Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 30 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI</b>
<i><b>Hà Nội, năm 2023</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">3.Các kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị...10
II. VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀ NHÀ QUẢN TRỊ LEE KUN-HEE...12
1.Giới thiệu tổng quan về tập đồn Samsung...12
2.Thực trạng và vai trị của nhà quản trị Lee Kun-hee trong tập đoàn...15
3.Các cấp bậc nhà quan trị trong tập đồn...16
4.Các kỹ năng nhà quản trị có ở tập đồn Samsung...17
III. TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ CỤ THỂ CỦA TẬP ĐỒN SAMSUNG...19
1.Tình huống...19
2.Các quyết định quản trị...20
3.Đánh giá quyết định quản trị...21
4.Định hướng phát triển trong từ 3 đến 5 năm tới của tập đoàn Samsung...22
IV. BÀI HỌC CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ...23
KẾT LUẬN...25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...26
LỜI CẢM ƠN... 27
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Kính thưa quý thầy cô và các bạn,
Trong môi trường kinh doanh phức tạp và đầy thách thức ngày nay, vai trò của nhà quản trị trở nên đặc biệt quan trọng. Họ không chỉ là người đứng đầu trong quá trình điều hành và quản lý một tổ chức, mà cịn phải đứng trước nhiều quyết định có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thành công của cơng ty.
Quyết định của nhà quản trị có thể làm thay đổi cả bước đi của một tổ chức. Chẳng hạn, việc đưa ra quyết định về mở rộng hoặc rút lui khỏi một thị trường, chọn lựa đối tác chiến lược, đầu tư vào công nghệ tiên tiến hay tạo ra một sản phẩm mới có thể tạo ra những sự phán đoán và tác động ngay lập tức đến cấu trúc và triết lý kinh doanh của tổ chức.
Tuy nhiên, quyết định của nhà quản trị không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn cá nhân. Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của mình, cùng với khả năng phân tích và đánh giá các thơng tin kinh tế, xã hội và chính trị để đưa ra quyết định tối ưu. Thêm vào đó, nhà quản trị cũng phải biết lắng nghe, tương tác và tạo động lực cho đội ngũ cấp dưới. Việc này đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, khả năng thuyết phục và nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Chính vì vậy, quyết định của nhà quản trị không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của tổ chức mà còn định hướng và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Một quyết định thông minh và mạnh mẽ của nhà quản trị có thể tạo ra một sự khác biệt lớn và mang lại lợi ích tồn diện cho tổ chức và cộng đồng xung quanh.
Vì vậy, trong bài luận này, nhóm 1 chúng em xin phép cùng nhau tìm hiểu và thảo luận về một quyết định lớn của nhà quản trị tập đồn Samsung, ơng Lee Kun-hee, dựa trên nền tảng kiến thức đã được nghiên cứu từ học phần Quản trị học. Mong rằng, chúng em sẽ có kiến thức thực tiễn và sâu rộng hơn về sự tác động của những quyết định này thế này, và hiểu được tầm quan trọng của việc chọn lựa những nhà quản trị giỏi trong sự phát triển của một tổ chức.
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và tham gia của quý thầy cơ và các bạn trong bài thảo luận này.
Nhóm 1.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Bộ môn Quản Trị Học, LHP 231_BMGM0111_13.
Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Phương Anh
<b>II/ Chi tiết cuộc họp</b>
1. Thời gian: 20h30 – 22h00 ngày 18/09/2023. 2. Hình thức: Họp online qua Meet.
3. Nhiệm vụ chung: Phân chia công việc đến từng cá nhân cho bài thảo luận.
<b>III/ Kết quả cuộc họp</b>
Thông báo đến từng thành viên và nộp biên bản cho giảng viên với kết quả cuộc họp nhóm lần 1:
1. Nhóm đã thống nhất phần cơng việc cá nhân, hiểu rõ nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ về nhà: Từng thành viên tìm thơng tin theo phân cơng về lý thuyết, ví dụ doanh nghiệp và nhà quản trị, nộp bản word về cho nhóm trưởng duyệt trước gày 25/09/2023.
3. Thống nhất thời gian họp tiếp theo vào 14h30 ngày 28/09/2023.
<b>IV/ Đánh giá chung</b>
Buổi họp sơi nổi và cởi mở, đã có những ý kiến và quan điểm đóng góp hữu ích cho nguồn thơng tin và chất lượng bài thảo luận.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Phương Anh
<b>II/ Chi tiết cuộc họp</b>
1. Thời gian: 14h30 đến 16h00 ngày 28/09/2023. 2. Hình thức: Họp online qua Meet.
3. Nhiệm vụ chung: Tổng hợp và nhận xét kiến thức.
<b>III/ Kết quả cuộc họp</b>
Thông báo đến từng thành viên và nộp biên bản cho giảng viên với kết quả cuộc họp nhóm lần 2:
<b>1. Nhóm trưởng đưa ra nhận xét, đánh giá về phần chuẩn bị ban đầu của nhóm, định hướng</b>
thêm qua tiến trình bài học.
<b>2. Nhiệm vụ: Từng thành viên chắt lọc lại thông tin và đánh giá chuyên sâu về tình huống,</b>
nộp bản word về cho nhóm trưởng trong ngày 10/10/2023. Bộ phận PPT và thuyết trình bắt đầu cơng việc.
<b>3. Thống nhất thời gian họp tiếp theo vào 15h00 ngày 15/10/2023.IV/ Đánh giá chung</b>
Buổi họp sơi nổi và cởi mở, đã tìm ra những hạn chế và cách khắc phục cho lần thảo luận tới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Phương Anh 2 Nguyễn Diệu Anh
<b>II/ Chi tiết cuộc họp</b>
1. Thời gian: 15h00 đến 17h00 ngày 15/10/2023. 2. Hình thức: Họp trực tiếp tại thư viện tòa P tầng 4.
3. Nhiệm vụ chung: Chỉnh sửa lần cuối, hoàn thành bài thảo luận.
<b>III/ Kết quả cuộc họp</b>
Thông báo đến từng thành viên và nộp biên bản cho giảng viên với kết quả cuộc họp nhóm lần 3:
1. Nhóm trưởng chỉnh sửa và tổng hợp lần cuối về tài liệu, đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên; thư ký hoàn thiện bản word cho bài thảo luận.
2. Nhận xét, chỉnh sửa PPT và đưa ra được ý tưởng thuyết trình.
3. Nhiệm vụ về nhà: Từng thành viên đều học tồn bộ bài thảo luận, chuẩn bị cho vai trị phản biện, hạn kiểm tra 21/10.
<b>IV/ Đánh giá chung</b>
Các thành viên có mặt đơng đủ. Buổi họp sơi nổi và cởi mở, trách nhiệm cao trên tinh thần vì cơng việc chung.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>1. Khái niệm và vai trò của nhà quản trị1.1. Khái niệm</b>
Theo chức năng quản trị, nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hoạt động trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Theo hoạt động tác nghiệp, nhà quản trị là người đảm nhận chức vụ nhất định trong tổ chức, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ.
<b>1.2. Vai trò</b>
<i><b>1.2.1. Vai trò liên kết</b></i>
Nhà quản trị là người đại diện khi tham gia vào các sự kiện với nhiệm vụ phát biểu, giới thiệu, tượng trưng cho tổ chức, thể hiện những nét cơ bản về tổ chức.
Nhà quản trị là người lãnh đạo với hoạt động định hướng hoạt động của bộ phận, tổ chức mình và xây dựng mối quan hệ động viên, thúc đẩy cấp dưới.
Nhà quản trị là người tạo ra các mối quan hệ với chức năng thực hiện vai trị cầu nối, duy trì mối quan hệ làm việc bên trong, bên ngồi tổ chức.
<i><b>1.2.2. Vai trị thơng tin</b></i>
Nhà quản trị là người tiếp nhận thông tin: Thu thập thơng tin bên trong và bên ngồi về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tổ chức. Từ đó nắm bắt được các hoạt động đang diễn ra để phát hiện những vấn đề cần phải giải quyết.
Nhà quản trị là người xử lí thơng tin: Phân tích, đánh giá thông tin, biết chọn lọc thông tin để xây dựng các phương án, lựa chọn và quyết định các phương án xử lí tối ưu.
Nhà quản trị là người truyền đạt và cung cấp thông tin: Truyền đạt những thơng tin bên trong và bên ngồi cho nội bộ, cung cấp thông tin cho bộ phận trong cùng một đơn vị hoặc các cơ quan bên ngoài.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i><b>1.2.3. Vai trò quyết định</b></i>
Nhà quản trị là người phụ trách: Tìm các cách thức cải tiến hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Nhà quản trị là người loại bỏ các vi phạm: Chủ động nắm bắt những thay đổi của mơi trường để phịng ngừa và hạn chế các tổn thất và giải quyết các xáo trộn nhằm đưa tổ chức hoạt động ổn định.
Nhà quản trị là người phân phối các nguồn lực: Quyết định việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực.
Nhà quản trị là người tiến hành các cuộc đàm phán: Thay mặt tổ chức để bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận với các đơn vị khác.
<b>2. Các cấp bậc nhà quản trị</b>
<i><b>2.1. Nhà quản trị cấp cao</b></i>
Nhà quản trị cấp cao là những người giữ các chức vụ, vị trí hàng đầu, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. Họ đưa ra các chỉ dẫn, phương hướng mang tính chiến lược trong sự cân nhắc nguồn lực của tổ chức, cơ hội và nguy cơ từ mơi trường ngồi. Nhà quản trị cấp cao là những người xác định mục tiêu, chính sách và chiến lược chung cho tổ chức và thiết lập các mục đích tổng quát để cấp dưới thực hiện. Họ là những người đề ra những quyết định dài hạn, mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của tổ chức.
Nhà quản trị cấp cao cần có khả năng nhận thức phán đốn để xử lý được lượng thông tin lớn từ môi trường bên trong và bên ngồi tổ chức.
Uy tín của các nhà quản trị cấp cao có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và bầu khơng khí bên trong của tổ chức.
Các chức danh của nhà quản trị cấp cao trong một tổ chức doanh nghiệp thường là: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc (ví dụ như Giám đốc điều hành – CEO, Giám đốc tài chính – CFO…) hoặc Phó Giám đốc…
<i><b>2.2. Nhà quản trị cấp trung</b></i>
Nhà quản trị cấp trung là các nhà quản trị hoạt động dưới các nhà quản trị cấp cao nhưng ở trên các nhà quản trị cấp cơ sở, họ nằm ở giữa các cấp bậc quản trị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Nhà quản trị cấp trung trực tiếp giám sát kiểm tra các nhà quản trị cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các chiến lược và các chính sách của tổ chức, phối hợp các hoạt động, các nguồn lực, tổ chức thực hiện các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Họ thường đề ra những quyết định trung hạn trên cơ sở các quyết định dài hạn của nhà quản trị cấp cao.
Nhà quản trị cấp trung điều khiển hoạt động của một nhóm nên họ phải quản trị nhóm một cách hiệu quả. Điều đó địi hỏi nhà quản trị cấp trung phải linh hoạt, năng động, sáng tạo, biết tạo động lực, biết khuyến khích sự hợp tác và giải quyết các xung đột giữa các cá nhân với nhóm và giữa các cá nhân với nhau trong nhóm để khơng những duy trì nhóm mà cịn đưa nhóm ngày càng phát triển.
Trong quan hệ với các nhóm khác cũng như bên ngồi, nhà quản trị cấp trung phải đóng vai trị như là đầu mối liên kết thu thập và cung cấp thông tin phản hồi cho các bộ phận. Với chức năng liên kết, nhà quản trị cấp trung có trách nhiệm: Một là hoạch định và điều phối nguồn lực; hai là phối hợp các nhóm làm việc độc lập; ba là chỉ đạo việc thực hiện công việc của các bộ phận.
Các chức danh của nhà quản trị cấp trung trong một tổ chức thường là: trưởng bộ phận, chi nhánh, phòng, ban, đơn vị trực thuộc mà dưới đó có các bộ phận nhỏ hơn.
<i><b>2.3. Nhà quản trị cấp cơ sở</b></i>
Nhà quản trị cấp cơ sở là những người trực tiếp theo dõi, giám sát và kiểm tra công việc của những người thừa hành. Họ chịu trách nhiệm về việc sử dụng trực tiếp các nguồn lực dành cho họ theo sự phân công trong tổ chức. Họ phân công các nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thừa hành và đảm bảo công việc được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
Nhà quản trị cấp cơ sở thường là người trực tiếp tham gia các hoạt động tác nghiệp như các nhân viên dưới quyền họ, thậm chí có khả năng làm tốt nhất những công việc mà những người thừa hành phải làm.
Phần lớn thời gian của các nhà quản trị cấp cơ sở được sử dụng vào việc giám sát, điều hành nhân viên thuộc quyền và đưa ra những quyết định hàng ngày. Phần còn lại được dành cho gặp gỡ, báo cáo, hội họp với cấp trên hoặc quan hệ với các đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà quản trị cấp cơ sở cần có kiến thức chuyên môn, hiểu biết tốt về công việc, các phương tiện vật chất kỹ thuật và các phương pháp trong những lĩnh vực cụ thể.
Các chức danh của nhà quản trị cấp cơ sở trong một tổ chức doanh nghiệp thường là: tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng ca…
<b>3. Các kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị</b>
<i><b>3.1. Kỹ năng chun mơn</b></i>
Kỹ năng chun mơn hay cịn gọi là kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện công việc chuyên môn cụ thể về lĩnh vực hoạt động của bộ phận do nhà quản trị phụ trách.
Nhà quản trị có kỹ năng chuyên mơn để có thể hiểu được các cơng việc của bộ phận mình phụ trách, từ đó ra quyết định chính xác về các lĩnh vực chun mơn, hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt các hoạt động tác nghiệp, đồng thời giúp các nhà quản trị có thể xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Kỹ năng chuyên mơn địi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức chun mơn, có khả năng nhận biết và phân tích các hoạt động chun mơn, thậm chí có thể sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ thuật thực hiện chun mơn đó.
Kỹ năng chun mơn của nhà quản trị có thể có được bằng con đường: học tập trong nhà trường và học ngay ở chính trong quá trình làm việc.
<i><b>3.2. Kỹ năng nhân sự</b></i>
Kỹ năng nhân sự hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp nhân sự là khả năng làm việc với người khác, khả năng giao tiếp với người khác và khả năng phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
Kỹ năng nhân sự là cơ sở hình thành nên năng lực giao tiếp, cho phép các nhà quản trị đạt hiệu quả cao khi tác động đến những người khác. Nhà quản trị hiểu rõ được nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành động của nhân viên, nắm bắt được tâm lý con người, biết tuyển chọn người thích hợp vào trong tổ chức, bố trí cơng việc cho họ phù hợp với năng lực chuyên môn, sử dụng đúng khả năng của các thành viên trong tổ mình. Nhà quản trị có kỹ năng nhân sự là nhà quản trị biết lắng nghe ý kiến người khác và dung hịa các chính kiến, các
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">quan điểm khác nhau tạo ra môi trường làm việc trong đó các cá nhân cảm thấy hài lịng, kích họ đóng góp ý kiến, tham gia vào q trình ra quyết định quản trị.
Kỹ năng nhân sự bắt nguồn từ bản chất tính cách của nhà quản trị và được phát triển một cách tự nhiên, song kỹ năng này cũng đòi hỏi các nhà quản trị phải học hỏi, rèn giũa để giúp họ quản trị thành công con người trong tổ chức.
Kỹ năng nhân sự cần thiết đối với mọi cấp quản trị trong bất kỳ tổ chức nào. Kỹ năng nhân sự là cơ sở cho phép các nhà quản trị hình thành nên “nghệ thuật dùng người”.
<i><b>3.3. Kỹ năng tư duy</b></i>
Kỹ năng tư duy là khả năng nhận thức, phán đốn, hình dung và trình bày những vấn đề ngay cả khi chúng còn trong dạng tiềm ẩn hay trong tương lai.
Khả năng nhận thức, phán đốn giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tổ chức, định hướng cho các hoạt động của tổ chức. Kỹ năng tư duy đặc biệt này cần thiết khi các nhà quản trị hoạch định hay ra quyết định nói chung.
Kỹ năng tư duy giúp nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao, có tầm nhìn chiến lược, bao qt được tồn bộ hoạt động của tổ chức trong mối quan hệ với các yếu tố bên trong bên ngoài tổ chức, từ đó hoạch định chiến lược, chính sách phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của tổ chức. Sự sống còn của bất cứ tổ chức nào cũng phụ thuộc vào định hướng, mục tiêu và quyết định phương thức thực hiện hướng đích đó. Và quyết định này có được trên nền tảng kỹ năng tư duy của nhà quản trị.
Các nhà quản trị phải có đầy đủ các kỹ năng trên bởi ba kỹ năng đều quan trọng đối với mỗi cấp quản trị. Tuy nhiên tầm quan trọng tương đối với kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy của các nhà quản trị thay đổi tùy theo cấp trách nhiệm khác nhau, tức là phụ thuộc theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức. Các nhà quản trị cấp cao cần có nhiều kỹ năng tư duy hơn, các nhà quản trị cấp cơ sở cần có kỹ năng chuyên môn nhiều hơn, kỹ năng nhân sự cần thiết cho mọi nhà quản trị ở tất cả các cấp. Vì ở cấp nào nhà quản trị cũng phải làm việc với con người.
Các nghiên cứu trong ngành tâm lý học và sinh lý học chỉ ra rằng: Thứ nhất, những người có năng khiếu hay khả năng tự nhiên bẩm sinh có thể tăng cường, phát triển kỹ năng của họ thông qua thực tiễn và đào tạo. Thứ hai, ngay cả những người khơng có khả năng tự nhiên bẩm sinh hay năng khiếu cũng có thể hình thành và phát triển kỹ năng nếu được đào
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">tạo, rèn luyện. Điều đó cho thấy, những nhà quản trị giỏi không nhất thiết phải là bẩm sinh, mà họ thường phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, học hỏi, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm… để hình thành và phát triển kỹ năng quản trị cần thiết theo đúng trách nhiệm của cấp quản trị tương ứng. Dù là nhà quản trị cấp cao hay là nhà quản trị cấp thấp đều đòi hỏi phải có một trình độ nào đó về mỗi kỹ năng trong số ba kỹ năng đã nói trên và cũng phải liên tục sử dụng tất cả các kỹ năng này. Có như vậy, kỹ năng quản trị của các nhà quản trị không ngừng được nâng cao, giúp nhà quản trị thực hiện tốt nhất vai trò của mình trong tổ chức.
<b>II. VỀ TẬP ĐỒN SAMSUNG VÀ NHÀ QUẢN TRỊ LEE KUN-HEE1. Giới thiệu tổng quan về tập đồn Samsung</b>
<i><b>1.1. Lịch sử hình thành và phát triển</b></i>
Tập đồn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, trụ sở chính được đặt tại khu phức hợp Samsung Town, Seoul. Tập đồn sở hữu nhiều cơng ty con, chuỗi hệ thống cửa hàng phân bố trên toàn cầu, sở hữu danh hiệu top các thương hiệu công nghệ đắt giá nhất trên thế giới.
1938 - 1969: Thời kỳ đầu của Samsung.
Vào ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đồn Samsung do ơng Lee Byung-chul sáng lập tại Hàn Quốc với số vốn ban đầu chỉ 30.000 won. Ban đầu doanh nghiệp của ông chủ yếu tập trung vào xuất khẩu thương mại, bán cá khô, rau và hoa quả Hàn Quốc cho Mãn Châu và Bắc Kinh, nhưng chỉ hơn một thập niên, Samsung – có nghĩa là “ba ngôi sao” trong tiếng Hàn – đã tạo lập cho riêng mình máy nghiền bột, máy làm bánh kẹo, các xưởng sản xuất và buôn bán. Cuối cùng Samsung phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu hiện đại và vẫn cịn mang tên đó cho đến ngày nay.
1970 - 1979: Đa dạng hóa ngành kinh doanh và hàng điện tử.
Trong những năm 1970, Samsung đặt ra những nền tảng chiến lược cho sự phát triển trong tương lai bằng cách đầu tư vào công nghiệp nặng và hóa chất, hóa dầu. Samsung đã mua 50% cổ phần tại Korea Semiconductor, củng cố hơn nửa vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất chất bán dẫn của Samsung Electronics.
1980 - 1989: Bước vào thị trường tồn cầu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Các ngành cơng nghệ then chốt của Samsung rất đa dạng và mở rộng toàn cầu trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Năm 1978, Samsung Semiconductor và Samsung Electronics trở thành các thực thể riêng biệt. Samsung Aerospace Industries (hiện nay là Samsung Techwin) thành lập vào tháng 2 năm 1987.
Samsung gia nhập ngành phát triển hệ thống, thành lạp Samsung Data Systems vào năm 1985 (hiện nay là Samsung SDS). Năm 1987, Chủ tịch sáng lập của Samsung Byung-chul qua đời sau gần 50 năm điều hành công ty. Con trai ông là Kun Hee đã kế nhiệm ông trong vị trí tân chủ tịch.
1990 - 1993: Cạnh tranh trong một thế giới kỹ thuật biến động.
Những năm đầu thập niên 1990 đã đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp công nghệ cao.
1994-1996: Trở thành một lực lượng toàn cầu.
Vào những năm 1990, Samsung cải cách cơng việc kinh doanh của mình bằng cách nỗ lực sản xuất các sản phẩm đẳng cấp thế giới, mang lại sự hài lòng chung cho khách hàng, và là một doanh nghiệp tốt – tất cả đều nằm trong tầm nhìn “chất lượng là trên hết”.
1997 - 1999: Tấn công mặt trận kỹ thuật số.
Năm 1997, Hàn Quốc đã bị cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp. Samsung đã đối phó với với cuộc khủng hoảng bằng cách cắt giảm số cơng ty chi nhánh xuống cịn 45, giảm số nhân viên khoảng 50,000, bán 10 đơn vị kinh doanh và cải thiện tính hợp lý của cơ cấu tài chính, hạ tỉ lệ nợ 365% vào năm 1997 xuống 148% vào cuối 1999.
2000 – hiện nay: Tiên phong trong “thời đại kỹ thuật số”.
Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi – và cả cơ hội mang tính cách mạng – cho kinh doanh tồn cầu và Samsung đã đáp lại bằng những cơng nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh và sự đổi mới không ngừng.
<i><b>1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh</b></i>
Samsung bao gồm khoảng hơn 100 cơng ty con. Tập đồn này hoạt động rất đa dạng với nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực bao gồm xây dựng, điện tử tiêu dùng, dịch vụ tài chính, đóng tàu và dịch vụ y tế.
Samsung Fine Chemicals: Giao dịch chứng khoán.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"> Samsung Life Insurance: Bảo hiểm.
Samsung Everland: Bao gồm ba lĩnh vực chính của mơi trường và tài sản, văn hóa ẩm thực và khu nghỉ mát.
Samsung Heavy Industries: Các lĩnh vực kỹ thuật, đấu thầu và xây dựng, hiện kinh doanh trên toàn cầu, trong các lĩnh vực chính như sau: Sản xuất Hydrocacbon; Công nghiệp & cơ sở hạ tầng; Nhà máy xử lý nước thải; Thiết bị khử mặn; Nhà máy điện; Nhà máy thép; Khai thác mỏ & kim loại.
Samsung Electronics: Sản xuất các hàng điện tử như màn hình, pin, bán dẫn, chip, bộ nhớ, RAM và đĩa cứng cho các đối tác lớn như Sony, LG, Apple, Huawei, Xiaomi, Nokia,… Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất thiết bị di động và điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới, tác nhân chính thúc đẩy cho thành quả này là sự phổ biến của các dòng thiết bị cao cấp Samsung Galaxy, đặc biệt với hai dòng Smartphone tiên phong trên thị trường là Galaxy S và Galaxy Note.
<i><b>1.3. Những thành tựu lớn của doanh nghiệp</b></i>
Trong năm tài chính 2009, Samsung báo cáo doanh thu tổng cộng là 220 nghìn tỷ KRW (172,5 tỷ USD). Trong năm tài chính 2010, Samsung báo cáo doanh thu 280 nghìn tỷ KRW (258 tỷ USD) và lợi nhuận 30 nghìn tỷ KRW (27,6 tỷ USD) (dựa trên tỷ giá hối đoái KRW - USD là 1.084,5 KRW/USD, tỷ giá giao ngay ngày 19 tháng 8 năm 2011). Số tiền này không bao gồm doanh thu từ tất cả các cơng ty con của Samsung có trụ sở ở bên ngồi Hàn Quốc.
Với lịch sử hình thành và phát triển đầy thành tựu thì Samsung đã trở thành một trong những tập đồn cơng nghệ hàng đầu châu Á và vươn tầm ra thị trường thế giới đầy mạnh mẽ mà khơng phải tập đồn nào cũng làm được. Năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á, hạng 5 thế giới. Năm 2020, Samsung đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á. Tháng 10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Tháng 11 năm 2020, Samsung vượt qua Apple để dẫn đầu thị trường smartphone tại Mỹ. Cũng trong năm 2020, giá trị thương hiệu Samsung được định giá xấp xỉ 95 tỷ USD - đứng số 1 châu Á cũng như thứ 5 thế giới. Năm 2021, con số trên tăng lên mức 102,6 tỷ USD và Samsung vẫn giữ hạng 5 toàn cầu. Ngoài ra, Samsung cịn là 1 trong 16 cơng ty
</div>