như Pooled OLS, FEM, REM và PPML. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các biến trong bài có tác động nhất định và đạt mức ý nghĩa thống kê đến giá trị thương mại song phương của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022. Trong đó GDP các quốc gia đối tác, nguồn vốn tài trợ FDI có tác động tích cực đến giá trị thương mại song phương. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng cách địa lý và tỷ giá hối đối có tác động tiêu cực đến giá trị thương mại song phương trong giai đoạn 2013-2022. Các kết quả cuối cùng của nghiên cứu này sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra những nhận định đáng chú ý và gợi ý đề xuất nhằm cải thiện xuất nhập khẩu tại Việt Nam cùng các quốc gia đối tác.

<b>Từ khóa: Thương mại song phương, xuất nhập khẩu, Việt Nam. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>ABSTRACT </b>

This essay focuses on researching factors affecting Vietnam's trade method in the period from 2013 to 2022. The trade value has measured and collected method values of 50 countries. Data was collected and processed through a data table recovery model, using methods such as Pooled OLS, FEM, REM and PPML. Research results show that most of the variables in the article have a certain impact and reach statistical significance on Vietnam's value trade method in the period 2013-2022. In which the GDP of partner countries and FDI financial capital support have a positive impact on valuable trade methods. In addition, the study also showed that geographical distance and award ratio have a negative impact on the valuable trading method during the period 2013-2022. The final results of this study will play an important role in providing notable comments and suggestions for improving export capabilities in Vietnam and partner countries.

Keywords: Bilateral trade, import and export, Vietnam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Em tên là Phạm Nguyễn Bích Phương, sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Tài chính - Ngân hàng, khoa Tài Chính, thuộc lớp sinh hoạt DH36TC03.

<b>Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG </b>

<b>ĐẾN THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM LIÊN HỆ TỪ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC” là cơng trình nghiên cứu riêng của bản thân em thực hiện trong q </b>

trình làm khóa luận 03 tháng. Nội dung và kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận tốt nghiệp.

<i> Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 </i>

<i>Tác giả </i>

<b>Phạm Nguyễn Bích Phương </b>

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến nhà trường, toàn thể các giáo viên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc Khoa Tài Chính, vì sự nhiệt huyết trong việc giảng dạy và tạo điều kiện cho em phát triển trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sự hỗ trợ và chia sẻ kiến thức của Thầy Cô đã đóng góp quan trọng vào sự tiến triển của em.

Em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến giảng viên hướng dẫn của mình, TS. Nguyễn Đặng Hải Yến, vì sự tận tâm trong việc hướng dẫn, hỗ trợ góp ý tận tình của Cơ cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận này. Sự hướng dẫn của Cơ đã giúp em phát triển và hồn thiện nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè của mình. Sự quan tâm, khích lệ và động viên của họ đã là nguồn động viên quý báu, cùng với việc họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi về mọi mặt, giúp em hồn thành khóa luận này.

Mặc dù khóa luận của em cịn hạn chế về năng lực và có những thiếu sót trong q trình nghiên cứu, em rất trân trọng và mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý từ q Thầy Cơ để hồn thiện nó.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 4</b>

<b>1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 4</b>

<b>1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 4</b>

<b>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 4</b>

<b>1.5 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 6</b>

<b>1.6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN ... 6</b>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VÀ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC. ... 8</b>

<b>2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ SONG PHƯƠNG ... 8</b>

<b>2.1.1. Lý thuyết về nhập khẩu ... 8</b>

<b>2.1.2. Lý thuyết về xuất khẩu ... 8</b>

<b>2.1.3 Vai trò của xuất khẩu và nhập khẩu ... 9</b>

<b>2.2 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG ... 10</b>

<b>2.3. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI TRONG THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG ... 11</b>

<b>2.4 CÁC MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG NHÂN TỐ ... 13</b>

<b>2.4.1 Mơ hình “cung xuất khẩu” (Supply Export Model) ... 13</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2.4.2. Mơ hình “cầu nhập khẩu” (Demand Import Model) ... 13</b>

<b>2.5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC ... 14</b>

<b>2.6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC .... 17</b>

<b>2.6.1 Các nghiên cứu nước ngồi về tác động của Thương mại song phương </b>

<b>3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ... 24</b>

<b>3.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 25</b>

<b>3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ... 26</b>

<b>3.3.1 Quy mô nền kinh tế (GDP) ... 26</b>

<b>3.3.2 Khoảng cách quốc tế ... 26</b>

<b>3.3.3 Tỷ giá hối đoái ... 27</b>

<b>3.3.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ... 27</b>

<b>3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28</b>

<b>3.4.1 Dữ liệu nghiên cứu ... 28</b>

<b>3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ... 28</b>

<b>3.5. QUY TRÌNH SỬ LÝ DỮ LIỆU ... 30</b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 32</b>

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 33</b>

<b>4.1. THỰC TRẠNG SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐỐI TÁC ... 33</b>

<b>4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ... 34</b>

<b>4.3. LỰA CHỌN MƠ HÌNH POOLED OLS, FEM VÀ REM ... 37 </b>

<i><b>4.3.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ... 38</b></i>

<i><b>4.3.2. Lựa chọn mơ hình Pooled OLS, FEM và REM ... 38</b></i>

<b>4.4. KIỂM ĐỊNH KHUYẾT TẬT CỦA MƠ HÌNH ... 39</b>

<i><b>4.4.1. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi ... 39</b></i>

<i><b>4.4.2. Hiện tượng tự tương quan... 39</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>4.5 KẾT QUẢ MƠ HÌNH ƯỚC LƯỢNG PPML ... 40</b>

<b>4.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 40</b>

<b>4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 42</b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ... 45</b>

<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 46</b>

<b>5.1 KẾT LUẬN ... 46</b>

<b>5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH ... 47</b>

<b>5.2.1 GDP của các nước đối tác (𝑮𝑫𝑷𝒊) ... 47</b>

<b>5.2.2 Tỷ giá hối đoái ... 48</b>

<b>5.2.3 Khoảng cách địa lý ... 49</b>

<b>5.2.4 Những đề xuất khác (chất lượng và công nghệ sản xuất sản phẩm và các hiệp định thương mại FTA) ... 50</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

Thái Bình Dương

<b>FIATA </b> Liên đồn các hiệp hội giao nhận quốc tế – International Federation of Freight Forwarders

<b>SADC </b> Cộng đồng phát triển miền Nam Châu phi

hóa khả năng Poisson

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

Bảng 2. 1.Bảng tổng hợp theo các nhân tố của xuất khẩu và nhập khẩu dựa vào mô

hình trọng lực ... 20

Bảng 4. 1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu... ...35

Bảng 4. 2. Hệ số tương quan Pearson ... 36

Bảng 4. 3.Kết quả thống kê ước lượng OLS ... 36

Bảng 4. 4.Ma trận hệ số tương quan ... 37

Bảng 4. 5.Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM với biến phụ thuộc Tij ... 38

Bảng 4. 6.Tổng hợp kết quả kiểm định của 3 phương pháp OLS, FEM, REM với biến phụ thuộc Tij ... 38

Bảng 4. 7. Bảng thống kê hệ số VIF... 39

Bảng 4. 8.Kết quả kiểm định khuyết tật của mơ hình ... 39

<b>Bảng 4. 9. Tổng hợp kiểm định tự tương quan ... Error! Bookmark not defined. </b> Bảng 4. 10.Kết quả mơ hình ước lượng ... 40

Bảng 4. 11.Kết quả mơ hình ước lượng PPML ... 40

Bảng 4. 12. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các biến trong mơ hình ... 42

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 3. 1. Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu... 24

Hình 4. 1. Biến động Tij các 50 nước có thương mại song phương Việt Nam giai đoạn 2013-2022. ... 34

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI </b>

<b>1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>

Sau cuộc chiến tranh kéo dài, trong hồn cảnh bị cơ lập về chính trị và trì trệ kinh tế, năm 1986 Việt Nam quyết định thực hiện chính sách “Đổi Mới” chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trong cơng cuộc đổi mới đó, xuất khẩu luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Hơn 30 năm qua, nhờ vào xuất khẩu kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều cải thiện đáng kể. (Đặng Duy Trinh, 2018)

Thương mại song phương bao gồm xuất nhập khẩu đóng vai trị quan trọng với Việt Nam bởi nó mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và hỗ trợ sự đổi mới công nghiệp. Qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, Việt Nam có cơ hội áp dụng cơng nghệ tiên tiến, đồng thời tạo động lực cho cải cách và phát triển doanh nghiệp. Đa dạng hóa xuất khẩu giúp giảm rủi ro và hỗ trợ phát triển kinh tế ở các vùng miền địa phương, đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển. Theo Tổng cục Thống Kê (2021) năm 2020 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 2.91%, tuy mức tăng có thấp hơn các năm trước nhưng với bối cảnh đại dịch COVID thì đây là mức tăng trưởng được xếp vào hàng cao trong khu vực ASEAN nói riêng và thế giới nói chung. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế là do Việt Nam đã gia tăng hội nhập quốc tế thơng qua các chính sách mở rộng giao thương với thế giới. Nhờ các chính sách trong thời kỳ “Đổi Mới” 1986, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, từ một quốc gia nghèo nay đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vịng một thế hệ. Những sự thay đổi trong thời kỳ “Đổi Mới” bao gồm: các chính sách tự do hóa giá cả, thống nhất tỷ giá hối đoái, cải cách thuế và hiện đại hóa hệ thống tài chính. Đặc biệt, các hạn chế đối với cơ sở xuất khẩu và các công ty nhập khẩu đã được nới lỏng. Nhờ sự cải cách này mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc và đem về cho Việt Nam một vài thành tựu lớn:

Dữ liệu từ Tổng cục thống kê (2022) cho biết rằng những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nửa cuối năm đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế khi đã bắt đầu kiểm sốt có hiệu quả và bước đầu vượt qua đại dịch. Tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022. Trong bức tranh chung có nhiều điểm sáng, một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD. Tính theo tỷ trọng so với GDP, kim ngạch xuất khẩu tổng hợp của hàng hóa và dịch vụ trong năm 2022 chiếm 210,6%.

Với tầm quan trọng của việc giao thương xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia khác đối với nền kinh tế nước ta, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam có ít bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến thương mại song phương thơng qua sử dụng mơ hình trọng lực. Theo tìm hiểu của nghiên cứu Đặng Duy Trinh (2018) sử dụng mơ hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với liên minh kinh tế Á-Âu; Nguyễn Thị Kim Ngân (2014) sử dụng mô hình trọng lực để xác định các nhân tố tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán hiệp định TPP. Đa phần các bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu một khía cạnh như xuất khẩu, nhập khẩu chứ chưa nghiên cứu ở khía cạnh tổng quát như thương mại song phương, ngoài ra các bài nghiên cứu trước lựa chọn một nhóm các quốc gia có xuất hiện giao thương với Việt Nam, và số liệu vẫn chưa được cập nhật gần nhất. Hơn nữa, các bài nghiên cứu trước đây thường tìm hiểu về thương mại song phương giữa Việt Nam với các hiệp định tự do thương mại, chưa mở rộng phạm vi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó, dữ liệu được sử dụng trong bài là từ 2013-2022 trong suốt giai đoạn này trải qua nhiều sự kiện lớn bất khả kháng như đại dịch COVID 19, chiến sự giữa Nga – Ukraine, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc,..gây nên thay đổi trong hành vi tiêu dùng<small>1</small>, gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm nhu cầu nhập và

<small>1 Người tiêu dùng đã thay đổi hành vi mua sắm và tiêu dùng của họ, ưu tiên các mặt hàng cần thiết và tăng </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

xuất khẩu, làm tăng giá cả và không chắc chắn trong thị trường<small>2</small>, giảm nhu cầu đầu tư<small>3</small>,...

Bàn về chủ đề này, cũng có nhiều nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên thời gian nghiên cứu khá là lâu như nghiên cứu của Nguyễn Hải Thọ (2013) với thời gian từ năm 1995 đến 2011, Nguyễn Thị Kim Ngân (2014) với giai đoạn từ năm 2000 đến 2012; hay các nghiên cứu chỉ tập trung ở một khu vực cụ thể như nghiên cứu của Đặng Duy Trinh (2018) có phạm vi nghiên cứu các quốc gia đối tác với Việt Nam là các nước thuộc liên minh kinh tế Á-Âu với thời gian từ năm 2006-2017. Nhận thấy tồn tại một số hạn chế trên, đề tài thực hiện nghiên cứu này với phạm vi nghiên cứu của 50 quốc gia trên thế giới có xảy ra thương mại giao thương nhiều với Việt Nam giai đoạn từ năm 2013-2022 . Đề tài có một số đóng góp sau (1) Bổ sung vào các hạn chế của nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã đưa ra một cái nhìn tổng quan và tồn diện hơn về tình hình thương mại song phương của Việt Nam, không chỉ tập trung vào xuất khẩu và nhập khẩu mà còn xem xét trong bối cảnh tổng quan của thương mại quốc tế. Thách thức của việc chọn lựa một số quốc gia hoặc khu vực nhất định đã được vượt qua để đảm bảo sự đa dạng và toàn diện hơn trong phân tích. (2) Đề xuất các hàm ý chính sách có thể phù hợp giúp nâng cao giá trị thương mại song phương của Việt Nam và đề xuất các hướng đi mới liên quan đến đề tài của các bài nghiên cứu về sau.

Vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến thương mại song phương Việt Nam với 50 quốc gia trên thế giới có xảy ra giao thương trong giai đoạn 2013-2022 thơng qua sử dụng mơ hình trọng lực. Bài nghiên cứu sẽ thông qua các yếu tố cơ bản của mơ hình trọng lực bao gồm: GDP, khoảng cách quốc tế, nguồn tài trợ FDI cũng như thêm chỉ tiêu tỷ giá hối đoái để từ đó có thể đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giúp Việt Nam tăng trưởng hoạt động thương mại quốc tế hơn. Đề tài có thể đóng góp được các kết quả đã cập nhật số liệu mới hơn, phạm vi bao quát hơn các nghiên cứu trước, đề xuất các hàm ý chính sách có thể phù hợp giúp

<small>2 Xung đột có thể gây ra lo ngại trong thị trường toàn cầu, dẫn đến biến động và tăng giá cả cho một số mặt hàng quan trọng như dầu mỏ và khí đốt. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và các nước khác. </small>

<small>3 Xung đột và sự khơng ổn định chính trị có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp, dẫn đến sự giảm nhu cầu tiêu thụ và đầu tư. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và dẫn đến sự </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nâng cao giá trị thương mại song phương của Việt Nam và đề xuất các hướng đi mới liên quan đến đề tài của các bài nghiên cứu về sau.

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát </b>

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các nhân tố tác động đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 50 quốc gia trong giai đoạn từ 2013-2022. Từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách để cải thiện hoạt động thương mại song phương của Việt Nam.

Mục tiêu 2: Đánh giá tác động các nhân tố tác động đên thương mại song phương giữa Việt Nam và 50 quốc gia đoạn 2013-2022.

Mục tiêu 3: Gợi ý những hàm ý chính sách nhằm cải thiện mối quan hệ song phương của Việt Nam.

<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Bài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, Các nhân tố nào tác động đến mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

Thứ hai, Các nhân tố này tác động đến thương mại song phương của Việt Nam ra sao?

Thứ ba, Những hàm ý chính sách nào có thể đề ra để cải thiện mối quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác?

<b>1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu </b>

Các nhân tố tác động đến thương mại song phương Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

<b>1.4.2 Phạm vi nghiên cứu </b>

<b>Về phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi của 50 quốc gia trên thế </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Về thời gian: Khóa luận sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2013 – </b>

2022 (9 năm). Trong khoảng thời gian này kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể, trong giai đoạn này trải qua nhiều sự kiện kinh tế trên thế giới có ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Việt Nam như: từ năm 2013-2018 kinh tế vĩ mô ổn

<b>định, nông nghiệp khởi sắc trong các ngành thực hiện tái cơ cấu, ngành nông nghiệp </b>

được đánh giá tái cơ cấu khá thành công (Nguyệt Quế, 2014) (Đặng Thị Ngọc Thu, 2018). Ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được những con số ấn tượng, dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, cụ thể, gạo Việt Nam có những lơ hàng xuất khẩu đắt hơn gạo của Thái Lan. Việt Nam đã kết thúc đàm phán FTA<small>4</small> với một số nước vì cịn vấn đề cịn tồn tại ở đây là doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ với những cơ hội, lợi ích mang lại từ các hiệp định. Tuy nhiên đến năm 2019 đến 2021 là năm đại dịch Covid bùng nổ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó có Việt Nam, mọi hoạt động đều trì trệ đặc biệt là giao thương hàng hóa giữa các nước khó khăn, và trở nên tích cực trở lại vào năm 2022. Cũng trong thời gian của dữ liệu, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đương nhiệm tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ (Trần Thị Thanh Hương, 2019). Thương chiến kéo dài dự báo khả năng quay lưng lại với tiến trình tồn cầu hóa trong nửa thế kỷ qua, hướng tới một trật tự thế giới hai cực một lần nữa. Sự thay đổi này sẽ đưa đến những hệ quả rất lớn, vượt qua chuyện tốc độ tăng trưởng của quý tới sẽ là bao nhiêu. Toàn bộ hệ thống thế giới đang được định hình lại. Con người đang đối mặt với một dấu hỏi lớn về quản trị toàn cầu, và cần suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc.

Vì có nhiều sự kiện lớn bất khả kháng tác động đến giá trị thương mại song phương của Việt Nam nên nghiên cứu sử dụng giai đoạn từ năm 2013 – 2022 để có cái cái nhìn tổng quan về bức tranh thương mại song phương của Việt Nam trong bối cảnh này.

<small>4là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.5 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

• Dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp vĩ mô, số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập từ các bộ dữ liệu cơng bố chính thức và cơng khai trên các trang nguồn có uy tín như: World Bank- Ngân hàng thế giới ( Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF ( UN Comtrade - Cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên Hợp Quốc

(

• Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để xác định rõ vấn đề nghiên cứu và thiết lập nền tảng lý thuyết cho các khía cạnh liên quan đến đề tài; Phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, và PPML với dữ liệu dạng bảng để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả. Phần mềm Stata 17.0 được sử dụng để thực hiện các phân tích và kiểm tra các giả thuyết của mơ hình.

<b>1.6. KẾT CẤU KHĨA LUẬN </b>

<b>Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương, cụ thể: </b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. </b>

Chương 1 đưa ra, ý nghĩa và mục tiêu cấp thiết của nghiên cứu được trình bày, bao gồm việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ những thông tin này,

<b>phương pháp nghiên cứu và những điểm độc đáo của nghiên cứu được trình bày lên. </b>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VÀ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC. </b>

Chương này giới thiệu những khái niệm liên quan đến xuất nhập khẩu và các lý thuyết về thương mại quốc tế nhằm xác định cơ sở của thương mại quốc tế. Đồng thời, nó tập trung vào việc đề cập đến các phương pháp khác nhau để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Chương cũng tổng hợp các nghiên cứu trước đây, nêu bật thông tin được tổng hợp từ đó. Ngồi ra chương này cũng đưa ra những điểm mới của đề tài. Dựa trên những kiến thức này, nghiên cứu đề xuất một mơ hình và xác định các biến được sử dụng trong nghiên cứu.

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. </b>

Chương 3 tập trung vào chi tiết hóa quy trình nghiên cứu, đồng thời xác định và đo lường các yếu tố quan trọng, đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, chương

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

này cũng giới thiệu về phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, cũng như cách tiếp cận trong việc ước lượng mơ hình nghiên cứu

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

Chương 4 sẽ tiến hành phân tích và trình bày kết quả của nghiên cứu, đồng thời tập trung vào việc thảo luận về ảnh hưởng của các yếu tố nhằm giải đáp câu hỏi nghiên cứu. Chương này đặt nặng vào mức độ giải thích về tác động của các yếu tố đối với thương mại song phương của Việt Nam

<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH </b>

Chương 5 sẽ tổng kết kết quả nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, chương này sẽ xác định rõ những hạn chế cụ thể của nghiên cứu và đề xuất hướng tiếp theo cho các nghiên cứu liên quan đến đề tài này.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong phần mở đầu của nghiên cứu, nghiên cứu đã giới thiệu lí do chọn đề tài, xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, cũng như đề cập đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tổng quan về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cũng được trình bày. Ngồi ra, nghiên cứu đã thảo luận về những đóng góp quan trọng mà đề tài mang lại, và trình bày cấu trúc tổng quan của nghiên cứu để giúp độc giả hiểu rõ hơn về nội dung và hướng tiếp cận của nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VÀ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC.</b>

<b>2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ SONG PHƯƠNG </b>

<b>2.1.1. Lý thuyết về nhập khẩu </b>

Theo FIATA (Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế – International Federation of Freight Forwarders Associations): Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là mơi giới. Nó khơng phải là hành vi bn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ bn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Thực tế, hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại đây là quá trình nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế và các cơng ty nước ngồi, với mục tiêu tiêu thụ hàng hóa và vật tư tại thị trường nội địa hoặc tái xuất, nhằm mục đích chính là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra sự liên kết sản xuất giữa các quốc gia.

Mục tiêu chính của kinh doanh nhập khẩu là tận dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và đồng thời giải quyết vấn đề khan hiếm hàng hoá và vật tư trên thị trường nội địa.

Ngồi ra, kinh doanh nhập khẩu cịn đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế chủ chốt trong mỗi quốc gia, đặc biệt là trong trường hợp nguồn cung vật tư và thiết bị kỹ thuật từ sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. Điều này giúp khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, thúc đẩy chun mơn hóa trong phân công lao động quốc tế, và tạo ra sự hài hồ và hiệu quả trong q trình nhập khẩu, đồng thời cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Như vậy, dựa trên các khái niệm, hoạt động xuất nhập khẩu từ nước này sang nước khác sẽ đối mặt với 3 nhóm yếu tố chính gồm các yếu tố ngoại biên tác động đến quá trình trao đổi giao thương, các yếu tố tác động tại nước xuất khẩu và các yếu tố tác động đến các nước xuất khẩu.

<b>2.1.2. Lý thuyết về xuất khẩu </b>

Theo wikipedia (2023) thì Xuất khẩu (hay cịn gọi là xuất cảng) là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngồi với mục đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia,…

Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu hơi mang tính vĩ mơ hơn. Cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, các hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của một trong 2 quốc gia, hoặc lấy đồng tiền của một bên thứ 3 làm căn cứ. Ví dụ, Việt Nam xuất hàng sang Đài Loan thì có thể giao dịch bằng tiền Việt Nam (đồng nội tệ), tiền Đài Loan hoặc sử dụng đồng USD (đồng ngoại tệ). Thông thường đồng USD sẽ phổ biến hơn cả trong hầu hết các hoạt động xuất khẩu trên thế giới. Xuất khẩu tiếng anh được gọi chung là Export.

<b>2.1.3 Vai trò của xuất khẩu và nhập khẩu </b>

<b>➢ Đối với xuất khẩu: </b>

Từ việc nêu ra các khái niệm và học thuyết về thương mại trong bài, có thể khẳng định rằng thương mại song phương góp phần quan trọng khơng thể tách rời đối với sự phát triển của một đất nước.

Thứ nhất việc xuất khẩu giúp phát triển những ưu thế tự có như nguồn tài nguyên, nguồn lao động, ...

Thứ hai giúp chủ động hạn chế vay nợ nước ngoài nhờ nguồn vốn chủ động tự tạo do xuất khẩu.

Thứ ba việc xuất khẩu giúp Việt Nam tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ , mở rộng đối tác và khách hàng vươn ra khỏi phạm vi lãnh thổ, giúp cải thiện đời sống và hạn chế được vấn đề thất nghiệp.

Thứ tư hoạt động xuất khẩu cịn thúc đẩy sản xuất, góp phần “chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

Ngoài ra xuất khẩu còn là nền tảng tạo vị thế cho Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển và xúc tiến các quan hệ đối ngoại về kinh tế của Việt Nam và các nước bạn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>➢ Đối với nhập khẩu </b>

Việc nhập khẩu đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc ngoại thương, làm nổi bật mối liên kết chặt chẽ giữa nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh quốc tế ngày càng hướng tới sự hòa giải và hợp tác. Sự ảnh hưởng của nhập

<b>khẩu có thể được thấy qua các khía cạnh sau: </b>

Thứ nhất chuyển giao cơng nghệ: Q trình nhập khẩu không chỉ mang lại hàng hóa và dịch vụ từ nước ngồi để đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn đồng thời tạo ra sự chuyển giao công nghệ. Điều này thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong sản xuất xã hội, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, cũng như tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội.

Thứ hai cạnh tranh và phát triển: nhập khẩu đưa ra yếu tố cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, thúc đẩy sự cạnh tranh và động lực để các nhà sản xuất trong nước không ngừng cải tiến. Điều này góp phần vào sự phát triển xã hội và làm sạch bộ lọc tự nhiên đối với các đơn vị sản xuất.

Thứ ba loại bỏ độc quyền và mở cửa đối ngoại: quá trình nhập khẩu đồng thời giúp xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng và mở cửa đối ngoại, tạo điều kiện cho sự hòa nhập và chia sẻ nguồn lực.

Thứ tư đáp ứng các nhu cầu đặc biệt: nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt mà sản xuất trong nước khó có thể đáp ứng, như hàng hóa hiếm hoặc quá phức tạp công nghệ.

Thứ năm cầu nối thông suốt và hợp tác quốc tế: nhập khẩu không chỉ là cầu nối thông suốt giữa nền kinh tế và thị trường nội và ngoại địa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phân công lao động và hợp tác quốc tế. Điều này giúp tận dụng lợi thế so sánh của đất nước dựa trên chuyên mơn hóa.

<b>2.2 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG </b>

Có thể khẳng định ngay rằng quan hệ thương mại song phương chính là quan hệ thương mại quốc tế. Theo luật thương mại 2005 thì khái niệm thương mại song phương được giải thích như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi… Khi xác lập quan hệ thương mại song phương, các quốc gia thông thường sẽ kí kết điều ước quốc tế song phương, mà có thường dùng với tên gọi là Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định Thương mại Song

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phương là một hiệp định (điều ước quốc tế) do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của từng loại hiệp định thương mại song phương sẽ đề cập đến từng lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, …. Những quy định trong hiệp định thương mại song phương điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết hiệp định.

Thương mại song phương (thương mại quốc tế) đang trở thành xu hướng thiết yếu và có nhiều ưu điểm lợi ích cho hầu hết các nước. Hoạt động thương mại giúp cho các nước có nguồn lực hạn chế có thể tiêu dùng đa dạng nhiều loại hàng hóa đa dạng hơn. Ngồi ra, thương mại quốc tế còn giúp các quốc gia tận dụng được hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài đến từ các nước đối tác như nguồn vốn dồi dào, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, nguồn nhân công,... nhằm tối ưu và cải thiện được sản xuất ở trong quốc gia, giúp rút ngắn khoảng cách về độ tân tiến.

Các định nghĩa khái niệm về thương mại song phương bắt đầu mở ra và được giả thích từ những năm giữa thế kỷ XVI tại Vương quốc Anh. Đầu tiên là định nghĩa khái niệm về chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa này cho rằng bạc và vàng chính là giá trị đo lường cho sự phồn vinh, của cải, địa vị, uy tín và quyền lực của một quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương khẳng định thương mại giữa các quốc là một ván chơi có tổng bằng 0 (zero-sum game), nghĩa là hoạt động giao thương sẽ chỉ làm phân chia lại của cải do tổng số tài sản của thế giới là không xoay chuyển. Dựa theo chủ nghĩa này các quốc gia càng ngày càng đi theo xu hướng hành động theo chính sách tránh nhập khẩu và thực hiện chính sách bảo hộ nội địa với nhiều cách thức khác nhau như: thuế quan và hạn ngạch,... Nhưng sau đó Adam Smith cùng David Ricardo đã bác bỏ tư tưởng này với những lập luận và đãn chứng nhằm đính chính lại rằng “thương mại là trị chơi” mà các nước tham gia đều sẽ được hưởng lợi và tất nhiên tổng về mặt ích lợi sẽ lớn hơn 0.

<b>2.3. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI TRONG THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG </b>

Lý thuyết về “Lợi thế tuyệt đối” của Adam (1776) nếu ra rằng các nước đều sẽ được lợi ích khi tham gia vào thương mại song phương. Do đó, khuyến khích các nước nên thực hiện giao thương tự do với nhau dựa trên nền tảng thúc đẩy tích cực nguồn lực về nguồn lao động nhân công giữa các quốc gia tham gia với nhau. Để kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quả được tối ưu nhất, các nước tham gia nên tập trung chun mơn hóa dây chuyền và kỹ thuật sản xuất sản phẩm mà mỗi nước có lợi thế tuyệt đối (tạo ra sản phẩm với chi phí thấp) để đem đi xuất khẩu và ngược lại các sản phẩm khơng có ưu thế tuyệt đối sẽ tiến hành nhập khẩu. Mặc dù vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối vẫn chưa chứng minh giải thích được sự chênh lệch quá lớn về một nước nhỏ hầu như khơng có lợi thế tuyệt đối nào lại có thể trao đổi thương mại được với một nước lơn hơn rất nhiều và có nhiều lợi thế tuyệt đối.

Để trả lời cho lời giải thích mà Adam Smith cịn bỏ ngõ thì với lý thuyết của David Ricardo tiếp theo sẽ giải thích được điều này. David Ricardo cho rằng một nước sẽ tiến hành giao thương khi có sự chênh lệch về năng suất lao động, các nước sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn so với nước kia. Mặc dù đã giải thích nhưng lý thuyết này vẫn cịn những thiếu sót khi bỏ đi các nhân tố liên quan như chi phí hàng hóa được vận chuyển, rào cản thương mại, tỷ giá. Ngồi ra cịn chưa thể lý giải được sự khác nhau được về những chênh lệch về năng suất lao động xuất phát từ đâu và những lợi thế của các nước này do đâu mà có? Chính vì thế lý thuyết này của David khơng giải thích đầy đủ hết nguyên nhân cốt lõi của câu hỏi về chênh lệch lớn giữa hai nước những vẫn xảy ra giao thương.

Tiếp tục để trả lời cho câu hỏi này, hai nhà kinh tế học Thụy Điển (Eli và Bertil, 1933) dựa trên lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo để phát triển thêm một bước bằng việc đưa ra “mơ hình H-O” giải thích cho lý thuyết “Ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có”.

Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên của các quốc gia. “Heckscher-Ohlin” đã có lý thuyết lý giải về căn nguyên của ưu thế so sánh ở từng loại hàng hóa riêng biệt dựa mức vào độ hiệu quả và các nước sở hữu nhiều tài nguyên sản xuất nguồn lực sẵn có khác nhau theo (Leamer, 1995). Các nước sẽ nhập hàng khi được dùng nhiều nhân tố sản xuất tạo ra mà các nước này đang yếu thế khan hiếm và đắt tương đối ngược lại sẽ xuất khẩu sản phẩm mà các nước này lợi thế và rẻ tương đối. Từ đó, thêm một phần được giải thích cho câu hỏi này bản chất của giao thương là các nước có sự xuất khẩu những hàng hóa dư thừa và nhập khẩu những hàng hóa khan hiếm.

Lý thuyết AdamSmith cùng với David Ricardo và Heckscher-Ohlin đã làm đại diện cho những “Học thuyết thương mại cổ điển”, mỗi lý thuyết của một nhà nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

cứu đều nêu ra những lý do giúp lý giải cho hoạt động thương mại diễn ra như thế nào, mỗi học thuyết đều có những mặt hạn chế và phải có giả định điều kiện cụ thể thì mới lý giải được.

Đến thời hiện đại, với sự tiến bộ của nhân loại nói chung và sự phát triển của thương mại quốc tế nói riêng, vào năm 1979 lý thuyết về “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đã được Micheal Porter đưa ra. Lý thuyết này được ơng đưa ra mơ hình kim cương để lý giải câu hỏi (vì sao một vài nước lại có thể kéo dài được lợi thế cạnh tranh của mình trên thương trường trong bối cảnh hiện nay?) gồm 4 nhân tố: Các điều kiện về cầu, điều kiện về nhân tố sản xuất, chiến lượng cơ cấu và cạnh tranh các doanh nghiệp và ngành công nghiệp liên quan bổ trợ.

Tất cả các học thuyết trên của những học thuyết gia đã chứng minh rằng thương mại xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng là một phần trong sự phát triển nền kinh tế.

<b>2.4 CÁC MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG NHÂN TỐ 2.4.1 Mơ hình cung xuất khẩu (Supply Export Model) </b>

Đây là mơ hình được xuất hiện trong nghiên cứu Goldstein (1978) về cung và cầu xuất khẩu: cách tiếp cận đồng thời tại Tạp chí Kinh tế và Thống kê. Mơ hình cung xuất khẩu hàng hóa cho rằng hai nhân tố ảnh hưởng đến mức độ giữa giá xuất khẩu/giá sản xuất và khối lượng sản xuất sản phẩm của quốc gia đó sẽ tác động đến giá trị xuất khẩu. Lợi ích mơ hình này đem lại là thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung xuất khẩu hàng hóa, mặc dù vậy mơ hình này lại chưa phù hợp để các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa các nước với nhau được lượng hóa, do mơ hình cung xuất nhập khẩu chưa trình bày những nhân tố khách quan như cạnh tranh quốc tế, các yếu tố liên quan đến nước nhập khẩu,... mà chỉ đưa ra các yếu tố chủ quan của nước xuất khẩu.

<b>2.4.2. Mơ hình cầu nhập khẩu (Demand Import Model) </b>

Mơ hình này cũng được nếu ra trong nghiên cứu Goldstein (1978) về cung và cầu xuất khẩu: cách tiếp cận đồng thời tại Tạp chí Kinh tế và Thống kê. Mơ hình cầu nhập khẩu cho rằng hai yếu tố tác động đến lượng cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước trên thế giới cho một nước xuất khẩu đó là mức độ giữa giá xuất khẩu bởi nước xuất khẩu, giá thế giới và thu nhập các nước trên thế giới. Tuy rằng mơ hình cầu nhập khẩu có thể thể hiện cơ bản yếu tố mức thu nhập và giá xuất khẩu, ngoài ra còn thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hiện cùng các yếu tố chủ quan lần khách quan so với mô hình cung xuất khẩu. Nhưng mơ hình cầu nhập khẩu cũng chỉ có các yếu tố trên là thể hiện được bao quát nhất hoạt động nhập xuất khẩu

<b>2.5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MƠ HÌNH TRỌNG LỰC </b>

Lý thuyết về Mơ hình trọng lực hay cịn gọi là lý thuyết về Lực hấp dẫn là một trong các lý thuyết về thương mại song phương quốc tế dùng để lý giải mức độ trao đổi mua bán hàng hóa giữa hai hoặc nhiều quốc gia được nếu ra lần đầu tiên bởi (Tinbergen, 1962) .Tinbergan đã cho thấy rằng các quốc gia có quy mô nền kinh tế càng lớn bao nhiêu (về dân số, thu nhập) và khoảng cách địa lý càng gầng thì sẽ càng có xu hướng giao thương trao đổi với nhau bấy nhiêu. Vậy nên suy ra nếu có sự khác nhau về khoảng cách địa lý càng lớn thì việc đi vào thị trường nước đối tác sẽ càng khó khăn rủi ro và ngược lại thì sẽ càng dễ dàng và tiềm năng theo (Ghemawat, 2001). Không chỉ đề cập đến khoảng cách địa lý mà còn là về khoảng cách về kinh tế, khoảng cách về văn hóa, khoảng cách thế chế, ngồi ra cịn là về mức độ đổi mới cơng nghệ. Mơ hình trọng lực (hay cịn gọi là mơ hình lực hấp dẫn) bởi Tinbergen trên nền tảng mơ hình lực hấp dẫn từ Newton (định luật vạn vật hấp dẫn Vật lý) có dạng công thức như sau:

𝑭<sub>𝑨𝑩</sub>: Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia A và B;

𝑴<sub>𝑨</sub>: Quy mô nền kinh tế (GDP) giữa quốc gia A. 𝑮𝑫𝑷<sub>𝑨</sub> đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu quốc gia A;

𝑴<sub>𝑩</sub>: Quy mô nền kinh tế (GDP) giữa quốc gia B. 𝑮𝑫𝑷<sub>𝑩</sub> đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu quốc gia B;

𝑫<sub>𝑨𝑩</sub>: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia A và B; Khoảng cách này được lập ra từ thủ đô hay trung tâm kinh tế bên quốc gia A đến thủ đô hay trung tâm kinh tế của quốc gia B, và cũng là đại diện cho thời gian giao hàng hóa và chi phí vận chuyển.

𝑮: Hằng số hấp dẫn;

𝝋<sub>𝑨𝑩</sub>: Sai số mơ hình với kỳ vọng bằng 1;

𝜷<sub>𝟏</sub>, 𝜷<sub>𝟐</sub>, 𝜷<sub>𝟑</sub>: Hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Cách để đến gần hơn theo kiểu truyền thống để ước lượng mơ hình trọng lực này là lấy Log với cả hai vế trái và vế phải, từ đó hàm này sẽ thành dạng mơ hình Log-Log Model. Lúc này, cái trở thành 𝛽<sub>0</sub> là hằng số G.

Ta có mơ hình mới:

<b>Ln(</b>𝑭<sub>𝑨𝑩</sub><b>) = </b>𝜷<sub>𝟎</sub> + 𝜷<sub>𝟏</sub><b>Ln(</b>𝑴<sub>𝑨</sub>)+ 𝜷<sub>𝟐</sub><b>Ln(</b>𝑴<sub>𝑩</sub>)- 𝜷<sub>𝟑</sub><b>Ln( </b>𝑫<sub>𝑨𝑩</sub>)+𝜺<sub>𝑨𝑩</sub> (2.2) Trong đó:

𝑭<sub>𝑨𝑩</sub>: Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia A và B;

𝑴<sub>𝑨</sub>: Quy mô nền kinh tế (GDP) giữa quốc gia A. 𝑮𝑫𝑷<sub>𝑨</sub> đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu quốc gia A;

𝑴<sub>𝑩</sub>: Quy mô nền kinh tế (GDP) giữa quốc gia B. 𝑮𝑫𝑷<sub>𝑩</sub> đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu quốc gia B;

𝑫<sub>𝑨𝑩</sub>: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia A và B; Khoảng cách này được lập ra từ thủ đô hay trung tâm kinh tế bên quốc gia A đến thủ đô hay trung tâm kinh tế của quốc gia B, và cũng là đại diện cho thời gian giao hàng hóa và chi phí vận chuyển. 𝛽<sub>1</sub>, 𝛽<sub>2</sub>, 𝛽<sub>3</sub>: Hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mơ hình. 𝜀: Sai số ngẫu nhiên

Với mơ hình trọng lực cơ bản, Quy mô nền kinh tế GDP và Khoảng cách địa lý là hai nhân tố không thể thiếu để có thể xem xét được xu hướng của thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác. Dựa trên mơ hình trọng lực quốc gia nào có “Diện tích hay Kích thước” lớn hơn các nước đối tác với Việt Nam khác và có “Khoảng cách” gần hơn các nước đối tác với Việt Nam khác thì sẽ thu hút nhân lực, nguồn vốn dịng vốn, hàng hóa hơn. Và ngược lại các quốc gia này sẽ không thu hút được nhiều nhân lực, dịng vốn và hàng hóa.

Nghiên cứu Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) là các nghiên cứu ban đầu, từ đó các nghiên cứu nghiên cứu tiếp theo đưa vào các biến khác trong mô hình có thể kể đến như : phong phú về ngơn ngữ, chính sách tỷ giá quốc gia, mức độ nghèo đói, thể chế chính trị hay những sự khác nhau hay giống nhua về văn hóa giữa các quốc gia, chung đường biên giới hoặc là thành viên của các tổ chức thương mại, ... để phát triển những quan sát trong thực tế.

Các nghiên cứu tiếp nối của Tinbergen về sau như là (Anderson, 1979), (Helpman, 1987), (Bergstrand, 1985), (McCallum, 1995), (Deardorff, 1995), (Harris

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

và Mátyás, 1998), (Anderson, 2003), (Grant và ctg, 2008), (Chen, 2009), (Lin và Michael , 2010),...

Đối với mô hình Bergstrand thì biểu diễn các yếu tố tác động đên xuất khẩu của mơ hình trọng lực trong thương mại song phương quốc tế như sau:

𝑻𝒓𝒂𝒅𝒆<sub>𝑰𝑱</sub>= 𝜷<sub>𝟎</sub> + 𝜷<sub>𝟏</sub><b>Ln(</b>𝑮𝑫𝑷<sub>𝑰</sub><b>) + </b>𝜷<sub>𝟐</sub><b>Ln(</b>𝑮𝑫𝑷<sub>𝑱</sub><b>) - </b>𝜷<sub>𝟑</sub><b>Ln(</b>𝑫𝑰𝑳<sub>𝑰𝑱</sub><b>) + ∑</b>𝜷<sub>𝟒</sub>𝐋𝐧(𝑶<sub>𝑰𝑱</sub><b>) + 𝜺 </b>

<b>(2.3) </b>

Trong đó:

𝑻𝒓𝒂𝒅𝒆<sub>𝑰𝑱</sub>: Giá trị xuất khẩu đối với I và J

𝑮𝑫𝑷<sub>𝑰</sub>: Tổng sản phẩm nội địa của quốc gia I – thể hiện sức mạnh hoặc volume sản xuất hàng hóa xuất khẩu của nước I.

𝑮𝑫𝑷<sub>𝑱</sub>: Tổng sản phẩm nội địa của quốc gia J – thể hiện sức mạnh hoặc volume sản xuất hàng hóa xuất khẩu của nước J.

𝑫𝑰𝑳<sub>𝑰𝑱</sub>: Khoảng cách địa lý giữa Quốc gia I và Quốc gia J ( có mối liên quan về chi phí vận chuyển hàng hóa)

𝑶<sub>𝑰𝑱</sub>: Tập hợp các nhân tố hạn chế hoặc không hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hàng hóa giữa quốc gia I và quốc gia J

𝜷<sub>𝟎</sub>: Hệ số góc

𝜷<sub>𝟏</sub>, 𝜷<sub>𝟐</sub>, 𝜷<sub>𝟑</sub>: Hệ số thể hiện hồi quy riêng của từng yếu tố trong mơ hình 𝜺: Sai số ngẫu nhiên

Từ mơ hình tổng qt nêu ra được 3 tổ hợp yếu tố tác động đến xuất khẩu như sau: - Tổ hợp nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu: GDP và GNP của nước xuất khẩu là đại diện

- Tổ hợp nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu: GDP hay GNP ở nước nhập khẩu là đại diện

- Tổ hợp nhóm các yếu tố gây trở ngại hay xúc tiến thương mại kể đến như: Khoảng cách địa lý, biên giới, tỷ giá hối đối, ngơn ngữ, văn hóa, thành viên các hiệp định thương mại, ...

Như vậy, mơ hình trọng lực trong thương mại song phương quốc tế, thể hiện được hầu hết bản chất của hoạt động xuất khẩu. Mơ hình trọng lực cịn được cơng nhận là có nhiều điểm vượt trội hơn so với những mơn hình tương tự khác do dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu. Đa số số liệu mang tính chất tổng qt, vĩ mơ cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nên có thể thu thập từ các nguồn uy tín như: World Bank- Ngân hàng thế giới ( Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF ( UN Comtrade-Cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên Hợp Quốc

(

Hàm số trong mơ hình trong lực là hàm Log-log tuyến tính rõ ràng tính tốn, dễ dàng diễn đạt và có ý nghĩa về kinh tế cũng là một ưu điểm khác của mơ hình này. Từ đó các nhà nghiên cứu có thể thuận lợi giải thích chứng mình được mơ hình và có ý nghĩa thuyết phục cao. Số liệu được lấy và xử lý trong mơ hình dựa trên dữ liệu thực tế và có tính chất “sự kiện”, thể hiện đúng được những ảnh hưởng đã diễn ra ở hiện tại, đồng thời tạo ra một “thông lệ chuẩn” (ARTNeT-2008). Như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ vận dụng mơ hình trên để làm nền tảng cơ sở gợi ý cho mơ hình nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu đã tiến hành khảo lược các nghiên cứu có liên quan về mơ hình trọng lực nhằm chứng mình mơ hình này là phổ biến được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại song phương quốc tế.

<b>2.6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG SỬ DỤNG MƠ HÌNH TRỌNG LỰC </b>

<b>2.6.1 Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của Thương mại song phương sử dụng mơ hình trọng lực </b>

Nghiên cứu Martinez và Lehmann (2003) về mơ hình trọng lực tăng cường: Một ứng dụng thực nghiệm cho dòng chảy thương mại của Liên minh châu Âu Mercosur, trong nghiên cứu này đã tính tốn lượng xuất khẩu giữa hai nước tham gia giao thương mỗi năm gồm hai chục nước Mercosur và Chile giao thương với mười lăm nước thành viên EU sử dụng mơ hình trọng lực giai đoạn 1988 đến 1996. Nghiên cứu thể hiện rằng có sự tác động tích cực và phần lớn đến các dòng thương mại quốc tế bởi nguồn thu nhập của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập. Ngồi ra cịn có sự ảnh hưởng lớn theo chiều hướng tiêu cực của dân số của quốc gia xuất khẩu vào xuất khẩu, cùng lúc đó với quốc gia nhập khẩu lại có tác động lớn theo chiều hướng tích cực đến xuất, điều này ngược lại với tác động đến nhập khẩu. Biến GDP cũng là một nhân tố góp phần tác động tích cực và lớn đến dịng thương mại, cùng với đó khoảng cách và vùng biên có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nghiên cứu của Caetano và Galego (2005) sử dụng dữ liệu về các nước Eu & CEEC giao thương với các nước Đông và Trung Âu vào năm 1993-2001. Nghiên cứu này thể hiện rằng có tác động tích cực bởi mức độ quy mô nền kinh tế đối với quan hệ song phương, mặt khác sự cách xa về mặt kinh tế của các nước cũng có tác động đến các luồng thương mại song phương theo chiều hướng tiêu cực.

Simwaka (2009) nghiên cứu về động lực của dòng chảy thương mại Malawi: cách tiếp cận mơ hình trọng lực, trong nghiên cứu này xem xét dòng thương mại giữa Malawi và đối tác thương mại sử dụng mơ hình trọng lực để xem xét. Bài nghiên cứu thể hiện rằng GDP của quốc gia nhập khẩu và ký kết những hiệp định thương mại ở trong khu vực có tác động tốt đến xuất khẩu của Malawi, ngược lại khoảng cách và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu.

Achay (2006) nghiên cứu về đánh giá hội nhập khu vực ở Bắc Phi sử dụng mơ hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố quyết định đến thương mại song phương giữa 146 nước trên thế giới giai đoạn 1970-2000. Nghiên cứu cho thấy các biến như GDP, các thỏa thuận hội nhập khu vực và các biến giả khác đều có ý nghĩa thống kê, các biến đã được giải thích 71% phụ thuộc. Các biến có ảnh hưởng tích cực đến thương mại song phương bao gồm GDP, GDP bình qn đầu người, Ngơn ngữ chung phổ biến, biên giới chung, tiền tệ. Mặt khác ngược lại các yếu tố khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến độ lớn thương mại.

Joel (2009) nghiên cứu về các yếu tố quyết định xuất khẩu của Namibia: Mơ hình trọng lực, nghiên cứu cho thấy tăng trưởng GDP của quốc gia nhập khẩu Namibian có tác động tích cực đến xuất khẩu tăng. Khoảng cách cùng với GDP bình quân trên đầu người của nước đối tác có tác động tiêu cực làm giảm giá trị xuất khẩu. Vì thế Namibia chú ý giao thương với các quốc gia có chung đường biên, các quốc gia SADC và EU.

Rahman (2010) bài nghiên cứu về các yếu tố quyết định thương mại của Bangladesh: Bằng chứng từ Mơ hình trọng lực tổng quát, nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại Bangladesh với các nước khác. Nghiên cứu lấy ba phương trình: tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu , giá trị nhập khẩu vào để phân tích luồng thương mại giữa Bangladesh và các quốc gia lớn. Nghiên cứu chỉ ra rằng giao thương Bangladesh có ảnh hưởng cùng chiều với các yếu tố khoảng cách, quy mô nền kinh tế. Kết quả của bài nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

này cho thấy biến khoảng cách có ảnh hưởnng ngược chiều đến giá trị xuất khẩu của Bangladesh, ngược lại các nước có chung đường biên giới với Bangladesh có ảnh hưởng cùng chiều.

Bài nghiên cứu của Yang và Martinez (2014) cũng dùng mơ hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu ở các quốc gia trong khuc vực ASEAN (ACFTA) 1995-2010. Ngoài những biến độc lập thường có như dân số, GDP, ... Nghiên cứu thêm vào biến là “Hiệp định thương mại tự do AFTA”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh xem việc ký kết các “Hiệp định thương mại tự do” này có làm tác động đến giá trị xuất khẩu hàng hóa của các nước hay khơng.

Irwan và ctg (2016) cũng đã có bài nghiên cứu về xuất khẩu của Malaysia cùng năm nước khu vực ASEAN giai đoạn 1990-2014, nghiên cứu sử dụng mơ hình trong lực để cho thấy các biến quy mô dân số, khoảng cách, tỷ giá, GDP là các yếu tố quan trọng quyết định tiềm năng cho việc xuất khẩu của Malaysia.

<b>2.6.2 Các nghiên cứu trong nước về tác động của Thương mại song phương sử dụng mơ hình trọng lực </b>

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN 1998-2005, nghiên cứu từ số liệu thương mại của “Tổng cục Hải quan” bằng mơ hình trọng lực nghiên cứu đưa ra kết luận GDP và GDP bình quân của Việt Nam tác động cùng chiều với giá trị tập trung thương mại Việt Nam. Ngoài ra việc tham gia vào ASEAN này cũng chưa tác động nhiều đến giá trị tập trung thương mại vì các nước tham gia chưa thực hiện được đúng cam kết của khối đề ra.

Nguyễn Xuân Bắc (2010) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN nghiên cứu chỉ ra rằng sự tương quan giữa nền kinh tế địa phương với các quốc gia đối tác cùng với đó là tỷ giá và chi phí vận chuyển hàng hóa là những biến quan trọng tác động đến giao thương giữa Việt Nam và các đối tác. Việt Nam tích cực hội nhập khi tham gia vào ASEAN điều này cũng góp phần làm cho thương mại Việt Nam phần nào tốt hơn. Tác động mạnh đến xuất khẩu Việt Nam cịn có chi phí vận chuyển, chi phí vẫn chuyển tác động tiêu cực đến xuất khẩu và ngược lại. Chi phí vận chuyển của Việt Nam có chiều giảm qua thời gian.

MUTRAP III (2010) cũng có dùng mơ hình trọng lực để phân tích ảnh hưởng các “ Hiệp định thương mại tự do FTAs đến nền kinh tế Việt Nam”. Kết quả chỉ ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

các biến khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoại, quy mô nền kinh tế đều ảnh hưởng đến thương mại Việt Nam. Biến FTA trong mơ hình thể hiện dấu (+) suy ra rằng AFTA không những làm phát triển giao thương trong khổi ASEAN mà còn cả đổi với các quốc gia ở ngoài khối ASEAN.

Nguyễn Hải Thọ (2013) sử dụng mơ hình trọng lực để đánh giá nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu Việt Nam với 40 thị trường lớn giai đoạn 1995-2011. Nghiên cứu chỉ ra rằng GDP của nước xuất khẩu có tác động tích cực với xuất khẩu Việt Nam. Mặt khác, FDI, chi phí vận chuyển sẽ tác động ngược chiều với xuất khẩu Việt Nam. Đặng Duy Trinh (2018) sử dụng mơ hình trọng lực để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với liên minh kinh tế Á-Âu giai đoạn 2006-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng cách và tỷ giá hối đối có ảnh hưởng ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu. Mặt khác nghiên cứu cũng thể hiện rằng các biến như GDP của nước nhập khẩu, dân số quốc gia nhập khẩu và FTA của Việt Nam (EAEU) có ảnh hưởng cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước đối tác.

<b>Bảng 2.1. Bảng tổng hợp theo các nhân tố của xuất khẩu và nhập khẩu dựa vào </b>

(Sohn, 2005), (Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008), (Nguyễn Xuân

(Caetano và Galego, 2005), (Nguyễn Xuân Bắc, 2010) (MUTRAP III, 2010)

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

(Henry và Wilfred, 2016), (Caetano và

(Henry và Wilfred, 2016), (MUTRAP III, 2010), (Nguyễn Thị Kim Ngân,

<b>2.7 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU </b>

Phần lớn các nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc khảo sát một khía cạnh cụ thể của thương mại quốc tế, chủ yếu là xuất khẩu và nhập khẩu, và chưa đặt tình hình này trong bối cảnh tổng quan của thương mại song phương. Từ đó nghiên cứu tham khảo phân tích các bài nghiên cứu trước của các nghiên cứu trong và ngoài nước khác tổng hợp lại các biến quan trọng có ảnh hưởng lớn đến thương mại song phương Việt Nam với các nước đối tác như: tỷ giá hối đối, quy mơ nền kinh tế, tỷ giá hối đối, khoảng cách và nguồn vốn FDI. Ngồi ra, các nghiên cứu trước đây thường hạn chế phạm vi của mình bằng cách chọn lựa một số quốc gia trong một khu vực nhất định để nghiên cứu, và số liệu thường không được cập nhật.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại thông qua các hiệp định tự do thương mại, mà chưa bao gồm các quốc gia khác trên thế giới. Điều này tạo ra một thiếu sót trong việc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Điểm mới của đề tài là sử dụng phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng PPML được áp dụng để vượt qua nhược điểm của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), đặc biệt là vấn đề liên quan đến quan sát bằng 0, cũng như những thách thức liên quan đến thời gian và đặc trưng quốc gia. Đây là một phương pháp phân tích tương đối mới với nghiên cứu ở Việt Nam.

Trong OLS, việc sử dụng mơ hình gặp khó khăn với giả định về sự thay đổi phương sai của dữ liệu (đã được kiểm định và chứng minh là vi phạm), và bị ảnh hưởng bởi sai lệch khi áp dụng hàm Ln đối với giá trị 0. Vấn đề này phát sinh do thiếu thông tin về các quốc gia nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong một số năm.

PPML giải quyết những vấn đề trên bằng cách sử dụng phương trình hồi quy log-linear thay vì log-log. PPML cũng tự động điều chỉnh cho sự thay đổi phương sai của sai số, giảm bớt giả định ban đầu so với OLS. Mặc dù trong (Đặng Duy Trinh, 2018) đã sử dụng phương pháp này nhưng chỉ nghiên cứu với các quốc gia ở khu vực Á-Âu, chưa bao quát hết được các quốc gia có thương mại song phương nhiều với Việt Nam không bị giới hạn bởi 1 khu vực.

<i>Từ những nhận định trên, thực hiện nghiên cứu, khóa luận có những đóng góp sau: </i>

Thứ nhất bổ sung vào các hạn chế của nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này đã đưa ra một cái nhìn tổng quan và tồn diện hơn về tình hình thương mại song phương của Việt Nam, không chỉ tập trung vào xuất khẩu và nhập khẩu mà còn xem xét trong bối cảnh tổng quan của thương mại quốc tế. Thách thức của việc chọn lựa một số quốc gia hoặc khu vực nhất định đã được vượt qua để đảm bảo sự đa dạng và

<i>tồn diện hơn trong phân tích. Bao quát thương mại song phương giúp nghiên cứu </i>

mở rộng phạm vi của thương mại song phương của Việt Nam bằng cách khơng cịn chỉ tập trung vào các hiệp định tự do thương mại mà còn xem xét các yếu tố khác với các đối tác trên thế giới. Bằng cách này, nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Việt Nam.

<b>Thứ hai bài luận có phương pháp nghiên cứu mới sử dụng phương pháp ước </b>

lượng tối đa hóa khả năng PPML là một đóng góp lớn, giúp khắc phục nhược điểm

<b>của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Ứng dụng phương pháp PPML giúp: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

• PPML khơng chỉ giải quyết vấn đề về sự thay đổi phương sai của dữ liệu mà còn đối mặt với thách thức liên quan đến quan sát bằng 0, làm tăng độ chính xác và đáng tin cậy của kết quả.

• PPML điều chỉnh tự động cho sai lệch khi áp dụng hàm Ln đối với giá trị 0, nâng cao chất lượng phân tích.

Vì thế phương pháp Ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý thách thức thời gian và đặc trưng quốc gia, tạo ra một phương tiện mạnh mẽ để nghiên cứu thương mại quốc tế ở Việt Nam.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 </b>

Chương 2 đưa ra các lý thuyết về thương mại song phương và tầm quan trọng của thương mại quốc tế đặc biệt là vai trò của xuất khẩu đối với các nước đang phát triển như Việt Nam và những lợi thế của Việt Nam trong thương mại quốc tế. Chương này cũng phân tích mơ hình được dùng trong các nghiên cứu liên quan đến thương mại song phương của một nước với các quốc gia đối tác. Qua đó, có thể thấy rằng mơ hình trọng lực được các nghiên cứu sử dụng nhiều trong các bài nghiên cứu trên thế giới, và tại Việt Nam, thơng qua mơ hình trọng lực chỉ ra chiều tác động của các biến ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế. Tổng kết lại những nghiên cứu trước, nghiên cứu nêu ra những điểm mới đề tài của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương và đề ra mơ hình trọng lực được sử dụng trong đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

<b>3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU </b>

Để khám phá và hiểu rõ về thương mại song phương của Việt Nam với các nước đối tác là cần có bước quy trình thực hiện nghiên cứu. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu, như một bản đồ chiến lược, trở thành bước đầu quan trọng trong việc

<b>định hình hành trình nghiên cứu này </b>

<small>Bước 2: Tổng quan cơ sở </small>

<small>Bước 4: Hồi quy OLS, FEM và kiểm định hồi quy</small>

<small>Bước 5: Phân tích hồi quy </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Nghiên cứu được tiến hành với các bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, tập trung vào việc đánh giá các tác động bởi các biến ảnh hưởng đến thương mại song phương của Việt Nam với các quốc gia khác.

Bước 2: Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo những nghiên cứu thực nghiệm trước, nghiên cứu xem xét tổng quan về những nghiên cứu trước đây và đưa mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố trong mơ hình trọng lực lên thương mại song phương của Việt Nam đối với các quốc gia khác.

Bước 3:Thiết kế mơ hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc và các biến độc lập từ đó thu thập và xử lý dữ liệu trên phần mềm STATA.

Bước 4: Sử dụng các phương pháp định lượng như OLS, FEM, REM và GMM để ước lượng tác động của thương mại song phương của Việt Nam với các nước trên đối tác. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi để đảm bảo tính minh bạch và tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Bước 5: Phân tích hồi quy bằng mơ hình PPML và thảo luận kết quả nghiên. Bước 6: Kết luận nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách.

<b>3.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

Nghiên cứu này tập trung vào việc xem xét ảnh hưởng các yếu tố tác động đến thương mại song phương của Việt Nam và các nước trên thế giới, dựa trên các nghiên cứu (Joel, 2009); (Irwan và ctg, 2017); (Nguyễn Văn Nên, 2020); (Lý Hải Triều, 2016); (Đặng Duy Trinh, 2018) nghiên cứu đưa ra mơ hình nghiên cứu được mơ tả

𝛼<sub>1,2,3,4</sub>: Hệ số hồi quy của các biến độc lập tương ứng.

𝐿𝑛<sub>Tijt</sub>: Logarithm tự nhiên của thương mại song phương giữa Việt Nam và quốc gia đối tác tại thời điểm t.

𝐿𝑛<sub>GDPit </sub>: Logarithm tự nhiên của quy mô nền kinh tế của Việt Nam tại thời điểm t.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

𝐿𝑛<sub> GDPjt</sub>: : Logarithm tự nhiên của quy mô nền kinh tế của các quốc gia đối tác tại thời điểm t.

𝐿𝑛<sub>Dijt</sub>: Logarithm tự nhiên của khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác tại thời điểm t.

𝐿𝑛<sub>NERijt</sub>: Logarithm tự nhiên của tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và quốc gia đối tác tại thời điểm t.

𝐿𝑛<sub>FDIijt</sub>: Logarithm tự nhiên của nguồn vốn tài trợ FDI của Việt Nam 𝑈<sub>ijt</sub>: Phần dư của mơ hình.

<b>3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.3.1 Quy mô nền kinh tế (GDP) </b>

Trên cơ sở lý thuyết về mơ hình trọng lực đã cho thấy rằng các quốc gia có quy mơ nền kinh tế càng lớn bao nhiêu (về dân số, thu nhập) GDP có tác động tích cực đến thương mại (Tinbergen, 1962). Theo đó, quy mơ nền kinh tế của các quốc gia càng lớn sẽ thúc đẩy xu hướng thương mại ở các quốc gia này gia tăng. Các nghiên cứu đề xuất giả thuyết GDP<sub>it</sub> và GDP<sub>jt</sub> (quy mô nền kinh tế của Việt Nam cùng quốc gia đối tác): Theo Đặng Duy Trinh (2018), Martinez và Lehmann (2003), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) cũng đã chứng minh điều này. Bài luận đặt ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Cả hai biến có mối tương quan cùng chiều giữa GDP thương mại song phương của Việt Nam và các quốc gia.

<b>3.3.2 Khoảng cách quốc tế </b>

Trên cơ sở lý thuyết về mơ hình trọng lực đã cho thấy rằng các quốc gia có khoảng cách địa lý càng gần bao nhiêu thì sẽ càng có xu hướng giao thương trao đổi với nhau bấy nhiêu (Tinbergen, 1962). Vậy nên có thể suy ra nếu có sự khác nhau về khoảng cách địa lý càng lớn thì việc đi vào thị trường nước đối tác sẽ càng khó khăn rủi ro và ngược lại thì sẽ càng dễ dàng và tiềm năng theo (Ghemawat, 2001). Các nghiên cứu có đề xuất khoảng cách địa lý 𝐷<sub>𝑖𝑗</sub>: Theo Nguyễn Hải Thọ (2013), (Nguyễn Xuân Bắc (2010), MUTRAP III (2010) cũng đã chứng mình điều này. Vì vậy khoảng cách quốc tế có quan hệ tiêu cực đến thương mại song phương. Khoảng cách gần sẽ giúp các quốc gia giảm thiểu chi phí, cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và ngược lại. Các nghiên cứu thực nghiệm đề xuất giả thuyết:

</div>

×