Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Hchmin~1.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.9 KB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ</b>

<b>---BÀI THẢO LUẬNMơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh</b>

<i><b>Đề tài: Hồ Chí Minh từng nhận định về các bậc tiền bối: “Học thuyết của Khổng Tử có </b></i>

<i>ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lịng nhânái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hơm nay họ cịn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tơi cố gắnglàm một người học trị nhỏ của các vị ấy”.</i>

<i>Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tư tưởng của các bậc tiền bối như thế nào để hình thành lên tư tưởng của Người?”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Mục lục</b>

<b>I. Mở đầu... 6</b>

1. Lời mở đầu... 6

2. Nguồn gốc nhận định...7

3. Về các vị tiền bối trong nhận định của Hồ Chí Minh...7

<b>II. Nội dung...9</b>

<b>2.1. Hồ Chí Minh nhìn nhận những ưu điểm trong học thuyết của “họ”...9</b>

2.1.1. Học thuyết Nho giáo của Khổng tử...9

2.1.2. Đức Chúa Jésus và Thiên chúa giáo...11

2.1.3. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn...13

2.1.4. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin...15

<b>2.2. Sự tiếp thu những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh...16</b>

2.2.1. Học thuyết Nho giáo của Khổng tử...16

2.2.2. Thiên Chúa Giáo...19

2.2.3. Sự tiếp thu tư tưởng của Hồ Chí Minh từ học thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên 20 2.2.4. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin...24

<b>2.3. Cách thức Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành nên tư tưởng của Người... 28</b>

2.3.1. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở đã thấm đẫm các giá trị truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam...28

2.3.2. Kế thừa, phát triển sáng tạo những điểm tích cực trong tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình mà vẫn giữ được tinh thần thuần túy Việt Nam... 30

2.3.3. <i>Tiếp thu trên cơ sở phê phán và đấu tranh loại bỏ những tư tưởng tiêu cực...32</i>

2.3.4. Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tích hợp những yếu tố tiến bộ, hợp lý và cải biến nó phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và nhu cầu đất nước tạo ra cách làm riêng không lẫn với bất cứ nhà tư tưởng nào của dân tộc và nhân loại...33

<b>III. Kết thúc... 37</b>

<b>IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...39</b>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>I.Mở đầu1. Lời mở đầu </b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam"“(UNESCO – 1987), “một trong một trăm nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” (TIME – 2005). Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, linh hồn đất nước, là người cha già đáng kính của dân tộc, ngọn đèn soi đường chỉ lối cho cách mạng nước ta giành được thắng lợi, đưa nhân dân thốt khỏi ách nơ lệ đầy đau thương. Người đã dâng hiến cả cuộc đời mình vì nền độc lập dân tộc và vấn đề các nước thuộc địa trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Trong gia tài quý giá mà người để lại cho chúng ta, Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc biệt. Cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành “kim chỉ nam cho hành động” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó là thứ vũ khí lý luận vơ cùng sắc bén, là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam tiến về phía trước, giành lấy độc lập tự do. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là vẫn tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xuất phát từ việc tìm hiểu và học hỏi thêm những ý nghĩa sâu sắc từ Tư tưởng Hồ chí

<i>Minh, nhóm một chúng em nghiên cứu đề tài: Hồ Chí Minh từng nhận định về các bậc tiền bối: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp vớiđiều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tơn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hơm nay họ cịn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hồn mỹ như những người bạn thân thiết. Tơi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”.</i>

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tư tưởng của các bậc tiền bối như thế nào để hình thành lên tư tưởng của Người?” Từ đó có thể thấu hiểu hơn những bài học mà Người để lại, học </i>

tập sự lĩnh hội tư tưởng của người đối với các bậc tiền bối đi trước.

Nhóm 1 chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ngô Thị Minh Nguyệt đã hướng dẫn và chỉ dạy chúng em hoàn thành học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời giúp chúng em hiểu biết hơn về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây khơng đơn giản là một mơn học mà cịn là sự trải nghiệm và suy ngẫm về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia tài Tư tưởng mà Người để lại. Tuy nhiên, vì vốn hiểu biết còn hạn chế nên bài nghiên cứu cịn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được nhiều sự đóng góp từ cơ và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

<b>2. Nguồn gốc nhận định</b>

Hồ Chí Minh với tấm lịng rộng mở, đầy nhân hồ và khoan dung đã chắt lọc, đã tìm thấy điểm gặp gỡ và giao thoa giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, các học thuyết chính trị, các vị lãnh tụ, các chính khách lớn để vượt trước thời đại, để tìm ra một phong cách ứng xử rất Hồ Chí Minh, rất Việt Nam mang dáng dấp của nền văn hố tương lai - Văn hố hồ bình. Hồ Chí Minh khơng thực hiện ngun tắc loại trừ mà Người “nắm chắc bản lĩnh, cởi mở tiếp thu”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã từng tiếp cận và tiếp thu nhiều dòng tư tưởng khác nhau, đã từng “mưu cầu hạnh phúc cho loài người”. Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ tiếp thu Nho giáo, Cơ Đốc giáo, Mác - Lênin, Tôn Dật Tiên, mà còn tiếp thu cả Phật giáo, hệ tư tuởng tư sản; ca ngợi cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ; tiếp cận với tư tưởng về nhà nước của A. Lincôn; cổ vũ tinh thần yêu nước của đạo Cao Đài, Hồ Hảo. Từ đó Người đã cho thấy tinh thần thơng tuệ vượt bậc của mình, đưa ra nhận định vô cùng sâu sắc.

<i>Nhận định trên được trích từ Hồ Chí Minh Truyện (Bản dịch Trung văn của Trương Niêm Thức. Bát Nguyệt xuất bản xã Thượng Hải xuất bản, 1949). Dẫn theo: Phan Văn Các. Nho giáo xưa và nay. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.</i>

<b>3. Về các vị tiền bối trong nhận định của Hồ Chí Minh</b>

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Có thể thấy rằng Hồ Chí Minh đã học tập được rất nhiều điều triết lý, tư tưởng sâu sắc từ các vị tiền bối đi trước, thông qua nhận định của Người, trước hết, vẫn là nhắc đến các nhà tư tưởng lớn có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là Khổng Tử, Đức Chúa Jésus Christ, Tôn Dật Tiên, Karl Marx.

Thứ nhất là về Khổng Tử: Khổng Phu Tử hay Khổng Tử là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Khổng Tử sống vào một thời đại, về mặt chính trì, đang lúc chế độ phong kiến nhà Chu bắt đầu băng hoại, bởi chư hầu phân tranh, từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến quốc Khổng Tử tuy hành nghề dạy học, nhưng vốn ni chí tìm minh chúa, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Ngài từng làm quan Trung đô Tể, rồi thăng chức Tư Không, Tư Khấu. Song, nhận thấy nhà vua cùng chư khanh tướng nước Lỗ chẳng thật lòng trọng dụng, bèn từ quan, dẫn một số môn đệ cùng chí hướng, đi chu du liệt quốc, sau đó quay về nước Lỗ biên tu cổ tịch, soạn định Ngũ Kinh. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất.

Thứ hai là về Đức chúa Jésus: Đức Chúa Jésus là Giáo chủ của Thiên Chúa giáo. Đạo Thiên Chúa là Thánh đạo trong Ngũ Chi Đại Đạo do Đức Jésus lập ra ở nước Do Thái, sau Đạo Phật ở Ấn Độ 544 năm. Đức Chúa Jésus giáng sinh trong một gia đình bần hàn nhưng rất đạo đức: Gia đình Bà Maria và Ơng Joseph. Đức Chúa Jésus Christ, tuy là Giáo chủ Thánh đạo, nhưng Chân linh Ngài là một vị Phật. Ngài lĩnh lệnh Đức Chí Tơn mở Đạo Thánh nơi nước Do Thái để cứu độ các sắc dân ở Âu Châu.

Thứ ba là về Tơn Dật Tiên: Tơn Dật Tiên hay cịn gọi là Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, ở tỉnh Quảng Đơng, Trung Quốc. Ơng là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh và thiết lập nước Trung Hoa dân quốc. Ơng được tơn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thứ tư là về Karl Marx: Karl Marx (1818 -1883) là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Tên tuổi của Marx gắn liền với hai danh tác nổi bật, đó là cuốn pamfơlê Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) và bốn tập sách Das Kapital. Ngài là một nhà tư tưởng lớn của nhân loại. Những

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tư tưởng chính trị và triết học của Marx đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của các lĩnh vực tri thức, kinh tế và chính trị mãi tận về sau.

<b>II.Nội dung</b>

<b>II.1. Hồ Chí Minh nhìn nhận những ưu điểm trong học thuyết của “họ”II.1.1. Học thuyết Nho giáo của Khổng tử.</b>

Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc, Người sáng lập là Khổng Tử (dựa trên viê ƒc phát triển tư tưởng của Chu Cơng Đán). Ơng vốn là một người Trung Quốc vì vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc nên chúng ta thường gọi là nho giáo Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta.

Trong các ghi chép cổ của người Trung Quốc cho rằng Nho giáo thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước cả khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc của nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục Hy (một vị thần tích truyền thuyết của Trung Quốc), ơng là người đầu tiên đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.

Vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sơng Hồng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự về sau này.

Vua Phục Hy lại cịn dạy dân ni súc vật để sai khiến, làm lưới để đánh cá, nuôi tằm lấy tơ làm quần áo, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng (dùng một đơi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ ngư lạp, da thú là quí), từ đó mới có danh từ gia tộc. Sau, đến đời vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế), mới chế ra áo mão, và sai Ông Thương Hiệt chế ra chữ viết.

Tuy nhiên đã phần các nghiên cứu chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh bởi đức Khổng Tử. Khổng Tử là người mở đường vĩ đại của lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại. ơng là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung quốc cổ đại. Ông đã

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hệ thống những tri thức tư tưởng đời trước và quan điểm của ơng thành học thuyết đạo đức chính trị riêng, gọi là Nho giáo. Ông đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng, lẽ sống rời rạc trong lịch sử để đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho Nho giáo. Khổng Tử được xem là giáo chủ Nho giáo.

Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, cịn nghịch với Trời thì phải chết. Nho giáo đã giúp nước Tàu thời Thượng cổ được hịa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân lý có căn bản vững chắc. Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương và con của Ngài là Châu Công Đán, tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh Dịch do Phục Hy truyền lại, hệ thống hóa lễ nghi và sự tế tự.

Vào cuối thời nhà Châu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, có Đức Khổng Tử ra đời. Đức Khổng Tử chỉnh đốn và san định kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một giáo thuyết có hệ thống chặt chẽ, xứng đáng đứng ngang hàng với Lão giáo và Phật giáo. Đức Khổng Tử được xem là Giáo Chủ Nho giáo.

Đạo Nho, kể từ khi Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau được các vị Thánh nhân như Tử Tư, Mạnh Tử, phát huy đến độ rực rỡ, rồi sau đó dần dần suy tàn theo thời gian, vì khơng có bậc tài giỏi nối tiếp xiển dương, cuối cùng trở thành một môn học từ chương dành cho sĩ tử leo lên đường hoạn lộ. Cái tinh túy của Nho giáo đã bị vùi lấp và Nho giáo được sử dụng một cách lệch lạc theo ý riêng của kẻ phàm trần.

Học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu:

- Về Tín ngưỡng: Ln ln tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.

- Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng. - Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.

Tư tưởng trung tâm của Nho giáo là những vấn đề về chính trị, đạo đức của con người và xã hội.

Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Cơng lao của Nho giáo là góp phần đào tạo tầng lớp nho sĩ Việt nam, trong đó có nhiều nhân tài kiệt xuất như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Ngơ Thì Nhậm…

Những thể chế chính trị, lễ nghi đạo đức Nho giáo đã du nhập vào Việt nam. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, dòng văn minh dân gian làng xã được phổ biến và phát triển, thể hiện ở các cuộc đua, vui chơi, hoa văn trang trí đền chùa… Các tư tưởng đấng trượng phu, quân tử, quan hệ tam cương, tam tòng tứ đức, thủ tục ma chay, cưới xin, các quy định về tôn ti trật tự, … ảnh hưởng rất đậm nét ở Việt nam, nhất là bắt đầu từ đời nhà Lê, khi Nho giáo bắt đầu thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến.

Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, ham học tập để phò Vua giúp nước. Nhiều ý nghĩa giá trị của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã được quần chúng nhân dân sử dụng trong nền đạo đức của mình. “Tiên học lễ, hậu học văn” là khẩu hiệu trong các trường học Việt nam từ xưa đến nay. Bác Hồ cũng từng sử dụng những thuật ngữ đạo đức của Nho giáo và đã đưa vào đó những nội dung mới như: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, trung, hiếu, …”

Tư tưởng “Trăm năm trồng người” và “Hữu giáo vô loại” (nghĩa là dạy học cho mọi người không phân biệt đẳng cấp) của Khổng Tử đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước

Ảnh hưởng chính của Nho giáo là thiết lập được kỷ cương và trật tự xã hội. Nho giáo với các tư tưởng chính trị – đạo đức như “Chính danh”, “Nhân trị”, “Nhân chính” ln ln là bài học quý giá và được vận dụng trong suốt lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Trãi trong “Bình Ngơ đại cáo” đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, và “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/Đem chí nhân để thay cường bạo”.

Đảng ta thực hiện đường lối lấy dân làm gốc với khẩu hiệu: “Dân giàu, nước mạnh” và “Chúng ta không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”.

<b>II.1.2. Đức Chúa Jésus và Thiên chúa giáo.</b>

Thiên Chúa là Đức Chúa Trời, tức là Đấng làm vua cõi Trời, Đấng đã tạo dựng ra vạn vật. Thiên Chúa Giáo là đạo thờ Đức Chúa Trời.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách đây gần 2000 năm, nên cịn được gọi là đạo Gia-tơ (Da-tơ) hay đạo Ky-tô, đạo Cơ-đốc, cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo. Khi đạo Thiên Chúa bị phân chia ra làm nhiều Giáo hội thì người ta dùng từ ngữ Cơng giáo để chỉ Giáo hội La-Mã (Roma), phân biệt với các Giáo hội khác. Cơng giáo là từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp: Katholicos, để chỉ rằng Thiên Chúa giáo là một tôn giáo phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc.

Công giáo được truyền sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Các vua quan thời nhà Lê gọi Công giáo là Hoa Lang giáo (tức là đạo của người Bồ Đào Nha, đạo của người Châu Âu). Dưới thời nhà Nguyễn, Công giáo được gọi là đạo Da-Tô (cũng viết là Gia Tơ), có khi cũng gọi là đạo Cơ-Đốc.

Cơng giáo truyền vào Việt Nam, có nhiều đóng góp tích cực cho văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, một bộ phận nhỏ tín đồ và chức sắc Cơng giáo bị các thế lực đế quốc lợi dụng, ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước và Giáo hội.

Sau năm 1975 đất nước hai miền Nam - Bắc thu về một mối, Giáo hội hai miền có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành thống nhất.

Thiên Chúa Giáo có ưu điểm là lịng nhân ái cao cả. Thiên chúa ln mang đến cho mọi người cảm giác an lành, ấm áp, hạnh phúc bởi niềm tin vào sức mạnh của Ngài. Đức Chúa Jésus, với lòng thương yêu nhơn sanh một cách nồng nàn, Ngài đã dạy dỗ các mơn đồ lịng thương u, bác ái, hạnh bố thí, sự chân thật, khiêm nhượng, tự xét mình để sửa mình, các điều răn cấm, giữ tâm thanh cao trong sạch, lời nói trọn lành, hành động chân chánh, thờ kính Đức Chúa Trời một cách hết lịng. Bởi luật vơ vi, khơng ai thốt khỏi ngày Phán Xét cuối cùng, dù người đã chết hay người đang sống, cũng đều chịu sự thưởng phạt đúng mức cơng bình. Chúa Giê-su thường dùng dụ ngơn khi giảng dạy, như chuyện kể về Người con trai hoang đàng, và câu chuyện Người gieo giống. Giáo huấn của ngài tập chú vào tình u vơ điều kiện và thấm nhuần tinh thần hi sinh đối với Thiên Chúa và đối với mọi người. Chúa Giê-su cũng dạy về tinh thần phục vụ và đức khiêm nhường cũng như lòng bao dung khoan thứ, sống hịa bình, đức tin, và ơn thừa hưởng sự sống vĩnh cửu trong "Vương quốc Thiên Chúa". Trong giáo huấn của Chúa Giê-su có những điều xem ra là nghịch lý đối với thế gian

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhưng phù hợp với lẽ cơng bình của Thiên Chúa như lời cảnh báo "kẻ đầu sẽ nên rốt, và rốt sẽ nên đầu" cũng như lời dặn dò "Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, cịn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ được lại" và lời khuyên hãy lấy tình yêu thương và lòng hiếu hòa mà đáp trả bạo lực. Giê-su hứa ban sự bình an cho những người tin ngài, và giải quyết mọi nan đề họ đối diện trong cuộc sống.

Chúa Giê-su sống gần gũi với những người bị xã hội khinh rẻ như giới thu thuế (nhân viên thuế vụ của Đế chế La Mã, thường bị khinh miệt vì lợi dụng chức quyền để nhũng nhiễu), trong đó có Matthew (về sau là một trong Mười hai Sứ đồ); khi người Pharisee chỉ trích Giê-su vì thường tiếp xúc với kẻ tội lỗi, Chúa Giê-su đáp lại rằng chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc, không phải người khỏe mạnh hoặc tưởng mình là khỏe mạnh, "Hãy đi và học cho biết câu này nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của tế lễ. Vì ta đến đây khơng phải để kêu kẻ cơng bình, song kêu kẻ có tội".

Hồ Chí Minh đến với Thiên Chúa Giáo là đến với một di sản văn hóa lồi người. Ngay từ những năm bốn mươi, Người đã tìm thấy ở chúa Giê-su “lịng nhân ái cao cả”. Hồ Chí Minh đã phát hiện ra cái thiện, cái đẹp, cái cốt lõi nhân văn tối cao ở chúa Giê- su “hy sinh để cứu lồi người khỏi ách nơ lệ và đưa lồi người về hạnh phúc, bình đẳng, bắc ái, tự do”.

<b>II.1.3. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn</b>

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn lần đầu tiên được nếu ra vào mùa thu năm Ất Tỵ (1905). Ở thời điểm đó, Tơn Trung Sơn tập hợp các anh hào trong cả nước thành lập ra Hội đồng minh cách mạng, định ra tên gọi Trung Hoa dân quốc, xuất bản tờ Dân Báo để cổ động chủ nghĩa Tam dân. Ra đời trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Tam dân có ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn.

Theo Tôn Trung Sơn thì định nghĩa theo cách đơn giản nhất: chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa yêu nước, là chủ nghĩa cứu nước. Tơn Trung Sơn cho rằng: vì chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình đẳng, địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi tồn tại trên thế giới. Theo ông, chủ nghĩa là một tư tưởng, một niềm tin và một lực lượng. Thường khi người ta nghiên cứu đạo lý bên trong của một vấn đề, trước hết nảy sinh tư tưởng. Khi tư tưởng sáng tỏ sẽ nảy sinh niềm tin. Có niềm tin

10

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×