Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 50 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
H và tên <b>ọ</b> MSSV <b>Nhiệm v ụ<sup>Mức độ hoàn </sup></b><sub>thành </sub>
Mai Phương Anh K204031092
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">i
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời biết ơn chân thành đến Thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên bộ môn Bảo hiểm xã hội. Để thực hiện đề tài trên, - chúng em rất biết ơn sự hướng dẫn và giảng dạy tận tâm, nhiệt tình từ Cơ trong suốt thời gian vừa qua. Trong thời gian tham gia học tập môn học này, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và có tính thực tế cao. Tuy nhiên, do vốn kiến thức cịn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót nên chúng em mong nhận được những lời góp ý q giá từ Cơ để hoàn thiện đề tài này tốt hơn và rút kinh nghiệm cho những đề tài thực hiện về sau.
Kết lời, nhóm kính chúc Cơ thật nhiều sức khỏe, gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy và mang đến những tri thức đầy bổ ích đến với các thế hệ sinh viên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 3</b>
2.1. Khái ni m v m rệ ề ở ộng độ bao ph b o hi m xã hủ ả ể ội tự nguy n ... 3ệ 2.1.1 Khái ni m v b o hi m xã hệ ề ả ể ội tự nguy n ... 3ệ 2.1.2. M t sộ ố điều kho n v b o hi m xã hả ề ả ể ội tự nguy n t i Vi t Nam ... 4ệ ạ ệ 2.1.3. M t s vộ ố ấn đề cơ bản v s bao ph b o hi m xã hề ự ủ ả ể ội tự nguy n ... 10ệ
<b>CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH MỞ RỘNG BAO PHỦ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ </b>
<b>NGUYỆN TẠI VI T NAM VÀ THẾ GIỚI ... 12Ệ</b>
3.1. Thực tiễn v chính sách m r ng bao ph b o hi m xã hề ở ộ ủ ả ể ội tự nguy n tệ ại Việt Nam ... 12
3.1.1. Chính sách m r ng bao ph BHXH t nguy n t i Vi t Nam ... 12ở ộ ủ ự ệ ạ ệ 3.1.2. Đánh giá công tác quản lý BHXH tự nguyện tại Vi t Nam ... 13ệ 3.1.3. Đánh giá mức độ bao phủ BHXH TN tại Việt Nam hiện nay ... 15 3.2. Xu hướng phát triển chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện trên thế giới ... 17
3.2.1. Chương trình BHXHTN được coi là giải pháp quan trọng hướng đến bao ph ASXH toàn dân ủ ở các quốc gia trên th gi i ... 17ế ớ 3.2.2. Đổi mới quản lý hệ thống BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng để
khuy n khích s tham gia BHXHTN ... 19ế ự 3.2.3. Bổ sung thêm các chương trình BHXH mới hoặc các ch BHXH mế độ ới nh m m r ng bao ph ằ ở ộ ủ BHXH ... 20
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM MỞ RỘNG BAO PHỦ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ </b>
<b>NGUYỆN TẠI M T S QUỐC GIA VÀ BÀI H C CHO VI T NAM ... 25ỘỐỌỆ</b>
4.1. Kinh nghi m m r ng bao ph b o hi m xã hệ ở ộ ủ ả ể ội tự nguy n m t s qu c gia . 25ệ ở ộ ố ố 4.1.3. Kinh nghi m phát tri n h ệ ể ệ thống b o hi m xã hả ể ội tự nguy n c a Thái Lan 30ệ ủ 4.2. Một số bài h c cho Vi t Nam v m r ng bao ph b o hi m xã họ ệ ề ở ộ ủ ả ể ội tự nguy n 34ệ K<b>ẾT LUẬ</b>N ... 37
<b>TÀI LIỆU THAM KH O ... 38Ả</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">B ng 3.1. ả Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2020 ... 14 B ng 4.1. ả Tỷ lệ đóng BHXH ở Thái Lan ... 32
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">v
(Bảo hiểm chăm sóc dài hạn)
ICT Công nghệ thông tin và truyền thơng
GSIS Hệ thống Dịch vụ Bảo hiểm Chính phủ
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Việt Nam đang dần bước vào thời kỳ sự tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi trong cơ cấu lao động đáng kể. Cùng với sự gia tăng của lực lượng lao động tự do và người làm công việc tự do, việc nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trở nên cấp thiết để đảm bảo an sinh xã hội và tài chính cho nhóm người này. Cùng với đó, việc mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) được xem là một trong những mục tiêu cấp thiết trong chính sách đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) không chỉ của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác trên thế giới. Việc mở rộng diện bao phủ chính sách BHXHTN với mong muốn có thể bảo vệ và cải thiện cuộc sống của những người lao động nói chung và những lao động làm việc tự do nói riêng để giúp họ đối phó với các rủi ro tài chính, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi trong trường hợp bất ổn hoặc thất nghiệp. Do đó, nhóm quyết định thực hiện tiểu luận này để học hỏi kinh nghiệm và phân tích cách quản lý của các quốc gia trên thế giới trong việc triển khai BHXHTN để qua đó có thể rút ra được những bài học quý báu cho Việt Nam nhằm mục tiêu mở rộng độ bao phủ của chính sách BHXHTN và hướng đến việc đảm bảo ASXH cho toàn dân.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">1
<b>1.1. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Làm rõ thực tiễn và đánh giá về các chính sách, mức độ và công tác trong việc mở rộng độ bao phủ chính sách BHXH tự nguyện của Việt Nam cũng như một số xu hướng phát triển các chương trình BHXH tự nguyện trên thế giới. Đồng thời liên hệ với một số nước khu vực Đông Nam Á để học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai cơng tác, chính sách BHXH tự nguyện hiện nay để góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân toàn quốc.
<b>1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
Nội dung nghiên cứu: Công tác mở rộng diện bao phủ chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia (cụ thể trong đề tài đề cập đến Trung Quốc, Thái Lan và Philippines) và rút ra bài học cho Việt Nam.
Không gian: tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines. 1<b>.3. Cơ sở pháp lý</b>
Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (20/11/2014): quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Nghị định số Nghị định số 134/2015/NĐ CP (29/12/2015): quy định chi tiết một -số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thông tư số 01/2016/TT BLĐTBXH (18/02/2016): quy định chi tiết và hướng -dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nghị định số 07/2021/NĐ-CP (27/01/2021): quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Nghị quyết số 93/2015/QH13 (22/06/2015): về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
Công văn 1927/BHXH TST năm 2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam -(26/06/2023): thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ BNN theo mức lương cơ -sở 1.800.000 đồng/tháng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">3
2.1. <b>Khái niệm về mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện</b>
2.<b>1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện</b>
BHXH là một trong những trụ cột chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, BHXH được coi là trụ cột cơ bản của chính sách an sinh xã hội vì có phạm vi bao phủ rộng khắp, quỹ ổn định dựa trên cơ chế tạo quỹ từ sự đóng góp của người tham gia.
Ở các nước khác nhau thì khái niệm về BHXH tự nguyện cũng có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể nhận thấy rằng: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chương trình bảo hiểm xã hội dựa trên sự đóng góp tự nguyện của người lao động, bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội chung của mỗi quốc gia người lao động. Theo đó, việc tham gia loại hình bảo hiểm này là hồn tồn tự nguyện, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Theo mơ hình Sàn An sinh Xã hội (SPF) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bảo hiểm xã hội bao gồm chương trình bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014, hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm 3 chương trình: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung. Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới (như Mỹ, Ba Lan, Phần Lan, Trung Quốc, Thái Lan...) và có nhiều nước đã áp dụng chương trình BHXH tự nguyện thành công (như Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Australia,...).
Theo Cơ quan An sinh xã hội quốc tế (ISSA, 2018), những đối tượng lao động làm việc tại các khu vực phi chính thức ở các nước châu Á Thái Bình Dương chiếm - khoảng 60% lực lượng lao động của họ, tuy nhiên những đối tượng này chưa thực sự quan tâm đến các chương trình bảo hiểm hoặc các quốc gia đó trước đây chưa chú trọng nhiều vào vấn đề này. Vì vậy xu hướng đang hướng tới ở hiện tại và trong tương lai của các quốc gia trên thế giới chính là mở rộng độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">xã hội. Đây được xem là mục tiêu quan trọng nhằm tạo điều kiện cho người lao động phi chính thức được hưởng quyền lợi và đảm bảo an sinh xã hội.
2.<b>1.2. Một số điều khoản về bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam</b>
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014:
+ Theo điều 3 của Luật BHXH 2014: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”. Theo khoản 2, điều 4, Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm 2 chế độ: Hưu trí và Tử tuất. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn (khoản 2, điều 5).
+ Theo khoản 4, điều 2 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cần đáp ứng những điều kiện:
- Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên;
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, điều 2 của Luật BHXH 2014; - Có nhu cầu và khả năng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Bên cạnh đó, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì khơng tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH (khoản 3, điều 5).
+ Theo điều 71 về chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện quy định:
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">5
● Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;
b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
● Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
2.1.2.1. <b>Chế độ hưu trí củ</b>a BHXH t nguy n <b>ựệ</b>
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014:
<i>Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí </i>
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia BHXH tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này.
<i>Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu </i>
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>Điều 74. Mức lương hưu hàng tháng </i>
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
<i>Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu </i>
1. Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngồi lương hưu cịn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH.
<i>Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">7
1. Thời điểm hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại Điều 72 của Luật này được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.-
<i>Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần </i>
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà khơng tiếp tục tham gia BHXH; b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH.
3. Mức hưởng BHXH một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">4. Thời điểm tính hưởng BHXH một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.
<i>Điều 78. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu </i>
1. Người lao động dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.
<i>Điều 79. Mức bình qn thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội </i>
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình qn các mức thu nhập tháng đóng BHXH của tồn bộ thời gian đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">9 b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
<i>Điều 81. Trợ cấp tuất </i>
1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình qn tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">2.1.2.3. <b>Quỹ ả</b> b o hi m xã h<b>ểội tự nguyệ</b>n
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014:
<i>Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện </i>
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, khả năng ngân sách nhà nước - trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
2.<b>1.3. Một số vấn đề cơ bản về sự bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện</b>
Theo ILO thì độ bao phủ của một chính sách, các thước đo đánh giá tỷ lệ bao phủ theo luật định bao gồm: (i) Thước đo ước lượng phạm vi bảo vệ theo luật định, đo
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">11
bằng số lượng các chương trình, quyền lợi ASXH hay BHXH mà những người dân có thể tham gia và được bảo vệ; (ii) Thước đo ước lượng quy mô tham gia theo luật định, đo bằng tỷ lệ giữa số người tham gia hệ thống ASXH hay BHXH trên tổng lực lượng lao động, hay trên tổng dân số...; và (iii) Thước đo đánh giá mức phúc lợi đạt được theo luật định, đo bằng tỷ lệ lợi ích hoặc tỷ lệ thay thế được tính cho các chương trình cụ thể theo các quy định của pháp luật.
Bao phủ BHXH hiệu quả (effective coverage) là khái niệm nhằm xác định phạm vi bảo vệ, quy mô tham gia và mức phúc lợi đạt được của hệ thống BHXH theo thực tế. Theo đó, các thước đo để đánh giá sự bao phủ hiệu quả cũng tương tự như đối với khái niệm sự bao phủ theo luật định. Tuy nhiên, đối tượng được xác định trong các tính tốn này là những chương trình, quyền lợi ASXH thực tế được triển khai, những người lao động thực tế đã tham gia hoặc đã và đang được hưởng các chế độ ASXH và mức phúc lợi thực tế nhận được.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><b>3.1. Thực tiễn về chính sách mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt </b>
Nam
<b>3.1.1. Chính sách mở rộng bao phủ BHXH tự nguyện tại Việt Nam </b>
Hệ thống BHXH được xem là trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Ở Việt Nam, nhà nước đang ngày càng chú trọng đến công tác mở rộng mức độ bao phủ BHXH bắt buộc và tự nguyện. Hiện nay, nước ta đang nhắm đến việc mở rộng quy mô tham gia BHXH tự nguyện cho các đối tượng lao động khu vực phi chính thức, những đối tượng mà BHXH bắt buộc “bỏ sót” để họ tiếp cận gần hơn với lương hưu, giúp người lao động có cuộc sống ổn định khi về già. Việt Nam đang hướng đến nâng độ bao phủ BHXH tự nguyện theo cả chiều rộng và chiều sâu, tức là vừa tăng quy mô người tham gia BHXH tự nguyện, vừa điều chỉnh tăng quyền lợi cho người lao động trong chế độ bảo hiểm này.
Trong năm 2021, Chính phủ đã ban hành nghị định số 07/2021/NĐ-CP vào ngày 27/01/2021 quy định từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 330.000 đồng/tháng, tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện năm 2021 là 154.000 đồng/tháng, còn mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng. So với nghị định 134/2015/NĐ CP về việc nhà nước có chính sách hỗ trợ -với 30% mức đóng cho những đối tượng thuộc hộ nghèo, 20% cho hộ cận nghèo và 10% cho các đối tượng khác, thì với nghị định 07/2021/NĐ CP, nhà nước đã quyết -định tăng mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện tùy loại đối tượng. Cụ thể, số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng (tăng 52.800 đồng); hộ cận nghèo được hỗ trợ tăng từ 38.500 lên 82.500 đồng/tháng (tăng 44.000 đồng) và các đối tượng khác là từ 15.400 lên 33.000 đồng/tháng (tăng 17.600 đồng). Đặc biệt, khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng trước đó theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">13
12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau, thì người tham gia khơng phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng. Điều này khuyến khích người lao động tích cực tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
Bên cạnh đó, tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm hiện nay, xuống còn 15 năm đối với cả nhóm người tham gia theo hình thức tự nguyện và bắt buộc. Đồng thời, xem xét đề xuất cho phép người lao động rút một phần tối đa bằng 50% quỹ BHXH được tích lũy trong thời gian đã tham gia trong trường hợp điều kiện kinh tế đang quá khó khăn và cần gấp một khoản tiền để trang trải, phần còn lại để dành khi về già. Trong thời gian còn lại chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động có thể tiếp tục tham gia vào hệ thống BHXH để có mức lương hưu hoặc trợ cấp hưu trí xã hội cao hơn, bảo đảm cuộc sống.
Dự luật BHXH sửa đổi đề xuất người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước tháng 7/2025 được hưởng lương hưu ở tuổi 55 đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Người lao động không bị trừ 2% như trường hợp nghỉ hưu sớm. Nếu đề xuất được chấp thuận, những người tham gia khu vực tình nguyện sẽ có thể nghỉ hưu sớm hơn từ 2 đến 5 năm so với những người lao động trong khu vực bắt buộc. Trước đây nếu như BHXH tự nguyện chỉ có hai chế độ là hưu trí và tử tuất, thì hiện nay dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện. Theo đó, điều kiện để được hưởng chế độ trợ cấp thai sản của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thì được hưởng trợ cấp bằng 2 triệu đồng cho một người con. Chế độ trợ cấp thai sản sẽ được đảm bảo bởi ngân sách nhà nước mà người lao động sẽ không cần đóng thêm so với hiện hành.
<b>3.1.2. Đánh giá cơng tác quản lý BHXH tự nguyện tại Việt Nam </b>
Với mục tiêu ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động. Chính sách BHXHTN ra đời từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động ở khu vực phi chính thức được tham gia BHXH. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, đến nay, công tác quản lý BHXHTN tại Việt Nam đã có những bước
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">tiến đáng kể. Theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu, số người tham gia BHXHTN đã tăng trưởng khá ấn tượng, nhất là trong hai năm trở lại đây (2018-2019).
Chính sách BHXHTN đã được triển khai và thực hiện kể từ năm 2008, với mục tiêu tạo cơ hội cho tất cả lao động ở các khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống này. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, số người tham gia BHXHTN vẫn chưa phát triển đủ mạnh để khai thác hết tiềm năng của chính sách này. Tuy vậy, từ khi Nghị quyết số 2 NQ/TW về cải cách chính sách BHXH được ban hành, đã có những bước 8-tiến quan trọng trong công tác phát triển BHXH tự nguyện.
B<b>ảng </b>3.1. <b>Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016</b>-2020
<i> (Nguồn:BHXH Việt Nam) </i>
Vào năm 2018, trên toàn quốc đã có hơn 277.000 người tham gia vào BHXHTN, đây là một tăng trưởng ấn tượng so với năm 2017, với sự gia tăng hơn 52.900 người, tương đương với mức tăng trưởng 23,6%. Trong năm 2019, con số này đã tiếp tục tăng lên gần 574.000 người, đại diện cho một sự gia tăng lớn hơn, với hơn 296.700 người tham gia mới, tương đương với mức tăng trưởng 107,1% so với năm 2018. BHXHTN tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển tích cực và tăng trưởng đáng kể. Số lượng người tham gia và sản phẩm bảo hiểm đã tăng lên, cho thấy sự nhận thức ngày càng tốt của người dân về quan trọng của việc bảo vệ tài chính cá nhân và gia đình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">15
Những con số ấn tượng trên có thể được giải thích bằng những yếu tố sau đây: + Thứ nhất, về chính sách: Hiện tại, chính sách BHXHTN tại Việt Nam đã loại bỏ giới hạn về tuổi để tham gia, mở cửa cho tất cả công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên. Hơn nữa, các phương thức đóng tiền đã trở nên đa dạng và linh hoạt hơn, và thời điểm đóng cũng đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tham gia.
+ Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Trong thời gian gần đây, Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đã tăng cường sự phối hợp với các cơ quan liên quan, đặc biệt là việc đề xuất và hồn thiện chính sách để phù hợp với tình hình thực tế. Họ đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, bao gồm cải cách phương thức quản lý, tối ưu hóa thủ tục hành chính và áp dụng cơng nghệ thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tham gia. + Thứ ba, về tiến bộ trong nhận thức: Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng đáng kể. Điều này cho thấy sự nhận thức của người dân về tầm quan trọng của BHXH đang ngày càng tăng.
Công tác quản lý Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cần được giải quyết để đảm bảo rằng mọi người dân đều có quyền tiếp cận với các dịch vụ BHXH. Mặc dù số lượng người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng, nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp so với tổng số dân số. Điều này cho thấy cần có những biện pháp cụ thể hơn để khuyến khích người dân tham gia BHXH.
Trên cơ sở những tiến bộ và thách thức hiện tại, công tác quản lý BHXH tự nguyện tại Việt Nam cần được tiếp tục đẩy mạnh để đảm bảo quyền lợi của người lao động và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
<b>3.1.3. Đánh giá mức độ bao phủ BHXH TN tại Việt Nam hiện nay </b>
Nhìn chung, hệ thống pháp luật quy định về BHXH tự nguyện đã được xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện. Nhiều nội dung chính sách được bổ sung, sửa đổi (đặc biệt là đối với BHXH tự nguyện) đã tạo cơ hội thuận lợi cho NLĐ trong khu vực chính thức và phi chính thức tham gia BHXH và số người tham gia BHXH. Quá trình triển khai thực
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">hiện pháp luật BHXH tự nguyện đã đạt được một số kết quả nhất định như: Số người tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên qua các năm, từ trên 6 nghìn người tham gia năm 2008 đến hết tháng 4/2021, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 1,12 triệu người, tăng 527.000 người so với cùng kỳ năm 2020. Sau 13 năm thực hiện, số người đóng BHXH tự nguyện mới đạt 1,3% lực lượng lao động. Trong khi chỉ tiêu tới năm 2030, tỉ lệ này phải trên 10% và 65% người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng.
BHXH tự nguyện bước đầu đáp ứng được nhu cầu bảo đảm các chế độ dài hạn, như hưu trí và tử tuất cho khối lao động thuộc khu vực phi chính thức; cơng tác quản lý và tổ chức thực hiện cũng đã được chú trọng, tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin nhằm bảo đảm tính hiệu quả áp dụng của loại hình BHXH này.
Tuy nhiên, ở cả 2 góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng BHXH tự nguyện tại Việt Nam hiện nay cịn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ bằng 1,7% so với BHXH bắt buộc và 2% so với bảo hiểm thất nghiệp và chiếm chưa đầy 0,6% so với lực lượng lao động thuộc diện tham gia, điều này cho thấy mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện là rất thấp và vẫn còn trên 99% lực lượng lao động chưa tham gia, họ là những đối tượng tiềm năng cần khai thác. Với số thu bình quân mỗi năm đạt trên 642 tỷ đồng, nếu chia đều bình quân cho các tỉnh/thành phố thì mới ở mức 10,2 tỷ/năm, số này là chưa đáng kể so với số nguồn thu bảo hiểm khác và còn rất khiêm tốn. Tốc độ tăng trưởng qua các năm của BHXH tự nguyện chưa ổn định, số người tham gia tăng nhanh vào các năm 2012 và 2013 lần lượt 38% và 26% nhưng từ năm 2014 trở đi lại giảm dần.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và vấn đề về BHXHTN tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nhận thức của người lao động về BHXHTN còn hạn chế. Nhiều người không hiểu rõ về chương trình này và khơng thấy nó hấp dẫn. Mức đóng và quyền lợi thu được chưa thực sự đủ lôi cuốn để người dân quyết định tham gia.
Thứ hai, các quy định về điều kiện để được hưởng lương hưu qua BHXHTN khá nghiêm ngặt. Ví dụ, người tham gia phải đóng BHXH trong ít nhất 20 năm để được
</div>