Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.77 MB, 88 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
CÀ BÌNH MINH
<small>trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La</small>
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
<small>Hà Nội - 2018</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">CÀ BÌNH MINH
<small>trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La</small>
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ
<small>Hà Nội - 2018</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><small>Hơn nhân và Gia đình HN&GD</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Bảng 2: Thống kê dân số chia theo hộ nghèo, hộ cận nghèo trong từng dân <small>tộc tại huyện Mường La, năm 2017. ... .. «c5 Sc + £++sekEEksseeetseeeeerss 31</small>
Bang 3: SỐ học sinh pho thông trên địa bàn huyện Mường La, tinh Sơn La <small>nam hoc 2016 NP2ITEA((195981////)77 8m... 36</small>
Bang 4: Số hoc sinh thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Mường La, tinh <small>Sơn La năm học 2016 - 2()Ï7. ...c-+- + +< + k**kE+sEE+seEeeerrekreseeeree 37</small>
Bảng 5: Số cặp tảo hôn được thống kê trên địa bàn huyện Mường La từ năm <small>QOI3 2//ã(<7/0..-... 38</small>
Bảng 6: Tình hình tảo hơn diễn ra trên địa bàn huyện Mường La từ năm
<small>2013 - 2017 (24) (năm 2013 = ](74)...--- «5s «<< £+se++eexeeexseexs 40</small> Bảng 7: Số cặp tảo hôn được phát hiện trên địa bàn huyện Mường La trong <small>năm 2017 phân theo xã, thị tran và theo nhóm dân tộc (cặp). ...- 40</small>
Bang 8: Số cặp kết hơn (có đăng ký và chưa có đăng ky kết hôn) và cặp tảo
<small>hôn trên địa bàn huyện Mường La năm 2 Ï 7... c5 5< + ss*++ssssc++seeex+s 42Bảng 9: Số cặp tao hôn trên tong sô cặp kêt hôn và tông dân so theo từng xãcua HHUỆM Moone La (rong nam LOL? sai sai ggeaa icvsasenwna casas tr G6613 saws suena tte 43</small>
Bang 10: Số cặp kết hôn cận huyết thong được thông kê trên dia bàn huyện
<small>Mire Lex tiết KHANH LOS BT) (OP saorca sons sms saw. snes cons cn seas Nea sR T800 32</small>
DANH MỤC CÁC BIEU DO
Biểu đồ 1: 7 ÿ lệ dan số chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Mường La <small>zá7/;58⁄12//024000/P17707Ẽ7577... 30</small>
Biểu đồ 2: Số học sinh pho thông phân chia theo giới tinh và dân tộc trên
<small>dia bàn huyện Mường La năm học 2016 - 2017 (học sinh)... .--‹- 36</small>
Biểu đồ 3: Số lượng và ty lệ các cặp tao hôn trên dia ban huyện Mường La <small>từ năm 2013 - 2017 (năm 2013 = 1(07⁄)... ---«++s«++s£+se++e+sexes 39</small>
Biéu đồ 4: Số lượng các cặp kết hôn cận huyết thong trên địa bàn huyện <small>Miron Lex top at LOLS DOL (OQ) 08a nan... 53</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIEU DO
MỞ ĐẦU... 5 1S 21 21211 2121021221211211211111111111111. 1111111111111. | 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu dé tài ...-- - 2s5s+cerxsrssee |
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...-- 2-5-2 s+x+EE+E£EE£EzEeEEzEerkererxee 2
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...--- - 2 + +x+EE+E£EE£EEEEEEEEEEErErkererxee 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài...-- - 2 esses 5
<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...- -- --- 5</small> 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đỀ tài... á-ccncn ng nen 5 <small>7. Tính mới và những đóng góp của luận văn ...- ---++--«<++ 6</small> 8. Bố cục của luận văn...--- ¿St St St SE 21 2151515155551111111111111 11x cee 6 <small>NỘI DƯNG...- - 56-52 222121 21 2102121121121121111111111111111111111 11211111 xe 7</small>
__ Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE TAO HON VÀ <small>KET HON CAN HUYET THNG...--2- 2 2252+E£E£EESEEEEE2EEzErkerkerkd 7</small>
1.1. Khai niệm tảo hôn và kết hôn cận huyết thong wo... eee 7
<small>1.1.1. Khái niệm tảo hôn...---++++++++++++++++++>zz>zzzzzzzzzzzzzzz 7</small>
1.1.2. Khái niệm kết hôn cận huyết thống...-- 2-5 2s s+£z+x2 10
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống... 14 <small>1.2.1. Nguyên nhân khách quan ... 553225 *+++eeex+seeereses 141.2.2. Nguyên nhân chủ quan... -- --- 5+2 + ***+**‡E++seeexeeeeerresss 17</small>
1.3. Hệ quả tiêu cực của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống... 20
1.3.1. Hệ quả tiêu cực đối với cá nhân, gia đình ...--- 5-52 20 1.3.2. Hệ quả tiêu cực đối với xã hội...-..---- 2-5-5 +xeEzxerxzrred 23 Kết luận Chương l...---¿- 2 S2 SSE‡E+EEEEEEEEEEE12111215 1111111 xe. 26 __ Chương 2: THỰC TRANG VA BIEN PHÁP XỬ LÝ ĐÔI VỚI TAO HON <small>VA KET HON CAN HUYET THONG TREN DIA BAN HUYỆN MUONG LA —TINH SON LA 111227... a4... 27</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội... -..----:---c:ccccsccee2 28
<small>2.2. Thực trạng và biện pháp xử lý các trường hợp tảo hôn tại huyện MườngLa, tinh Son Ủ/a... - - - -- << << << 9998811110130 E9919111 111100 1n re 38</small>
<small>2.2.1. Thực trạng tảo hôn... -- ¿c1 132111 1131511111118 1 1111 1x, 38</small>
<small>2.2.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tảo hơn ...---«<+>++ 44</small> 2.2.2.1. Xuất phát từ phong tục tập quán...-- - 2-52 s+sz+xzrxzxerxd 45
2.2.2.2. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế ... 46
<small>_ 2.2.2.3. Việc xử ly vi phạm chưa đủ tinh ran đe, hiệu quả chưa cao, ý thức€lfp hàn . OA, UCT, ĐH, BỒN TA sa: cannangiiktiiti sc cS. a 0388 46</small>
<small>2.2.3. Biện pháp xử lý tình trạng tảo hơn...-- -- «+ +++<s+++<<cx+ss 47</small> 2.2.3.1. Xử lý về dân Sự...-¿-¿- ¿- St E2 121 1211211121111 1 11 tk. 47
2.2.3.2. Xử lý về hành chính...-- - 2k ©k+£EE+E#E£EE+EeEEEEeEerkrkerees 49
2.2.3.3. Xử lý về hình sự...--- k1 E1 1111111111111 11111 cxee 50 2.3. Thực trạng và biện pháp xử lý các trường hợp kết hôn cận huyết thống <small>tại luyờint Morrone | sự Tĩnh. itt UL Alesse caresses ciae.s.nces sean consi mmc seme omens asoR 1808 51</small>
2.3.1. Thực trạng kết hôn cận huyết thống...-- 2-5 2s +2 51 2.3.2. Nguyên nhân xảy ra tinh trạng kết hôn cận huyết thống... 54
2.3.2.1. Xuất phát từ phong tục tập quán...-- - 2-52 s+zs+xe£zxred 54 2.3.2.2. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế ... 54 2.3.3. Biện pháp xử ly tình trạng kết hôn cận huyết thống ... 55 2.3.3.1. Xử lý về dân Sự...---¿-¿- ¿c2 2v 212 1211211111111 1111111 tk. 55 2.3.3.2. Xử lý về hành chính...---- ¿+ 2 +EE£+E£EE+Ee£EeEzEerxerered 56 2.3.3.3. Xử lý về hình sự...---¿- - 5c 2t E2 2122121111111 tk. 57 Kết luận Chương 2...-- ¿2-52 kEE+EEE2EEEEE121215112111715 1111111. cxeU 58 — Chương 3: KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HAN CHE TAO HON <small>VÀ KET HON CAN HUYET THONG TREN DIA BAN HUYỆN MUONG LA —TINH SON LA 11 ... 59</small>
3.1. Kiến nghị về hoàn thiện quy định pháp uate... 59
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><small>cận huyét thông nhưng không đăng ký kêt hôn ...---- --5 s55 +++<+2 60</small> 3.1.3. Quy định về xử lý hình sự đối với tảo hôn, kết hôn cận huyết thống <small>sẽ... , |, 61</small>
3.2. Giải pháp hạn chế tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại huyện Mường <small>La, tỉnh Son La... cece eecceeeceeescseseseseeeseeeeeeeeeeeseeeeeseeeeeeeseseeeseseeeeeeeeeees 62</small>
3.2.1. Xóa bỏ những hu tục lac hậu về tảo hôn, kết hôn cận huyết théng62
3.2.2. Day mạnh cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí của
<small>014010892) 2000007077... 3... 63</small>
3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hơn nhân và gia đình liên quan đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống...--- 2-2 252 sz¿ 63
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Dé đảm bảo quyền kết hơn của cá nhân hài hịa, phù hợp với lợi ích và sự
phát triển chung của xã hội, pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam
nói riêng đều có những quy định về điều kiện kết hôn.
Trên thế giới, độ tuổi kết hôn trung bình hiện nay thường được quy định từ 18 tuổi trở lên, đây là độ tuổi được cho là đánh dấu sự trưởng thành của trẻ”.
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, quy định về độ ti kết hơn có những khác biệt nhất định: Nước Cộng hòa Dân chủ Congo quy định tuổi kết hôn từ 18 tuổi đối với
nam, từ 15 tuổi đối với nữ; ở Indonesia, tuổi kết hôn được quy định từ 19 tuổi đối với nam và 16 tuổi đối với nữ, việc kết hôn sớm hon có thé được chấp nhận
với sự cho phép của cha mẹ và thầm phán; Lào quy định tuôi kết hôn của cả
nam và nữ là 18 tuổi, trong một SỐ trường hợp đặc biệt, có thé cho phép kết hôn từ 15 tuôi; tại Trung Quốc, độ tuổi kết hôn theo quy định là từ 22 tudi đối với
nam, 20 tudi đối với nữ, đây cũng là quốc gia có độ tuổi kết hơn cao nhất trên
thế giới”... Pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng có những quy định cụ thể về việc cam kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa
những người có quan hệ họ hang với nhau. Cu thé, ở Mỹ, 24/50 bang quy định
cam hồn tồn kết hơn với người có họ trong phạm vi ba đời, một số bang chỉ cho phép khi đáp ứng được những điều kiện kết hơn ngặt nghèo như: Có bằng
chứng giám định di truyền, cả hai bên đều trên 65 tuổi hoặc cả hai bên trên 55
tuổi nếu một trong hai bị vô sinh... Các quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Philippnes, Trung Quốc... quy định cắm hoàn tồn việc kết hơn với anh
<small>' Điều 1 Cơng ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em quy định: “Trong phạm vi của Cơng ước này, trẻ</small>
<small>em có nghĩa là mọi người đưới 18 tuôi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên</small>
<small>sớm hơn.”</small>
<small>? Điều 2 Công ước số 182 - Công ước Nghiêm cắm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao</small>
<small>động trẻ em tơi tệ nhất năm 1999 quy định: “Trong Công ước này, thuật ngữ “tré em” sẽ áp dụng cho tat cảnhững người dưới 18 tuổi.”</small>
<small>3 Các số liệu về độ tuổi kết hôn được tổng hợp dựa trên thống kê của Youth Policy tại địa chi: ngày truy cập: 05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Tại Việt Nam, pháp luật về hơn nhân - gia đình đã có nhiều quy định
nhằm ngăn chặn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra tại nhiều nơi.
Huyện Mường La - tỉnh Sơn La là một huyện miền núi phía Tây Bắc của
tơ quốc, có diện tích tự nhiên khoảng 1424,58 km’, có 16 đơn vị hành chính cấp
xã với 288 bản, tiểu khu; tong dân số khoảng 94.713 người. Day là địa bàn cư
trú của nhiều đồng bào dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc: Thái, H’Méng, La
Ha, Kinh, Kháng với nhiều nét truyền thơng văn hóa đáng trân trọng và giữ gìn.
Tuy nhiên, nơi đây cũng phải cũng phải đối mặt với nhiều vẫn đề xã hội nhức
nhối trong đó có nạn tảo hơn và kết hơn cận huyết thống.
Xuất phát từ thực tiễn tại địa phương, để tìm hiểu ngun nhân của tình trạng tảo hơn, kết hơn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La - tỉnh Sơn
La, đi đến nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của người dân, đề xuất, kiến
nghị để giảm thiểu và có những chính sách pháp luật phù hợp hơn đối với địa bàn huyện Mường La - tỉnh Son La, tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thirc
trang van đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thong trên dia bàn huyện Mường
La, tỉnh Sơn La” Đề tài luận văn nghiên cứu về thực trạng tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La nhằm góp
phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quy định của pháp luật về vẫn đề độ tuổi
kết hôn và kết hôn cận huyết thơng nói chung và tại huyện Mường La, tỉnh Sơn
<small>La nói riêng.</small>
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu liên
quan đến những nội dung thuộc phạm vi của chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ với nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau; tuy vậy, chưa thực sự có <small>một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện vê</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><small>Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tác giả đã tham</small> khảo, tìm hiểu một số bài viết có nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu <small>của luận văn như:</small>
Luận án tiễn sỹ Luật học của tác giả: Bùi Thị Mừng (2015), “Chế định kết hôn trong Luật HN&GD - Van đề lý luận và thực tiên” đã nghiên cứu một cách tồn diện về chế định kết hơn trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước, <small>trong và sau khi Luật HN&GD năm 2014 có hiệu lực thi hành; đánh giá những</small> ảnh hưởng của chế định kết hôn tới việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những
giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam; nêu ra phương hướng, giải pháp
hồn thiện chế định kết hơn ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, do việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống liên
quan đến vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn trong chế định kết hôn của Luật
HN&GDĐ, do đó, tác giả có tham khảo một số nội dung nhất định thuộc phạm vi của chế định kết hôn.
Luận án tiến sỹ Sử học của tác giả: Phạm Thị Kim Oanh (2010), “Hồn
<small>nhân và Gia đình của người Thai ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” mặc dù nghiêncứu dưới góc độ nhân học văn hố tuy nhiên tác giả đã nghiên cứu một cách có</small>
hệ thông về HN&GD từ truyền thong đến hiện đại của người Thái ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, là địa bàn cư trú của tộc Thái Trắng có nhiều nét tương đồng
với người Thái ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, dân tộc có dân số chủ yêu trên
<small>địa bàn huyện. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác gia đã tham</small>
khảo nhiều luật tục trong HN&GD của đồng bào dân tộc Thái nói chung, qua đó
làm rõ hơn tác động của phong tục tập quán đến việc vi phạm về tảo hôn và kết
hôn cận huyết thống tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến tảo
hôn và kết hôn cận huyết thống khác như các bài báo khoa học đăng tải trên các
tap chí chun ngành: Bài viết “Táo hơn và kết hơn cận huyết thong ở các dân
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">công nghệ Quảng Binh - Số 2/2017; bài viết “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đông” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân Anh - Khoa Luật, ĐH Đà Lạt đăng trên Tap chí Dân chủ và Pháp Luật số 1 (298) - 2017; bài viết “Tinh trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa ban các tỉnh miễn niti phía Bắc - Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị” (2018) của Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân Anh <small>- Trường ĐH Công nghiệp Thái Nguyên đăng trên trang báo điện tử của Tạp chí</small>
Dân chủ và Pháp Luật; chuyên đề “7c trang, nguyên nhân và giải pháp đẩy
lùi tảo hôn trên địa bàn huyện Vân H6” (2016) của Viện Kiểm sát nhân dân
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thông trong vùng đông bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn I (2015 - 2020)”... va một số tài liệu nước ngoài khác nghiên cứu về
nguyên nhân và thực trạng của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống trên thế giới. Tuy nhiên, các bài viết nghiên cứu trên mới chỉ ra những nét khái quát về tảo
hôn và kết hơn cận huyết thống ở một số nhóm người nhất định chủ yếu dưới dạng báo cáo, tham luận về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống như một van
nạn xã hội mà chưa đi vào nghiên cứu và chỉ ra những biện pháp cụ thể dưới
<small>góc độ luật học.</small>
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về thực trạng tảo hôn và kết hôn
cận huyết thống dưới góc độ pháp lý trên dia bàn huyện Mường La, tinh Son La không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã cơng bồ trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát. Nhằm tìm ra thực trạng, qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi và có những kiến nghị hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật, giảm thiểu tình trạng tảo hơn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Đề đạt được mục đích nghiên cứu của đề <small>tài, tác giả cân phải đạt được các mục tiêu cụ thê sau:</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Thứ hai, phan tích, đánh giá được thực trạng của nạn tảo hôn va kết hôn
cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, từ đó đưa ra một sỐ
kiến nghị góp phần giảm thiểu tình trạng này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng của vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
<small>Phạm vì nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Luật Hơn nhân</small>
và gia đình (HN&GD) về van dé tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa <small>bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây (tr</small> năm 2013 đến năm 2017). Trên cơ sở đó, đánh giá, đưa ra các kiến nghị, giải
pháp giảm thiéu tình trạng tảo hơn và kết hơn cận huyết thống trên địa bàn.
<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>
<small>Tác giả nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê</small> nin với phép biện chứng duy vật và lịch sử, gắn kết với tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm, đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà nước về van dé HN&GD nói chung và tảo hơn, kết hơn cận huyết thống nói riêng.
<small>Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học</small>
chuyên ngành: Phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học... Đặc
biệt, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật nhằm làm sáng tỏ những van dé lý luận cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về tảo
hôn, kết hôn cận huyết thống và thực tiễn thực hiện.
6. Y nghĩa khoa hoc và thực tiễn của đề tài
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học về thực trạng van dé tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Kết quả
nghiên cứu góp phan bổ sung, hoàn thiện những van đề lý luận về nguyên nhân,
thực trạng của tình trạng tảo hơn và kết hơn cận huyết thống trên địa bàn huyện
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><small>7. Tính mới và những đóng góp của luận văn</small>
Đề tài sẽ góp phần mang đến cái nhìn thực tế về van dé tảo hôn và kết
hôn cận huyết thống trên một địa bàn cụ thể với những nét đặc trưng riêng của cộng đồng các dân tộc Thái, HˆMông, La Ha, Kinh, Khang tại huyện Mường <small>La, tỉnh Sơn La vừa mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc với những</small> phong tục, tập quán lâu đời giao thoa, hội nhập cùng với sự phát triển chung của đất nước, xã hội. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hạn
chế tình trạng tao hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn này.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các bảng, biểu, nội dung của Luận văn gồm 03 chương, cụ thé như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Chương 2: Thực trạng và biện pháp xử lý đối với tảo hôn và kết hôn cận huyết thông trên địa bàn huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhăm hạn chế tảo hôn và kết hôn cận
huyết thông trên địa bàn huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">VA KET HON CAN HUYET THONG
1.1. Khái niệm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
<small>1.1.1. Khái niệm tảo hôn</small>
Hôn nhân là cơ sở, là nền tảng của gia đình - tế bào xã hội; phản ánh tính chất, kết cầu của xã hội. Xuất phát từ vi trí, vai trị quan trong của hơn nhân, của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội; trong xã hội có giai cấp, Nhà nước luôn quy định băng pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GD phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm của giai cấp thống trị xã hội.
Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm sinh lý
của nam, nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có thể đảm đương trách
nhiệm làm vo chong, làm cha mẹ trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Khi
đến độ tuổi trưởng thành, thé chat và trí tuệ phát triển hồn thiện, các cá nhân mới có đủ khả năng tự xây đắp và chăm lo cho gia đình của bản thân, sinh ra và chăm sóc những thế hệ sau khoẻ mạnh, khơng trở thành gánh nặng cho xã hội. Trải qua sự biến đôi vận động của lịch sử và sự phát triển của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện về độ tuổi kết hơn cũng có nhiều sự thay đổi.
<small>Tại thời Lê Sơ, một bản văn ghi chép trong sách “Thiên nam dự hạ tập”</small> có nhan đề “Hồng Đức hơn giá lễ nghi” có ghi lại quy định về lễ Nghị hôn (tức lễ Cham mặt) như sau: “Con trai tir 18 tuổi, con gái từ l6 tuổi trở lên mới có thé được thành hơn...”ˆ. So sánh với pháp luật thời nhà Đường - Trung Quốc thời bấy giờ, độ tuổi kết hôn của nam nữ có thê căn cứ theo sách Lễ Ký, trong đó, đối với nam, Lễ Ký cho rằng “Người ta đến 20 tuổi cịn yếu nhược, đến tuổi ay thì làm lễ đội mũ; đến 30 tuổi thì tráng kiện, có gia thất” như vậy, tudi lập
<small>* Vũ Văn Mẫu, Cổ Luật Việt Nam và Tư pháp sử diễn giảng, quyền I — tập II (Chương trình cử nhân</small>
<small>Luật, năm thứ nhât), Saigon — 1975, tr.39</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">luật Trung Quốc, mặc dù đều chịu ảnh hưởng của Không giáo, pháp luật Việt
Nam đã có sự dung hịa, kết hợp giữa lễ giáo Trung Quốc và nét văn hóa xã hội <small>của nước ta.</small>
Trong thời Nguyễn, Bộ luật Gia Long có nhiều quy định gần như dẫn lại Bộ luật của nhà Thanh - Trung Quốc. Tương tự như luật nhà Thanh, Bộ luật Gia Long cũng không quy định cụ thé tuổi kết hơn, chỉ có Khoản 2 của Điều
94 quy định: “việc hôn nhân của nam nữ có tuổi đã định”. Nghiên cứu điều
Luật này, luật gia Philastre` đã giải thích một cách sai lầm rang: Theo Kinh
LỄ, tuổi cưới xin của con trai là 16 tuổi, con gái là 14 tuổi và cho rằng tuổi kết
hôn trong thời Nguyễn cũng được áp dụng như vậy, điều này đã có ảnh hưởng đến những quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn của Việt Nam trong thời gian về sau”.
Pháp luật thời kỳ phong kiến đã có những quy định về độ tuổi kết hơn
khá cụ thé, tuy nhiên, độ tuổi kết hôn thực tế của Việt Nam trong thời kỳ này
thường rất thấp. Điều này được thé hiện phan nao qua tục ngữ “ni thdp tam,
nam thập lục”, một cách xác định tuổi trưởng thành - kết hôn cho nam và nữ
thời kỳ bấy giờ: 13 tuổi đối với con gái và 16 tuôi đối với con trai”.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam bị chia cắt thành ba miền Bắc -Trung - Nam, đã có ba bộ Dân luật riêng được áp dụng dé điều chỉnh các quan
hệ Dân sự, trong đó có HN&GD cho từng miền: Ở miền Bắc, áp dụng các quy
định trong Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931; ở miền Trung, áp dụng các quy định trong Hộ Luật Trung kỳ năm 1936, miền Nam áp dụng các quy định trong Bộ
Dân luật Giản yếu năm 1883. Trong đó, cả hai bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung
<small>> Paul-Louis-Félix Philastre (1837 - 1902): Hai quân đại úy, kiêm chức thống sối việc hình luật ở</small>
<small>Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc; là người có cơng nghiên cứu và dịch nhiều sách, tài liệu của Việt Nam và</small>
<small>Trung Quốc sang tiếng Pháp, trong đó có sách Kinh Dịch của Trung Quốc và Bộ luật Gia Long của Việt Nam;° Vũ Văn Mẫu, tldd chú thích 4, tr.41</small>
<small>” Vũ Văn Mẫu, tldd chú thích 4, tr.40.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">của luật gia Philastre đối với Bộ luật Gia Long, bộ luật này đã kế thừa quy định về tuổi kết hôn của nam là đầy 16 tuổi, của nữ là đầy 14 tuổi.
Có thé thấy, pháp luật thời kỳ này mang tính chất chuyên tiếp về nội dung các quy định pháp luật thời kỳ phong kiến, từng bước du nhập các tư tưởng, kỹ thuật lập pháp của phương tây, mà trực tiếp là ảnh hưởng của Bộ luật <small>Dân sự Pháp năm 1804.</small>
Từ năm 1954 - 1975, Việt Nam tơn tại song song hai thé chế chính trị khác nhau ở miền Bắc và miền Nam.
Ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hịa ban hành Luật
Gia đình số 1/59 ngày 02/01/1959, Điều thứ 6 của Luật này quy định: “Con trai chưa đủ 18 tuổi, con gái chưa đủ 15 tuổi, không được kết hôn.” Luật cũng quy
định trường hợp cho miễn tuổi khi có lý do đặc biệt quan trọng được Tổng thống đặc cách (Điều 11 Luật Gia đình số 1/59). Điều này tương tự với quy
định về độ tuổi kết hôn theo Bộ luật Hồng Đức, cho thấy các nhà làm luật
không chỉ áp dụng những tư tưởng pháp luật phương tây mà còn tiếp tục kế thừa những quy định đúng dan, tiên tiến của thời kỳ phong kiến.
Ở miền Bắc, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật
HN&GD năm 1959 quy định độ tuôi kết hôn tại Điều 6 như sau: “Con gái từ 18
tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Nha làm luật xác định ở độ tuôi này nam và nữ mới phát triển đầy đủ về thé chất và tâm sinh ly, có đủ
khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi kết hơn. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng dự liệu trường hợp xác lập quan hệ hôn nhân trước độ tudi
theo luật định, Điều 3 của Luật quy định: “Cam tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, can
<small>trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược</small>
đãi vợ. Cẩm lấy vợ lẽ.”
Sau khi hai miền Nam - Bắc thống nhất, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp tục áp dụng Luật HN&GD năm 1959. Trải qua nhiều lần sửa đổi,
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">bồ sung dé phù hop với tình hình phát triển của đất nước, sự hội nhập với quốc tế, Luật HN&GD năm 2014 về cơ bản vẫn tiếp tục giữ các quy định về độ ti kết hơn, chỉ có sự thay đôi về cách diễn đạt “tr... tudi trở lên” thành “từ đủ... tuổi trở lên” dé tránh gây sự nhằm lẫn trong cách xác định tuổi kết hôn: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.” (Điểm a - khoản 1 - Điều 8); đồng thời quy định rõ việc xác lập quan hệ hôn nhân trước độ tuôi theo luật định là hành vi bị cấm: “Cam các hành vi sau đây: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,
lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. ” (điểm b - khoản 2 - Điều 5 Luật HN&GD
Giải thích rõ hơn về khái niệm “tảo hôn”, khoản 8 - Điều 3 Luật HN&GD 2014 quy định: “Tao hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định nêu trên, ta có thé hiểu, tảo hơn là việc lay vợ, lay chồng
thuộc một trong ba trường hop sau đây: (1) Cả nam và nữ đều chưa đủ tudi kết hôn theo quy định của pháp luật; (2) Nam đã đủ tuổi nhưng nữ chưa đủ
tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật; (3) Nữ đã đủ tuổi nhưng nam chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
<small>Thuật ngữ “tảo hôn” được sử dụng trong cả khoa học pháp lý (học</small> thuật) và trong thực tiễn đời sống xã hội. Thông thường, “tảo hôn” được hiểu
là việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng nhưng một bên hoặc cả hai bên chưa
đủ tuổi kết hôn theo luật định (dù đăng ký kết hôn hay không). 1.1.2. Khái niệm kết hôn cận huyết thống
Bên cạnh các điều kiện kết hôn, để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, gia
đình, xã hội và theo quan niệm, tín ngưỡng thực tế của mỗi quốc gia, mỗi thời
kỳ, pháp luật còn dự liệu những quy định trong việc cấm kết hơn giữa những
người có quan hệ họ hàng, thân thích, chỉ có sự khác biệt trong quy định về mức độ, phạm vi huyết thống giữa các thế hệ kết hôn.
Tại thời Lê Sơ, Điều 319 Luật Hồng Đức quy định: “Phàm lấy có, di, chi, em, kế nữ (tức con riêng của vợ), cùng thân thích, tức gid thú (hôn nhân) phi
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">loại, đều luận theo tội gian thơng”: trong đó, giá thú phi loại là giá thú kết hợp giữa hai người khơng được xếp vào cùng một loại (vì lý do có liên hệ thân thích).
Trong Hồng Đức thiện chính thư, đoạn 280 cũng ghi lại một bản án kết
luận như sau: “Trưởng du phải có luân thường, bậc tiễn vương đã nếu ra pháp điển, tơn ty phải có trật tự, trong sách lễ đã có minh lệnh. Đó là phép nước rõ ràng để lưu truyền hậu thế... các bà con tôn ty không thể lấy nhau, nên nghị <small>tội tam chục trượng... ` Trong Thiên Nam dự hạ tập có ghi một lệnh năm</small> Hong Đức thứ 5 (năm 1974): “Pham cùng họ mà kết hôn, bị tội 60 trượng, vợ chồng phải ly đị”Ẻ.
Có thé thấy, pháp luật nhà Lê đã có những quy định nghiêm khắc về cam
kết hôn với phạm vi rất rộng, bao trùm lên tất cả những người cùng họ, có quan hệ thân thích, ké cả là hàng trên, hàng dưới hay ngang hàng.
Trong thời nhà Nguyễn, Điều 100 Luật Gia Long quy định về hôn nhân giữa những người cùng họ (đồng tính) như sau: “Phừm là những người dong tính lấy nhau thì bị tội 60 trượng và phải ly di, tuy nhiêu, nếu cùng họ nhưng không cùng phả hệ thì khơng áp dụng luật này”. Điều 101 quy định về hôn nhân <small>giữa người trong họ bậc trên và bậc dưới (tôn ti): “Phàm người họ ngoại con có</small>
tang lấy nhau; hay là lấy chị em gái cùng mẹ khác cha; chong sau với con gái
chong trước; mà lấy nhau, déu lấy luật về bà con thông gian mà xử tội (tôi
<small>thông gian chịu tù 03 năm); những người có họ ngoại, bậc trên hay bậc dưới,</small>
đêu khơng được lấy nhau, hễ trái luật thì phải tội 100 trượng,; chi em gai con cô, con cậu, đôi con di, lay nhau thì phải tội 80 trượng và ly di; con gái con trai chong trước với chong sau lay lẫn nhau thì theo luật anh em chị em gái cùng mẹ khác cha lấy lân nhau mà xử tội 03 năm và bắt ly di al
Trong thời ky Pháp thuộc, ba bộ Dan luật ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có những quy định tiến bộ về cắm kết hơn giữa những người có quan
hệ họ hàng, thân thích. Điều 74 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Phàm những
<small>® Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.23, 24;? Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.25,26;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">người thán thuộc hay thích thuộc về truc hệ, vào bậc nào cũng vậy, bất cứ là con chính, con hoang hay con ni, cấm khơng được kết hơn với nhau. Về hàng hệ thì những người sau này cũng không được kết hôn với nhau: (1) Anh chị em dong phụ, dong mẫu hay không cũng thế, hoặc lấy lan nhau hoặc lay anh chị
em nuôi; (2) Chi dau, em dau voi em chong, anh chong; (3) Chu, bác, cậu với
cháu gái; cô, di với cháu trai; (4) Bác gái hay thim với chau chong; (5) Anh em
<small>với chị em con chu, con bác, con cậu, con cô, con di cả hai bên nội ngoại; anh</small>
em, chị em chau chu, chau bác, chau cô vé bén noi; (6) Anh em ho voi chi em ho dong tông.” Khoản 3 - Điều 84 quy định trường hop giá thú vô hiệu: “Khi
hai người lấy nhau là thân thuộc, thích thuộc vào bậc mà trong luật đã cam <small>không được giá thu. `</small>
Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, cả hai chính quyền đều có những tiến bộ nhất định trong pháp luật về hơn nhân - gia đình về vấn đề này.
Ở miền Nam Việt Nam, Luật Gia đình số 1/59 của chính quyền Việt Nam Cộng Hịa quy định tại Điều thứ 10 như sau: “Những người bà con trực hệ do
huyết tộc hay do hôn nhân bất cứ chánh thức hay ngoại hơn hay vì lập con nuôi
mà ra, vào bậc nào cũng vậy, đều cam không được kết hôn với nhau.
Vẻ bàng hệ, những người sau này cũng không được kết hôn với nhau: (1) <small>Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha, anh chị em</small> nuôi hoặc lấy lân nhau, hoặc lấy anh chị em ni của mình; (2) Chúc, bác, cậu với chau gái do huyết tộc hay do hôn nhân; cô, di với cháu trai do huyết tộc hay do hôn nhân; ông chú, ông bác, ông cậu với chau gái do huyết tộc hay do hôn nhân; bà cô, ba di với cháu trai do huyết tộc hay do hôn nhân; (3) Bác gái, thim
hay mo voi chau chong, duong với chau vợ; ba bac, ba thim, ba mợ với chau
chong; ông dượng với cháu vợ; (4) Anh em với chi em con chú, con bác, con
<small>cậu, con cô, con di, cả hai bên nội ngoại; anh chị em, chau chu, chau bác, chau</small>
cậu, chau cô, chau di vé bén nội cũng như bên ngoại, (5) Chị dau, em dau với
<small>anh chong, em chong; anh ré, em ré với chi vợ, em vợ. ”</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Ở Miễn Bắc, Điều 9 Luật HN&GD năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định: “Cam kết hơn giữa những người cùng dịng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cam kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết hơn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán.”
Mặc dù hai bộ luật về HN&GD của hai chính quyền có cách cách diễn đạt khác nhau nhưng đều quy định các trường hợp cắm kết hôn với phạm vi
rộng hơn so với quy định pháp luật trong thời kỳ Pháp thuộc. Các yếu tố truyền
thống, phong tục tập quán vẫn chi phối phần nào ý chí của nhà làm luật, việc
cam kết hôn không chi xem xét trên mối liên hệ về huyết thống mà còn cả về lý
do đạo đức (cam kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, con đẻ với con nuôi...). Tuy vậy, Luật HN&GD năm 1959 của nhà nước VNDCCH khơng cam
hồn tồn việc kết hơn giữa những người có ho trong phạm vi năm đời mà để ngỏ theo tập quán pháp của mỗi địa phương.
Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, Luật HN&GD đã trải qua nhiều lần sửa đổi quy định về cắm kết hôn giữa người có quan hệ huyết thống
trực hệ, thân thuộc dé đảm bảo kế thừa và phát huy các truyền thông tốt dep của
đất nước, tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế. Trong Luật
HN&GD năm 2014, điểm d - Khoản 2, Điều 5 quy định: “Cẩm các hành vi sau
đây: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chong giữa những người cùng dòng mau về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vì ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chong với con dâu, mẹ vợ với con ré, cha duong với con riêng cua vợ, me kế với con riêng của chong.” Quy định này đã thu hẹp phạm vi cam kết hôn giữa những người
họ hàng từ phạm vi năm đời xuống chỉ trong phạm vi ba đời; đây là một điểm thay đổi phù hợp với các nghiên cứu khoa học quốc tế đã chi ra rằng ty lệ con
<small>sinh ra mac các bệnh về di truyên do kêt hợp gen lặn của cha mẹ là những người</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">có họ trong phạm vi đời thứ tư trở đi gần như bằng với tỷ lệ của các cặp vợ
chồng bình thường khác '°.
Dé làm rõ hơn về kết hôn cận huyết thống thuộc trường hợp bị cắm theo quy định của pháp luật, khoản 17, 18 - Điều 3 Luật HN&GD giải thích: Những người cùng dịng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau; những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh,
<small>chi, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh,</small>
chị, em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì là đời thứ ba. Kết hơn cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, người vợ và người chồng nằm trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng có cùng mối quan hệ huyết thống với nhau
<small>theo dòng họ cha, mẹ hoặc có cùng dịng máu trực hệ.</small>
Như vậy, có thê hiểu kết hôn cận huyết thống là việc hai bên nam, nữ có
quan hệ ho hang, thân thích thuộc phạm vi Luật HN&GD quy định cắm kết hôn nhưng họ vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với nhau.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống là một tập tục lạc hậu ton tại lâu đời
trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, đời sống văn hóa xã hội, tình trạng này đã phần nào được ngăn
chặn, tuy nhiên ở một bộ phận dân cư, việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
vẫn tôn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng do những nguyên nhân sau:
<small>1.2.1. Nguyên nhân khách quan</small>
Thứ nhất, do ảnh hưởng của phong tục, tập quan.
Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là tình trạng diễn ra từ lâu đời, từ thế
hệ này qua thế hệ khác, được nhiều cộng đồng dân cư duy trì. Trong xã hội Việt
Nam, đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến, kết hôn là một van dé hệ trọng không
<small>'° Denise Grady (2002), “No Genetic Reason to Discourage Cousin Marriage, Study Finds” tai dia chi</small>
<small> cập ngày 05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">chỉ đối với cặp vợ chồng mà còn đối với cả gia đình, dịng tộc. Việc hơn nhân hầu hết đều xuất phát từ ý chí của cha mẹ, thân tộc, vì lợi ích chung của dịng <small>họ.</small>
Tư tưởng này phan nào được thé hiện và cụ thé hóa trong các quy phạm pháp luật của thời kỳ phong kiến. Điều 94 Luật Gia Long quy định: “Trong việc <small>hôn nhán cua con trai và con gái, người chủ hôn bao giờ cũng là ơng bà, cha</small> mẹ. Nếu khơng có ơng bà, cha mẹ, người thân thuộc khác đứng chủ hôn. Nếu chong chết, me đã tdi giá và đem con gái mình ở với chong sau, việc hơn nhân <small>của con gái sẽ do người me đứng chu hôn.” Giai thích rõ hơn cho quy định nay</small>
Luật Gia Long phân tích: “Mỗi khi trai gái kết hơn, thé nào cũng can có một người điều khiến và định đoạt mọi việc dung ra làm chủ hôn... là những bậc tôn
trưởng rất được tơn trọng, các bậc ấy có uy qun dé diéu khiển và định đoạt với tư cách chủ hôn và các người ty ấn không thể nào trai lệnh”.''
Đứng trên góc độ của gia tộc, việc kết hơn không chỉ là sự gắn kết giữa
người nam và người nữ mà cịn nhằm duy trì, phát triển noi giống, tăng mối
quan hệ gắn kết giữa hai gia đình. Bên cạnh đó, cũng có quan niệm cho răng
việc kết hơn giữa anh em họ có thê giúp cuộc hơn nhân trở nên bền vững hơn, làm gắn bó hơn mối quan hệ trong dịng tộc, tiếp tục duy trì khối tài sản của
dịng tộc mà khơng bị phân tán ra nhiều chi thứ khác khi truyền từ thé hệ này
qua thế hệ khác.
Thứ hai, do quy định của pháp luật về xử lý đối với các hành vi tảo hôn và kết hơn cận huyết thống cịn chưa nghiêm khắc, chưa đảm bảo tinh ran de,
<small>phòng ngừa.</small>
Như vậy, hành vi tảo hơn có thé bị xử phạt hành chính đến 3.000.000
đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 03 năm tù nếu tiếp tục vi phạm cưỡng ép kết
hôn; hành vi tổ chức tảo hơn có thê bị xử phạt hành chính đến 1.000.000 đồng,
nếu tiếp tục vi phạm có thể bị xử lý hình sự cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm;
<small>!! Vũ Văn Mau, tldd chú thích 4, tr.20;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">hành vi vi phạm về kết hơn cận huyết thống có thé bị xử phat hành chính đến
30.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 05 năm tù. Nhìn chung, mức xử phạt đối với hành vi tảo hôn khá thấp, chỉ từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, luật chỉ dự
liệu khung tăng nặng đối với những trường hợp tiếp tục duy trì quan hệ vợ
chồng trái pháp luật. Nha làm luật chủ yếu dự liệu mức phạt mang tinh ran de cao đối với các trường hợp vi phạm kết hơn với người có cùng dịng máu về <small>trực hệ, tội loạn ln.</small>
Ngồi những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khách quan khác tác động đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Cho đến trước thế kỷ 19, các gia đình, dịng tộc ít có sự biến động lớn về
địa bàn cư trú, nhiều trường hợp vẫn ở tại một địa phương hang thé kỷ và những
<small>người đàn ông trong các gia đình đó chỉ rời nhà trong phạm vi khơng quá 5 dặm</small> - khoảng cách họ có thé đi bộ từ nhà đến nơi làm việc trong ngày ”. Có thé thay, ở những cộng đồng dân cư nhỏ, biệt lập, vùng sâu, vùng xa thường có tỷ lệ tảo
hôn và kết hôn cận huyết thống cao hơn so với vùng thành thị, nơi có tần suất
dân số lưu động cao hơn.
Sự khác biệt về vị trí địa lý, giữa vùng nông thôn và thành thị đã tạo ra
những khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí giữa người dân, phần
nào tác động đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
<small>Patrick Bateson, nhà Sinh vật học, Giáo sư chuyên ngành tập tính học tại</small>
trường Đại học Cambridge nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi những đứa trẻ cùng
lớn lên với nhau, chúng sẽ không cịn hấp dẫn giới tính với nhau nữa; đồng thời,
chúng lại tiếp tục tìm kiếm những người bạn đời tương tự - những người không phải anh chị em nhưng lại tương tự như anh chị em của mình. Ngược lại, nếu
những người anh em, họ hàng này gặp gỡ nhau khi đã trưởng thành, rất có khả
<small>!? Richard Conniff (2003), “Go ahead, kiss your cousin”, tlđd 12;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">năng hai bên sẽ bị hấp dẫn, nảy sinh tình cảm. Hiện tượng này được gọi là “giao
phối chọn lựa”.
<small>1.2.2. Nguyên nhân chú quan</small>
Thứ nhất, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế dẫn đến tảo hơn và kết
hơn cận huyết thống. Khơng phải là điều khó hiểu khi mà tình trạng tảo hơn và kết hơn cận huyết thống chủ yếu xảy ra tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nơi có hồn cảnh khó khăn. Thống kê trên thế giới, hơn một nửa số trẻ em gái trong các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn ở các nước đang phát triển kết hôn từ dưới 18 tuổi Ý.
Ở Việt Nam, khoảng 11% trẻ em gái kết hôn trước khi đủ 18 tuổi, trong đó vùng dân tộc thiểu số, những vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Trong năm 2014, tông số người kết hôn ở dân tộc La Hủ là 182 cặp, tảo hơn có
đến 83 cặp, chiếm 45,6%; ở dân tộc La Ha có 127 cặp kết hôn, tảo hôn chiếm 67 cặp, chiếm 52,8%; ở dân tộc Lự có 64 cặp kết hơn, tảo hôn chiếm 31 cặp, chiếm 48,4%'°,'° . Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số trung <small>bình khoảng 6,1%, trong đó có những dân tộc trên 20% như: dân tộc Ma</small> (44.1%), M'nông (40,2%); dân tộc Mang (43,6%). Đây đều là những dân tộc thiêu số đặc biệt ít người, cư trú chủ yếu ở những vùng miền núi đặc biệt khó
khăn như tỉnh Lai Châu, tinh Lâm Đồng, Dak Lắk, Đồng Nai... `”.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến nhiều cha mẹ lựa chọn cho con mình, đặc biệt là những bé gái kết hôn nhăm giảm thiêu chi phi sinh hoạt, “bán” con
dé duy tri sinh ké gia dinh. Tai nhiều nơi, kết hơn thậm chi cịn được coi là một cách dé đưa các bé gái và bản thân gia đình đó thốt khỏi cảnh nghèo khổ.
<small>3 Richard Comnif (2003), “Go ahead, kiss your cousn”, tại địa chỉ</small>
<small> truy cập ngày 05/8/2018;</small>
<small>'* Girls not brides, “Why does child marriage happen” tại địa chỉ: </small>
<small> truy cap ngay 05/8/2018;</small>
<small>sẽ Ủy ban Dân tộc (2016), Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015 tại địa chỉ</small>
<small> truy cập ngày05/8/2018;</small>
<small>'6 Girls not Brides, “Child marriage around the world - Vietnam” tại địa chỉ:</small>
<small> truy cập ngày: 05/8/2018;</small>
<small>' Ủy ban Dân tộc (2016), tldd 15;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><small>Thứ hai, trình độ dân trí chưa cao, ý thức pháp luật của người dan con</small>
hạn chế, không chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện độ tuổi kết hơn, cơ tình vi phạm quy định về kết hôn.
Việc được học tập, giáo dục sẽ phần nào làm giảm tỷ lệ tảo hôn ở trẻ, <small>ngược lại, trẻ em bỏ học sớm sẽ có nguy cơ tảo hơn cao hơn những trẻ em thông</small> thường. Thống kê cho thấy, trẻ em gái khơng được học tập có nguy cơ kết hôn trước tudi 13 cao gap 03 lần so với những trẻ em được học tập (cấp trung học cơ sở hoặc cao hơn). Trên 60% phụ nữ (từ 20 - 24 tuổi) không được học tập kết hôn trước khi đủ 18 tuổi Ÿ.
Trên thế giới, tỷ lệ trẻ em sinh ra mắc các chứng bệnh bam sinh như bệnh
xơ nang ở trẻ em, tật nứt đốt sống là khoảng 3 - 4%, trường hợp cha mẹ là anh,
chị em họ trong phạm vi đời thứ ba, con sinh ra có nguy co mắc chứng bệnh
nay tăng khoảng 1,7 - 2,8%. Hiện nay khoa học tiên tiến đã có nhiều biện pháp
xét nghiệm gen giúp phát hiện các gen lặn của cha mẹ, sàng lọc bệnh di truyền có thé xảy ra đối với trẻ. Day là một biện pháp có ý nghĩa lớn, làm thay đổi góc nhìn của giới nghiên cứu về tác hại lớn nhất mà kết hôn cận huyết thống gây ra.
Việc xét nghiệm gen cũng trở thành một trong những điều kiện mà pháp luật nhiều nước quy định trước khi cho phép kết hôn giữa anh, chị em họ. Tuy vậy, đối với nhiều nơi có trình độ dân trí thấp, những người kết hơn cận huyết thống
hồn tồn khơng thé hiéu được những hậu quả di truyền mà con cháu họ sau này có thé phải gánh chịu dẫn đến nhiều hậu quả dau lịng.
Ở nước ta, do trình độ nhận thức chưa cao dẫn đến nhiều trường hợp vi
phạm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, nhiều trường hợp khơng có ý thức chấp hành pháp luật, cơ tình vi phạm. Do quan niệm truyền thống khiến mọi người ít
cởi mở về giáo dục giới tính. Trên ghế nhà trường, trẻ chỉ được biết sơ lược về
giáo dục giới tinh thơng qua bài học ngắn trong chương trình lớp 5 và chương
<small>trình lớp 9. Một giáo viên đã nhận xét “Nội dung giáo đục giới tính chưa được</small>
<small>'3 Girls not Brides, “Education” tại địa chỉ: ngày truy</small>
<small>cập: 05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">tách bạch thành môn học hoặc chương trình chun biệt mà vẫn cịn lơng ghép vào các bộ môn khác như “sức khỏe ` hay “sinh học”. Thời điểm bắt dau học khá tré (dau năm lóp 5) và không liên tục (lớp 5, lớp 8, lớp 11)... Số tiếu bài qua it, chỉ khoảng 8 tiết (lớp 5), 5 bài ở lớp 9, còn bậc THPT thì long ghép. Nội dung mang tính giới thiệu, phân tích sơ bộ hon là giáo duc cả về mặt tâm lý lan kỹ năng cho học sinh”.
Việc không được tiếp cận này đã khiến người dân không hiểu rõ được tác
hại của nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, chưa có sự chuẩn bị tâm sinh lý
cần thiết, phần nào làm gia tăng tình trạng tảo hơn và kết hôn cận huyết thông. Thứ ba, việc việc xử lý của chính quyên địa phương đối với các trường
hop tảo hơn, kết hơn cận huyết thơng cịn chưa mạnh mẽ, việc tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả chưa cao.
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức, nhóm tình nguyện khơng ngừng tun
truyền, phố biến, nâng cao nhận thức về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Những việc làm này đã phần nào mang đến những kết quả tích cực nhưng vẫn
chưa thể mang lại hiệu quả sâu rộng, bền vững.
Ở nước ta, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện từ Trung ương đến địa phương thông qua các tơ chức chính trị - xã hội, các tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cịn được tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các dai truyền thanh - truyền hình, cơ quan báo chí... với các tin bài,
phỏng van, phóng sự, các chuyên trang, chuyên mục. Tuy vậy, những biện pháp
tuyên truyền này thường tỏ ra kém hiệu quả khi đi đến các vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số. Việc tun truyền cịn mang tính hình thức, ít có sự gắn kết với phong tục tập quán riêng của từng địa phương.
<small>a thanhnien.vn, “Giáo dục giới tính cho học sinh: Giáo viên đứng lớp còn 'đỏ mặt tia tai!” (2017) tai</small>
<small>địa chỉ: truy cập ngày 05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Bên cạnh những ngun nhân chính trên, cịn một số nguyên nhân chủ
quan khác như tình trạng phận biệt giới tính, do ảnh hưởng của thiên tai, chiến <small>tranh...</small>
Trẻ em gái là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tảo hôn cao hơn so <small>với trẻ em nam. Ngun nhân là do trong những gia đình có hồn cảnh khó</small> khăn, trẻ em gái thường phải bỏ học sớm, nhiều trường hợp không được học
tập, phải phụ giúp gia đình; nhiều nơi, cha mẹ giảm gánh nặng cho gia đình
băng cách cho trẻ em gái lay chồng sớm. Một khi đã kết hôn, trẻ em gái sẽ phải
đối mặt với nhiều áp lực của xã hội khi trở thành lao động cho gia đình chồng,
buộc phải mang thai khi cịn nhỏ tuổi. Đặc biệt khi kết hơn với người đàn ơng
lớn tuổi hơn mình, trẻ em gái sẽ gặp nhiều khó khăn để làm chủ những mong
muốn, nguyện vọng của bản thân, thậm chí phải đối mặt với các nguy cơ bị bạo
hành tình dục, thé chất, cũng như tinh than.
Thiên tai, chiến tranh cũng gây ảnh hưởng phan nào dẫn đến tinh trạng tảo hôn và kết hơn cận huyết thống. Tình trạng thiên tai xảy ra khiến nhiều trẻ em phải bỏ học, điều này khiến các em phải lao động sớm hơn, tăng cao tỷ lệ
tảo hôn ở các em. Ở nước ta, ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh dẫn đến nhiều
gia đình ly tán, có trường hợp vợ chéng sau khi kết hơn, có con mới phát hiện mình là anh em, ruột thịt với nhau”’.
1.3. Hệ quả tiêu cực của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống 1.3.1. Hệ quả tiêu cực đối với cá nhân, gia đình
Tứ nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em
Theo kết quả nghiên cứu của nên y học hiện đại, nam từ khoảng 16 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, để đảm
bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển, bảo đảm sức khỏe <small>cho người phụ nữ mang thai, ti có con tơt nhât cân phải trên 18 tuôi. Trẻ em</small>
<small>? Pháp Luật 247, “Bình Định: Chị em ruột lấy nhau, 12 năm sau mới biết” tại địa chỉ:</small>
<small> truy cập ngày05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">gái mang thai từ 15 - 19 tuổi gặp phải nhiều nguy co tử vong do những biến <small>chứng thai sản và trong quá trình sinh con cao hơn so với phụ nữ sinh con ở độ</small> tuổi 20, nguy co này còn cao hơn đối với trẻ em gái mang thai dưới 15 tuổi”.
Trẻ quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai nhưng không thé kết hôn đã tự pha
thai, phá thai chui ở những cơ sở y tế không bảo đảm chất lượng, trẻ dé gặp phải những tai biến như băng huyết, nhiễm khuẩn, sót nhau, thủng tử cung, tắc ống dẫn trứng, rách bàng quang, nhiễm trùng máu... Nạo phá thai sớm dễ dẫn đến biến chứng lâu dài như viêm tắc hai vịi trứng, dính buồng tử cung, vơ sinh....
Trẻ tảo hơn tiếp cận với tình dục khi cơ thể cịn đang phát triển, trẻ chưa
có sự hiểu biết đầy đủ về giới tính và sức khỏe sinh sản, chưa thể đảm đương
trách nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ. Bên cạnh đó, do cơ thể chưa phát triển
day đủ nên trẻ em gái không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng bao thai, con của trẻ em tảo hôn bị thường chết lưu hoặc chết non trong những tháng đầu đời, nhiều trường hợp tử vong ở cả mẹ và trẻ sơ sinh... Trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên
gặp phải nhiều nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh hưởng nặng nề về
sức khỏe cũng như khả năng lao động trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng dân số. Trẻ em
gái là nạn nhân của tảo hôn mất đi cơ hội học tập, việc làm, có nguy cơ bị bạo
hành, phụ thuộc hồn tồn vào chồng và gia đình nhà chồng.
Trẻ em do cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống sinh ra có nguy cơ cao
mac các bệnh di truyền, dị tật bam sinh, chậm phát triển, thậm chí tử vong SƠ
sinh cao hơn so với các trẻ thông thường. Bên cạnh đó, trẻ mang thai ở ti vị
thành niên cũng gặp phải nhiều nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh
hưởng nặng nề về sức khỏe cũng như khả năng lao động trong tương lai. Những đứa trẻ do bà mẹ tảo hôn sinh ra thường bị suy dinh dưỡng, thấp còi, gặp phải
<small>*! Girls not Brides “5 reasons end child marriage improve maternal health” (2016) tai dia chi:</small>
<small> truy cập ngày05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">nhiều van đề về sức khỏe hơn những đứa trẻ bình thường, gây ảnh hưởng đến
cuộc song, sức khỏe cua ca ba mẹ và trẻ em.
<small>Một nghiên cứu từ 13,500 trẻ sơ sinh tại Bradford, West Yorkshire nước</small>
Anh cho thấy, con của anh em họ đời thứ ba có nguy cơ mắc phải các di tat bam
sinh về hệ tim mạch và hệ thần kinh cao gấp hai lần so với những đứa trẻ thông
thường. Một số di tật bam sinh mà con của các cap vợ chồng kết hơn cận
huyết thống có nguy cơ mắc phải cao như bệnh mù màu, bệnh về tim mạch,
bệnh đao, bạch tạng... Ngoài ra, cặp vợ chồng kết hơn cận huyết khi sinh con,
trẻ thường có sức đề kháng kém, sinh lực yếu, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, nhiều trường hợp bị thiểu năng, trí tuệ khơng phát triển, nhiều trẻ khơng thê sống đến ti trưởng thành.
Thứ hai, dan đến tình trạng nghèo đói, thất học, làm suy giảm chất lượng
cuộc sống của cá nhân, gia đình.
Thực tế cho thấy, những cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống thường có hồn cảnh kinh tế khó khăn, khơng có điều kiện được học tập, rèn
luyện, chưa đủ khả năng để chăm sóc con cái phát triển một cách khỏe mạnh cũng như chu cấp về kinh tế, giáo dục cho con cái về sau. Bên cạnh đó, những cặp vo chồng lấy nhau quá sớm nên sự hiểu biết, suy nghĩ chưa chin chắn dễ
làm phát sinh những bạo lực gia đình, gây ra stress và trầm cảm và những sang chan về tâm thần khác.
Trẻ em gái tảo hôn gặp phải nhiều nguy cơ bị bạo hành từ người chồng
hoặc gia đình nhà chồng cao hơn so với phụ nữ kết hôn ở độ tuôi trưởng thành.
Theo thống kê trên thế giới, có 44% trẻ em gái từ 15 - 19 tuổi tin rằng người
chồng có thé đánh đập minh mà khơng có ý định phản kháng hay cho rằng đó là sai trái”. Trẻ em gái sau kết hôn thường bị bạn bè đồng lứa cô lập và bỏ rơi.
<small>? The guardian “Marriage between first cousins doubles risk of birth defects, say researchers” (2013),</small>
<small>tai dia chi: truy cap ngay05/8/2018;</small>
<small>*3 Girls not briges (2014) “Why is child marriage a form of violence against women and child” tai dia</small>
<small>chi truycap ngay 05/8/2018;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Đặc biệt, tảo hơn, kết hơn cận huyết thống cịn khiến trẻ em mất đi cơ hội
được tiếp tục học tập, mất đi cơ hội có việc làm tạo thu nhập cho gia đình, ít có cơ hội độc lập về kinh tế, khơng có tiếng nói trong gia đình, thậm chí là bị cơ <small>lập với xã hội bên ngồi.</small>
Những gia đình có cha mẹ khơng được giáo dục đầy đủ về quy định của pháp luật cũng như tác hai của tảo hơn, kết hơn cận huyết thống có thé phải chịu
<small>những hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật, trẻ em sinh ra bị ảnh hưởng</small>
về sức khoẻ, thể chất trong tương lai. Cha mẹ không đủ nhận thức về tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và tiếp tục duy trì những hủ tục này ở những thế hệ sau, không đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, trở thành gánh nặng
cho gia đình, kéo theo những hệ luy đói nghèo kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ
1.3.2. Hệ quả tiêu cực đối với xã hội
Thứ nhất, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, suy giảm sức khoẻ giống
Trẻ em do cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống sinh ra đều có
nguy co cao mac các bệnh di truyền, dị tật bam sinh, chậm phát triển, tử vong
sơ sinh cao hơn so với các trẻ thông thường. Bên cạnh đó, trẻ mang thai ở tuổi
vị thành niên cũng gặp phải nhiều nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe cũng như khả năng lao động trong tương lai. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn tác động tiêu
cực đến chất lượng dân SỐ.
Tảo hơn, kết hơn cận huyết thống có nguy cơ ảnh hưởng đến dân số cả về
số lượng và chất lượng. Ở những vùng có tỷ lệ tảo hơn, kết hơn cận huyết thống, ti thọ trung bình thường thấp hon so với những vùng khác. Trẻ em do
cặp vợ chồng kết hơn cận huyết thống sinh ra có nguy cơ cao mắc các bệnh di
truyền, dị tat bam sinh, chậm phát triển, thậm chí tử vong sơ sinh cao hơn so với
các trẻ thơng thường. Bên cạnh đó, trẻ mang thai ở tuôi vị thành niên cũng gặp
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">phải nhiều nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh hưởng nặng nề về sức
<small>khỏe cũng như khả năng lao động trong tương lai.</small>
Thứ hai, kéo theo gánh nặng giảm thiểu các thiệt hại do tảo hôn và kết hôn cận huyết thông gây ra cho xã hội
Tảo hôn và kết hôn cận huyết tác động đến các vấn đề kinh tế xã hội, gây nên một vịng luan quần khó giải quyết, đó là: Nghèo đói - Tảo hơn, kết hơn cận huyết - Bỏ học - Khơng có cơ hội tìm kiếm việc làm - Sinh con ra sức khỏe kém, dễ ốm đau bệnh tật - Nghèo đói. Vấn nạn này là rào cản đối với hoàn
thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em đòi hỏi phải được sự chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, những đối tượng này thường là những người yếu thé trong xã hội, có những ảnh hưởng nặng nè, cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của các trung tâm y tế, tổ chức phúc lợi xã hội. Xã hội sẽ phải chăm lo
nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành đặc biệt là trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế... đòi hỏi mỗi con người phải có
trí tuệ phát triển, sức khỏe tốt... để đáp ứng được yêu cầu xây dựng xã hội trong <small>thời đại mới.</small>
Thứ ba, khiến cho các cơ quan chính quyên gặp khó khăn trong cơng tác
thực thi pháp luật, quản lý dân số hộ tịch, phát triển các chính sách kinh tế -xã hội ở địa phương, đất nước.
Các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống không đăng ký kết hôn,
trẻ em tảo hôn sinh ra không được đăng ký khai sinh, dẫn đến nhiều khó khăn
trong việc quản lý dân số tại địa phương, không thé kip thời có các biện pháp
<small>chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.</small>
Những tác động đến chất lượng dân số do tảo hôn, kết hôn cận huyết
thống gây ra làm cũng ảnh hưởng đến chất lượng lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Thực tế cho thay, tình trạng tảo hơn và kết hơn cận huyết
thống ở vùng nơng thơn, điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ cao hơn so với vùng thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Điều này
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng lao động nói chung của đất nước, đặc
<small>biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, lao động Việt Nam đang</small> phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một khốc liệt với các lao động khác trong khu vực và trên thế giới.
Trẻ em sinh sống tại những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn thường bỏ học sớm, khơng được trang bị đầy đủ kiến thức, cơ hội tham gia VIỆC làm được trả lương là rất thấp, gia tăng áp lực về sinh kế cho gia đình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Kết luận Chương 1
Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống xảy ra bắt nguồn từ những hủ tục lạc hậu và những quan niệm sai lầm về hơn nhân, gia đình đã ăn sâu, bám rễ trong xã hội dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cá nhân, gia đình, xã hội, kéo dài đến nhiều thé hệ.
Pháp luật hơn nhân gia đình về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống đã được điều chỉnh qua nhiều thời kỳ, tiếp thu những tiến bộ trong pháp luật Trung Quốc, pháp luật phương Tây đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp với truyền thống cũng như đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam trên cơ bản đã phù hợp với nội dung pháp luật quốc tế
mà nước ta là thành viên, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Mặc dù đã có nhiều phát triển tích cực, tình trạng tảo hơn và kết hơn cận
huyết thơng van đang diễn ra và có nhiều nguy cơ gia tăng, đặc biệt tại các vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trong đó có địa bàn huyện Mường La, tỉnh <small>Sơn La.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÓI VỚI TẢO HON VA KET HON CAN HUYET THONG TREN DIA BAN HUYỆN MUONG LA - TINH SON LA
2.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tap
<small>quán của các dân tộc trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La</small>
Đề xác định được thực trạng từ đó đề xuất các biện pháp xử lý đối với trường hợp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, trước hết, ta cần xác định được các điều kiện tự nhiên cũng như về
kinh tế, văn hóa, xã hội của địa bàn có tác động đến thực trạng, phong tục, tập
quán của người dân về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Mường La, tỉnh Sơn La là huyện miền núi của tinh Son La, nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc. Phía Bắc giáp huyện Than Un (tỉnh Lai Châu); phía
Đơng giáp huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái); phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La, phía Tây giáp huyện
<small>Quynh Nhai, huyện Thuận Chau, tỉnh Sơn La. Huyện có 16 đơn vị hành chính</small>
cấp xã, cụ thể: Xã Nậm Giơn, xã Chiềng Lao, xã Mường Bú, xã PI Toong, xã Chiềng Hoa, xã Ngọc Chiến, xã Nặm Păm, xã Chiềng San, xã Hua Trai, xã Tạ
Bú, xã Chiềng Công, xã Mường Chùm, xã Chiềng Ân, xã Mường Trai, xã Chiềng Muôn và thị trấn It Ong, với 08 xã khu vực III, 05 xã khu vực II và 03
xã, thị tran khu vực I; trong đó có 288 bản, tiêu khu.
Cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 41 km, huyện Mường La có hệ
thống giao thơng thuận tiện gồm tuyến Quốc lộ 279D dài 76 km nối từ thành
phố Sơn La đi qua huyện Mường La đến huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu và tỉnh lộ 106 giao với Quốc lộ 32 đi các tỉnh khác. Đây là con đường giao
thông quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, quốc phịng - an ninh của huyện Mường La nói riêng và của Tây Bắc nói chung. Đến nay, 100% các xã đã
có đường ơ tơ đến trung tâm, tuy nhiên vào mùa mưa, một số đoạn đường bị sạt lở gây ách tắc giao thông trên địa bàn. Về đường thủy, huyện có 02 tuyến chính
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">trên sông Đà: Tuyến từ cảng Tạ Bú đến đập thủy điện Hịa Bình và tuyến từ hồ thủy điện Sơn La nối thị trấn Ít Ong với thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Ngồi sơng Đà, huyện Mường La cịn có 07 con suối lớn: Nam Giơn, Nam
Mu, Nam Trai, Nam Pam, Nam Chiến, Nam Pia, Nam Pan với tong chiéu dai
khoảng 200km va nhiều suối nhỏ có vai trị điều hịa tưới tiêu, phục vụ trồng trọt, ni trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông đến khắp các xã và các tỉnh lân <small>cận.</small>
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mường La là 142.536 ha, có độ cao trung bình từ 600 - 700 m so với mực nước biên. Phía Đơng và Đơng Bắc là những dãy núi cao, thấp dần về phía Nam và dọc theo hai bờ sơng Đà.
<small>Huyện Mường La thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên trong</small>
năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dai từ thang 4 đến tháng 9, mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, gió Tây Nam. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 26°C, lượng mua bình quan 1.374mm/năm, độ
am trung bình 85%.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Đặc điểm về kinh tế
Dựa vào đặc điểm địa lý tự nhiên, huyện Mường La phân vùng phát triển kinh tế xã hội thành 03 tiêu vùng: Vùng cao, gồm các xã: Ngọc Chiến, Chiéng
Công, Chiéng An, Chiéng Muôn, Nam Gi6n, Chiéng Lao, Hua Trai; vung doc sông Da va phụ cận gồm các xã: Chiéng Hoa, Ta Bu, Chiéng San, Nam Pam, Pi
<small>Toong, Mường Bu, Mường Chùm, Mường Trai; Trung tâm xã, cum xã va thi</small> trần Ít Ong - là vùng kinh tế trọng điểm của huyện Mường La.
Do huyện Mường La địa hình chủ yếu có độ dốc lớn, chia cắt bởi nhiều
ngọn núi và sông suối nên đại bộ phận đồng ruộng rất nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang với khoảng 1.651,5 ha ruộng lúa nước, chiếm 1,15% diện tích tồn
huyện. Khí hậu va thé nhưỡng của huyện thích hợp trồng cây cơng nghiệp, cây
ăn quả, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Theo thống kê năm 2017, điện tích đất sản
xuất nơng nghiệp là: 20,85 nghìn ha; đất lâm nghiệp: 56,01 nghìn ha; đất
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">chuyên dùng 6,73 nghìn ha; đất ở: 0,66 nghìn ha. Bên cạnh đó, phát huy thé mạnh và tiềm năng thủy điện của địa phương, trên địa bàn huyện đã xây dựng nhiều cơng trình thủy điện đi vào hoạt động như: Thủy điện Nậm Chiến 1, Nậm Chiến 2, Nam Bu, Nam Pia... Đặc biệt, Nhà máy thủy điện Sơn La tại thị tran It Ong có cơng suất 2.400MW, là cơng trình thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Bảng 1: Thong kê dân số chia theo cấp xã tại huyện Mường La, năm 2017
Tổng Chia theo dân tộc
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Tổng Chia theo dân tộc
TT| Xã dân |. ST TA : La :<sub>số Kinh | Thai | H Mông | Kháng Ha Khac</sub>
Tổng số | 94.713 | 5.633 | 61.727} 21.752| 4.280| 1.259| 62 (Nguồn: Uy ban nhân dân huyện Mường La, tinh Son La).
Ty lệ dân số chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Mường La được thé hiện trong biéu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1: 7' ÿ lệ dan số chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Mường La <small>trong năm 2017.</small>
Tỷ lệ dân số chia theo dân tộc
Huyện Mường La là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Kinh, Thái,
HMông, Kháng, La Ha va một số dân tộc ít người khác, tuy vậy, dân số chủ
yếu là dân tộc Thái (chiếm 65,17%) và dân tộc H'Mông (chiếm 22,97%), hai
dân tộc cư trú hầu khắp các xã, thị trấn; dân tộc Kinh và các dân tộc khác chỉ
chiếm khoảng 12% tổng dân số toàn huyện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Bang 2: Thong kê dân số chia theo hộ nghèo, hộ cận nghèo trong từng <small>dan tộc tại huyện Mường La, năm 2017.</small>
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
Từ bảng thống kê trên, có thé thay, trong năm 2017, huyện Mường La có
SỐ lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo khá cao, trên 50%, đặc biệt trong các nhóm dân tộc H’Méng, La Ha, tỷ lệ hộ nghèo đều cao đến 80%. Mặc dù có nhiều điều
kiện thuận lợi và định hướng phát triển kinh tế theo từng tiểu vùng, những tiềm
năng của huyện vẫn chưa được phát triển đầy đủ, điều kiện kinh tế của người
dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Đặc điểm về văn hóa, xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2017 tại bảng 1, tong số nhân khẩu trong tồn
huyện là 94.713 khẩu; trong đó số khâu dân tộc thiêu số là 89.080 người, chiếm
94,05% tổng dân số toàn huyện, chủ yếu gồm các dân tộc: Thái, H Mông, La <small>Ha, Kháng...</small>
Dân tộc Thái là dân tộc đông đảo nhất trên địa bàn huyện Mường La với
tổng số 61.727 người (bang 01) cư trú ở hầu khắp các xã, thị tran trên dia ban huyện. Người Thái đã định cư tại huyện Mường La từ lâu đời, có sự phát triển
khá tiến bộ, điều này được ghi chép lại qua nhiều văn thơ, truyện cổ và các tục
lệ được ghi chép còn lưu trữ lại đến ngày nay, trong đó cịn nhiều văn bản luật <small>tục mường được van ban hóa trong các luật bản mường quy định vé co câu tô</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">chức xã hội, phân phối đất đai, các nguồn tài nguyên môi trường và một số luật
lệ khác cho thấy trình độ phát triển của người Thái cỗ tương ứng với một thé chế tiền nhà nước: “Ludt mường Mai Châu” do ông Hà Công Tường ghi chép từ trước khi Pháp xâm lược; “Ludt lệ bản muong ở Mai Son” do cụ Cam Văn Oai (1870 - 1933) chép lại bang chữ Thái cổ. Trong đời sống hơn nhân gia đình, luật lệ của người Thái cho phép trai gái tự do yêu đương, quy định vợ chồng phải chung thủy, yêu thương nhau suốt đời, đồng thời thừa nhận bỏ vợ, bỏ chồng là <small>tự do, hợp với lẽ tự nhiên.</small>
<small>Việc tự do yêu đương của nam nữ dân tộc Thái cũng phải tuân thủ các</small>
phong tục tập quán của dân tộc. Luật lệ bản mường quy định nhiều trường hợp
ngăn cắm trong hơn nhân và gia đình như: hủ hóa với gái khác họ, hủ hóa với
<small>vợ góa tạo, loạn luân với gái góa người trong họ, loạn luân với người trong họ</small>
<small>cịn con gái chưa có mang, loạn ln với người trong họ cịn con gái đã có</small>
mang... Về tuổi kết hôn, luật tục người Thái quy định nam nữ đến tuổi trưởng thành cũng là lúc đủ tuổi dé kết hơn, theo đó, độ tuổi trưởng thành thường được
quy định vào khoảng 15 - 16 tuổi đối với cả nam và nữ. Ngày nay, những quy
định về hôn nhân gia đình của dân tộc Thái đã có nhiều sự thay đổi, giảm bớt nhiều hủ tục, sính lễ nhưng vẫn cịn nhiều thủ tục vẫn được duy trì và thực hiện.
<small>Trên địa bàn huyện Mường La cịn có hai nhóm dân tộc La Ha và Kháng</small> có nhiều nét tương đồng với dân tộc Thái. Tính đến năm 2017, dân tộc La Ha và <small>dân tộc Kháng trên địa bàn huyện Mường La có 5.539 người (bảng 01). Cả hai</small> dân tộc này đều sinh sống xen lẫn cùng với cộng đồng dân tộc Thái, có nhiều nét tương đồng về ngôn ngữ, trang phục và các phong tục, tập quán với dân tộc
Thái, trong đó có các phong tục về hôn nhân, cưới xin.
Đối với dân tộc La Ha, sau thời gian đơi trai gái tìm hiểu, người con trai
thông báo với bố mẹ dé nhờ bà mối đi dam, nha gái nhận trầu và đưa áo của cơ gái cho bên nhà trai xem bói. Nếu nhà gái khơng trả lại trầu cho nhà trai có
nghĩa là nhà gái đồng ý và người con trai đến nhà gái bắt đầu ở rễ làm công cho <small>bô me vợ, sau khi hêt hạn ở rê mới tô chức lễ cưới chính thức. Sau lễ cưới nay,</small>
</div>