Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hôn nhân gia đình của thế hệ z người việt ở hà nội dưới tác động của khoa học công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.79 KB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI</b>

<b>ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT</b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM 2023</b>

<b>HƠN NHÂN GIA ĐÌNH CỦA THẾ HỆ Z NGƯỜI VIỆT Ở HÀ NỘI DƯỚI TÁCĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ </b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị CúcSinh viên thực hiện: Phạm Quang Anh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Hà Nội, 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU<small>1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </small></b>

Hơn nhân gia đình là lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội lồi người. Khi phân tích tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C.Mác đã từng khẳng định gia đình là một trong ba mối quan hệ của con người đã được hình thành trong lịch sử nhân loại: quan hệ thứ nhất là giữa con người với tự nhiên; quan hệ thứ hai là giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và quan hệ thứ ba là gia đình. Tương tự, trong một khảo sát mà Abbott thực hiện trên toàn cầu về những yếu tố làm nên cuộc sống trọn vẹn, 32% trong số hơn 2 triệu người tham gia đã chọn “Gia đình” là yếu tố cần thiết giúp họ có thể sống trọn vẹn, tốt đẹp và vui tươi hơn.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam vốn coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với hơn nhân gia đình. Những vấn đề liên quan đến gia đình ln được người Việt đặt mối quan tâm lên hàng đầu. Thông qua những vấn đề về hơn nhân gia đình cũng cho thấy nhiều vấn đề khác gắn với bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa của người Việt trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

Thế hệ Z là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha. Các nhà nghiên cứu và các phương tiện truyền thông phổ biến xem khoảng thời gian từ giữa thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010 (từ năm 1995 đến 2012) là khoảng thời gian được sinh ra của nhóm này. Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên được cho là lớn lên với sự tiếp cận Internet cùng các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ khi nhỏ. Họ được coi là “người bản địa số”, vốn được xem là những người sành công nghệ. Ngay từ lứa đầu tiên của thế hệ Z sinh ra đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

được tiếp cận với nhiều phương tiện truyền thơng xã hội. Điển hình là sự ra đời của Internet 1995, Facebook 2004, Youtube 2005, Iphone 2007. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng thế hệ Z đang trong độ tuổi lao động (15 - 24 tuổi) vào khoảng 13 triệu người trong năm 2019, chiếm khoảng 19% số lượng trong độ tuổi lao động. Dự đốn đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm gần 1 phần 3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam.

Mặt khác, công nghệ là một trong những đặc trưng của xã hội hiện đại, nó ngày càng bao phủ và len lỏi đến từng khía cạnh của đời sống và mang lại đến những tác động khơng nhỏ đến q trình phát triển xã hội loài người. Đặc biệt, năm 2020, với sự xâm nhập và bùng phát của đại dịch Covid-19, tất cả mọi hoạt động chuyển sang hình thức online. Vì thế, công nghệ càng chiếm lĩnh cuộc sống của con người, nó khơng chỉ chi phối đến hành động, mà còn làm thay đổi tư duy, nhận thức của con người về các vấn đề của cuộc sống.

Đối với thế hệ Z - thế hệ sành công nghệ, sự chi phối ấy lại càng rõ nét. Họ gần như khơng có đặc điểm gì giống với những thế hệ sinh ra trước đó, rất nhiều giá trị ảnh hưởng đến thế hệ đi trước đã thay đổi hoàn toàn trong mắt thế hệ Z. Trong mỗi khía cạnh của cuộc sống, thế hệ Z đều thể hiện cách nhìn nhận khác với thế hệ trước. Lý do chính dẫn tới sự thay đổi tu duy của thế hệ Z so với các thế hệ trước chính là tác động của công nghệ.

Hiện nay, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị - kinh tế mà cịn là trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo dẫn đầu của cả nước. Dự kiến trong tương lai gần, Hà Nội còn vươn lên thành trung tâm Khoa học và Công nghệ hàng đầu của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực. So với nhiều địa phương trên phạm vi cả nước, thế hệ Z tại Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận, hòa nhập và ứng dụng công nghệ thông tin. Sự tác động

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

của công nghệ thông tin sẽ thể hiện sâu sắc trong đời sống sinh hoạt của nhóm người này. Đối với vấn đề hơn nhân gia đình, thế hệ Z tại Hà Nội chắc rằng sẽ có quan niệm, các mối quan hệ ứng xử, các xu hướng gia đình mới như gia đình đơn thân, gia đình đa quốc gia khác biệt so với các thế hệ trước. Dường như, đối với thế hệ Z ở Việt Nam nói chung, nhất là thế hệ Z ở Hà Nội, các giá trị hơn nhân gia đình khơng cịn là giá trị phổ quát và vĩnh cửu. Việc kết thúc các mối quan hệ gắn kết nam nữ, vợ chồng trở nên dễ dàng hơn nếu họ cảm thấy không hạnh phúc. Những quan điểm về danh dự gia đình, dịng họ, dư luận xã hội, sự soi xét của cộng đồng dường như không phải là lý do khiến họ phải chịu đựng, nhẫn nhịn.

Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Việt nói chung thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều cơng trình cũng đã đề cập. Tuy nhiên, nghiên cứu hôn nhân gia đình của người Việt qua khảo sát nhóm đối tượng là thế hệ Z tại Hà Nội chưa thấy có cơng trình nào đề cập. Hơn nữa, việc nghiên cứu về hơn nhân gia đình của thế hệ Z người Việt hiện nay chắc hẳn còn cho thấy nhiều vấn đề khác liên quan như sự thay đổi trong lối sống và văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại.

Vì những lý do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Hơn nhân gia đình của

<i><b>thế hệ Z người Việt ở Hà Nội dưới tác động của khoa học công nghệ” </b></i>để triển khai nghiên cứu.

<b><small>2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU</small></b>

Đối với người Việt, hơn nhân và gia đình gắn với những giá trị tình cảm, đạo đức, tâm lý, con cái… nên rất được chú trọng Có rất nhiều cơng trình liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

quan đến nội dung đề tài. Sau đây, chúng tơi tạm hệ thống hóa thành các nhóm vấn đề như sau.

<b>Thứ nhất là nhóm cơng trình nghiên cứu về hơn nhân gia đình ViệtNam:</b>

Đối với người Việt, hơn nhân gia đình với những giá trị tình cảm, đạo đức, tâm lý, con cái… không thể thay thế trong sự phát triển của xã hội. Vì thế, nghiên cứu về hơn nhân và gia đình Việt Nam rất được chú trọng. Tác giả Ngô

<i>Thị Tuấn Dung với bài viết “Quan hệ gia đình: Một số vấn đề lý luận và thựctiễn” (Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, năm 2009, tr. 18 - 30). </i>

Viết về các mơ hình gia đình Việt Nam, tác giả Khuất Thu Hồng có luận án

<i>Tiến sỹ “Các mơ hình hơn nhân ở đồng bằng sơng Hồng từ truyền thống đếnhiện đại” (Viện Xã hội học, năm 1997); tác giả Vũ Ngọc Khánh với cuốn sách“Văn hóa giá đình Việt Nam” (Nxb.Thanh niên, năm 2007, Hà Nội); tác giả ĐàoThị Mai Ngọc với bài viết “Văn hóa gia đình Việt Nam: Các giá trị truyền thốngvà hiện đại” (Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, Số 3 (76), năm 2014, tr. 112-120); Tác giả Văn Quân có bài viết “Những giá trị truyền thống của gia đìnhViệt Nam” (Tạp chí Việt Nam Hương sắc, số 26, 1995, tr.18 -19). </i>

Viết về những giá trị của gia đình Việt Nam, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi có

<i>bài viết “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại và một số vấnđề đang đặt ra” (Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Quyển 31, số 2, năm</i>

2021, tr.13-32); bài viết phân tích một số giá trị nổi bật của gia đình Việt Nam hiện nay và đưa ra khuyến nghị về các giá trị gia đình quan trọng cần quan tâm trong bối cảnh mới. Bài viết đề cập tới những giá trị truyền thống trong gia đình của người Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Tác giả Lê Thi với cuốn sách “Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệmvề hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay” (Nhà xuất bản</i>

Khoa học Xã hội, năm 2009). Cuốn sách đưa ra khảo luận về sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hơn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay; quan niệm về tổ chức cuộc sống gia đình sau khi kết hôn; về nhận thức, mâu thuẫn, bạo lực, xung đột trong gia đình, …

Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết và sách về hơn nhân gia đình Việt Nam. Có

<i>thể kể đến: Tác giả Phạm Hồng Tồn với bài viết “Sự biến đổi của gia đìnhtruyền thống Việt Nam” (Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 1, năm 2013, tr 23 – 26),</i>

đã phân tích sự biến đổi về vật chất, nhận thức trong gia đình truyền thống Việt Nam; …

Bên cạnh đó, cịn có các bài viết của tác giả Đặng Kim Thoa có bài viết

<i>“Vài nét về mơ hình gia đình ở Việt Nam” (Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 347,2016, tr 87 – 89); Nguyễn Thị Thọ với bài viết “Giá trị đạo đức của gia đìnhViệt Nam truyền thống trong bối cảnh tồn cầu hóa” (Tạp chí Khoa học xã hộiViệt Nam, số 7, năm 2014, tr 96 – 103); tác giả Lê Viết Thọ với bài viết “Giađình Việt Nam truyền thống và việc xây dựng gia đình văn hóa hiện nay”, (Tạp</i>

chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 7, năm 1997, tr.43-47); tác giả Lê Ngọc Văn (2017)

<i>có bài viết “Hệ giá trị gia đình Việt Nam: truyền thống và đổi mới” (Tạp chí</i>

Khoa học xã hội Việt Nam (số 11, năm 2017, tr. 33 – 41); …

<b>Thứ hai là nhóm cơng trình nghiên cứu về liên quan đến thế hệ Z</b>

Có nhiều nghiên cứu liên quan đến thanh niên Việt Nam nói chung, như:

<i>“Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam” (2019) của Hội đồng Anh; nghiên cứu đã góp</i>

phần chỉ ra các vấn đề của thế hệ trẻ Việt Nam trong mọi mặt như đời sống và liên kết xã hội, giáo dục, kỹ năng và việc làm; từ đó, mở ra những chủ đề liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>quan khác trong tương lai. Tác giả Phạm Bằng với bài viết“Lối sống văn hóacủa thanh niên” (Tổng luận cấp Bộ, năm 1994); Tác giả Lê Xn Hồn có “Lốisống của thanh niên Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” (Tổng luận cấpBộ, năm 1995), …Nổi bật gần đây nhất là đề tài nghiên cứu “Thế hệ Z và xuhướng cá nhân hóa, qua hành vi sử dụng ứng dụng TIKTOK”, năm 2019, của</i>

nhóm tác giả Phan Thảo My và Đặng Ngọc Minh Thư. Đề tài nghiên cứu này đã bước đầu mở ra hướng nghiên cứu tập trung vào đối tượng là thế hệ Z.

<b>Thứ ba là nhóm cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của khoa họccơng nghệ tại Việt Nam hiện nay:</b>

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tác động của khoa học cơng nghệ. Các cơng trình này chủ đề cập đến ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến kinh tế, đến cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất, môi trường, … Ở Việt Nam, dưới tác động của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực của đời sống con người đều có những biến đổi lớn lao. Nên việc nghiên cứu về tác động của khoa học công nghệ đến đời sống con người Việt Nam cũng được quan tâm. Nổi bật là đề tài nghiên cứu Nhà nước

<i>“Ảnh hưởng của cách mạng khoa học và công nghệ đến con người Việt Namhiện nay” do PGS.TSKH Lương Đình Hải - Viện Nghiên cứu con người làm chủ</i>

nhiệm. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm thế giới về tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến con người hiện nay; đánh giá thực trạng tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến con người Việt Nam đồng thời dự báo xu hướng, hệ lụy, đề xuất giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến con người Việt Nam

<i>trong thập kỷ tới. Trong bài viết “Tác động của khoa học cơng nghệ đến chứcnăng gia đình hiện nay” (Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, năm 2018, số 3, tr.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

82 – 89), hai tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền và Hoàng Bá Thịnh đã đề cập đến tác động tích cực của khoa học cơng nghệ đến gia đình, tập trung vào các giai đoạn và chức năng cơ bản của gia đình: hơn nhân, sinh sản, kinh tế, chăm sóc sức khỏe, đời sống văn hóa, tình cảm.

Liên quan đến ảnh hưởng của khoa học công nghệ tới hôn nhân và gia đình, có Đặng Văn Luận với luận án Tiến sĩ Triết học (Trường Đại học Khoa học

<i><b>xã hội và Nhân văn, năm 2017) “Tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ</b></i>

<i>hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay”. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về</i>

tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới.

<i>Ngồi ra cịn có tác giả Đồn Thu Nguyệt với bài viết: Một số ảnh hưởngcủa cách mạng khoa học và công nghệ đến lối sống của thanh niên Việt Namhiện nay (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, tập 6, năm 2020). Bài viết đã</i>

góp phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay trên một số phương diện như: Nhu cầu, lao động việc làm, văn hoá tinh thần, định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam hiện nay; Đưa ra giải pháp xây dựng lối sống tích cực cho thanh niên Việt Nam trong điều kiện ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay

Nguyễn Thị Kiều Oanh với luận án Tiến sỹ Triết học (Trường Đại học

<i>Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2018): “Vai trị của khoa học và cơng nghệhiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>trong giai đoạn hiện nay” đã tập trung làm rõ vai trò của khoa học công nghệ đối</i>

với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống; đưa ra thực trạng và một số vấn đề đặt ra.

Tác giả Nguyễn Thái Sơn với luận án Tiến sỹ Triết học (Trường Đại học

<i>Khoa học Xã hội và Nhân Văn, năm 2000): “Quan hệ giữa cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại với con người hiện nay”. Luận án góp phần làm sáng tỏ</i>

mối quan hệ giữa con người và cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại. Phân tích khái qt những tác động đa chiều của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đối với đời sống xã hội loài người, nêu lên những vấn đề con người cần nhận thức để có sự thay đổi, thích nghi. Phân tích đặc thù tiến hành cách mạng khoa học cơng nghệ ở Việt Nam.

Tác giả Lê Thị Thắm với luận án Tiến sĩ Triết học (Viện Hàn lâm Khoa

<i>học Xã hội Việt Nam, năm 2013): “Tác động của khoa học công nghệ hiện đạiđến lối sống của người Việt Nam hiện nay”. Luận án đã đề cập tới các khái niệm:</i>

"khoa học", "công nghệ", "cách mạng khoa học và công nghệ", "lối sống"; phân tích, khái quát các tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống của người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống của người Việt Nam.

Khoa học cơng nghệ, trong đó có cơng nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của mạng xã hội cũng có tác động sâu sắc tới lối sống, nhận thức của con người Việt Nam. Sự tác động sâu sắc đó chủ yếu tập trung vào thế hệ Z - những người được coi là “người bản địa số”. Vì thế, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi, nhận thức, lối sống của thế hệ Z cũng rất cần thiết. Một số nghiên cứu đáng chú ý về vấn đề này là:Bài viết của nhóm tác giả Trịnh Hồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội trựctuyến và một số gợi ý về chính sách” (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt</i>

Nam, số 2, năm 2015, tr. 41 - 48) cũng có đề cập đến tác động của mạng xã hội trực tuyến đến đời sống giới trẻ; Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2014) tác giả Bùi Thu Hoài

<i>với đề tài “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ”; Ths. Đỗ Anh Phương (Tạp</i>

<b>chí Cơng thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,</b>

<i>Số 4, tháng 2 năm 2021), với bài viết “Nâng cao tính tích cực của mạng xã hộicho giới trẻ” đã đánh giá mặt tiêu cực của mạng xã hội ảnh hưởng đến đời sống</i>

giới trẻ hiện nay và mặt tích cực của mạng xã hội đối với đời sống con người, … Nhìn chung, có rất nhiều tài liệu bàn đến hơn nhân gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại, về thanh niên Việt Nam, về sự phát triển của khoa học cơng nghệ và tác động của nó lên đời sống con người. Nhưng các tài liệu, nghiên cứu về hôn nhân của thế hệ Z tại Hà Nội dưới tác động của khoa học cơng nghệ thì chưa có nhiều.

<b><small>3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU</small></b>

<b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b>

Qua nghiên cứu về thực trạng hơn nhân gia đình của thế hệ Z người Việt tại Hà Nội dưới tác động của khoa học công nghệ, đề tài đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong hơn nhân gia đình của thế hệ Z so với hơn nhân gia đình truyền thống, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát huy giá trị hơn nhân gia đình của người Việt trong bối cảnh xã hội hiện nay.

<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

</div>

×