Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 39 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy, cô tại trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là cô Lê Thị Trúc Hà – giáo viên bộ môn Thực hành văn bản tiếng Việt đã tạo điều kiện để chúng em được học hỏi và giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.
Chúng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những kinh nghiệm và lời chia sẻ đầy chân thành, tâm huyết mà thầy, cô bộ môn đã gửi đến chúng em. Và đây cũng chính là hành trang vững chắc cho chúng em trong hành trình chinh phục ước mơ trong tương lai.
Trong quá trình làm bài tiểu luận về đề tài: Bạo lực ngơn từ trên các bình luận trong Chương trình “Come Out – Bước Ra Ánh Sáng” chúng em biết mình cịn rất nhiều thiếu sót. Chúng em mong q thầy, cơ sẽ xem xét và góp ý những điều chúng em cịn thiếu để chúng em có thể hồn thiện bản thân hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 08 năm 2023
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>T<sup>MSSV</sup><sup>HỌ VÀ TÊN</sup><sup>VAI TRÒ</sup><sup>NHIỆM VỤ</sup><sup>ĐIỂM %</sup></b>
Phân chia cơng việc,
2 2273201040061 Nguyễn Phạm Minh Anh Thành viên
Tìm nội dung chương II, chỉnh sửa tiểu luận,
4 2273201040383 Cao Quốc Khải Thành viên
Tìm nội dung chương II, tìm hình ảnh, đóng góp ý tưởng thuyết
trình, thuyết trình
5 2273201041032 Lê Đức Thuận Thành viên
Tìm nội dung chương
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">LỜI MỞ ĐẦU...6
1. Lý do chọn chủ đề...7
2. Mục tiêu nghiên cứu...7
3. Đối tượng nghiên cứu...8
Đối tượng nghiên cứu thuộc mọi giới tính và nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên (15 - 25 tuổi)...8
4. Phạm vi nghiên cứu...8
5. Ý nghĩa nghiên cứu...8
Bài nghiên cứu này đã góp phần trong việc đánh giá mức độ, tầm hiểu biết của mọi người về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, không chỉ trong ngữ cảnh tổng quan mà cịn cụ thể trong chương trình “Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”. Ngoài việc đánh giá, bài nghiên cứu còn mang đến một sự củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức về bạo lực ngôn từ, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và mực độ nguy hại của bạo lực ngôn từ trực tuyến...8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...9
1.1. Phân tích các khái niệm...9
1.1.1. Khái niệm về LGBT...9
1.1.2. Những định kiến về cộng đồng LGBT...9
1.1.2.1. Khái niệm về định kiến...9
1.1.3. Bạo lực ngôn từ...11
1.1.3.1. Khái niệm về bạo lực ngơn từ...11
1.2. Khái qt về chương trình “Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”...13
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH “COME OUT - BƯỚC RA ÁNH SÁNG”...15
2.1. Bối cảnh và thực trạng của vấn nạn bạo lực ngôn từ...15
2.2. Bối cảnh sự xuất hiện và phát triển của cộng đồng LGBT...17
2.3. Tổng hợp và phân tích những bình luận mang tính cơng kích, tiêu cực từ khán giả đến các khách mời trong chương trình...19
2.4. Nhận xét vấn đề...21
2.5. Kết luận vấn đề...22
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...23
3.1. Mô tả quy trình và kế hoạch nghiên cứu...23
3.2. Phân tích kết quả khảo sát...24
3.2.1. Đối tượng khảo sát...24
3.2.2. Bạn có từng chứng kiến bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội khơng?...24
3.2.3. Bạn có biết đến chương trình “Come Out – Bước Ra Ánh Sáng” không?. .24 3.2.4. Bạn nghĩ chương trình “Come Out – Bước Ra Ánh Sáng” với nội dung về cộng đồng LGBT đang có phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện nay?...24
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">3.2.5. Dưới đây là những từ ngữ thường được dùng để thể hiện quan điểm về giới
tính trong xã hội, hãy chia sẻ quan điểm của bạn về từng từ ngữ sau...24
3.2.6. Dưới đây là những ý kiến của cộng đồng mạng về chương trình “Come Out – Bước Ra Ánh Sáng”. Bạn hãy đánh giá ý kiến của bạn theo các tiêu chí đạo đức, nhân tính, suy nghĩ cá nhân của bạn bằng cách tích vào ô “Ủng hộ” hoặc “Không ủng hộ”...25
3.2.7. Để kết thúc phần khảo sát, bạn có lời nào muốn chia sẻ đến những người trong cộng đồng LGBT không ?...30
3.3. Đề xuất giải pháp...30
3.3.1. Bài trừ nạn bạo lực ngôn từ trên các Gameshow...30
3.3.2. Giải pháp giúp đỡ nạn nhân của bạo lực ngôn từ trên các Gameshow...32
3.4. Đề xuất kế hoạch triển khai...32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...36
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>LỜI MỞ ĐẦU</b>
Bạo lực ngôn từ là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp trong xã hội hiện đại, đặc biệt là khi nó xuất hiện trong các bình luận trên mạng xã hội của các chương trình truyền hình. Chương trình <i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”</i> là một ví dụ điển hình cho trường hợp trên, nơi mà các ý kiến và quan điểm của người tham gia thường được thể hiện một cách tự do và công khai trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ranh giới giữa tự do ngôn từ và bạo lực ngơn từ là vơ cùng mỏng manh. Thậm chí, nếu chúng ta khơng có sự phân định rõ ràng thì sẽ gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm của một cá nhân hoặc tập thể.
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi quyết định tiếp cận và nghiên cứu vấn đề đáng quan ngại này chúng tôi phát hiện các bình luận mang xu hướng bạo lực ngôn từ
<i>xuất hiện trên mạng xã hội trong cuộc bàn luận về chương trình “Come Out - Bước Ra</i>
<i>Ánh Sáng”. Bằng việc tập trung vào nội dung, phạm vi và hậu quả của bạo lực ngôn từ</i>
trong ngữ cảnh này, chúng tơi sẽ cố gắng đưa ra những góc nhìn sâu hơn về tình hình hiện tại và đề xuất những khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nó.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu ngun nhân và cơ chế dẫn đến việc sử dụng bạo
<i>lực ngơn từ trong các bình luận trên chương trình “Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”.</i>
Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ đề xuất những biện pháp cụ thể để giảm thiểu và ngăn chặn hiện tượng này. Để hoàn thành mục tiêu trên một cách trọn vẹn nhất, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa việc phân tích tài liệu và khảo sát ý kiến của nhóm người thuộc độ tuổi từ dưới 18 tuổi đến trên 25 tuổi. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ trở thành một đóng góp quan trọng cho việc nâng cao nhận thức về tác hại của bạo lực ngôn từ trong truyền thông đại chúng và đưa ra những hướng tiếp cận mới để xử lý tình hình trên một cách hiệu quả và bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn không thể không đối diện với một số hạn chế nhất định, bao gồm việc giới hạn về tài nguyên, thời gian, cũng như tính khách quan trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cam kết sự bảo mật tuyệt đối và ln đảm bảo tính minh bạch của kết quả nghiên cứu.
Cuối cùng, chúng tôi kỳ vọng rằng đề tài này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng của bạo lực ngôn từ trong truyền thông và đề xuất các giải pháp thực tế để xây dựng một xã hội lịch sử, văn minh và tôn trọng nhân quyền trong việc thể hiện
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>1. Lý do chọn chủ đề</b>
Bạo lực ngôn từ đang trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng và cần được xem xét cũng như chú ý nhiều hơn trong xã hội hiện nay, đặc biệt là khi nó liên quan đến các cá nhân trong cộng đồng LGBT. Các chương trình có nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT thường thu hút được sự chú ý và quan tâm từ công chúng, điều này là cơ chế thúc đẩy cho các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình này, chúng ta có thể phát hiện sự xuất hiện với tần suất khá cao của yếu tố bạo lực ngôn từ trên các bình luận. Điều này góp phần gia tăng sự căng thẳng và thậm chí có thể gây tổn thương cho những người tham gia chương trình nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung.
Bạo lực ngơn từ khơng chỉ đơn thuần là những từ ngữ mang tính chất gây tổn thương, mà nó cịn có thể làm gia tăng nguy cơ bạo lực hành động. Các bình luận chứa yếu tố bạo lực ngôn từ trong các chương trình về LGBT ở Việt Nam có khả năng tạo ra một mơi trường khơng an tồn và kích thích những hành vi bạo lực ngồi đời sống, và chương trình <i>“Come Out – Bước Ra Ánh Sáng”</i> là một minh chứng sống cho trường hợp trên. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài Bạo lực ngơn từ trên các bình luận trong chuơng trình <i>“Come Out – Bước Ra Ánh Sáng”</i>có thể giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bạo lực ngôn từ và bạo lực hành động, từ đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng đáng lo ngại này. Đồng thời, việc đưa ra những góc nhìn rộng hơn về tác động của bạo lực ngôn từ đến các cá nhân trong cộng đồng LGBT và xã hội có thể góp phần nâng cao nhận thức và giáo dục về tác hại của bạo lực ngơn từ. Bên cạnh đó, việc này có thể giúp chúng ta tạo ra một môi trường tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng. Việc nghiên cứu này cịn chung tay đóng góp vào việc xây dựng một xã hội văn minh, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận một cách cân nhắc và đồng thời đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu</b>
Mục tiêu của quá trình nghiên cứu này là phân tích thực trạng liên quan đến vấn nạn bạo lực ngôn từ diễn ra trong các chương trình có nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT. Ngồi ra, việc nghiên cứu cịn nhấn mạnh sự cần thiết của việc xem xét cả hai phía – ủng hộ và không ủng hộ, nhằm đánh giá những hậu quả và tác động trong quá trình thảo luận về những nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT. Điều này giúp
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">tạo ra một cái nhìn tồn diện về tình hình và cung cấp thơng tin hữu ích cho việc cải thiện việc thực hiện tự do ngôn luận trong lĩnh vực này.
Bên cạnh việc phân tích hành vi và cử chỉ của đại đa số khán giả theo dõi chương trình, quá trình nghiên cứu cũng sẽ dựa trên những dữ liệu được thu thập và phân tích đưa ra các nhận định và đánh giá khách quan về đề tài này. Những thông tin này sẽ giúp ích trong việc củng cố và điều chỉnh báo cáo của chúng tơi, từ đó cung cấp một cái nhìn tồn diện hơn về đề tài Bạo lực ngơn từ trên các bình luận trong chương trình
<i>“Come Out – Bước Ra Ánh Sáng”.</i>
<b>3. Đối tượng nghiên cứu</b>
Đối tượng nghiên cứu thuộc mọi giới tính và nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên (15 - 25 tuổi).
<b>4. Phạm vi nghiên cứu</b>
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
<b>Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong vòng hai tuần, từ ngày 21/7/2023</b>
đến ngày 4/8/2023.
<b>Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào vấn đề bạo lực ngơn từ trên</b>
các bình luận trong chương trình <i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”</i>.
<b>5.Ý nghĩa nghiên cứu</b>
Bài nghiên cứu này đã góp phần trong việc đánh giá mức độ, tầm hiểu biết của mọi người về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, không chỉ trong ngữ cảnh tổng quan mà còn cụ thể trong chương trình <i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”.</i> Ngồi việc đánh giá, bài nghiên cứu cịn mang đến một sự củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức về bạo lực ngôn từ, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và mực độ nguy hại của bạo lực ngôn từ trực tuyến.
Thông qua bài tiểu luận này, chúng tơi hy vọng có thể đóng góp một phần vào việc tạo ra một mơi trường trực tuyến an toàn hơn, nơi mà mọi người có thể tham gia và thể hiện ý kiến mà không phải lo ngại về bạo lực ngôn từ. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực ngơn từ để họ có thể tự tin và tự đề cao giá trị của chính bản thân mình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Phân tích các khái niệm</b>
<b>1.1.1. Khái niệm về LGBT </b>
LGBT là một viết tắt, đại diện cho cộng đồng những người đồng tính, song tính, chuyển giới và chuyển đổi giới tính. Cụm từ <i>“LGBT”</i> viết tắt của các từ sau đây:
<b> Lesbian: đồng tính luyến ái nữ. Gay: đồng tính luyến ái nam. Bisexual: song tính luyến ái. Transgender: chuyển giới.</b>
Cộng đồng LGBT là một cộng đồng đa dạng và ngày càng được công nhận và có sức ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, việc nhận thức và công nhận một cách đúng đắn về cộng đồng này vẫn đang gặp phải một số thách thức và định kiến trong một số khu vực và cộng đồng xã hội.
<b>1.1.2. Những định kiến về cộng đồng LGBT1.1.2.1. Khái niệm về định kiến</b>
<i>Định kiến là danh từ dùng để ám chỉ những suy nghĩ, quan điểm, hành vi,… một</i>
cách tiêu cực về một vấn đề cụ thể nào đó. Hay nói cách khác định kiến là dạng phân biệt đối xử không công bằng, thiếu tơn trọng với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Với sự phát triển khơng ngừng của xã hội hiện nay càng có nhiều loại định kiến như định kiến về giới, văn hóa, ngơn ngữ,... Và tình trạng này ngày thể hiện một cách rõ rệt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền cá nhân và sự phát triển văn minh của xã hội loài người.
<b>1.1.2.2. Định kiến về cộng đồng LGBT</b>
Định kiến giới hiện nay là một trong những loại định kiến phổ biến và xuất hiện nhiều nhất. Đây là hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xem một giới tính là vượt trội hơn giới tính khác và thiếu sự tơn trọng tính đa dạng giới tính. Tại Việt Nam, khơng chỉ định kiến về giới tính giữa nam và nữ mà những định kiến về cộng đồng LGBT cũng bắt đầu có xu hướng trở nên phổ biến và gay gắt.
Sự phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân trọng yếu là sự hiểu biết về xu hướng tình dục đồng giới ở Việt Nam cịn hạn chế, thậm chí là sai lệch. Trước những năm 1990, nhận thức chung về đồng tính khơng được đề cập nhiều trong những kiến thức về tình dục ở Việt Nam 4
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">và các khái niệm về đồng tính được sử dụng một cách lẫn lộn. Tuy vậy trên thực tế, từ những năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh và đã khơng phải là bệnh thì khơng phải chữa và khơng thể chữa.
Tuy vậy, hiện trạng phân biệt đối xử này khiến cộng đồng LGBT đối mặt với khơng ít khó khăn, trở ngại ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Trong đó, gia đình là yếu tố đầu tiên họ phải đối diện Một kết quả khảo sát khác của đường dây tư<i>. </i>
vấn thuộc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ về Giới Gia đình -Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), trong số 106 khách hàng gọi đến tư vấn thì có đến 28% bị bạo hành từ cha mẹ, 34% bị những người thân trong gia đình như anh, chị em đánh đập. Có người bị biệt giam tại nhà, có người còn bị đưa đến bệnh viện tâm thần. Cộng đồng, xã hội cũng dành cho họ hành vi bạo lực, kỳ thị với tỷ lệ lên đến 38%. Vì thế, tỷ lệ những người tự tử và có ý định tìm đến cái chết trong cộng đồng LGBT rất cao: 90% có ý định tìm đến cái chết và có 10% đã từng tự tử để giải thốt cho mình khỏi những áp lực do mọi người tạo nên.
Mặt khác, những chuẩn mực giá trị truyền thống trong gia đình cũng khiến những người đồng tính bị phân biệt đối xử. Những chuẩn mực đó địi hỏi nam giới phải mạnh mẽ, quyết đốn phải làm những cơng việc nặng, việc to lớn; nữ giới phải nhỏ nhẹ, tỏ ra yếu đuối, dễ thương, làm những công việc nhẹ nhàng. Sau khi trưởng thành, theo quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con gái làm vợ và ngược lại. Những khn mẫu chuẩn mực đó đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, người nào có những biểu hiện <i>“lệch chuẩn”</i> sẽ bị coi là khác người, thậm chí bị gọi là <i>“bệnh hoạn"</i>. Cụ thể, với những người mang giới tính nam nhưng có hành vi nhẹ nhàng, thiên hướng về nữ sẽ bị gọi là bê-đê, ái nam ái nữ, bóng,... Ngược lại, với những cá nhân mang giới tính nữ nhưng mang sự mạnh mẽ, thiên hướng về nam sẽ bị gọi là ô môi.
Những định kiến về cộng đồng LGBT không chỉ đơn thuần là những quan điểm tiêu
cực, mà đó cịn có thể trở thành sự khơi nguồn cho vấn nạn bạo lực ngôn từ đối với những người thuộc cộng đồng này. Sự tồn tại của những định kiến đối với cộng đồng LGBT không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả xã hội. Điều này tạo ra một mơi trường khơng hồ hợp, khơng cơng bằng và không tôn trọng sự đa dạng và quyền tự do của con người.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Chúng ta cần nhận thức về tầm quan trọng của việc đối diện và giải quyết những định kiến về cộng đồng LGBT. Quyền tự do và sự đồng lòng của một xã hội nằm ở việc tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người cùng nhau sống hòa hợp và hạnh phúc, bất kể giới tính và xu hướng tình dục. Chúng ta cần xây dựng một xã hội đồng lịng và khơng định kiến, nơi mà mỗi cá nhân có quyền tự do, được u thương và sống đúng với chính mình.
<b>1.1.3. Bạo lực ngôn từ </b>
<b>1.1.3.1. Khái niệm về bạo lực ngôn từ</b>
<i>“Bạo lực ngơn từ” là một khái niệm cịn mới ở Việt Nam cũng như trên tồn thế</i>
giới. Tuy nhiên, tình huống này đã xuất hiện thường xuyên và vô cùng phổ biến trong đời sống thường ngày của con người. Nói một cách cụ thể đó chính là hành vi dùng ngơn từ để tấn cơng, cơng kích, xúc phạm một hay nhiều người. Ngồi ra, bạo lực ngơn từ là hành vi sử dụng ngôn ngữ vượt quá giới hạn với mục đích đe dọa, xúc phạm hoặc hạ thấp giá trị của người khác. Điều đáng lo ngại là bạo lực ngôn từ không gây tổn thương vật chất mà nó ẩn chứa những hậu quả tâm lý nghiêm trọng cho nạn nhân. Những từ ngữ khó nghe, lời lẽ thơ tục và những bình luận tiêu cực có thể tạo ra mơi trường khơng an tồn và không đáng tin cậy gấp nhiều lần so với những hành động bạo lực cho người bị tấn công.
Bạo lực ngơn từ có thể ở bất cứ hình thức nào từ những lời nói trực tiếp hay những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, những hành vi gián tiếp như lan truyền tin đồn hoặc những hình ảnh gây ảnh hưởng đến danh dự của khác cũng là một hình thức góp phần trong vấn nạn bạo lực ngôn từ. Môi trường trực tuyến, đặc biệt là mạng xã hội, thường là một không gian phổ biến cho bạo lực ngơn từ sinh sơi. Ngun nhân chính bắt nguồn từ tính ẩn danh và sự dễ dàng trong việc viết, chia sẻ thông tin. Không chỉ trên các nền tảng mạng xã hội mà bạo lực ngôn từ còn xuất hiện trong đời sống thực tế, cụ thể là trong các lĩnh vực giao tiếp và tương tác xã hội, môi trường làm việc, hay các sự kiện và hội họp.
<b>1.1.3.2. Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ </b>
Bạo lực ngôn thường xuất phát từ các ngun nhân phổ biến. Thường thấy nhất đó chính là thiếu sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự tác động của những lời nói tiêu cực lên một cá nhân hoặc một tập thể.
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Một mơi trường như thế có thể tạo ra sự căng thẳng và khích lệ bạo lực ngơn từ. Áp lực từ cơng việc, gia đình, xã hội hoặc sự cạnh tranh có thể làm tăng khả năng xuất hiện của bạo lực ngôn từ. Môi trường gia đình, giáo dục có thể tác động mạnh đến việc hình thành hành vi bạo lực ngơn từ. Khi ở trong môi trường giao tiếp không lành mạnh, trẻ em và thanh niên có thể hấp thụ và thực hiện những hành vi tương tự khi trưởng thành.
Các vấn đề cá nhân như căng thẳng, lo lắng, tự ti, sự tức giận khơng kiểm sốt hoặc khó khăn trong quản lý cảm xúc có thể dẫn đến sự thể hiện của bạo lực ngơn từ. Ngồi ra một số người cịn có suy nghĩ muốn sử dụng ngơn từ để thu hút sự chú ý của người khác hoặc tạo ra hiệu ứng tiếng cười.
Những yếu tố này cùng tác động và tương tác với nhau, đẩy mạnh sự xuất hiện của bạo lực ngôn từ trong xã hội.
<b>1.1.3.3. Ảnh hưởng của bạo lực ngôn từ</b>
Một trong những tác hại lớn nhất của bạo lực ngôn từ là sự tổn thương tinh thần mà nó gây ra cho nạn nhân. Những người bị bạo lực ngơn từ có thể cảm thấy bị lạc lõng và không được tôn trọng. Họ có thể mất đi lịng tự tin và cảm giác an tồn. Đặc biệt, bạo hành ngơn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bản thân và họ rất khó để kiểm sốt được cảm xúc của chính mình. Họ ln trong tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức và thậm chí là buồn vui thất thường. Cảm xúc của họ bị lẫn lộn giữa tức giận, sợ hãi và cả nhục nhã. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu và suy nghĩ tự tử. Bạo lực ngơn từ cũng có thể gây ra những hậu quả xã hội. Nạn nhân có thể bị cơ lập và bị đánh giá thấp trong cộng đồng. Họ có thể gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì các mối quan hệ xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và công việc của họ.
Câu chuyện về Miss Grand Vietnam 2022 - Đoàn Thiên Ân là một minh chứng rõ ràng về tác động tiêu cực do bạo lực ngôn từ trong cuộc sống và trên mạng xã hội gây ra. Áp lực từ những ý kiến chê bai về cân nặng đã gây tổn thương tâm lý và đánh mất tự tin của nàng hậu. Trong trường hợp này, việc nhận xét tiêu cực về cân nặng của Đoàn Thiên Ân khơng chỉ gây tổn thương tinh thần mà cịn khiến cô giảm cân không đúng cách và kết quả là cơ đã gặp vấn đề về da và có thể phải đối mặt với những tác động tiêu cực khác đến sức khỏe của mình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Một ví dụ khác để làm rõ hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là vụ việc clip nhạy cảm của ca sĩ Văn Mai Hương bị kẻ gian phát tán trên các nền tảng mạng xã hội. Thay vì cảm thơng và an ủi nạn nhân, cộng đồng mạng đã lăng mạ và sỉ nhục cô ca sĩ bằng những bình luận khơng tơn trọng, cười nhạo và thậm chí là xin clip nhạy cảm. Hành vi này góp phần tạo nên mơi trường trực tuyến khơng an toàn và đáng tin cậy, gây tổn thương tâm lý và tạo áp lực đáng kể cho nạn nhân và người bị tấn công.
Bạo lực ngôn từ thực sự đã đem lại những hậu quả đáng tiếc và trong xã hội ngày nay thì vấn đề này đang ở mức đáng báo động khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa, hiện tượng bạo lực ngôn từ cịn có thể lan rộng và gây ra những hậu quả lớn hơn cho cả xã hội. Việc sử dụng ngôn từ thô tục, xúc phạm hoặc đe dọa trên các phương tiện truyền thơng có thể lan truyền nhanh chóng và gây ra sự phân biệt chủng tộc, sự kỳ thị và xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội.
<b>1.1.3.4. Hình phạt cho hành vi bạo lực ngơn từ</b>
Theo pháp luật Việt Nam quy định những hành vi vu khống, xúc phạm danh dự. Sẽ bị phạt hành chính cho đến cải tạo khơng giam giữ hoặc phạt tù. Ngồi ra cịn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại “Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Tội làm nhục người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tội vu khống người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Đối với các trang thông tin điện tử, nếu các trang thông tin này. Truyền tải các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức. Danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
<b>1.2. Khái quát về chương trình “Come Out - Bước Ra Ánh Sáng” </b>
<i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng” là một talkshow đặc biệt dành cho những người</i>
có câu chuyện đặc sắc thuộc cộng đồng LGBT. Chương trình này đem đến một không gian riêng biệt để cảm nhận, chia sẻ và thấu hiểu những khía cạnh đặc trưng của cuộc sống trong cộng đồng này. Chương trình <i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”</i> không chỉ là một talkshow thơng thường, mà cịn là một nơi tơn vinh và đồng hành với những 8
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">người thuộc cộng đồng LGBT, góp phần tạo dựng mơi trường bình đẳng và chấp nhận sự khác biệt trong xã hội.
Chương trình cịn là dịp để khán giả lắng nghe, hiểu hơn những chia sẻ từ các bạn thuộc cộng đồng LGBT đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam hoặc một số nước trên thế giới. Đây là nơi mà họ có thể tâm sự những nỗi niềm của bản thân, chia sẻ câu chuyện của chính mình về quá trình trải qua những nỗi đau và đấu tranh nội tâm để nhận được sự cảm thông từ gia đình và xã hội. Chương trình này cũng có thể giúp tăng cường sự hiểu biết và đồng cảm với cộng đồng LGBT, giúp giảm thiểu kỳ thị và tăng cường sự bình đẳng trong xã hội.
Chương trình <i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”</i> đã thu hút được sự tham gia của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Cô Minh Hiếu, Pháp Kiều, Đào Bá Lộc…Tại đây, họ có cơ hội chia sẻ những cảm xúc của bản thân và hành trình để có thể sống thật với chính mình. Bên cạnh đó, chương trình <i>“Come Out - Bước Ra Ánh Sáng”</i> cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc truyền cảm hứng cho những người trẻ thuộc cộng đồng LGBT, giúp họ trở nên tự tin hơn về bản thân. Đồng thời, những câu chuyện ấy cũng là một lời khẳng định rằng bình đẳng giới là quyền tự nhiên của mỗi con người. Nhờ những câu chuyện chân thật được chia sẻ trong chương trình, người xem cũng nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính, đồng thời giúp giảm thiểu những suy nghĩ sai lệch và thúc đẩy sự chấp nhận và đồng tình từ xã hội đối với cộng đồng LGBT.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNGTRÌNH “COME OUT - BƯỚC RA ÁNH SÁNG”</b>
<b>2.1. Bối cảnh và thực trạng của vấn nạn bạo lực ngôn từ</b>
Xã hội ngày nay đang ngày càng hiện đại với sự phát triển của các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, song song với quá trình <i>“đi lên”</i> ấy là việc kéo theo những vấn nạn xã hội ngày một nghiêm trọng. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên mạng Internet, với chức năng kết nối các cá thể trong một cộng đồng, mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi cá nhân. Khi mà con người xem mạng xã hội là một <i>“mơi trường”</i> để hoạt động và giao lưu thì vấn đề ứng xử của họ trên các nền tảng xã hội ấy trở thành một vấn đề đáng được quan tâm.
Khi nói đến bạo lực đại đa số chúng ta thường nghĩ đến các hành vi tác động vật lý lên thân thể, sức khoẻ và tính mạng của người khác như: đánh đập, ngược đãi, xâm hại. Tuy nhiên, không cần phải <i>“thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”,</i> giờ đây bạo lực đang xuất hiện phổ biến hơn dưới hình thức xúc phạm, lăng mạ bằng ngơn ngữ ở ngồi
<i>đời lẫn trên mạng xã hội. Cổ nhân có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói</i>
<i>cho vừa lịng nhau”, một lời nói có thể cứu sống một người nhưng bên cạnh đó cũng</i>
có thể trở thành vũ khí giết chết một người. Đơi khi một vài lời nói đùa, đơi ba câu trách mắng vu vơ mà chúng ta nghĩ là vô hại lại khiến cho người nghe tổn thương về mặt tâm lý một cách nặng nề.
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phổ biến nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Instagram, Zalo,… Và những nền tảng ấy đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đây là nơi mà con người có thể tự do và thoải mái nêu lên quan điểm, ý kiến cá nhân về một vấn đề chung nào đó trên xã hội, hoặc cũng có thể bày tỏ nhận xét về một cá nhân khác. Dần dần, môi trường <i>“tự do ngôn luận”</i> phát triển và bắt đầu trở thành nơi sinh sơi của những bình luận đánh giá mang tính tiêu cực, thậm chí là những câu nói, ngơn từ nhằm mục đích lăng mạ, xúc phạm một ai đó. Bạo lực ngơn từ khơng chỉ tác động đến cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. làm mất đi sự đồn kết, tơn trọng và yêu thương trong một cộng đồng. Nếu không được giải quyết một cách quyết tâm và triệt 10
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">để, vấn nạn này có thể lan rộng, gây tổn thương đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của nhiều người, thậm chí đẩy họ vào cảnh tự tử.
Theo kết quả một cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 04 năm 2019, có đến 21% thanh niên tại Việt Nam thừa nhận họ là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng xã hội. Ngoài ra, theo khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy có đến 78% người dùng Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Theo một cuộc nghiên cứu khoa học:
<i>“Cứ 20 người lại có 01 người phải chịu bạo lực ngôn ngữ. Và mỗi 50 người lại có 01người tự sát vì mắc bệnh tâm lý do bạo lực ngơn ngữ, nhẹ thì có thể bị rối loạn, nặngthì có thể dẫn tới hành vi giết người tự sát”. Theo thống kê mỗi năm có khoảng 246</i>
triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt.
Trên thực tế, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những sự việc thương tâm xảy ra do chịu ảnh hưởng của việc bạo lực ngôn từ.
Trong đêm chung kết cuộc thi Vietnam Next Top Model All Stars 2017, siêu mẫu
<i>Cao Ngân đã bị cư dân mạng chế giễu với những lời bình luận vơ cùng phản cảm: “da</i>
<i>bọc xương” “nhìn như bộ xương di động”</i>, , hay <i>“nhìn mà liên tưởng đến nạn chết đóinăm 1945”.</i>
Tháng 06/2013, nữ sinh lớp 12 của một trường THPT tại Đà Nẵng đã bị một trang fanpage trên Facebook là <i>“Bộ mặt thật…”</i> bôi nhọ danh dự bằng cách đưa ra những lời lẽ vu khống, thoá mạ, xúc phạm khiến nhiều người hiểu lầm và xúc phạm, tấn công em trên mạng xã hội. Điều này khiến em áp lực và quyết định tự kết liễu đời mình bằng thuốc an thần, nhưng may mắn thay, em được đưa đi bệnh viện và cứu sống kịp thời.
Một học sinh lớp 6 ở Phan Rang (Ninh Thuận) đã phải tự tử vì thường xuyên bị bạn bè chế giễu rằng cậu trông như một củ hành.
Tháng 02/2022, nam vận động viên bóng chuyền Hàn Quốc Kim In-hyuk tự tử vì những lời cơng kích, miệt thị về ngoại hình vì cho rằng nạn nhân đã trang điểm.
Cũng vào tháng 02/2022, streamer Hàn Quốc Jo Jang Mi qua đời vì căn bệnh trầm cảm khi phải đối mặt với những bình luận chỉ trích từ mạng xã hội.
Những hiện thực phũ phàng trên đã chứng minh được rằng phạm vi và chủ thể của bạo lực ngôn từ là không giới hạn, nó lan rộng khơng chỉ trong khơng gian ảo mà còn tác động một cách tiêu cực đến xã hội hiện thực. Trên mạng xã hội, mỗi bình luận, bài
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">viết, hay thông điệp tiêu cực nào đó đều có thể nhanh chóng lan truyền và tác động đến hàng triệu cá nhân trong thời gian ngắn. Nền tảng mạng xã hội đã trở thành một thiết bị khuếch đại cho những lời nói khơng đáng có ấy, giúp chúng lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn và gây ra tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và tinh thần của mọi người. Tuy nhiên, bạo lực ngôn từ không chỉ dừng lại ở mức trực tuyến mà còn lan rộng vào đời sống thực. Những từ ngữ lăng mạ và xúc phạm đã tràn ngập không chỉ trên mạng xã hội mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Những câu châm biếm, trêu ghẹo hay chỉ trích vơ tội vạ đối với người khác đã gây ra những tổn thương tinh thần, hủy hoại lòng tự tôn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của người bị tấn cơng. Nó tạo ra những vết thương khơng thể nhìn thấy từ bên ngồi nhưng lại vô cùng đau đớn, gây nên một nỗi đau giằng xé bên trong chính những nạn nhân hứng chịu bạo lực. Điều đó khiến họ phải đối diện với cảm giác cơ đơn, tuyệt vọng, đắm chìm vào sự lo lắng và trầm cảm, khơng cịn tìm thấy ánh sáng của niềm tin nào từ xã hội và con người.
Những câu chuyện thương tâm trên đánh một tiếng chuông cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực ngôn từ mang lại cho cộng đồng. Nhìn vào những minh chứng xấu xa xảy ra ngay tại đời sống hiện thực mà ta đang hiện hữu, con người hồn tồn khơng thể phớt lờ đi vấn nạn này nữa mà cần tập trung tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết triệt để tình trạng đáng lo ngại này.
<b>2.2. Bối cảnh sự xuất hiện và phát triển của cộng đồng LGBT </b>
Trong thời kỳ cận đại của lịch sử Việt Nam, đồng tính luyến ái đã từng được đề cập trong một số tài liệu, tuy nhiên với tần số rất ít. Từ cuối thế kỷ 20, đã bắt đầu có sự xuất hiện của cộng đồng LGBT ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, khái niệm về <i>“LGBT” </i>trong giai đoạn này chưa được phổ biến rộng rãi và không được sự công nhận từ xã hội trong thời điểm này.
Một ví dụ điển hình cho sự việc trên xảy ra vào tháng 2/2012, tại đám cưới của hai bạn nữ ngoài 20 tuổi thuộc thị trấn Đầm Dơi, Cà Mau. Thay vì nhận được sự tung hô và ủng hộ, đám cưới của cặp đôi đã phải dừng lại do người dân trong khu vực báo với chính quyền đến can thiệp. Tình huống này đã trở nên tồi tệ hơn khi chính quyền đã lập biên bản và đề nghị gia đình huỷ bỏ đám cưới. Vì trong thời điểm này, đám cưới đồng tính xét về mặt pháp luật và đạo đức là trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
12
</div>