Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.23 KB, 12 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2021
<b>Page 2 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">1.3.1 Nguyên nhân xã hội...5
1.3.2 Nguyên nhân bản thân...6
1.3.3 Nguyên nhân gia đình...6
2. NHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH...7
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CẢM ƠN</b>
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy Cô của Trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là Thầy Trần Đức Tuấn bộ môn Tư duy phản biện đã tạo điều kiện cho em học tập để có nhiều thơng tin cần thiết hồn thiện bài tiểu luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tất cả các Thầy Cô trường Đại học Văn Lang đã tận tình giảng dạy em trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng hồn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của q thầy cơ và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2021
<b>Page 4 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>MỞ ĐẦU</b>
Xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, kéo theo tư tưởng của con người cũng dần thay đổi, khơng cịn q nhiều người suy nghĩ một cách cổ hũ. Giới trẻ cũng có nhiều cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn các thế hệ trước, đặc biệt là quan điểm về các mối quan hệ giữa nam và nữ đã thoáng hơn rất nhiều so với trước.
Hiện nay sống thử khơng cịn là một việc xa lạ với những bạn sinh viên, những bạn trẻ có cuộc sống xa gia đình, những con người tự lập nơi đất khách quê người. Việc các bạn cùng một gới tính “nữ- nữ” hay “nam – nam” cùng sống chung thì hết sức bình thường, bởi họ có thể chia sẽ cho nhau rất nhiều áp lực về kinh tế, học hành, công việc,..
Đặc biệt là những người trẻ đang trong mối quan hệ yêu đương thì việc sống chung là một điều hết sức lí tưởng bởi họ chung sống với nhau để vun đắp tình cảm, để có thể hiểu rõ con người nhau hơn trước khi tiến tới một mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên thì có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Đối với những người trong cuộc, việc sống thử là phù hợp, là lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên cũng bởi vì những chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục của nền văn hóa nước ta và cả những hậu quả mà vấn đề sống thử trước hôn nhân đem đến sau này mà một bộ phận không cùng quan điểm.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề vậy nên cùng với những kiến thức đã được học, em quyết định lựa chọn đề tài: “ Tình trạng sống thử của sinh viên ” cùng với các ý kiến phân tích giúp chúng ta nhận thấy được mặc tốt và xấu của vấn đề.
<b>NỘI DUNGPage 5 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">1. TỔNG QUAN VỀ SỐNG THỬ. 1.1 Khái niệm
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được truyền thông Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đơi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng chưa tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu khoa học, luật pháp...) thì sử dụng cụm từ có khái niệm tương tự là Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân
Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng không nên dùng từ "sống thử", bởi khi các cặp đôi này sống chung với nhau thì họ đã giống như là vợ chồng, "Đấy không phải là sống thử mà là chung sống thật sự chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật". Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức thời, "thích thì chung sống, chán thì chia tay" chứ khơng đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm như hôn nhân thực sự. So với những đôi vợ chồng thực sự, các cặp sống thử không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận (vì họ khơng có thủ tục đăng ký kết hơn), do đó các cặp đơi sống thử không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân, điều này dẫn tới những hậu quả tiêu cực khó lường trước.
1.3 Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử. 1.3.1 Nguyên nhân xã hội.
Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, cùng vơi sự thiếu kiến thức xã hội nên tình trạng “sống thử” trước hơn nhân của giới trẻ đang tăng cao. Cùng với đo là sự phát triển của
<b>Page 6 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">công nghệ, với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội, các bạn trẻ ngày nay được tiếp cận với hàng nghìn bộ phim ảnh, những bộ truyện tiểu thuyết ngơn tình và cả những trang web về tình dục. Với bản chất tị mị, họ hiếu kì “ sống thử là như thế nào? ”, “ sống thử để biết, sống để cho giống với bạn bè xung quanh ”. Cách suy nghĩ này đã có phần nào cho thấy cách sống bng thả, dễ thả mình.
1.3.2 Ngun nhân bản thân.
Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giới trẻ sống trước hôn nhân là các bạn sống quá tự do, sống xa nhà,, thiếu thốn tinh cảm, sống buông thả”. Hơn nữa người trẻ bây giờ thích một cuộc sống hưởng thụ, một khi u là u hết mình, khơng coi trọng giá trị của đời sống gia đình, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng.
“Sống thử vì tiết kiệm” là nguyên nhân của hầu hết các cặp đôi. Khi sống và làm việc xa nhà khiến cho vấn đề kinh tế gặp nhiều trở ngại về mọi mặt: tiền th phịng, ăn uống, điện nước, giải trí…vậy nên họ cần một người để cùng chia sẽ những vấn đề này.
“Sống thử vì nhu cầu tình cảm” đối với những người u nhau thì thời gian khơng bao giờ là đủ, không chỉ về vấn đề về thời gian bên nhau mà cịn là những cặp đơi có nhu cầu về sinh lí. Vậy nên việc sống thử đã giải quyết được vấn đề của những người đang yêu. “Sống thử theo mốt” đó là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được. Sống thử theo trào lưu đang trở thành một sai lầm trong suy nghĩ.
1.3.3 Nguyên nhân gia đình.
Do gia đình khơng hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên cãi nhau, những cảnh xào xáo trong gia đình đã một phần nào tác động lên tâm lý, cách suy nghĩ. Làm cho một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ khơng muốn kết hơn, coi hơn nhân là một sự ràng buộc, cùm kẹp. Mặt khác là do cách giáo dục của gia đình, khơng quan tâm đến đời sống tình cảm, dạy dỗ con cái, mà để cho trẻ sống một cách tự do, bng thả.
2. NHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA SỐNG THỬ.
<b>Page 7 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">2.1 Lợi ích.
Thứ nhất, sống thử là giai đoạn giúp cho các cặp đơi có khơng gian, thời gian để tìm hiểu rõ về đối phương, thấu hiểu hơn về tình cảm cũng như dễ dàng vun đắp tình cảm thêm mặn nồng.
Thứ hai, sống thử cho phép đối phương có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và khơng tương đồng. Đề biết rằng họ có thể vì nhau mà thỏa hiệp, thay đổi một phần của bản thân để hòa hợp với người còn lại hay khơng, từ đó hai người u nhau có sự hòa hợp lâu dài.
Thứ ba, sống thử cịn là cách giúp cho các cặp đơi học được cách chia sẽ trách nhiệm. Từ những việc nhỏ như nấu nướng, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa…cho đến vấn đề kinh tế của gia đình. Như thế sẽ tránh được vấn đề cải vã, bất đồng ý kiến, và các áp lực từ xã hội và cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn.
Thứ tư, sống với người mình yêu sẽ mang đến an ủi về mặt tinh thần. Mỗi ngày khi bạn đi làm về, trên vai mang bao nhiêu gánh nặng lo âu về cuộc sống, thì khi về đến nhà có một người ở đó cùng tâm sự, chia sẽ những cái ôm thì bao muộn phiền đều sẽ tan biến. Những việc trước đó bạn làm một mình thì bây giờ đã có một người nữa bên cạnh cùng bạn làm những việc đó.
2.2 Hậu quả
Dù tư tưởng của con người và xã hội đã tiên tiến, nhưng sống chung trước khi kết hôn lại đi ngược lại với những giá trị truyền thống xưa nay của dân tộc Việt Nam. Và vẫn còn rất nhiều người cịn định kiến, cái nhìn khắt khe đối với những người sống thử. Nhất là phụ nữ luôn là những người thiệt thòi và đau khổ nhất thường sẽ bị nhiều người có tư tưởng xấu dèm pha, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề tâm lí, và danh tiếng cũng sẽ bị xấu. Đối với đối tượng mới thì cho rằng họ là những con người dễ dãi.
Có những cặp đơi sau khi sống chung với nhau quá lâu, hiểu quá rõ về đối phương thì sau khi kết hơn sẽ cảm thấy nhạt nhẽo, khơng cịn thú vị và hấp dẫn chớ không phải là một
<b>Page 8 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">cuộc sống hòa hợp, vui vẻ như họ tưởng tượng. Sẽ thường xuyên xuất hiện những cuộc xung đột, mâu thuẫn, đánh đập không thể giải quyết dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Các rủi ro về sức khỏe, họ có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS, giang mai, các viêm nhiễm đường sinh sản…Vậy nên vấn đề an tồn về tình dục rất quan trọng đối với giới trẻ khi mà nạn nạo phá thai ngày càng tăng dẫn đến nhiều hậu quả như vô sinh, ung thư. Về tâm lý, sau cú sốc họ sẽ trở nên chai sạn, mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Nhiều người sẽ sống buông thả, không xem trọng trinh tiết nên họ sẵn sàng quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người.
Khảo sát ở Đại Đại học Y dược Thái nguyên, 100% sinh viên sống thử đã có quan hệ tình dục với nhau, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.
Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ở mức cao tại khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý hơn là nữ vị thành niên, nữ thanh niên trẻ chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng.
Thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 18%. Nguyên nhân chính trong các vụ phá thai của các nữ thanh niên trẻ là do họ đã "sống thử" với người yêu, nhưng khi có thai thì chàng trai chối bỏ trách nhiệm, không chịu kết hôn hoặc ép bạn gái phải phá thai.
<b>Page 9 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">3. NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM GIẢM HẬU QUẢ CỦA TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ. 3.1 Sự quan tâm của gia đình
Ngày nay phần lớn các bậc phụ huynh đều chú trọng giáo dục con cái trong vấn đề tâm sinh lí song một bộ phận lại né tránh vì họ chưa nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy cha mẹ cần phải quan tâm hơn, hiểu được con mình cần làm gì, giúp con tiếp thu đầy đủ các kiến thức về giới tính. Hãy giải thích cho con những điều con chưa hiểu và cảnh báo không được làm những điều sai lệch.
3.2 Sự giáo dục của nhà trường
Nhà trường đóng một vai trò quan trọng khi đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy về giáo dục giới tính, phải tăng cường các buổi sinh hoạt, ngoại khóa để sinh viên được học hỏi, chia sẽ, tổ chức các buổi tọa đàm, các sân chơi lành mạnh cho sinh viên về vấn đề sống thử. Giúp cho sinh viên có cách nghĩ đúng đắn về tình yêu và quan hệ trước hôn nhân.
3.3 Trách nhiệm của bản thân
Sự tự giác, tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức về tình u và hơn nhân là điều vô cùng quan trọng. Giữ cho bản thân một cái đầu lạnh và một con tim lí trí trước sự cám dỗ của tình yêu, trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của người yêu. Phải biết bảo vệ những điều quý giá nhất của bản thân. Đừng vì một phút sai lầm mà hủy hoại luôn cả giá trị của một con người.
<b>Page 10 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>KẾT LUẬN</b>
Vấn đề sống thử tuy khơng cịn là điều mới lạ nhưng vẫn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ sinh viên. Có rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Có những quan điểm đồng tình ủng hộ với cách nhìn “thống”, bên cạnh đó là quan điểm khơng đồng tình, phản đối với cách nhìn truyền thống.
Vấn đề nào cũng có sự hai mặt của nó. Tuy nhiên theo em thì sống thử mang lại nhiều mặt tiêu cực hơn và hậu quả nó để lại thực sự rất lớn. Chúng ta không nên xem việc sống thử là trào lưu, là điều hiển nhiên.
Sau quá trình tìm hiểu, em có phần nghiêng về quan điểm không nên sống thử. Mặc dù sống thử bây giờ khơng cịn là một vấn đề lớn và được nhìn thống hơn. Thế nhưng có nhiều người đã lấy đó làm lí do để bảo vệ quan điểm, cách nhìn của bản thân. Vậy nên mỗi người trước khi sống thử cần phải tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để tranh xảy ra những nuối tiếc trong tương lại.
Khác với những thế hệ trước, cả hai chỉ có thể sống chung với nhau khi được ràng buộc bởi hôn nhân nhưng đối với xã hội hiện đại ngày nay, nhiều cặp đôi bắt đầu có quyền tự do chọn lựa cách duy trì tình u của mình. Chính vì vậy, sống thử ngày càng trở thành việc vơ cùng bình thường và cởi mở hơn với những người có ý định xác định mối quan hệ nghiêm túc. Thế nhưng những người có quyền quyết định cuộc sống của mình sẽ được và mất thứ gì sau khi sống thử vẫn là một vấn đề lớn cần giải quyết.
Rõ ràng sống thử rồi kết hôn không phải là sẽ có cái kết viên mãn. Tất cả những trải nghiệm trước đó khi kết hơn có thể sẽ đem đến những hệ lụy khó nói trong hơn nhân. Câu hỏi có nên sống thử trước hơn nhân là một câu hỏi khó có câu trả lời xác định, vì đây phụ thuộc vào quan điểm sống của mỗi người. Tuy nhiên điều quan trọng trước khi quyết định bất cứ gì trong cuộc đời của mình là phải xác định trách nhiệm của bản thân khi gây ra những hậu quả cho bản thân. Đừng chỉ vì một chút bốc đồng mà ảnh hưởng đến tương lai mình.
<b>Page 11 of 12</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">4. CÁC TRANG WEB, TÀI LIỆU THAM KHẢO.
12 of 12</b>
</div>